Tại Sao Người Ấn Độ Nghĩ Họ Là Tâm Linh Hơn Người Khác?

TẠI SAO NGƯỜI ẤN ĐỘ NGHĨ HỌ LÀ TÂM LINH HƠN NGƯỜI KHÁC?

Xin tha thứ cho người Ấn Độ nghèo. Họ không có gì khác để khoe khoang. Bạn có thể khoe khoang về những thứ khác: tiền, quyền, bom nguyên tử hay khinh khí, máy bay, rằng bạn đã bước đi trên mặt trăng, rằng bạn đã xuyên thấu vào chính bí mật của cuộc sống, khoa học, công nghệ của bạn. Bạn có thể khoe khoang về sự sung túc của bạn. Ấn Độ nghèo chả có gì khác để khoe khoang, nó chỉ có thể khoe khoang về cái gì đó vô hình để cho không cần chứng minh điều đó. Tâm linh là thứ như vậy, bạn có thể khoe khoang về nó và không ai có thể chứng minh được nó, không ai có thể bác bỏ được nó.

Trong hàng nghìn năm Ấn Độ đã chịu đựng chết đói, nghèo nàn, nhiều tới mức nó phải hợp lý hóa điều đó. Nó phải hợp lý hóa cái nghèo để biến cái nghèo thành một thứ tâm linh. Người tâm linh Ấn Độ từ bỏ mọi thứ tiện nghi và trở thành nghèo. Khi người đó thành nghèo, chỉ thế thì người Ấn Độ mới thừa nhận người đó là tâm linh. Nếu không nghèo thì không thể nào tâm linh được, tâm trí Ấn Độ đã được thiết lập điều đó.

Nghèo nàn dần trở thành chính nền tảng cho tính tâm linh Ấn Độ. Bạn càng nghèo bạn lại càng tâm linh. Cho dù bạn không mạnh khỏe, điều đó là tốt cho việc là tâm linh. Nếu bạn hành hạ thân thể, nhịn ăn, không đáp ứng các nhu cầu của cơ thể thế thì bạn được coi là một người đang làm công việc tâm linh.

Cho nên bạn sẽ nhìn vào cái gọi là thánh nhân tâm linh Ấn Độ và nhiều người trong số họ sẽ có vẻ ốm yếu về thể chất, trong khổ đau sâu sắc, trong tự hành hạ, mặt họ xanh nhợt vì nhịn ăn. Nhưng nếu bạn hỏi các đệ tử của họ thì sẽ được nghe trả lời rằng “Trông đấy, hào quang vàng đang bao quanh khuôn mặt thánh nhân của chúng tôi” - Tôi đã gặp những người như vậy - chỉ có hào quang sốt rét, hào quang chết đói trên mặt họ nhưng các đệ tử họ sẽ nói đó là hào quang vàng của tính tâm linh.

Bá tước Keyserling viết trong nhật ký của ông ấy rằng khi ông ấy tới Ấn Độ, ông hiểu ra lần đầu tiên rằng nghèo nàn, chết đói, sức khỏe ốm yếu, những điều này là yêu cầu cần thiết cho tính tâm linh. Đây là những cách hợp lý hóa. Và mọi người đều muốn cao hơn người khác, siêu hơn người khác.

Bây giờ, không có cách khác cho người Ấn Độ tuyên bố về tính cao siêu của họ. Họ không thể cạnh tranh được trong khoa học, công nghệ hay công nghiệp, nhưng họ có thế cạnh tranh được trong tính tâm linh. Họ có nhiều khả năng hơn để nhịn ăn, để bỏ đói bản thân họ. Trong hàng nghìn năm họ đã thực hành chết đói, họ đã quen với việc đó và thực hiện một cách dễ dàng.

Người Ấn Độ có thể ngồi trong ánh mặt trời nóng, gần như trong trạng thái cháy nắng từ việc tắm nắng, không bị rối loạn. Bạn không thể ngồi ở đó được - bạn đã quen với điều hòa không khí. Người Ấn Độ có thể ngồi trong tiết trời lạnh giá, trần trụi trong Himalayas. Bạn không thể ngồi thế được, bạn đã trở nên quen với máy sưởi. Thân thể trở nên quen với những điều kiện mà nó được thiết lập. Và vì thế Ấn Độ có thể tự hào tuyên bố “Nghèo khổ chính là tâm linh. Đất nước của chúng tôi là đất nước tâm linh. Thử tới mà đua với chúng tôi xem” và không quốc gia nào có thể đua được. Chắc chắn, khi bạn không thể đua được, bạn phải cúi mình trước người Ấn Độ rồi thì bạn phải chấp nhận rằng họ hẳn có bí mật gì đó. Chẳng có bí mật gì cả - chỉ là một sự nghèo nàn dai dẳng.

Ấn Độ vừa nghèo vừa bẩn, nhưng cái nghèo và bẩn ấy đã được nâng lên thành tính tâm linh. Bạn có biết không, sư Jaina không bao giờ tắm. Tắm bị coi là xa hoa. Họ không đánh răng vì nó cũng bị cho là xa hoa. Bây giờ, tâm linh theo tâm trí của người Jaina là không tắm, không đánh răng thậm chí không cả chải đầu hay cắt tóc. Khi râu hay tóc quá dài, họ không được dùng các đồ cơ khí hay máy móc kể cả với thứ như dao cạo râu, kéo cắt tóc. Những thứ đồ tiện dụng ấy bị cho là phản tâm linh. Thế nên họ nhổ bằng tay và để làm cho việc nhổ râu tóc này mang tính tâm linh, họ tổ chức một nghi lễ cho nó với rất đông người tụ tập lại xem. Tôi đã ở trong đám tụ tập đó. Hàng nghìn người Jaina tập hợp lại đơn giản để xem một người tu hành đáng thương đói bẩn nhổ tóc của mình ra một cách say mê điên dại. Mọi người quan sát điều đó với một niềm vui lớn và suy nghĩ tâm linh sâu sắc rằng “Nhìn mà xem, ông ta quả là một thánh nhân vì người thường sao có thể làm được điều đó. Ấn Độ thật hạnh phúc khi có nhiều thánh nhân như vậy. Đất nước chúng ta quả là một đất nước tâm linh.”

Không quốc gia nào có tính tâm linh cả. Điều đó chưa từng xảy ra trên thế giới. Người tâm linh thì nhiều nhưng quốc gia mang tính tâm linh thì chưa. Người tâm linh ở khắp nơi, vô biên giới nhưng dốt nát đã ngăn cản con người nhận ra tính tâm linh của người khác.

Một hôm tôi nói chuyện với một người Ấn Độ và tôi bảo ông ấy rằng ở mọi nơi tính tâm linh đã và đang xảy ra, không phải chỉ mỗi Ấn Độ và Ấn Độ chẳng có tính tâm linh gì ghê gớm cả. Ông ấy nói “Nhưng nhiều thánh nhân thế đã xuất hiện ở đây. Còn đâu khác có nhiều thánh nhân thế xuất hiện?”

Tôi nói “Ông có biết bao nhiêu thánh nhân đã xuất hiện ở Trung Quốc không? Nói cho tôi vài cái tên.”

Ông ấy thậm chí còn không biết tới một cái tên nào. Ông ấy chẳng biết gì về Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử. Ông ấy không biết gì về truyền thống huyền môn ngàn năm của Trung Quốc. Nhưng ông ấy chỉ biết về Nanak, Kabir, Mahavira, Krishna, Phật cho nên ông nghĩ mọi thánh nhân lớn đã chỉ xuất hiện ở Ấn Độ. Điều đó là cực kì ngu xuẩn. Họ đã xuất hiện ở Nhật Bản, Ai Cập, Jerusalem, mọi nơi. Nhưng bạn không biết và bạn không thậm chí muốn biết. Bạn đơn giản vẫn còn bị giới hạn vào giáo phái riêng của bạn.

Bạn có biết bao nhiêu nhà huyền môn Hassid đã đạt tới Thượng đế không? Bạn có biết bao nhiêu Thiền sư đã đạt tới Phật tính không? Bạn có biết bao nhiêu người Sufi đã đạt tới trạng thái tối thượng không? Không ai quan tâm, không ai muốn biết. Mọi người sống trong góc nhỏ ấm cúng của tôn giáo của họ và nghĩ rằng đó là tất cả. Người theo Jesus hài lòng với Jesus và không bận tâm tim hiểu Phật. Người theo Phật cũng chẳng thiết tha gì tìm hiểu Jesus và triết lý của ông ấy. Đấy là hai tôn giáo lớn, huống gì hàng trăm ngàn tôn giáo nhỏ khác. Ai bận tâm chứ? Đó là lý do hiểu biết và nhận thức của mọi người rất thu hẹp, đồng thời họ trở nên rất bảo thủ, cứng nhắc và không thể mở rộng tâm trí ra để chấp nhận những người khác. Họ bám vào niềm tin nhỏ bé hạn hẹp của mình và làm cho nó trở nên đẹp đẽ nhất có thể. Nếu chỉ có một thứ để bám vào, tất nhiên người ta sẽ làm mọi cách cho thứ đó trở nên đáng giá.

Đó đích xác là tính tâm linh của Ấn Độ.

Không người Ấn Độ nào có nhiều tính tâm linh hơn người khác. Tính tâm linh là cái gì đó xảy ra cho các cá nhân. Chính cá nhân trở nên bắt nhịp với Thượng đế. Điều đó không liên quan gì tới bất cứ tính tập thể nào: quốc gia, dòng dõi, tôn giáo, quốc tịch, nghề nghiệp…

Một đất nước mà có quá nhiều “bác sĩ” xuất hiện thì không hẳn đất nước ấy rất tuyệt vời đâu, nó có thể là đất nước rất nhiều bệnh đấy.

Trong một bộ tộc kia chuyên ăn thịt người và bán thịt người.

Vợ của tù trưởng đi vào cửa hàng thịt để tìm miếng sườn cho bữa tối của chông mình. Cô ấy trông thấy rất nhiều thịt với nhiêu mức giá khác nhau: thịt củ người Mỹ — 70 xu nửa kí, người Italia 95 xu, người Ấn Độ hai đô la cho cũng nửa kí thịt. Người đàn bà ngạc nhiên “Tại sao thịt người Ấn Độ lại tới 2,5 đô la? Cái gì làm cho họ đắt thế? Tính tâm linh sao?”

“Dạ thưa bà” ông hàng thịt đáp “Thứ nhất, người Ấn Độ không có thịt, phải rất khó để tìm được thịt trên người họ và sau đó, phần khó nhất: bà đã bao giờ thử lau sạch người Ấn Độ chưa?”

Cái rởm sẽ chết sớm

Trong năm nghìn năm, Ấn Độ đã từng sống theo cách rất mê tín. Các tu sĩ đã chi phối Ấn Độ nhiều hơn bất kì nước nào, và họ là những người tinh ranh nhất trên thế giới. Vì việc khai khác, áp bức của họ, vì việc đầu độc của họ với linh hồn người Ấn Độ trong 5000 năm, Ấn Độ đã không có khả năng tìm ra chân lý theo bất cứ cách nào. Họ vẫn đứng vững như Bức Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc chống lại chân lý.

Đó là vấn đề sống và chết cho giới tu sĩ. Hoặc chân lý hoặc tu sĩ - cả hai không thể cùng sống sót được, không có khả năng nào cho cả hai cùng tồn tại. Nếu chân lý thắng, tu sĩ biến mất do đó chân lý phải không được phép thắng để cho tu sĩ có thể liên tục chi phối toàn bộ. Không nước nào khác đã từng bị chi phối bởi tu sĩ nhiều như Ấn Độ đã bị. Trong năm nghìn năm Ấn Độ duy trì trạng thái nô lệ tâm linh.

Không có gì để hỗ trợ cho bản ngã của quốc gia: không khoa học, không công nghệ, không giàu có, không tự do chính trị, không dân chủ. Bạn có thể thấy ngay vấn đề. Một quốc gia cần cái gì đó để tự hào, nó cần cái gì đó để nó có thể phụ thuộc vào, nó cần sự ủng hộ vì quốc gia không phải một thực thể, nhớ đấy. Nó không phải thực thể nên nó cần sự ủng hộ.

Cá nhân có thể tổn tại mà không có bản ngã vì cá nhân là thực thể và thực thể không có nhu cầu của bản ngã nhưng quốc gia, dân tộc, giống nòi, tôn giáo, nhà nước - những cái này không thể tồn tại nếu không có các bản ngã hỗ trợ cho nó. Không có chất keo bản ngã gắn kết, những thứ này sẽ rời ra và mất tích không dấu vét. Chính bản ngã vận hành như một trung tâm giả giữ chúng gắn lại với nhau. Do đó, vị Phật có thể tồn tại không có bản ngã nhưng Phật giáo thì không thể tồn tại được. Krishna có thể tồn tại không bản ngã nhưng Hindu giáo thì không thể tồn tại được. Bao giờ cũng nhớ: thực thể giả cần trung tâm giả, bằng không nó sẽ héo tàn đi.

Ấn Độ như một đất nước, một quốc gia, một giống nòi, nó có nhu cầu mênh mông để tạo ra một trung tâm giả. Không thể dùng các phương án khác như tiền bạc, công nghệ, khoa học, quyền lực, chính trị - cho nên điều duy nhất nó có thể làm là tự hào về thế giới tâm linh, thế giới khác. Điều này là dễ dàng vì đây là dạng hàng hóa vô hình mà không ai có thể chứng minh được nó, không ai bác bỏ được nó. Rất dễ sống trong hi vọng về một thế giới khác nhưng ai sẽ tạo ra hi vọng đó, bản ngã đó ngoài các tu sĩ, các brahmins? Họ đã trở thành những trung gian quan trọng. Họ nói về thế giới khác, họ thậm chí có thể trao cho bạn bản đồ về thế giới khác. Họ không biết gì về bản đồ của thế giới này đâu. Hãy hỏi họ một vài nơi và họ sẽ im bặt nhưng nếu bạn hỏi họ vé cõi trời thế thì họ có thể nói cho bạn mọi chi tiết về cõi trời - không chỉ một mà bảy cõi trời - cõi trời bảy tầng. Họ có thể kể cho bạn mọi chi tiết, các chi tiết chi li về bảy địa ngục hoàn toàn dễ dàng, không vấn đề gì cả.

Người Hindu tin vào bảy địa ngục. Người Jaina tin vào ba địa ngục và ba cõi trời. Có một người vào thời của Mahavira còn hay hơn nữa, ông ta tuyên bố có bảy trăm địa ngục và bảy trăm cõi trời. Ông ấy nói “Tôi đã khám phá xa hơn mọi người, tôi tìm ra bảy trăm.”27.

Trẻ con và người già: không khoảng cáchẤn Độ là một văn hóa mục ruỗng nhất đã từng tiến hóa trên thế giới; mục ruỗng nhất; mục ruỗng tới chính cốt lõi. Nó mục ruỗng tới mức nó đã quên mát cách chết. Để chết người ta cần chút ít sống động và chừng nào bạn chưa biết cách chết; bạn đơn giản sống thực vật, tù đọng.

Chết là quá trình sống lại. Cũng như từng cá nhân phải chết đi để được sinh ra lần nữa, từng nền văn hóa phải chết để được sinh ra lần nữa; từng xã hội từng nền văn minh phải đi qua sống tới chết; từ chết tới sống một lần nữa.

Văn hóa Ấn Độ là văn hóa duy nhất đã không chết trong hàng nghìn năm. Đã có nhiều nén văn hóa trên thế giới: Assyrian, Babylonian, Hi Lạp, La Mã, Ai Cập. Họ tất cả đã nở hoa, bừng nở, họ đã đóng góp cho thế giới cái đẹp của họ, và thế rồi họ biến mất không đế lại dấu vết gì đằng sau. Đây là cách nó phải vậy.

Nếu mọi người trong gia đình bạn đều sống - bố bạn và bố của bố bạn và bố của bố ông ấy cho tới tận cùng, tới Adam và Eva và Thượng đế Cha - thế thì một điều là chắc chắn: bạn sẽ bị nghiền nát. Nhiều người già thế, toàn các xác chết, là đủ để nghiền nát đứa trẻ nhỏ, còn tinh tế như hoa hồng.

Một trong những điều vĩ đại nhất mà Friedrich Nietzsche đã làm là tuyên bố “thượng đế đã chết và con người là tự do”.

Thượng đế như cha phải chết đi, bằng không trọng lượng của ông ấy sẽ quá lớn, nó sẽ như núi non đè lên bạn. Nó sẽ không cho phép sự tươi tắn của nhân loại, nó sẽ không cho phép thám hiểm, nó sẽ không cho phép phiêu lưu. Người già sẽ quá thận trọng, quá tinh ranh, quá tính toán, quá nhiều tính Do Thái. Toàn thể kinh nghiệm của người đó về quá khứ sẽ là đủ để phá hủy đứa trẻ. Đứa trẻ cần thám hiểm và tất nhiên, khi bạn thám hiểm bạn phải phạm nhiều sai lầm - đó là một phần của trường thành. Người ta phải được phép phạm sai lầm. Người ta phải chắc chắn đủ thông minh để không phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại; người ta nên đủ tính sáng tạo để phát minh các sai lầm mới. Đó là cách người ta mở rộng, trưởng thành; đó là cách tâm thức trở nên được tích hợp.

Cuộc sống là quá trình thử và sai. Người già bỏ mọi sai lầm, sai sót. Người đó trở thành quen thuộc để làm điều đúng tới mức thám hiểm, phiêu lưu biến mất khỏi cuộc sống người đó. Và bởi vì nỗi sợ riêng của người đó mà người đó sẽ không cho phép các thế hệ mới đi vào các hướng mới, vào các chiều mới. Người đó sẽ làm cho họ sợ, người đó sẽ làm cho họ tê liệt, người đó sẽ làm què quặt họ. Đó là điều đã từng xảy ra ở Ấn Độ.

Nhưng đó không phải là điều thực. Làm sao sống từng khoảnh khắc một cách toàn bộ? Vấn đề là ở chiều sâu. Chỉ những người sống trong chiều sâu mới biết cuộc sống tất cả là gì. Những người sống trong cuộc sống kéo dài theo chiều ngang, bề ngoài thì cuộc sống của họ sẽ chỉ như lớp mặt nạ, không có tính đích thực. Do đó, tôi nói văn hóa Ấn Độ không sống không chết nhưng sống trong một loại đình trệ, trong một loại lấp lửng. Nó là nền văn hóa ma. Mọi cái có ý nghĩa, mọi cái làm cho cuộc sống thành niềm vui, đã bị bỏ đi vì nó là nguy hiểm, và mọi cái ổn định, thường hằng, đồ giả, đồ nhựa đã được thu thập vì nó an toàn hơn.

Nhớ lấy, đây là cách thức của người già. Người già bao giờ cũng nghĩ tới an toàn, an ninh, số dư ngân hàng, người đó bao giờ cũng nghĩ dưới dạng sợ hãi, vì chết bao giờ cũng đứng trước người đó.

Trẻ con không bao giờ bận tâm tới chết, mối quan tâm của nó là sống. Nó quan tâm tới việc đi vào nơi chưa được thăm dò, đi vào cái không biết, nó sẵn sàng mạo hiểm. Và những người sẵn sàng mạo hiểm, chỉ họ mới sống thực. Họ có thể không sống lâu, nhưng điều đó không thành vấn đề chút nào. Chỉ sống một khoảnh khắc với tính đích thực, tính toàn bộ, tính toàn vẹn là quá đủ. Một khoảnh khắc của kinh nghiệm toàn bộ là lớn hơn nhiều so với cái toàn thể vĩnh hằng. Nó chứa toàn thể vĩnh hằng, nó chứa vô thời gian. Nhưng người ta có thể liên tục sống kiểu thực vật trong hàng nghìn năm như bắp cải, súp lơ - có vẻ rất linh thiêng, rất thánh thiện.

Bắp cải không là tội nhân và súp lơ là học giả lớn. Bắp cải trở thành súp lơ qua giáo dục đại học. Súp lơ là bác học, nhà thượng đế học, người tôn giáo. Nước này đầy những người này, và gánh nặng của họ là lớn. Ai đó cần giúp cho nước này chết đi để cho nó có thể sống lại lần nữa. Việc đóng đinh là điều kiện căn bản cho phục sinh. Nghệ thuật sống được đi trước bởi nghệ thuật chết.

Ấn Độ là đất nước của những kẻ giả vờ và tôi cứ liên tục làm tổn thương họ. Tôi muốn làm tổn thương họ bởi vì đó là cách duy nhất để kéo mủ ra khỏi các vết thương cũ hàng thế kỉ của họ. Họ giận tôi, họ kết án tôi. Điều đó chỉ ra rằng tôi đang đi trên con đường đúng. Họ không thể bỏ qua cho tôi được, không thể tha thứ; không thể từ bi; không thể thấu hiểu - và đó mới thực là họ, thực là những gì Ấn Độ đang có. Mọi câu kinh và niềm tự hào tâm linh về tình yêu thương của nó đều là dối trá. Cho nên người Ấn Độ chỉ có hai loại; hoặc ở cùng tôi hoặc chống lại tôi - cách nào tôi cũng sẵn lòng - nhưng tôi muốn họ quyết định. Tôi làm nhiều thứ để lay động họ, chọc giận họ để cho họ phải lựa chọn, phải quyết định dứt khoát thứ tâm linh nào họ đang có.

Chỉ một vài người thông minh mới có thể ở cùng tôi, chúng tôi có thể biến đổi toàn thể nền văn hóa mục ruỗng này và cho nó cuộc sống mới. Điều đó cần từ bi. Hàng ngàn năm nô lệ chính trị lẫn tâm linh - cần lý do nào khác không để các vị Phật hướng rất nhiều lòng từ bi đến đất nước này, chọn đất nước này?

Nhưng họ sẽ không dễ dàng thay đổi đâu. Thay đổi là gian nan, nó đi ngược lại với khuynh hướng của bạn, nó đi ngược lại thói quen của bạn, ngược lại tàn tích của bạn. Tàn tích của Ấn Độ thì rất dài. Họ đang chịu đựng quá khứ, họ chỉ có quá khứ.

Nhưng nhớ một điều: đứa trẻ chỉ có tương lai; nó không có quá khứ. Do đó, đứa trẻ không bao giờ nghĩ dưới dạng hoài niệm. Không có gì ở lưng nó. Nó tươi tắn đến mức nó không có kí ức. Thanh niên sống trong hiện tại. Hiện tại là đẹp thế; quá khứ chỉ là thời thơ ấu, nhiều nhất là việc chuẩn bị. Và thanh niên không bận tâm tới tương lai - người ta bắt đầu nghĩ về tương lai khi hiện tại bắt đầu trượt khỏi bàn tay của người ta.

Người già chỉ nghĩ về quá khứ, người ấy không có tương lai. Chỉ có cái chết, đêm tối đang chờ đợi. Ông ấy muốn né tránh nó. Cách duy nhất là quay lưng lại với tương lai và nhìn vào quá khứ. Đứa trẻ nhìn vào tương lai, người già nhìn vào quá khứ; thanh niên vẫn còn trong hiện tại.

Cùng điều đó là đúng cho văn hóa. Khi một nền văn hóa rất mới nó nhìn vào tương lai. Nó có khát vọng vô cùng về các vì sao, nó trưởng thành, nó mở rộng. Khi một nền văn hóa vẫn còn thực sự trẻ trung - thực ra rất hiếm - thế thì văn hóa vẫn còn trong hiện tại. Khi nền văn hóa trở nên già, nó bắt đầu nghĩ dưới dạng hoài niệm, về quá khứ, thời đại vàng son mà không còn nữa.

Về mặt cá nhân cũng vậy, thanh niên là hiện tượng mới. Trong quá khứ đứa trẻ thường đi từ thời thơ ấu sang tuổi già; thanh niên không phải là giai đoạn chút nào. Ở các nước nghèo nó vẫn vậy. Bạn có thể thấy các bộ lạc nguyên thủy của các nước nghèo, trẻ con năm - sáu tuổi đã phải làm việc như người già. Bảy - tám tuổi và chúng đã bị thiêu cháy bởi những lo nghĩ. Chúng sẽ không có cơ hội để là thanh niên, là trẻ. Do đó, trong quá khứ đã không có các kẽ hở thế hệ. Kẽ hở thế hệ là hiện tượng mới, một hiện tượng rất có ý nghĩa. Đây là lần đầu tiên nó đã xảy ra, đây là lần đầu tiên chúng ta có khả năng đảm đương nó. Nó thuộc vào xã hội giàu có, nó có tính giàu có. Thế thì kẽ hở thế hệ mới xuất hiện. Trong xã hội nghèo, không kẻ hở.

Vì vậy, đứa trẻ và người già đang đối diện nhau - không kẻ hở. Đứa trẻ nhìn về tương lai, người già nhìn về quá khứ. Do đó, bạn bao giờ cũng thấy một tình bạn lớn giữa trẻ con và người già. Họ đối diện lẫn nhau. Điều đó bao giờ cũng là tình thế đương đại: trẻ con và người già sống cùng nhau rất hòa thuận - không kẻ hở.

Hạnh phúc của tôi, may mắn của tôi là xuyên suốt 7 năm thơ ấu đầu đời của mình, tôi được sống bên những người già tuyệt vời nhất trên đời

Nguồn trích đoạn : Cách mạng giải phóng trẻ em- Osho

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh