Hành Trình Một Linh Hồn

HÀNH TRÌNH MỘT LINH HỒN

LỜI GIỚI THIỆU

Mặc dù tôi không phải là một nhà văn và cũng không hề có tài năng hay kinh nghiệm gì về viết văn, quyển sách này được cho ra đời không chút ngại ngùng vì tôi làm theo lệnh của một Vị mà tôi thấy cần phải vâng lời.

Phần của sách chứa đựng nhiều điều thích thú hấp dẫn người đọc nhất sẽ bắt đầu từ Chương Bốn. Cho ai không hề nhớ chút gì về những việc mình đã làm trong lúc ngủ, những chương sách này chứa đựng nhiều điều hoàn tòan mới lạ. Có điều tôi phải nói là bởi nhiều việc cần giải thích cần kẽ, độc giả được khuyến khích là đừng đọc lướt qua một cách vội vã những chương đầu, để mong sớm tới chương hấp dẫn phía sau! Những chương mở đầu ghi lại câu chuyện với một bậc Thầy người Ấn, có chứa đầy ắp những dữ kiện thiết yếu mà độc giả cần biết để hiểu rõ các chương sau, cũng như chúng là chìa khóa giải thích nhiều điều xảy tới cho chúng ta vào lúc này hay lúc kia trong đời. Ai đọc các chương mở đầu chậm rãi, kỹ càng và thường xuyên xem trở lại chúng sẽ thu thập trọn vẹn những chi tiết tổng quát, cũng như là có được căn bản vững chắc để thông hiểu dễ dàng phần chuyện tiếp theo các chương ấy.

Khi viết lại kinh nghiệm của mình tôi không tô điểm trau chuốt gì thêm, nếu những kinh nghiệm này giúp được vài người trong các bạn hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và thấy được an ủi, nếu nó cho bạn hiểu biết về sự tiến hóa của loài thú, khiến bạn thấy có lý do làm bạn với thú vật, thì quyển sách được viết ra không đến nỗi vô ích.

Peter Richelieu.

MỞ ĐẦU

Đó là ngày 7 - 7 - 1941, tôi vẫn còn xúc động về điện tín mà tôi nhận được ba ngày trước đây của Sở Chiến Tranh từ London, báo tin rằng Charles, người em trai yêu quí của tôi đã tử nạn trong lúc thi hành công tác tại Anh. Cậu em chỉ mới 23 tuổi, gia nhập Không Lực Hoàng Gia Anh hơn một năm trước và là phi công trong binh chủng này. Đương nhiên là chúng tôi rất hãnh diện về Charles, bởi thanh niên nào mà lại không muốn gia nhập không quân ở lứa tuổi hai mươi, khỏe mạnh và hăng hái muốn đóng góp phần mình cho tổ quốc? Lẽ tự nhiên chúng tôi biết rằng cuộc đời phi công đầy bất trắc nhưng chúng tôi tin là sẽ không có gì xảy tới cho Charles. Thói thường ai cũng nghĩ như vậy cho người mình thương, và Charles với tôi rất thân thiết với nhau từ hồi nào đến giờ, thân hơn so với những cặp anh em khác, dù cách nhau đến muời tuổi.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên Charles hãnh diện cho hay là vừa hạ được chiếc phi cơ địch số một của mình. Khi ấy chúng tôi không nghĩ ra là nỗi vui của mình có nghĩa là nỗi buồn của người khác, nhưng tin vừa nhận được về Charles đã bắt buộc chúng tôi nhận ra điều trên. Cơn xúc động ban đầu về cái chết của Charles quả thật lớn lao, và giờ đây, lần đầu tiên trong đời tôi thấy lòng cay đắng đối với Thượng Đế, với Đấng Cha Lành mà ai cũng suýt soa nói. Làm sao Ngài có thể được gọi là Cha Lành khi để cho chiến tranh xảy ra?

Gia đình tôi theo đạo Công giáo, tuy không theo sát cho lắm, và tôi chấp nhận nhiều điều một cách tất nhiên không suy nghĩ như đa số người Thiên Chúa giáo khác. Tôn giáo là một phần trong đời sống con người, thông thường ta ít suy nghĩ về chuyện là người Thiên Chúa giáo thì phải làm gì. Đây là lần đầu tiên tôi ngồi suy nghĩ về những điều ấy, và cảm thấy không muốn đi nhà thờ nữa, và càng không muốn gặp mặt giao sĩ nào. Tôi không muốn cầu nguyện, tại sao chứ? Thượng Đế đã lấy mất đi người mà tôi yêu quí nhất trên đời, và tuy không nguyền rủa Thuợng Đế nhưng tôi gần tới mức là ghét bỏ Thượng Đế. Một người bạn nói với tôi rằng Charles nay đã đứng ngòai cuộc chiến rồi, rằng thế giới bên kia chắc chắn là chỗ tốt đẹp hơn thế giới này hiện nay, và rằng tôi cần phải tạ ơn Trời mới đúng. Nhưng tôi không hề thấy phải cảm ơn Trời, tôi đã mong đợi biết bao để thấy lại gương mặt rạng ngời với tiếng cười sung sướng của em tôi trong lần về phép tới của nó, kỳ nghỉ phép mà hai chúng tôi bàn tính sẽ dành thì giờ chung với nhau. Tương lại bây giờ chỉ còn là khoảng không trống rỗng mà thôi.

Tôi đang ở trong tâm trạng ấy vào một buổi sáng không thể nào quên được hồi vài tuần trước, đó là ngày mà Vị ấy tới. Vào lúc này, nhìn lại những thay đổi đã xảy ra cho mình, tôi có cảm tưởng nhự sự việc có thể đã xảy ra trong kiếp trước tuy nhiên tôi có thể nhớ kỹ từng chi tiết một, và sẽ còn nhớ mãi tới ngay cuối của cuộc đời. Tôi sẽ cố gắng kể cho bạn nghe y hệt chuyện gì đã xảy ra, nhưng nếu sự trình bày không được gẩy gọn cho lắm thì xin bạn hãy thứ lỗi cho, vì tôi chưa bao giờ thử viết chuyện cả, và bây giờ viết chỉ vì tôi muốn những người khác đang tìm kiếm được an ủi giống như tôi đã được an ủi vậy.

Vào khoảng 11 giờ sáng hôm đó có tiếng gõ cửa, người giúp việc cho hay có một ông chờ đợi dưới nhà muốn được được gặp tôi.

  • Ông ta ra sao? tôi hỏi. Người giúp việc đáp:
  • Thưa ông đó là người lạ, tôi đoán ông ta muốn xin xỏ chuyện gì.

Tôi bảo người giúp việc trở xuống hỏi xem ông khách muốn chi rồi lên cho tôi hay. Lúc quay trở lại người giúp việc bảo rằng ông khách là muốn nhắn một tin và chỉ nói thẳng với tôi mà thôi, nên tôi kêu người giúp việc mang ông khách lên mà có chút bức bối trong lòng.

Dù là sau buổi ấy tôi đã gặp nhân vật này rất thường, tôi vẫn thấy khó mà tả về ông, nhưng tôi sẻ ráng nói cho bạn thấy. Ông dong dỏng cao, chừng bốn mươi lăm tuổi và có râu quai nón. Tôi có thể nói không sai chạy rằng ông là người miền bắc Ấn Độ, tuy nước da ông trắng gần như da tôi. Ông mặc y phục đơn giản của nguời Ấn bằng loại vải có màu mà thoạt trông tưởng là bị dơ, nhưng khi nhìn kỹ thì thấy sạch bóng không một vết dơ nào cả. Chân ông mạng sandal và đầu quấn khăn.

Tôi cho người giúp việc đi ra và mời khách lại ngồi. Ông ngồi xuống nhưng không ngồi vào ghế tôi đưa tay chỉ mà ngồi ngay xuống sàn thảm, xếp khoanh chân lại theo thế liên hoa. Lúc này tôi mới để ý thấy đôi mắt đầy thân thiện của ông, có vẻ như chứa đựng minh triết thâu thập được qua bao năm tháng. Ông vẫn chưa lên tiếng chi.

  • Thưa ông, tôi mở lời trước, tôi có thể làm gì cho ông?

Ông có vẻ ngạc nhiên với câu hỏi của tôi, vì một vài giây sau ông mới đáp lại.

  • Anh cho mời tôi đến, ông nói. Nghe lạ quá nên tôi đáp lại,
  • Ông nói vậy là sao? Tôi chưa hề gặp ông bạo giờ làm sao tôi mời ông tới được? Xin cho biết ông muốn gì vì tôi có nhiều chuyên phải làm.
  • Anh cho mời tôi đến, ông nhắc lại và tôi đoán là nét mặt tôi lộ vẻ ngạc nhiên, vì ông mỉm cười và nói tiếp:
  • Không phải là anh vừa mất người em trai sao? Không phải là anh đang đặt nhiều nghi vấn về Thượng Đế mà anh trách móc là đã lấy mất đi cậu em trai của anh sao? Không phải là anh đã hỏi nhiều lần “Tại sao lại như vậy? Tại sao em mình chết đi mà không phải là người khác? Tin vào Thượng Đế thì có ích gì khi ta không thể hỏi và được ngài trả lời những câu hỏi vô cùng quan trọng đói với ta hay sao? Vì trong ba đêm qua trong lúc ngủ, anh mơ thấy nói chuyện với em trai. Thực sự là anh có nói chuyện với cậu, đã hỏi những câu này và nhiều cầu khác trong giấc ngủ chập chờn. Tôi là câu trả lời cho những thắc mắc ấy, tôi là người được gửi tới để làm những việc này sáng tỏ cho anh, bởi không phải đức Chúa đã từng dạy “Ai hỏi sẽ được trả lời, ai gõ cửa thì cửa sẽ mở” hay sao? Anh đã hỏi và anh cũng đã gõ cửa, bây giờ vấn đề còn lại là anh có vẫn muốn nghe câu trả lời ao ước đã lâu hay không mà thôi.

Dĩ nhiên là tôi muốn nghe những câu trả lời cho các thắc mắc của tôi, tôi nói, nhưng ông là ai và làm sao tôi biết rằng ông có thể cho tôi hay những điều tôi muốn biết? Ông cũng chỉ là người phàm như tôi, bằng xương bằng thịt nhưng lại nói là biết em tôi, có nói chuyện với nó và lại nghe cả những câu hỏi của tôi. Đây là ảo thuật hay là tôi đang nằm mơ? Xin hãy giải thích cho tôi rõ. Ông sẽ thấy tôi chịu lắng nghe tuy không dễ tin lắm đâu, nhưng có vẻ như ông biết nhiều điều về tôi rồi, tôi sẽ lắng nghe chuyện ông muốn nói. Khi ấy ông đáp:

  • Tôi sợ rằng cần phải có thời gian mới làm anh hiểu được, nhưng nếu anh bằng lòng chịu bỏ thì giờ tôi sẽ đến với anh mỗi ngày chừng một hay hai tiếng cho tới khi tôi nói xong chuyện. Tôi không hứa là anh sẽ tin hết những điều mà tôi sẽ nói, nhưng tôi có thể hứa là ít nhất anh sẽ thấy vui vẻ hơn so với bây giờ, và riêng lý do ấy cũng không làm thì gian phí phạm lắm đâu. Thế thì 11 giờ sáng mỗi ngày có tiện cho anh không?

Tôi trả lời,

  • Được, được chứ, và tự hỏi chuyện gì sẽ tới; nhưng cùng lúc ấy tôi nghĩ có thể xua ông đi sau ngày đầu tiên, nếu thấy có ý định gì khác trong đó. Tôi ngẩng đầu lên để tiếp tục câu chuyện nhưng người lạ đã biến mất. Không có ai ở đó cả, ngay cả tiếng mở cửa đóng cửa tôi cũng không nghe thấy. Tôi tự hỏi mình có mơ chăng, trí não có bị sai lạc vì lo lắng và mất ngủ chăng. Tôi còn gọi cả người giúp việc lên và hỏi là có thật hắn đã dẫn ông khách lạ vào gặp tôi hay không thì hắn nói là có. Tôi lại hỏi có thấy ông đi ra không thì hắn đáp là không, và khẳng khăng bảo rằng nhất định hắn phải thấy bất cứ ai rời phòng tôi đi ra cửa trước. Nghe vậy cũng không giúp gì được hơn cho tôi và tôi vẫn tự hỏi câu chuyện có phải là giấc mơ, bởi tôi vẫn có cảm tưởng không thực là đã gặp người khách lạ. Chỉ còn một cách là chờ đến ngày mai, ông hẹn 11 giờ sáng thì chắc chắn tôi sẽ có mặt trong phòng đúng lúc ấy xem Ông có đến hay không.

Và cũng lạ lắm, tối hôm đó tôi đánh một giấc thật ngon như chưa bao giờ ngủ ngon đến như vậy từ khi nhận bức điện tín đau lòng kia, sáng thức dạy tôi nhớ như mình có nói chuyện với Charles về người khách lạ. Trong giấc mơ Charles không tỏ vẻ gì là ngạc nhiên cả, và khi tỉnh giấc tôi tin chắc là ông bạn người Ấn sẽ tới như đã hẹn, tôi quyết định sẽ hỏi ngay vừa khi ông đến là làm sao ông ra về mà không ai nghe hay thấy.

Tôi đoán là cửa phòng tôi hẳn phải hé mở sẵn, vì vừa đúng 11 giờ sáng thì một giọng nói dễ nghe đã thốt bên tai,

  • Sao, anh có vẫn muốn nghe lời đáp cho những câu hỏi của anh không?

Tôi không nghe ông bước vào phòng, nhưng lạ lùng thay sự hiện diện của ông làm tôi yên tâm và đáp ngay:

  • Có, tôi sẵn sàng đây.

Không nói thêm xã giao câu nào, ông ngồi ngay xuống sàn thảm còn tôi thì dựa lưng vào ghế, và ông bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện lạ lùng nhất mà tôi chưa hề được nghe bao giờ - một câu chuyện mà ngay đến lúc này tôi vẫn chưa thể hiểu hoàn toàn nhưng ngay từ đầu tôi biết là nó đúng thực, và tôi nghĩ cũng đúng cho ai khác đọc chuyện này.

Trong những ngày kế tiếp, chúng tôi chuyện vãn rất ít. Ông đến y như đã tới lần dầu tiên, có khi ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, có khi lâu hơn và khi xong phần câu chuyện cho buổi sáng hôm đó, ông chấp tay chào theo kiểu Á đông và đi ra. Tôi nghĩ là ông cảm biết khi nào tôi nghe đã đủ, khi đầu óc tôi căng thẳng với nhưng dữ kiên lạ lùng tới lúc nó không thể nhận thêm được nữa. Vì tôi để ý thấy rằng đôi khi ông đột ngột ngưng lại và biến mất không một lời từ giã, để lại xuất hiện vào sáng hôm sau và không có lời chào hay giải thích nào, ông bắt đầu nói như là vừa chấm dứt câu cuối của chuyện hôm qua.

Lúc ấy tôi hiểu ít biết bao về ý nghĩa của những buổi nói chuyện đó đối với tôi. Ống hứa là tôi sẽ vui vẻ hơn trước kia. Lời ấy thật khiêm nhường biết chừng nào! Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy có một điều gì đó đáng cho mình sống, là quả thật cuộc sống của tôi có mục đích mà không phải chỉ ngẫu nhiên được sinh ra, lớn lên chết đi thành cát bụi trở lại. Hiểu biết này là lý do vì sao tôi muốn thuật chuyện của mình theo như đã nhớ, vì hẳn có hàng ngàn người không hiểu như tôi, thấy rằng cuộc đời tàn nhẫn không công bằng, rằng nếu có Thượng Đế thì không phải là đấng Cha Lành như tôn giáo nói, mà là đang dùng nhân loại làm trò đùa, khiến con người bi đau khổ chỉ để xem họ phản ứng ra sao với sự khổ đau. Sự thực khác hẳn như vậy biết bao, nhưng giờ tôi sẽ bạn nghe câu chuyện của mình.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh