Đứa Trẻ Nổi Loạn Osho: Sự Thật Phải Được Tưởng Thưởng

ĐỨA TRẺ NỔI LOẠN OSHO: SỰ THẬT PHẢI ĐƯỢC TƯỞNG THƯỞNG

Một ngày khi tôi đang chơi trước tiệm, có một người đàn ông từ xa đang bước đến. Người đàn ông đó là một người cực kì nhàm chán. Cha tôi rất mệt mỏi với ống ta. Vậy nên cha đã gọi tôi lại và bảo: “Người đàn ông đó lại đang đến đây, ông ta làm lãng phí thời gian của ta một cách không cần thiết và thật là khó để có thể thoát khỏi ông ta. Ta cứ luôn phải tìm cớ đi ra ngoài và khi nói với ông ta rằng ‘Tôi có vài việc cần phải đi giải quyết, tôi cần phải đi ra ngoài’, tất nhiên ta nói thế chỉ để thoát khỏi ông ta, thế nhưng thỉnh thoảng điều xảy ra là ông ta lại nói ‘Tôi sẽ đi cùng anh, thế thì trên đường đi chúng ta lại có thể trò chuyện tiếp.’ Và thực tế không hề có cuộc trò chuyện nào hết, ông ta chỉ luôn độc thoại một mình. Ông ta cứ nói và nói mãi, thật là tra tấn”.

Vậy nên cha tôi nói: “Giờ ta sẽ đi vào bên trong. Con hãy cứ ngồi chơi ở đây, và khi ông ta đến con chỉ cần nói với ông ta rằng cha con đã đi ra ngoài rồi.”

Và cha tôi cũng hay thường dạy tôi một điều khác nữa: “Đừng bao giờ nói điều gì không đúng sự thật.” Vậy nên tôi đã bị sốc. Hai việc này mâu thuẫn với nhau, đối lập nhau.

Nên khi người đàn ông đó đến và hỏi tôi: “Cha cháu đâu rồi?” Tôi đã nói: “Ông ấy đang ở bên trong kia, nhưng ổng ấy dặn cháu nói với bác là ông ấy đã đi ra ngoài rồi.”

Cha tôi đã nghe được những lời ấy từ bên trong và người đàn ông này thì đang bước vô cùng với tôi, vậy nên cha tôi đã không thể nói bất cứ lời nào trước mặt ông ấy. Khi người đàn ông đó đi rồi - hai hay ba giờ đồng hồ sau đó - cha tôi đã vô cùng tức giận với tôi, không phải với người đàn ông kia.

Ông ấy nói: “Ta đã dặn con nói với ông ấy rằng ta đã đi ra ngoài rồi cơ mà.”

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Tôi nói: “Chính xác, con đã lặp lại chính xác những lời của cha. Con bảo với ông ấy rằng ‘Cha cháu dặn cháu nói với bác rằng ông ấy đã đi ra ngoài rồi. Nhưng ông ấy đang ở trong kia, sự thật là ông ấy đang ở ngay trong kia’. Cha đã luôn dạy con phải nói sự thật bất kể hậu quả ra sao. Vậy nên con cũng đã sẵn sàng cho hậu quả rồi. Bất cứ hình phạt nào cha muốn phạt con, hãy làm đi. Nhưng cha phải nhớ, nếu con vì sự thật mà bị trừng phạt, thế thì sự thật cũng sẽ bị hủy hoại. Sự thật nên được tưởng thưởng mới đúng. Vậy nên thay vì phạt, cha hãy trao cho con một phần thưởng, vậy thì con mới có thể luôn nói sự thật bất kể chuyện gì xảy ra.”

Ông ấy nhìn tôi và nói: “Con thật ghê gớm.”

Tôi nói: “Cha biết điều đó mà. Giờ hãy thưởng cho con, vì con đã nói sự thật.”

Và ông ấy đã phải trao cho tôi một phần thưởng, ông ấy đưa cho tôi một rupee. Thời gian đó một rupee có giá trị khoảng 25 rupees ngày nay. Bạn có thể sống với một rupee trong gần nửa tháng. Và ông ấy nói: “Cầm lấy và đi mà mua bất cứ gì mà con muốn.”

Mua đá năng lượng:

Tôi nói: “Cha phải nhớ điều này. Nếu cha bảo con nói một điều dối trá; con sẽ nói với tất cả mọi người rằng chính cha đã bảo con nói như vậy. Con sẽ không bao giờ nói dối. Và mỗi lần cha mâu thuẫn với chính cha, cha sẽ phải thưởng cho con. Vì vậy hãy dừng những lời dối trá lại. Nếu cha không muốn gặp người đàn ông đó, cha nên nói thẳng với ông ta rằng cha không có thời gian và không thích những câu chuyện nhàm chán của ông ta bởi vì ông ấy cứ nói những chuyện giống nhau hết lần này lần khác. Tại sao cha lại sợ? Tại sao cha lại phải nói dối ông ta?”

Ông ấy nói: “Điều khó khăn là, ông ấy là khách hàng lớn của ta.”

Cha tôi có một cửa hàng vải vóc rất đẹp và người đàn ông này lại rất giàu. Ông ấy thường mua một lượng hàng lớn không chỉ cho gia đình mà còn cho cả họ hàng và bạn bè của ổng. Người đàn ông này rất hào phóng nhưng sự nhàm chán chính là vấn đề của ổng. Vậy nên cha tôi nói: “Ta đã phải chịu đựng tất cả những nhàm chán ấy bởi vì ông ta là khách hàng lớn nhất của ta mà ta không thể để mất được.”

Tôi nói: “Đó là vấn đề của cha, đó không phải là vấn đề của con. Cha đã phải nói dối vì ông ta là khách hàng lớn của cha, và giờ con sẽ đi nói cho ông ta biết những điều này.”

Ông ấy nói: “Đừng!”

Tôi nói: “Con không thể đợi được bởi vì cha đã vừa mới bảo con rằng cha đã phải chịu đựng những câu chuyện nhàm chán của ông ấy, chỉ bởi vì ông ấy là khách hàng tốt của cha. Đợi đấy, rồi cha sẽ phải thưởng cho con một lần nữa?

Ông áy nói: “Con thật là thích làm khó ta. Con đang phá hủy khách hàng của ta, chuyện làm ăn của ta. Và giờ ta có thể trao cho con thêm một phần thưởng khác nữa cũng được. Nhưng đừng làm điều đó ?

Nhưng tôi đã làm. Và tôi có được thêm cả hai phần thưởng, một từ người đàn ông nhàm chán đó - bởi vì tôi nói với ông ta: “Sự thật nên luôn được tưởng thưởng vì vậy hãy cho cháu một phần thưởng bởi vì cháu đã phải phá hủy một trong những người khách hàng tốt nhất của cha cháu?

Ông ấy ôm tôi và ông ấy đưa tôi hai rupees. Và tôi nói: “Bác phải nhớ, không được dừng mua hàng từ cửa hàng của cha chau, nhưng bác cũng đừng làm phiền ông ấy nữa. Nếu bác muốn nói chuyện, bác có thể nói với những bức tường, những cái cây. Cả thế giới này đều có thể. Bác cũng có thể đóng cửa phòng bác lại mà tự nói với chính mình, rồi sau đó bác sẽ thấy được sự nhàm chán của bác như thế nào”.

Và tôi về bảo với cha tôi: “Cha đừng lo lắng. Hãy nhìn đây: một rupee con có được từ cha, hai rupees con có được từ khách hàng của cha. Giờ thêm một rupee nữa mà cha sẽ phải cho con, bởi vì con đã luôn nói sự thật. Và cha cũng đừng lo; con đã làm cho ông ấy trở thành một khách hàng tốt hơn, ông ấy vẫn sẽ là khách hàng của cha nhưng cũng sẽ không bao giờ làm cho cha nhàm chán nữa. Ông ấy đã hứa với con rồi.”

Cha tôi nói: “Con vừa làm được một điều kì diệu!”.

Từ đó về sau người đàn ông đó không đến nữa, hay nếu ông ấy đến ông ấy sẽ chỉ ở lại một hoặc hai phút để nói ‘xin chào’ và ông ấy sẽ rời đi ngay. Và ông ấy cũng tiếp tục mua hàng từ cửa hàng của cha tôi.

Ông ấy nói với cha tôi “Vì con trai của anh mà tôi sẽ tiếp tục mua hàng. Mặc dù tôi đã cảm thấy bị tổn thương, nhưng thằng bé đó đã xử lý được cả hai vấn đề đó. Thằng bé đã khiến tôi ngừng làm phiền anh, nó cũng đã, yêu cầu tôi ‘Hãy tiếp tục việc mua hàng từ của hàng của cha cháu. Ông ấy phụ thuộc vào bác’. Và nó đã có được hai rupees từ tôi dù nó nói những điều khiến tôi bị sốc. Không ai từng dám nói với tôi rằng tôi là một người nhàm chán cả.”

Ông ấy là người giàu nhất làng. Mọi người trong làng đều có liên hệ với ổng theo cách nào đó. Người ta mượn tiền của ông ấy, người ta thuê đất của ông ấy để cày cấy. Ổng là người giàu nhất và là chủ đất lớn nhất trong làng. Tất cả mọi người theo cách này hay cách khác đều phụ thuộc vào ông ấy, vậy nên không ai có thể nói với ổng rằng ổng là người nhàm chán. Nên ông ấy nói: “Đó thực sự là một cú sốc lớn, nhưng nó là sự thật. Tôi biết tôi là người nhàm chán, tôi cảm thấy chán chính mình với những suy nghĩ của mình. Đó là lý do tại sao tôi hay đi tới những người khác và tra tấn họ, chỉ để thoát khỏi những suy nghĩ của chính tôi. Nếu tôi nhàm chán với những suy nghĩ của mình, tôi biết rõ những người khác cũng vậy. Nhưng mọi người đều ở dưới sự kiểm soát của tôi theo cách nào đó, chỉ mỗi thằng bé này không có bổn phận gì với tôi và cũng không sợ bất cứ hậu quả nào. Nó ấy dám làm mọi thứ. Nó còn yêu cầu tôi trao cho nó một phần thưởng. Nó nói với tôi ‘Nếu bác không tưởng thưởng cho sự thật, là bác đang tưởng thưởng cho sự dối trá’. Vậy nên tôi đã hiểu và tôi thưởng cho nó.”

Đây là lý do tại sao xã hội này lại giống như một nơi điên rồ. Mọi người dạy bạn phải thành thật, nhưng không ai tưởng thưởng cho bạn bất cứ gì sự thành thật của bạn, ngược lại, họ trừng phạt. Chính vì lẽ đó mà xã hội này là một xã hội của những người tâm thần phân liệt.

Cha tôi đã luôn giữ lời hứa về chuyện tưởng thưởng cho sự thật này, một chuyện xảy ra ngay vài ngày sau.

Sống cách nhà cha tôi 2-3 dãy nhà là một gia đình brahmin, brahmin chính thống - người theo đạo Bà La Môn.

Họ thường cạo tất cả tóc của họ và chỉ chừa lại một búi nhỏ tại vị trí luân xa thứ bảy và cái búi tóc còn lại ấy thường mọc rất dài. Họ thường buộc cái búi tóc ấy lại và giữ nó bên trong mũ hay bên trong cái khăn turban mà họ hay quấn trên đầu. Và tôi đã làm gì? Tôi cắt cái búi tóc của người cha trong gia đình ấy.

Vào mùa hè ở Ấn Độ thường rất nóng, người ta thường ngủ bên ngoài những ngôi nhà, trên những con đường. Mọi người mang hết giường - chiếu - võng của họ ra đường, cả thị trấn ngủ ngoài đường vì ở trong nhà thì quá nóng.

Vậy nên khi nhà brahmins ấy đang ngủ - và đó không phải lỗi của tôi chút nào - khi cái búi tóc của ông ấy quá dài - nó được gọi là choti - cái choti của ổng quá dài đến nỗi nó rơi ra chạm cả xuống đất, từ cái võng mà cái búi tóc có thể chạm tới mặt đất, điều đó quá cám dỗ, tôi không thể nào kháng cự lại được thế nên tôi chạy về nhà, lấy cái kéo ra và cắt cái búi tóc ấy khỏi đầu ông ấy và mang về cất trong phòng tôi.

Vào buổi sáng khi nhận thức được chuyện gì đã xảy ra, ông ấy không thể tin vào điều đó bởi vì cái búi tóc ấy chứa toàn bộ sự trong sạch của ông, toàn bộ tôn giáo của ổng - toàn bộ niềm tin vào tôn giáo của ổng bị phá hủy. Nhưng những người hàng xóm biết rằng nếu có việc gì đó bất thường xảy ra, họ biết chỉ có thể là tôi. Và ông ấy đến nhà tôi gần như ngay lập tức. Tôi đang ngồi bên ngoài ngôi nhà để chờ vì tôi biết nhất định ông ấy sẽ đến trong buổi sáng. Ông ấy nhìn tôi. Tôi cũng nhìn lại ổng. Ổng nói: “Mày đang nhìn cái gì ?”

Tôi nói: “Vậy bác đang nhìn cái gì? Chúng ta cùng nhìn một thứ giống nhau thôi.”

Ông ấy nói: “Cái gì giống nhau ?”

Tôi nói: “Vâng, cùng là một thứ, tùy cách bác gọi nó là gì”.

Ông ấy nói: “Cha mày đâu rồi? Tao không muốn nói chuyện với mày”

Ông ấy đi vào trong nhà, dẫn theo cha tôi ra và cha tôi hỏi: “Con đã làm gì với người này ?”

Tôi nói: “Con không làm gì người này cả, con chỉ cắt bỏ cái choti - là thứ mà hoàn toàn không thuộc về người đàn ông này chút nào, bởi vì khi con cắt nó thì ông ấy đang làm gì chứ? Ông ấy có thể ngăn cản con mà.”

Người đó nói: “Nhưng tôi đang ngủ.”

Tôi nói: “Nếu cháu cắt ngón tay của bác khi bác đang ngủ thì bác có còn tiếp tục ngủ được không?”

Ông ta nói: “Làm sao tao có thể tiếp tục ngủ được nếu ai đó cắt ngón tay của tao chứ”

Tôi nói: “Điều đó chứng tỏ rằng chỗ tóc áy đã chết. Ai cũng có thể cắt nó mà không gây ra bất cứ đau đớn nào, không có chút máu nào chảy ra cả. Vậy thì cắt nó cũng có phiền gì đâu? Một thứ đã chết cứ treo lơ lửng ở đó và cháu chỉ nghĩ việc bác phải mang theo một thứ đã chết như vậy bên trong cái turban của bác cả đời là một việc hoàn toàn không cần thiết. Cháu chỉ nghĩ tại sao mình lại không giúp đỡ cho bác một chút, giải thoát cho bác một chút - thế nên cháu đã cắt nó. Cái búi tóc ấy đang trong phòng cháu.”

Vậy nên tôi mang cái choti của ông ta ra và nói: “Nếu bác hứng thú với nó, bác có thể lấy lại. Nếu nó là toàn bộ niềm tin của bác, tôn giáo của bác vậy thì bác có thể giữ nó, buộc nó lại và cất vào trong cái turban của bác lần nữa. Dù sao nó cũng chết rồi, nó chết từ khi nằm trên đầu bác, nó chết khi cháu cắt bỏ nó và nó luôn là một thứ đã chết. Bác có thể giữ nó. Niềm tin của bác, tôn giáo của bác cũng là thứ đã chết hệt như cái choti này mà thôi.”

Và tôi quay sang nói với cha tôi: “Phần thưởng của con đâu?” - ngay trước mặt người đàn ông đó.

Ông ta nói: “Nó đang đòi phần thưởng gì thế?”

Cha tôi nói: “Đây là rắc rối riêng của tôi. Ngày hôm qua thằng bé đã làm một thỏa thuận với tôi rằng nếu nó nói sự thật thì tôi sẽ phải thưởng cho nó. Lần này nó không chỉ nói sự thật, nó còn chứng minh nữa. Thằng bé đã giải thích toàn bộ hành động của nó với cả những logic trong đó, tóc của anh rõ ràng là thứ đã chết vậy thì tại sao anh lại phải bận tâm với một thứ đã chết? Và thằng bé cũng không giấu diếm bất cứ gì. Nó đã trả lại anh chỗ tóc đó.”

Và cha tôi đã thưởng cho tôi 5 rupees, những ngày ấy ở Ấn Độ số tiền đó thật sự là một phần thưởng rất lớn.

Người đàn ông Brahmin đó tức điên với cha tôi. Ông ấy nói: “Ông làm hư thằng bé này. Ông nên đánh đòn nó thay vì cho nó 5 rupees mới phải. Giờ chẳng lẽ cứ để nó đi lòng vòng cắt hết tóc của mọi người sao? Nếu với mỗi cái choti nó lại có 5 rupees thì toàn bộ những brahmin và choti trong thị trấn này sẽ xong đời hết, bởi vì tất cả chúng tôi đều ngủ ngoài đường mỗi tối, mà trong khi ngủ thì không ai có thể giữ choti trong tay được. Vậy mà ông lại thưởng cho nó sao - thật là không thể nào tin được.”

Cha tôi nói “Nhưng đây là thỏa thuận của chúng tôi. Nếu anh muốn phạt nó, đó là việc của anh. Tôi sẽ không can thiệp vào. Nhưng tôi không thưởng cho thằng bé vì trò nghịch ngợm của nó, mà tôi thưởng vì sự thật mà nó nói và cả đời tôi tôi sẽ tiếp tục thưởng cho nó nếu nó luôn nói sự thật. Tôi không bận tâm những trò nghịch ngợm của nó, anh muốn phạt nó thì đi mà phạt.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh