Nghiệp Lực Từ Đâu Sinh Ra Và Chúng Sinh Trả Nghiệp Tiền Kiếp Như Thế Nào

NGHIỆP LỰC TỪ ĐÂU SINH RA VÀ CHÚNG SINH TRẢ NGHIỆP TIỀN KIẾP NHƯ THẾ NÀO

Theo luật nhân quả, ân oán là nợ nần giữa con người không tự dưng mất đi mà sẽ được “thanh toán” ở kiếp sau, nếu không nợ nghiệp sẽ ngày một nặng và bất kỳ sự can thiệp nào đều gây ra điều tồi tệ hơn. Vậy nghiệp chướng, nghiệp lực là gì mà đáng sợ vậy, có cách nào để hóa giải hay không?

1. Nghiệp là gì

Nghiệp: là dịch nghĩa chữ Karma tiếng Phạn, chỉ hành động tạo tác được lập đi lập lại nhiều lần lâu ngày trở thành thói quen của mỗi người. Nghiệp có nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp chung, nghiệp riêng, định nghiệp và bất định nghiệp... Nghiệp thiện là hành động lành đem lại sự an vui hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Nghiệp ác là những hành động gây ra đau khổ cho tất cả chúng sinh. Định nghiệp là hành động lành hay dữ có chủ tâm của ý thức mà tạo thành nghiệp quyết định. Bất định nghiệp là hành động tốt hay xấu mà không có ý thức cố tâm, nên thành nghiệp không quyết định (như người bệnh tâm thần).

Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối, cuốn hút chúng ta làm theo. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.

Nghiệp là những hành động có chủ ý, sẽ đưa đến những quả báo tương xứng trong hiện tại và mai sau. Nghiệp nói cho đủ gọi là nghiệp quả báo ứng được tạo ra từ thân, miệng, ý của chính mình. Bởi vì nghiệp nhân chúng ta đã gây thì nghiệp quả phải đến chỉ sớm hay muộn mà thôi.

Chính chúng ta là chủ nhân tạo nghiệp, và cũng chính chúng ta là chủ nhân chịu thọ quả báo. Chúng ta thừa nhận nghiệp do mình tạo ra, được sinh ra từ nghiệp, và bị nghiệp trói buộc trở lại.

Chúng ta trả nghiệp như thế nào?

Chúng ta đã đi qua bao nhiều kiếp luân hồi với chằng chịt những lỗi lầm. Và chính những lầm lỗi đó đã tạo nên dòng nghiệp đan xen trong cuộc đời ta, buộc ta phải đi trở lại để trả giá cho tất cả những gì mình gây tạo. Vì chúng ta gieo nên ta phải trả. Đó là quy luật công bằng, một sự đền trả thích đáng mà ta không thể tránh được.

833-nghiep-luc-tu-dau-sinh-ra-va-chung-sinh-tra-nghiep-tien-kiep-nhu-the-nao-1.jpg

Có hai cách để trả nghiệp khi ta phải đi trở lại cuộc đời.

Trường hợp thứ nhất: Ta trả nghiệp xưa với thân phận người có trí tuệ, có phước đức.

Trường hợp thứ hai: Ta bị ép buộc, áp bức khi ta phải giải lại bài toán ta đã làm sai cho đúng đắn hơn.

Trong hai trường hợp trên, ta nên chọn cách nào? Dĩ nhiên, ta sẽ chọn ta sẽ chọn đi trở lại với thân phận một người có trí tuệ, có đạo lý và phước đức chứ không phải một thân phận hèn kém, đói rách, bị áp bức, bị bắt buộc.

Những nhiều người trong chúng ta thường mắc phải trường hợp thứ hai hơn. Đó là dù bạn đã cố gắng sống tốt bằng cách hành xử tốt với mọi người, cố tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội nhưng vẫn thấy xui xẻo thường xuyên ập tới chắc chắn đã có đôi lần bạn oán than trời đất rằng tại sao tôi lại khổ như thế. Thực ra đó là bạn đang bị phạt đấy.

Vì sao bạn bị phạt? Vì bạn đã mắc tội ở ngay kiếp này hoặc ở những kiếp trước. Tội đã mắc là những gì? Có thể là rất nhiều tội khác nhau nhưng đó là một số những tội sau đây:

1) Cướp của giết người.

2) Diệt chủng người và súc vật.

3) Hủy hoại môi trường tự nhiên.

4) Phá đình chùa đền miếu do chủ tâm.

5) Đập bát hương.

6) Lấy cắp đồ thờ, tiền lễ.

7) Phỉ báng Trời, Phật, Thần, Thánh.

8) Tham ô, tham nhũng.

9) Bất hiếu với cha mẹ

10) Trộm cắp của người khác.

11) Lấy của công làm của tư.

12) Gian lận trong nghề nghiệp. Tham lam ích kỷ.

13) Đánh đập, hành hạ, bóc lột, áp bức người khác...

Bạn đã phạm những tội trên tức là bạn đã sinh ra những Nghiệp chướng. Đó là món nợ mà bạn phải trả, không trả ở kiếp này thì ở kiếp khác, mà phải trả đủ. Đó là luật vũ trụ, không ai cưỡng lại được.

833-nghiep-luc-tu-dau-sinh-ra-va-chung-sinh-tra-nghiep-tien-kiep-nhu-the-nao-2.jpg

3. Cách hóa giải hiệu quả nhất là hối cải và sống tốt

Ngoài cách trả nghiệp là đón nhận nó ở hiện tại thì có thể tìm cách nào hóa giải được không? Được, nhưng không được xóa tội. Sinh nghiệp thì phải trả nghiệp. Bạn chỉ có thể xin khất trả nghiệp mà thôi. Giống như bạn có một món nợ và xin chủ nợ trả vào lúc khác vậy. Tức là xin không trả ở kiếp này mà xin sẽ trả ở những kiếp sau.

Một bậc Tôn sư của đạo Phật trong bài thuyết pháp đã cho rằng: “Thể xác thân: Biểu hiện bằng hành động. Thể cảm thọ hay thể vía : Biểu hiện bằng tình cảm. Thể trí: Biểu hiện bằng tư tưởng. Tam thể này thường xuyên gây chướng nghiệp, vì thế mà con người cứ mãi trôi lăn trong lục đạo luân hồi . Đối với một linh hồn trải qua vô số kiếp tiến hóa nơi cõi trần gian này đã tạo ra biết bao nghiệp chướng . Đến khi phát tâm ăn chay, tập làm điều thiện, cải sửa tâm tư, tu hành từ bực hạ thừa tiến dần qua thượng thừa, thọ pháp thiền định. Nhưng vì nghiệp chướng đã gieo tạo từ vô số kiếp đã kết thành trược khối nặng nề, luôn ám ảnh, thế nên không thể tu hành trong đôi ba năm mà có thể hoàn toàn hóa giải hết được”.

Nhiều người tin rằng, muốn hóa giải nghiệp chướng chỉ còn cách ăn chay, niệm Phật một cách thành tâm. Nhưng một số người mê muội cho rằng cứ sám hối thật nhiều thì nghiệp chướng sẽ tiêu tan nên chẳng màng xác thân hao mòn ngày đêm tụng niệm mà nghiệp chướng vẫn còn nguyên.

Có bốn trường hợp mà ta phải trả nghiệp, đây là chìa khóa cốt yếu trong luật nhân quả.

1. Thứ nhất là ta trả nghiệp bằng những tai nạn vô tình.

Ví dụ như mưa bão cuốn người đó chết, hoặc đi ngang cây sập xuống đè chết, đang đi trên cầu thì cầu sập phải rớt xuống sông chết, đang đi trên đồng ruộng bị sét đánh chết… Đó là những tai nạn vô tình và cũng là trường hợp thứ nhất phải trả nghiệp quá khứ.

2. Thứ hai là oan gia đối mặt.

Người mà kiếp xưa bị mình hại, bây giờ gặp lại, họ đòi nợ mình. Ví dụ như có hai người bạn thân sống với nhau rất vui vẻ, trong một lần họ đã gây gổ đánh nhau, một người không kềm được cơn nóng giận đã cầm cây đập vào gáy của người bạn mình, người kia gãy cổ chết liền.

3. Trường hợp thứ ba là người đến lúc phải trả quả báo vô tình gặp người gây nghiệp.

Nghĩa là hai người này chẳng có liên hệ gì với nhau trong quá khứ hết, nhưng lại có một người nổi điên lên, đến lúc nó phải gây nghiệp, phải giết một ai đó, đồng thời cũng có một người khác đã tới lúc phải lãnh quả báo, phải chết do bị giết hại, và hai người đó vô tình gặp nhau. Hai người này không phải là oan gia nhưng trùng khớp lại là một người tới lúc phải trả nghiệp và một người có tâm ác đến lúc phải gây nghiệp.

4. Trường hợp thứ tư là có oan trái mà lại không có ác tâm nhưng cũng vô tình gây tổn hại.

Ví dụ có một chàng say rượu, đêm khuya kiếm chỗ ngủ. Chỗ nào không ngủ lại ra ngủ đằng sau chiếc xe của người ta. Trời đêm mờ tối, ông tài xế leo lên xe chạy cũng đâu có biết có người đang nằm ngủ đằng sau bánh xe mình, thế là vẫn lái bình thường, mà khi lái thì phải lui một cái. Còn anh này cũng hơi tỉnh tỉnh, nghĩ rằng mình nằm đằng sau bánh xe là an tòan, vì xe chạy tới chứ không chạy lui, không ngờ rằng tài xế phải lui lấy trớn chạy tới. Thế là xe cán lên người anh qua đời.

833-nghiep-luc-tu-dau-sinh-ra-va-chung-sinh-tra-nghiep-tien-kiep-nhu-the-nao-3.jpg

Con người sinh ra ở đời là để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hóa. Không có cách trả nghiệp nào thực sự cụ thể cả, vì thế, hãy cứ xem mỗi kiếp sinh ra là một lớp học. Ta có thể chọn học một hoặc nhiều môn, nhưng bài học phải được hiểu và học cho xong thì mới được lên lớp (lên các cõi cao hơn như cõi trời để học tiếp). Nếu học không xong thì sẽ bị ở lại (cõi người) hoặc bị giáng cấp (cõi atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục).

Mọi thứ trên cuộc đời đều bị chi phối bởi dòng năng lượng của nghiệp quả. Cứ theo căn nghiệp và hạnh nguyện của các thể linh mà luân hồi chuyển thế học hỏi các trạng thái thăng trầm của nghiệp lực, để cho đến khi nào thể linh đó nhận thức được rõ ràng thì tự nó sẽ tìm ra con đường tách khỏi nghiệp quả, đi đến con đường tiến linh và độ sinh. Chúng ta cố gắng tạo ra nhân lành, vun trồng cây đức để được hưởng trái ngọt mà mình đã vun trồng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh