Nghệ Thuật Biến Mất: Chương 7. Trân Trọng Yếu Tố Hạnh Phúc

NGHỆ THUẬT BIẾN MẤT: CHƯƠNG 7. TRÂN TRỌNG YẾU TỐ HẠNH PHÚC

ĐỊNH TÂM LÀ con đường; không có định tâm là sai đường” (kinh AN 6:64). Tôi thích câu này trong bài kinh đó. Nói cách khác, định tâm là cách và công cụ của con đường để đạt tới trí tuệ và giải thoát. Câu này có nghĩa đề cao tầm quan trọng của cái tâm tĩnh tại. Dạo này tôi thích dịch chữ samādhi là sự “tĩnh tại”, bởi vì không chỉ “tĩnh tại” là cách tả thực chính xác mà nó còn giúp liên tưởng tới trạng thái samādhi thực thụ là gì. Cái sự tĩnh-tại đó mang theo nó một cảm giác hạnh phúc (lạc) sâu đậm. Bạn cần hiểu biết tính chất của loại hạnh phúc và cải thiện khả năng nhận biết nó.

Cảm Nhận Cách Mình Đi Vào Sự Tĩnh-Tại

Ngược lại với con đường định tâm là con đường sai lạc (kummagga)—ngược với sự tĩnh-tại là sự khích động và bất an, sự suy nghĩ, mộng tưởng, mộng ảo, và sự suy tính, dự tính. Nguyên nhân của sự khích động là do ta “làm” điều này điều nọ—đó là sự cố điều khiển thân và tâm. Ngay cả khi ta nghĩ mình đang không làm gì, là ta cũng đang xu hướng theo những thói quen xấu từ trước giờ. Ta thậm chí không nhận ra cái sự-làm đó vẫn đang diễn ra. Bởi vì ta đang đi theo cái dòng chảy nên ta không cảm giác được sự chảy của nó. (Chừng nào ta đứng lại ta mới cảm giác được dòng chảy đang chảy qua chảy đi). Nên cách duy nhất ta có thể thực sự nhận biết ta đã ngừng cái sự-làm là coi hậu quả của việc ngừng đó: hậu quả là tâm không còn bị khích động, tâm đã ngừng động vọng.

Hầu hết những khích động chúng ta tiếp nhận đều có từ cái thói tâm đặt tên và đánh giá mọi trải nghiệm của chúng ta. Trong thiền tập chúng ta phải dẹp bỏ những thói tâm đó. Thay vì nghĩ về cách chúng ta thâm nhập vào thiền, chúng ta cần cảm-nhận cách thâm nhập đó—ta cần cảm-nhận được tâm càng lúc càng được bình an hơn và được tĩnh tại hơn. Đừng phân tâm đặt tên hay khái niệm cho trải nghiệm đó là sự ‘tĩnh tại’ hay là gì đó. Bạn biết khi tâm đang hành động, nó bị khích động và căng thẳng. Nhưng khi tâm không hành động, nó sẽ chậm lại và tĩnh tại, và ta biết ta đang đi đúng hướng. Nếu sự chánh-niệm ý thức rõ về tiến trình đó, ta sẽ dễ dàng cảm-giác được cách ta đang tiến sâu hơn vào sự thiền. Khi sự tĩnh tại được sâu đậm hơn, tâm chuyển thành đẹp đẽ, mềm dịu, và tự do. Do vậy, cách để tiến vào trạng thái định sâu (samadhi) là cảm-nhận được toàn bộ tiến trình tu thiền đó, tức tiến trình “làm lắng dịu thân” và “làm lắng dịu tâm”, đó là tiến trình buông xả và mở rộng trái tim.

Làm Mát Dịu Các Giác Quan

Trong bài Kinh Lửa (SN 35:28), Đức Phật đã tuyên thuyết rằng năm giác quan đang cháy, cùng với cái tâm. Chúng đang cháy cùng với dục vọng, sân hận, và trong sự khổ đau của sự sống. Chúng ta có thể cảm giác lửa này đang chuyển động và đang cháy, những ngọn lửa đang táp và hãm hại người đang đụng tới chúng. Khi ta thiền, ta dập tắt những ngọn lửa này bằng cách làm nguội những giác quan. (Muốn giảm dục vọng tham muốn thì phải làm nguội các giác quan). Và chúng ta không chỉ “làm lắng dịu” những giác-quan mà còn “làm lắng lặn” những đối-tượng của giác quan và những thức giác quan—đó là những “mặt” khác nhau của tiến trình cảm giác.

Khi sự thiền tập đang diễn ra tốt, ta cảm thấy mát mẻ, mềm dịu, và thanh bình. Nếu ta bất an, thân cảm giác như đang nóng lên; nhưng khi ta được tĩnh tại trong khi thiền, nó cảm giác như thân nhiệt giảm xuống. Giống như những chỗ đau chỗ nhức trong thân. Khi ta thực sự lắng xuống, khi ta đang tiến vào trạng thái định sâu (samādhi), thì không còn những đau nhức nào nữa—thân được mát mẻ, tĩnh lặng, và tĩnh tại.

Nếu các giác quan đang cháy, nhiên liệu nào cháy? Nhiên liệu là sự tham dự của các giác quan, là sự tham dự của ta vào chúng. Những bài kinh có nói về chướng ngại tham dục (kāmacchanda). Chanda có nghĩa là ý muốn. Ví dụ bạn không tới được cuộc họp bỏ phiếu nhưng bạn gửi ‘ý muốn’ của bạn chấp thuận quyết định nào đó. Vì vậy, chữ kāmacchanda thực sự có nghĩa là thuận ý, đồng ý, và tham dự vào tiến trình của năm giác quan. Ta muốn tham gia vào những tiết mục màn diễn của năm giác quan. Và khi ta tham gia vào, ta dính líu, dính kẹt, dính theo năm giác quan, rồi những sự khó khổ phát sinh, và ta chẳng bao giờ tìm thấy được sự tĩnh tại. Nhưng khi chúng ta không-tham-dự—khi ta biết cắt ngang nguồn nhiên liệu và buông bỏ—thì năm giác quan sẽ lắng xuống, chúng không còn nguồn nhiên liệu để hoạt động.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Nếu sự thiền diễn ra tốt, sau một chốc lát thân sẽ biến mất. Điều đó thật tuyệt diệu: bạn đang ngồi đó và bạn không còn cảm thấy tay, chân, mông, thân, hay đầu gì nữa. Bạn không còn cảm thấy những sự đau nhức hay sướng khoái của thân: tất cả đều biến mất. Vậy đó, khi bạn không can dự vào thân, nó sẽ nguội đi và trở nên tĩnh lặng, và rồi nó phai biến và biến mất.

Dĩ nhiên chỗ này nghe thân biến mất thật đáng sợ nếu bạn vẫn còn nghĩ thân mình là ‘ta’ và ‘của ta’, hoặc nếu bạn còn nghĩ thân mình khỏe mạnh, thân dáng mình trẻ đẹp. Nếu bạn vẫn còn xây đắp chắc chắn sự dính chấp với thân này như vậy, thì có lẽ bạn vẫn luôn bị ràng buộc với nó ngay cả khi bạn đã già yếu và bệnh đau. Bạn vẫn mãi dính kẹt với cái thân già đau già đớn đó, bởi vì bạn chưa tu tập được khả năng buông bỏ nó và làm cho nó biến mất. Vì vậy tu tập từ lúc còn trẻ là rất tốt cho tuổi già. Nếu khi còn trẻ bạn đã tu tập được cách buông bỏ thân này, tới khi già bệnh già rã tâm bạn bạn sẽ thấy dễ dàng hơn. Khi bạn tu tập sự buông bỏ được tới mức thân biến mất, bạn sẽ thấy mình không-phải là cái thân đó, và thân đó không-phải là ta. Và sự chứng-ngộ đó càng giúp bạn có thể buông bỏ hơn nữa trong tương lai, đặc biệt trong những lúc bạn già, yếu, bệnh, đau.

Nếu bạn không thể buông bỏ cái thân, hãy tự hỏi tại sao không. Trong Chương trước khi nói về cách xử lý những sự xao lãng, tôi đã nói thầy Ajahn Chah thường nói tiếng ồn không quấy nhiễu ta mà chính ta quấy nhiễu tiếng ồn. Đó là do ta can dự vào tiếng ồn, do ta không chịu để mặc nó, không buông bỏ nó. Cũng giống như những sự đau sự nhức trong thân và thậm chí những đau thương trong ý nghĩ: đó không phải những ý nghĩ quấy rầy ta, mà ta quấy rầy những ý nghĩ đó bằng cách phản ứng với chúng. Khi ta cứ phản ứng này nọ, tiến trình đó cứ diễn ra mãi—phản ứng của ta là dạng khích động, và sự khích động chỉ tạo ra thêm nhiều sự-nghĩ này nọ nữa mà thôi. Sự can dự đã khích động cái tâm. Do vậy hãy lùi lại, đừng can dự, và hãy để mặc cái tâm. Luôn nhắc mình/tâm niệm rằng: điều gì xảy ra đều là kết quả của nghiệp trong quá khứ—nó phải xảy ra; đó chỉ là chuyện nguyên nhân và kết quả. Nên ta đâu cần phải phán đoán, phán xét, suy tính, hay trách cứ bản thân mình làm gì. Nếu ta có thể tránh bỏ cái thói quen can dự vào mọi sự, thì mọi thứ sẽ lắng xuống, các giác quan bắt đầu phai biến, và ta trải nghiệm sự bình an, tự do, và giải thoát. (Cái lý chung để tu tập là vậy).

Nhận Biết Niềm Hạnh-Phúc Của Một Cái Tâm Tĩnh Tại

Sự giải thoát mà bạn cảm nhận được trong thiền thật là kỳ diệu—thực vậy, đó là niềm khoan khoái cao nhất bạn từng trải nghiệm. Nhưng nhớ rằng sự khoái lạc trong thiền không phải theo giống trình tự mức độ như những khoái lạc trần tục trong đời thường—nó sâu đậm hơn và tinh tế hơn, nó có vị khác hơn. Đôi lúc người tu không đạt được sự khoái lạc của thiền là do họ dính tâm đi tìm những thứ quen thuộc, những thứ na ná với những khoái lạc trần tục mà họ đã từng có. Do vậy trong khi thiền cố gắng nhận biết từng mỗi chút khoái lạc mình có được, rồi dần dần bạn sẽ quen nhận biết được những khoái lạc đặc thù của thiền.

Mua đá năng lượng:

Đức Phật đã ví những khoái lạc trần tục giống như khoái lạc khi con chó có được khúc xương dính máu (kinh MN 54.15). Khúc xương đó giống thức ăn nhưng nó không phải là miếng thịt để ăn no giảm đói. Những khoái lạc của các giác quan cũng kiểu như vậy: mùi vị của nó hứa hẹn sự thỏa mãn, nhưng không có thực chất. Khi sự thiền của bạn đã bắt đầu “bắc” vào thì bạn thấy được thực chất của nó, đó là sự thỏa mãn. Nó không chỉ có vị ngon lành, mà còn là thực dưỡng; nó không chỉ là một thứ vị bề ngoài và hứa hẹn như khúc xương, nó là thứ thực chất ngon lành và bổ dưỡng.

Có thể bạn cũng đã từng trải nghiệm loại niềm hạnh phúc đó trước đây rồi, nhưng bạn không trân trọng nó. Nó hơi giống những hình ảnh đa chiều: ban đầu ta nhìn nó theo hai chiều thông thường, nhưng nếu ta biết cách nhìn nó theo cách khác, ta sẽ thấy hình ảnh ba chiều của nó là khác. Thực ra hình ảnh ba chiều có sẵn trong đó, nhưng bạn chưa biết cách nhìn nếu chưa được chỉ dẫn. Tương tự như vậy, mặc dù bạn đã từng trải nghiệm những trạng thái tĩnh-tại (định) của tâm, nhưng có thể sau đó ít lâu bạn mới nhìn thấy chúng đẹp đẽ ra sao. Bạn hãy tìm hiểu sự bình an của nó, và thông qua trải nghiệm liên tục và nhiều lần, thì bạn sẽ bắt đầu nhận biết cái niềm hạnh-phúc vô-vàn của nó. Khi bạn mới bắt đầu nhận biết sự chấm dứt khổ đau là gì, bạn bắt đầu trân trọng đề cao nó. Đó là Diệu Đế thứ ba [sự chấm dứt khổ] đang bắt đầu hiển lộ cho bạn trong một cái tâm tĩnh lặng, tĩnh tại.

Buông Bỏ Sự Tham Cầu Được Hạnh Phúc

Một trong những khó khăn trở ngại khi người tu bắt đầu trải nghiệm niềm hạnh-phúc vô-vàn nói trên là người đó bắt đầu tham muốn có thêm nhiều niềm hạnh-phúc đó nữa, muốn được lặp lại loại trải nghiệm đó – đây là sự mắc sai lầm (gọi là sự tham-đắm vào những trạng thái thiền định). Khi ta có được sự trải nghiệm tĩnh tại đẹp đẽ đó, ta bị quyến rũ bởi niềm hạnh phúc vô vàn của trạng thái đó, và ta muốn có thêm nó nữa. Nhưng chỗ này là do cái thói tâm cũ (tính tham lam); và chính thói tâm tham này đang cản trở con đường đạo của ta (ngay cái thềm của mát rượi mà ta vừa mới bước được vào). Ghi nhớ rằng chính thói tâm tham-dục đó đang cản trở ta tiến sâu vào những sự thiền sâu đẹp hơn nữa. Nếu ta không cẩn thận, thì sự tham muốn đó sẽ dẫn tới nhiều sự thất vọng. Hãy nhớ lại, hãy nhắc mình nhớ lại mình đã tu tập cách gì để đạt tới trạng thái tĩnh tại hạnh phúc đó– đó là cách buông-bỏ, cách vô-tham; chứ đâu phải bằng cách tham cầu tham muốn. (Ngay từ đầu cách buông-bỏ vô-tham là con đường đúng thì ta mới có thể đạt tới thềm cửa mát rượi hạnh phúc đó; vậy tại sao bây giờ không tiếp tục đi theo con đường đúng đắn đó để có thể bước vào trong, tiến vào bên trong ngôi nhà mát rượi hơn, hạnh phúc vô vàn hơn, và an toàn hơn gấp bội lần. Cách buông-bỏ vô-tham cũng là cách đúng đắn của toàn bộ con đường đạo Phật mà).

Nói lại đoạn kế trên: Trong những lần đầu tiên chúng ta đạt tới những trạng thái định-sâu đó là như tình cờ ngẫu nhiên—ta không biết trước, ta không định trước, ta không trông đợi nó xảy ra. Những lúc đạt định tình cờ đó có thể là bất cứ lúc nào; có thể đó là lúc chưa tới giờ ngủ bạn quyết định ngồi thiền thêm nửa tiếng vì cũng không có chuyện gì làm. Hoặc có thể đó là lúc bạn chỉ muốn ngồi xuống yên lặng không làm gì, chỉ để giết thời gian mà thôi. Hoặc đó có thể là lúc xung quanh vẫn có tiếng ồn ào. Hoặc cũng có thể tâm bạn tình cờ đạt tới sự định sâu trong những tình cảnh cảnh khác lạ chứ không phải trong lúc ngồi thiền. Sau đó những lần đạt định-sâu tình cờ đó, bạn suy xét lại và nhận ra rằng: không phải do tiếng ồn hay những sự quấy nhiễu khó chịu làm cản trở sự thiền tập của bạn, mà do chính thái-độ của bạn. Bạn đạt tới một trạng thái định-sâu là do bạn đã đang-ở trong giây phút-hiện tại—lúc đó bạn không tham muốn đạt tới gì, không cố đạt tới đâu, không tham cầu, không dục vọng—do đó bạn mới được tĩnh-tại và trải nghiệm được trạng thái đẹp đẽ thâm sâu đó.

Đức Phật nói dục vọng là nguyên nhân của khổ, và giờ chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong thiền. Chúng ta đã trực tiếp thấy dục vọng chính là một loại chuyển-động của tâm. Chúng ta nhìn thấy sự chuyển-động đó của tâm—tức dục vọng, sự khích động, sự tham dự, sự dính chấp (upādāna), hay sự nhận lấy mọi thứ—đang ‘bơm nhiên liệu’ vào tiến trình khổ. Nhưng, bởi nhờ ta nhìn thấy một cách rõ ràng sự chuyển-động đó của tâm trong khi thiền nên nó dừng lại đó. (Lý ở đây là: khi ta nhìn thấy sự ô nhiễm động vọng nào của tâm sự đó tự nhiên dừng lại và phai biến). Bạn chỉ ngồi nhìn chúng; bạn không chấp lấy điều gì; bạn không dính líu dính theo điều gì; bạn không tạo ý niệm về cái ‘ta’ hay một sự điều khiển nào; bạn không ghi chú, đặt tên hoặc đánh giá tiến trình đó của mình. Bạn không còn hỏi “Ta đang làm sao?” hoặc “Ta sẽ làm gì tiếp?”- tất cả đang lắng lặn. Khi nguồn gốc các nhân tạo nên những khích động và đánh giá này nọ đã không còn, thì bạn lắng dịu xuống, và bạn thoát thân đi vào trạng thái thiền định sâu.

Khi người tu cứ theo lộ trình “làm tĩnh lặng cái tâm” như vậy, người đó càng nếm trải thêm nhiều niềm hạnh phúc vô-vàn hơn, và sự nghiệp thiền trở nên thật đáng thú vị và đáng tu. Đối với những người tham gia các khóa thiền, các bạn bắt đầu nếm những vị trải nghiệm ngon lành tuyệt diệu nhất mình có thể có trong đời, và các bạn bắt đầu nhận thấy cái giá-trị vô-vàn của những khoảng thời gian thiền tập trong các khóa thiền như vậy. Còn người xuất gia thì bắt đầu nếm trải những điều tuyệt vời trong cuộc đời xuất gia tu hành. Nếu bạn nếm trải một thứ hạnh phúc mạnh mẽ—chẳng hạn giống như lúc hiển hiện một nimitta sáng tỏ trong tâm—thì điều đó thật đáng giá nhiều năm để làm trong đời các bạn, và điều đó cho bạn một cảm nhận thực sự về niềm hạnh phúc chân-thực. Các bạn có thể là triệu phú, có thể từng yêu đương, từng có con cái…từng có những hạnh phúc như vậy; nhưng các bạn vẫn thường tự hỏi rốt cuộc những thứ đó sẽ đi về đâu. Những thứ đó là không ổn định, đó chỉ là những niềm hạnh phúc đã có và sẽ mất đi một cách không thể ngối cãi được. Những thứ hạnh phúc thế tục đó giống như ‘khúc xương dính máu đối với con chó’: mùi vị nó hứa hẹn nhiều hạnh phúc thỏa mãn dài lâu, nhưng thực chất thì không phải vậy. Còn hạnh phúc của trạng thái thiền định sâu thì khác. Ví dụ, nếu bạn tu đạt tới tầng thiền định jhāna chỉ một lần duy nhất thì cái niềm hạnh-phúc vô-vàn đó có thể thỏa mãn bạn rất lâu trong nhiều năm sau đó. Nghe thì thấy lạ, nhưng khi nào bạn đạt tới đó bạn sẽ tự mình thấy biết được điều tôi nói, bạn sẽ cảm nhận hoàn hảo về điều đó. Trạng thái thiền định thâm sâu là rất hùng mạnh và viên mãn— bạn đã chạm tới điều kỳ diệu.

Niềm Chân-Phúc Là Từ Mọi Thứ Biến Mất

Những người ngoài đạo Phật cũng có thể tu luyện đạt tới những tầng thiền định jhāna. Hoặc tối thiểu họ cũng tu luyện để đạt tới một số trải nghiệm định-sâu. Trải nghiệm đó là rất mạnh mẽ cho nên họ đã thường gọi đó là ‘sự hợp nhất với Thượng Đế’. Sao họ nói đó là sự hợp nhất với Thượng Đế? Họ nói vậy bởi vì trải nghiệm đó—là cái tâm hoàn toàn hợp nhất, là cảm giác hạnh phúc và năng lực, là sự không còn cái ‘Ta’—là vô cùng sâu-đậm. Những trải nghiệm lạ thường đó là kết quả của sự không-làm-gì, của sự hoàn toàn buông xả. Người đó đã tu tập “làm mọi thứ lắng lặn” tới mức chúng phai biến và biến mất. Trong đó sự-nghĩ không thể xảy ra và sự nghe cũng đã tắt bặt. Ngay lúc đó người tu thậm chí cũng không biết được trạng thái đó là như vậy, bởi sự-biết được như vậy đòi hỏi phải có sự chuyển động của cái tâm. (Mà tâm lúc đó đang bất động, tĩnh tại). Cho nên chỉ sau khi người tu thoát ra khỏi trạng thái thiền định sâu đó thì người tu mới nhớ lại điều gì đã xảy ra trong đó.

Đức Phật đã nói: “Nhẫn nhịn là sự khổ hạnh cao nhất” (Dhp. 184). “Nhẫn nhịn” ở đây không phải ráng chịu đau đớn hay hành xác vì coi hành xác là cách tu tốt. Phật không chủ trương hành xác khổ hạnh như vậy. Phật thường chỉ sự nhẫn nhục là biết kiên nhẫn quan sát, kiên nhẫn quan sát mà không can dự hay manh động gì đối với sự gì hay ai khác. Dấu hiệu (kết quả) của sự nhẫn nhịn thực thụ là mọi thứ phai biến và ta trở nên tĩnh tại. Khi sự tĩnh tại (định) khởi sinh, cái ngã của ‘ta’ cũng bắt đầu phai biến. Để làm ‘ai’ đó, bạn phải làm này làm nọ; nhưng khi bạn ngừng làm mọi thứ—khi bạn đã hoàn toàn nhẫn nhịn—thì bạn biến mất, cái ‘ta’ biến mất. Bạn không còn được nhận dạng bằng quá khứ của bạn; không còn bị chi phối bởi những hy vọng và suy tính tương lai. Khi bạn an trú trong giây phút-hiện tại và không làm gì, thì bạn được tự do—bạn đang phai biến, đang biến mất, đang hòa nhập vào sự trống-không. Lúc đó bạn biết: sự chấm dứt khổ đau là cuối cùng, không còn tạo tác thêm sự gì nữa: đó chỉ có thể là sự không-có-gì, sự trống-không, sự biến-mất. Khi các bạn đang đọc chỗ này, nếu bạn đang thực thụ chú tâm hết vào sự-đọc chỗ này, thì tâm của bạn cũng đang trống- không, trong nó không còn dính những thứ việc công, việc nhà, lo toan, chuyện này, chuyện nọ nào hết—mọi thứ đều đang không-có bên trong sự-đọc này. Ngay cả với một chút sự trống-không mới có này, bạn cũng có thể nếm thấy một chút vị giải thoát—có phải không?

Chuyện trong kinh kể về một Tỳ kheo đang ngồi tu dưới gốc cây cứ tự nói: “Ôi hạnh phúc, ôi hạnh phúc” (kinh Ud. 2:10). Nhưng, bởi vì vị tu sĩ này trước đó là một nhà vua nên những Tỳ kheo đi ngang qua nghe họ nghĩ ông chắc đang hồi tưởng lại những sự sung sướng hạnh phúc trong thời ông còn làm vua. Thực ra là ngược lại: vị tu sĩ đó đang nhớ tới niềm hạnh phúc của sự không- còn-làm-vua, không còn bận tâm, không còn lo sợ. Thầy ấy đang nghĩ tới hạnh phúc kỳ diệu khi không còn là vua. Khi chú tâm vào sự không-còn-có-gì đó, ta cảm nhận một cảm giác tự do và hạnh phúc. Niềm hạnh phúc nhờ sự phai biến và biến mất đó cho bạn thấy được cái giá trị của sự trống-không. Ta nhận biết những cái không còn có nữa, và điều đó mang lại niềm tự do. Đây là cách tả thực của Đức Phật về cách sự thiền về sự trống-không, thiền về tính-không (kinh MN 121).

Ví dụ, thử nghĩ về cái cảm giác tốt lành bạn cảm thấy khi hết bệnh và được ra khỏi nhà thương. Thời còn trẻ đi tu ở Thái Lan tôi bị bệnh ban nhiệt. Tôi phải nhập viện cả tháng trời, cảm giác thật khổ sở. Khi được cho ra viện tôi vẫn còn rất yếu, nhưng tôi cảm giác thật dễ chịu tốt lành. Đó là niềm hạnh phúc có được từ sự biến mất của một thứ: khổ đau của căn bệnh ban nhiệt đó. Rồi từ một lần đó tôi bắt đầu thực sự trân trọng sức khỏe của mình. Khi chúng ta còn khỏe mạnh, chúng ta đâu biết quý sức khỏe; trừ khi chúng ta đã có ý thức quán xét về giá trị của sự không-bệnh không-đau. Tương tự cách như vậy, vị tu sĩ ngồi dưới gốc cây kia chỉ nhận ra niềm hạnh-phúc vô-vàn của sự tự-do khi vị ấy ngồi quán nhớ lại những lo toan, lo sợ và gánh nặng của thời làm vua.

Hãy cố ứng dụng cách-nhìn này vào sự thiền của bạn. Khi ngồi thiền nhắm mắt, nhận biết sự tự do từ sự không phải lo toan việc công, việc nhà, thân thể, trách nhiệm hoặc bất cứ thứ gì ngoài cái việc đang-ở tại-đây. Bạn được tự do: đó giống như một ngày nghỉ, một khoảng khắc thánh thiện. Hãy biến khỏi tất cả để nếm trải niềm khoan khoái hạnh phúc đó! Khi những mộng tưởng ngừng lại và sự-nghĩ dừng lại, ta hãy biến mất theo đó. Khi làm vậy là bạn đang trân trọng niềm khoan-khoái có được khi mọi thứ biến mất. Lúc đó bạn đã hiểu được cái chúng ta thường gọi là “nirāmisa sukha”: niềm hạnh phúc vì không còn tham muốn giác quan, không còn nhục dục—đó là niềm hạnh-phúc của sự buông-bỏ, niềm khoái-lạc vì mọi thứ biến mất.

Niềm Chân-Phúc Của Sự Từ-Bỏ

Trong kinh Araṇavibhaṅga Sutta (MN 139.9), Đức Phật đã phân biệt hai loại khoái lạc: (i) khoái lạc giác quan (dục lạc): là khoái lạc vì có được đạt được thứ gì, vì dính vào thứ gì, và (ii) khoái lạc theo Giáo Pháp: là khoái lạc có được nhờ từ-bỏ, khoái lạc vì mọi thứ phai biến và biến mất. Tôi đã có được niềm khoái lạc theo Giáo Pháp khi còn rất trẻ trong kiếp này, khi tôi còn đi học. Thời đó chúng tôi có những ngày nghỉ nửa-ngày: nếu bạn là học sinh ngoan giỏi, bạn được nghỉ học buổi chiều. Tôi thường làm xong những bài tập về nhà trong thời gian nghỉ trưa để có thể thoát khỏi buổi chiều. Học trò nào siêng năng làm xong bài tập như vậy được cho ra về, không cần ở lại lớp buổi chiều. Khi tôi làm xong các bài tập là tôi cảm thấy giống như tôi không có thứ gì phải làm nữa trong cả cuộc đời này vậy! Đó là sự tự-do, không-làm-gì, được nghỉ rảnh nguyên buổi chiều, tự do vô lo. Đó là những ngày nghỉ nửa-ngày thực sự trong cuộc đời. Cái mà đứa học trò 13 tuổi hồi đó trải nghiệm trong những buổi chiều đó là loại một loại niềm khoái lạc và hạnh phúc vì mọi thứ biến mất.

Thiền tập là như vậy. Đừng nghĩ về cái mình cần làm tiếp theo hoặc nghĩ về những trạng thái thiền sâu sau đó mà mình chưa đạt tới. (Đừng canh cánh mục tiêu hay kết quả sau đó). Vì nếu ta làm vậy ta đâu còn trân trọng và an trú trong giây phút-hiện tại, và con đường dẫn tới chỗ thâm sâu đó đã bị chặn bít. Đừng tạo gánh nặng cho mình, đặc biệt khi bạn đang ở trong một khóa tu hay kỳ tu; đừng nghĩ ta phải đạt tới tầng thiền định hoặc ta phải đạt tới giác ngộ gì gì đó. Đừng đưa áp lực vào mình, cứ thư thả thanh bình: không mục tiêu, không đòi hỏi, không cầu chứng cầu đắc; không làm gì cả trong thế giới này-- ngoài việc chỉ ngồi quán sát hơi-thở và trân trọng nó. Chỉ làm mỗi việc đó cho đúng; chỉ cần làm vậy là bạn đang làm đơn giản trạng thái tâm của mình, làm đơn giản nó một cách tối đa có thể. Khi tu là bạn đang dọn đường để đi vào trạng thái tầng thiền định (jhāna) và dọn lối đi ra khỏi vòng luân hồi sinh tử (saṃsāra).

Trân trọng sự đơn giản cũng giống như gieo một hạt giống: mọi thứ tự chúng bắt đầu phát triển. Khi ta liên tục làm đơn giản trạng thái của tâm, nó càng lúc càng thêm dễ chịu. Hạnh phúc của thiền bạn chưa nhìn thấy được lúc đầu bây giờ nó đang làm vui thích cái tâm và đang bắt được cái tâm. Đó là cách tâm nên được làm như vậy. Đừng lo mình bị dính mắc vào đó—như trong các kinh Phật đã nói: loại hạnh phúc này là lợi lạc và cần có chứ không nguy hại (kinh MN 66.21) như những loại hạnh phúc dục lạc. Loại hạnh phúc này có một tính chất giải-thoát—khi ta đã cắt bỏ dục vọng, cái ‘ta’ không thể tồn tại nữa, và ta được dẫn đi sâu hơn và sâu hơn vào sự buông-bỏ và thoát-ly. Đây là loại hạnh phúc có cảm giác tinh khiết một cách tự nhiên, nó dẫn tới sự tĩnh tại, và nghiêng hẵn theo hướng tự do, giải thoát.

Niềm Chân-Phúc Của Sự Ngừng Diệt

Nếu bạn đi xa đi sâu hơn trên con đường đạo, mọi thứ phai biến dần, bạn sẽ hiểu được sự sáng suốt của giáo lý của Đức Phật. Khi bận nhận biết được sáu giác quan, bao gồm cả tâm, là giống như lửa, thì bạn tự nhiên có phản ứng làm nguội chúng cho đến khi lửa không còn, không còn nhiên liệu cháy, không còn gì. Càng nhiều giác quan biến mất ta càng cảm thấy nhiều tự do, và theo lẽ của tiến trình này, trạng thái thiền định jhāna sẽ xảy đến. Khi đó bạn hiểu được con đường đạo này là một sự dịch chuyển về phía trống- không. Bạn chứng ngộ rằng “không có gì đáng để nắm giữ” (kinh SN 35:80). Hiểu được điều đó cũng đã thấy đẹp đẽ, nhưng trải nghiệm nó mới càng đẹp đẽ hơn rất nhiều.

Đôi lúc chúng ta nghĩ ta khó có thể tu thiền đạt định thâm sâu hơn nữa, nhưng rồi ta lại tu được. Càng tu tập nhiều thì còn càng ít thứ động vọng, càng có nhiều thứ phai biến đi; và nhờ đó tâm được tĩnh-tại nhiều hơn. Trí khôn dù có cao siêu đến đâu cũng không bằng những trải nghiệm thâm sâu của thiền. Tâm càng lúc càng trống-rỗng, càng lúc nó càng hạnh-phúc. Chúng ta hiểu được tại sao Niết-bàn—sự ngừng diệt tất cả mọi thứ—được cho là niềm hạnh phúc và chân phúc tột cùng. Con đường tĩnh lặng và trí tuệ, định- tuệ, là con đường hạnh phúc—đó là con đường hạnh phúc nhất ta đã từng bước đi—và khi bạn càng đi sâu hơn thì nó chỉ càng hạnh phúc hơn và hơn nữa mà thôi. Khi người ta bước vào con đường đó và tiếp tục tu tập đúng đắn, thì nó sẽ tạo ra một hiệu ứng trái banh tuyết: trái banh tuyết càng lăn xuống núi nó càng to hơn và càng lăn nhanh hơn; càng tu về sau sự tu tập càng đạt tới thâm sâu hơn và thâm sâu hơn nữa. Chỉ có giai đoạn mới bắt đầu tu là rất khó khăn.

Một khi bạn bắt đầu trân trọng loại niềm hạnh phúc đó, bạn bắt đầu trải nghiệm tất cả Giáo Pháp trong thế giới ngay tại đây ngay trong tâm bạn. Bạn nhìn thấy toàn bộ Ba Tạng Kinh Điển hiển lộ ý nghĩa (bạn hiểu thấy ý nghĩa lời Phật đã nói) khi các giác quan biến mất và tâm tiến vào những trạng thái chân phúc đó. Bạn nhìn thấy năm uẩn bằng chân tướng thực của chúng. Bạn hiểu thấy (lời Phật) tại sao các giác quan bốc cháy, tại sao các giác quan là khổ đau, và bạn bắt đầu chán ngán với tất cả chúng. Trong bạn khởi sinh một cảm giác chán-bỏ (nibbidā); từ sự chán-bỏ làm khởi sinh sự phai-biến (virāga)—và từ sự phai-biến đó bạn đi tới sự chấm- dứt—mọi thứ chấm dứt. Đây là cách bạn được tự do. Con đường đạo—con đường thiền tập thâm sâu, trí tuệ, hạnh phúc—là ngay ở đây trong tâm của bạn. Tất cả việc bạn cần làm là làm theo những chỉ dạy trước giờ: ngồi xuống, im lặng, quan sát, và không can dự vào thứ gì. Dần dần, trải nghiệm thiền sẽ tự nó mở ra cho bạn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh