Đứa Trẻ Nổi Loạn Osho: Bài Quốc Ca

ĐỨA TRẺ NỔI LOẠN OSHO: BÀI QUỐC CA

Tôi không nghĩ mình khác biệt. Tôi cũng giống như những đứa trẻ khác thôi với những tinh nghịch, ngây thơ, cứng đầu, ham vui. Nhưng chỉ một khác biệt nhỏ xíu là tôi không cho phép thời thơ ấu của mình bị nhiễm độc bởi bất cứ ai cả. Và những gì mà bạn nghĩ là tinh nghịch đó, tôi không bao giờ nghĩ về nó theo cách ấy. Thậm chí ngay cả ngày hôm nay tôi cũng không cho rằng bất cứ gì tôi đã làm chỉ đơn thuần là tinh nghịch, tôi luôn có lý do của riêng tôi và đó đều là những lý do rất hợp lý.

Lần đầu tiên tôi bước vào ngôi trường trung học, ở đó họ thường tổ chức có một buổi cầu nguyện vào đầu mỗi ngày, kiểu như buổi chào cờ. Mọi người sẽ hát một bài hát và đó là bài hát rất nổi tiếng của Mirza Iqbal, một trong những nhà thơ Ấn ngữ nói tiếng nhất thời ông ấy. Lâu như khi ngôn ngữ được dùng tới, bài hát như một mảnh ghép nghệ thuật đẹp đẽ vĩ đại, nhưng cái triết lý đằng sau nó thì thật là xấu xí. Bài hát nói “Đất nước của chúng ta, dân tộc của chúng ta, là tốt đẹp nhất trong mọi dân tộc. Đất nước của chúng ta là một khu vườn xinh đẹp và chúng ta là những chú chim họa mi trong khu vườn đó…” Và đó là cách bài hát cứ tiếp tục kéo dài mãi.

Tôi nói với thầy hiệu trưởng, người đang đứng trước 2000 học sinh và 50 giáo viên rằng: “Em sẽ không tham gia vào buổi cầu nguyện này, bởi vì đối với em nó hoàn toàn là rác rưởi. Mọi đất nước đều nghĩ về chính nó theo cùng cách như vậy và mọi đất nước đều có bản ngã ở trong đó.

Thầy hãy hỏi người Trung Quốc hay người Nhật, thầy có thể hỏi người Đức hay người Anh, thầy có thể hỏi bất cứ ai và tất cả họ chỉ đều nghĩ cùng một điều như thế. Nên những gì Iqbal đã viết ra chỉ đơn giản toàn rác rưởi giống như cái nền tảng triết học mà nó nói đến. Và em chống lại mọi khái niệm về “quốc gia”. Thế giới này nên là một thôi. Em cũng không thế nào nói rằng đất nước của chúng ta là tốt đẹp nhất trong mọi đất nước được, dù chỉ là lời hát.

Và em thậm chí còn không nhìn thấy được lý do của việc hát bài này. Nó không chỉ về việc em chống lại chủ nghĩa quốc gia, bài hát này còn không đúng sự thật nữa, bởi vì chúng ta đang có gì? - nghèo nàn, đói kém, chế độ nô lệ, bệnh tật, môi trường ngày càng ô nhiễm và những vấn đề tồi tệ khác nữa đang không ngừng gia tăng. Thế mà mọi người lại gọi là ‘khu vườn xinh đẹp của chúng ta’ và chúng ta là ‘những chú chim họa mi’ trong đó! Em không thấy dù chỉ một con chim họa mi nào ở bất cứ đâu cả! Chỉ là 50 giáo viên đang ở đây, liệu có ai dám giơ tay lên và nói ‘Tôi là một con chim họa mi’? Thế thì hãy để cho người đó hát, và tất cả chúng ta sẽ cùng xem! Ở đây cũng có 2000 học sinh, liệu có bất cứ ai có thể nói điều đó không? Rồi hãy nhìn những học sinh tội nghiệp này!”

Họ thường đến từ những ngôi làng ở rất xa, đi hàng dặm mỗi ngày, trong bán kính ít nhất 20 dặm xung quanh thành phố, bởi vì không còn trường trung học nào khác ngoại trừ trường này cả. Tôi nói tiếp:

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

“Hãy nhìn những học sinh tội nghiệp này. Họ đi bộ, họ đến đây với cảm giác hoàn toàn mệt mỏi, họ cũng rất đói nữa. Và em đã thấy những gì họ mang theo: chỉ có bánh mì khô, thậm chí không có bơ nữa, và một ít muối. Đó là tất cả những gi họ mang theo và phải ăn mỗi ngày.

Đây là cây của mọi người sao, đây là khu vườn của mọi người sao? Nên xin hãy xác nhận rằng điều đó không đúng. Em không quan tâm liệu Iqbal có là nhà thơ đã đạt giải Nobel văn chương hay không. Em không quan tâm chút nào. Điều đó không làm cho em cảm thấy bài hát này đúng đắn hơn; trong mọi cách nhìn chăng nữa em chỉ thấy nó hoàn toàn là một lời nói dối. ”

Ông thầy hiệu trưởng đã cảm thấy rất sốc và khó chịu đến nỗi ông ấy không thể nói một lời, dù là những lời phẫn nộ; Mặt ông đỏ gay và run lên vì tức giận, ông ấy đi về văn phòng của ổng và mang ra một cái thước - cái thước này rất nổi tiếng - nhưng ông ta hiếm khi dùng nó. Ông bảo tôi đặt cả hai tay trước ông ấy và nói: “Đây là câu trả lời của ta, và hãy nhớ nó.”

Tôi nói: “Đây là tay của em. Thầy có thể đánh vào tay của em hay cả người em luôn nếu thầy muốn, nhưng trước khi thầy bắt đầu, nhớ rằng bắt đầu từ nơi này, em sẽ đi thẳng đến đồn cảnh sát, bởi vì đánh đòn học sinh là một điều luật cấm. Cả thầy và cây thước của thầy sẽ phải đứng phía sau tòa.”

Điều đó là bất hợp pháp nếu đánh bất cứ học sinh nào, nhưng không ai quan tâm cả. Cho đến nay, ở Ấn Độ, học sinh vẫn đang bị đánh. Và cái luật mà nói học sinh không được bị tổn hại vế thể chất vẫn còn tồn tại trong ít nhất 50 năm. Nên tôi nói: “Thầy hãy quyết định đi, đây là tay em, đây là thước của thầy; thầy đang ở đây nữa. Và nhớ, đang có 2000 học sinh ở đây làm nhân chứng, 50 giáo viên cũng là những nhân chứng cho việc nay, và thầy cũng sẽ để lại dấu tích trên tay em nữa. Hãy đánh đi! Nếu thầy có bất cứ chút can đảm nào, đánh em đi.”

Tôi có thể nhớ, thậm chí ngay cả hôm nay rằng ông ấy đã đứng yên đó cứ như một bức tượng. Cái thước rơi khỏi tay ông. Ông ấy chỉ quay người và đi trở lại vào văn phòng. Tôi nói với tất cả các học sinh khác: “Bây giờ các bạn không cần phải lo lắng,- chúng ta đã xong chuyện với bài hát này. Nếu họ không tìm ra một vài lý do hợp lý, chúng ta sẽ đơn giản im lặng đứng đó trong mười phút, chỉ cần im lặng.”

Giờ, bạn có gọi điều đó là tinh nghịch không? Nó có thể được gọi là tinh nghịch, và nó là tinh nghịch trong mắt của vị hiệu trưởng. Trong ba năm ông ấy tránh mặt tôi trong mọi việc. Nhưng tôi sẽ không nói nó là trò tinh nghịch mặc dù nó trông giống như vậy. Tôi không nghĩ ra bất cứ một điều gì hỗ trợ cho cái ý tưởng rằng việc đó là một trò nghịch dại cả.

Trong ba năm, trong khi tôi còn trong trường trung học, chúng tôi đã tiếp tục giữ im lặng trong giờ cầu nguyện đó. Mười phút im lặng đó vẫn tiếp tục thay thế cho việc chào cờ hát quốc ca, bởi vì họ không thể tìm ra thứ gì tốt hơn. Bất cứ thứ gì họ mang đến tôi đều có thể tìm ra những điều sai trái trong nó. Và khi không có sự chấp thuận của tôi, tôi sẽ không cho phép nó được hát lên. Vậy nên cuối cùng họ đã quyết định: “Hãy để cho thằng bé này rời khỏi đây, sau đó…” Và rồi cũng tới cái ngày mà tôi rời khỏi đó và đi đến trường đại học.

Tôi cũng đã trở lại vào một vài kì nghỉ và tôi đến đó để nhìn những gì đang diễn ra: những đứa trẻ vẫn phải lặp lại cùng bài hát đó. Tôi đi đến thầy hiệu trưởng và nói: “Em phải đến đây để kiểm tra. Những gì xảy ra dường như không chạm vào tâm trí thầy chút nào cả - thầy vẫn lại cho hát cùng bài hát đó?

Nhưng ông ấy nói: “Bây giờ làm ơn hãy để cho chúng ta được yên đi. Ta đã sợ rằng cậu sẽ bị ở lại lớp, sau đó cậu sẽ ở lại đây thêm một năm nữa. Ta đã cầu nguyện cho cậu hãy đậu kì thi. Ta đã phải nói mọi giáo viên hãy hỗ trợ cho cậu, để giúp cậu thi đỗ. Dù sao thì cậu cũng không nên bị trượt, nếu không thì cậu sẽ phải ở lại đây thêm một năm… Nhưng giờ, xin hãy để cho chúng tôi được yên.”

Tôi nói: “Em đã trở lại nhiều lần. Em đến để kiểm tra và xem coi liệu thầy có bất cứ chút xíu trí óc nào không, và thầy dường như hoàn toàn không có chút trí thông minh nào cả. Thầy là một thạc sĩ khoa học với rất nhiều những cách tính toán - lại còn là sự mở rộng của bộ môn logic học - nhưng thầy lại không thể hiểu một điều đơn giản như vậy. Em sẽ không trở lại đây nữa bởi vì bây giờ em đã bị giữ lại ở trường đại học. Có quá nhiều vấn đề ở đó, em không thể lo cho ngôi trường của thầy được nữa.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh