Đứa Trẻ Nổi Loạn Osho: Ông Nội Baba

ĐỨA TRẺ NỔI LOẠN OSHO: ÔNG NỘI BABA

Baba - tức ông nội tôi không bao giờ thích sống ở trong thành phố, nơi mà ông ấy sở hữu một cửa hàng. Ông ấy yêu cuộc sống vùng quê. Và khi người vợ chết đi thì ông hoàn toàn tự do. Bạn sẽ không thể tin được, nhưng ở thời đại của ông “và nó mới không lâu trước đây - chính quyền đã trao đất cho những người tự do. Bởi vì có quá nhiều đất mà không có nhiều người để cày cấy. Vậy nên ông nội tôi đã nhận được 50 mẫu đất miễn phí từ chính quyền. Và ông ấy rất yêu thích việc sống cách xa khỏi thành phố - 16 dặm, nơi mà ông ấy đã giao lại toàn bộ cửa hàng cho con trai của ông - tức cha tôi và mẹ tôi - những đứa trẻ mới mười hai và chín tuổi đầu. Rồi ông đã sống ở đó tận hưởng việc làm vườn, làm các công việc trang trại. Ông thích việc sống trong bầu không khí trong lành ở đó, hòa vào với thiên nhiên. Ông ghét thành phố.

Baba đã rất già nhưng lại là một người rất năng động cho đến hơi thở cuối cùng của ông. Ông giao lại cửa hàng cho cha tôi quản lý và chỉ thỉnh thoảng ghé thăm gia đình tôi rồi về ngay chứ không thích thành phố chút nào. Thỉnh thoảng tôi đến thăm ông và mát-xa chân cho ông vì tuy ông đã già nhưng vẫn luôn làm việc rất chăm chỉ, vậy nên tôi hay giúp ông mát-xa bàn chân.

Tôi nói với ông: “Ông nhớ nhé, con làm điều này cho ông không phải vì nghĩa vụ, con không có bất cứ nghĩa vụ gì với bất cứ ai trên thế giới cả. Con yêu ông và con sẽ mát-xa chân cho ông chỉ vì con thích; nếu bất cứ lúc nào con không thích nữa, con sẽ ngừng, ông đừng có mà để nghị con làm thêm một chút nữa khi mà con đã ngừng rồi. Con chỉ đang làm việc này vì đây là niềm vui của con, không phải vì ông là ông nội của con. Con có thể làm cùng điều này cho bất cứ người ăn xin nào, người lạ mặt nào, nhưng chỉ vì tình yêu, không phải vì trách nhiệm.”

Ông nói: “Ta chưa bao giờ nghĩ tình yêu và trách nhiệm là hai thứ tách rời nhưng con nói đúng. Khi ta làm việc trên cánh đồng, ta luôn cảm thấy ta đang làm điều đó vì con cái, vì cháu chắt, như là một nghĩa vụ. Nó trở thành một gánh nặng trong tim ta. Nhưng ta sẽ thử thay đổi thái độ này về thứ gọi là trách nhiệm. Có lẽ ta cũng hơi quá già để thay đổi; vì những thứ trách nhiệm và nghĩa vụ đã đóng đinh quá chặt trong tâm trí ta rồi; nhưng ta vẫn sẽ thử thay đổi xem sao.”

Tôi nói với ông: “Không cần thiết phải như vậy. Nếu ông cảm thấy làm việc là gánh nặng, thế thì nó là đủ cho ông rồi. Ông hãy nghỉ ngơi. Ông không cần làm việc nữa nếu ông không cảm nhận được bầu trời bao la trên đầu, màu xanh của đồng cỏ dưới chân hay khi ông không còn yêu mến những cái cây hay những chú chim nữa. Nếu ông làm việc mà ông thấy trong đó niềm vui và tình yêu mà ông dành cho gia đình, thế thì ông hãy tiếp tục, còn không thì ông nên ngừng làm việc đi.”

Baba là người già nhất trong nhà, tôi là người trẻ nhất; thế nhưng giữa chúng tôi là một tình bạn vô cùng đặc biệt đến nỗi thường làm mọi người kinh ngạc. Họ nói với tôi: “Đó là kiểu tình bạn gì chứ, một người quá già và một người quá trẻ, hai người cười cùng nhau, đùa cùng nhau, chơi cùng nhau và thậm chí đi đâu cũng có nhau nữa. Chỉ hai người sống trong một thế giới riêng mà không dành cho bất cứ ai khác trong nhà cả.”

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Tôi nói: “Có điều gì đó đã xảy ra giữa con và ông, nó không phải câu hỏi về bất cứ loại mối quan hệ ai là ông ai là cháu, con yêu ông và ông cũng yêu con, con và ông chỉ đơn thuần là hai người bạn: một người già và một người trẻ.”

Ông là một người vô thần mặc dù cả gia đình tối theo đạo Jaina, ông làm mọi cách để phá vỡ mọi luật lệ của đạo Jaina: mỗi khi thấy cha tôi đi đến ngôi đền để thờ lạy ông lại cười to và nói: “Lại nữa sao? Sao con lại cứ phí thời gian quý báu của cuộc đời con để thờ lạy những bức tượng ngu ngốc ấy?”

Baba quá yêu thực phẩm, đến nỗi ông không tin cậy bất cứ ai mà luôn tự mình nấu nướng thức ăn. Trong đời tôi, tôi đã từng là một vị khách trong hàng ngàn gia đình tại Ấn, nhưng tôi chưa bao giờ nếm một cái gì quá ngon lành như những cái do ông tôi nấu. Và ông quá yêu việc ấy đến nỗi hằng tuần ông đều tổ chức tiệc tùng cho tất cả những người bạn của ông - và những ngày ấy ông thường nấu nướng trong bếp suốt ngày.

Đạo Jaina không cho người ta thưởng thức đổ ăn lẫn không được thưởng thức vị ngon của đồ ăn trong khi ông nội thì yêu việc ăn uống rất nhiều, nên ông thường hay bỏ nhiêu công sức để nấu những món ăn ngon nhất, hoàn hảo nhất, chỉ cần nó dưới chuẩn hoàn hảo của ông ông sẽ bỏ đi hết và bắt đầu lại từ đầu. Hơn nữa một khi ông nấu thì không ai được ở trong bếp cùng ông, trừ tôi. Mỗi lần ông nấu ăn cả mẹ tôi lẫn các dì đều bị đuổi ra khỏi căn bếp, kể cả những người giúp việc. Ông không muốn tháy bất kì ai trong bếp dù họ có quấy rẩy ông hay không. Và người duy nhất ông cho phép vào bếp cùng, thậm chí muốn truyền cả thú vui nấu ăn - là tôi. Ông dạy tôi cách nấu ăn và nói “Con hãy học đi, đừng phụ thuộc vào người khác, còn ai trên đời biết về khẩu vị của con hơn chính con chứ?

Mua đá năng lượng:

Tôi nói: “Nấu nướng suốt ngày ư? Con không thể làm chuyện đó. Cái đó thì quá sức con; con quá lười biếng; nhưng con có thể quan sát ông cho vui.” Cho nên tôi đã không học được cái gì, nhưng chỉ quan sát đã là một niềm vui: cái cách mà ông làm việc, hầu như là một nhà điêu khắc hay một nhạc sĩ hay họa sĩ. Nấu nướng không chỉ là nấu nướng, nó là nghệ thuật với ông. Và nếu một cái gì đó dưới tiêu chuẩn một chút, ông thường ném đi ngay. Ông thường nấu nó lại, mặc dù tôi thường nói: “Nó hoàn toàn ngon mà.”

Ông thường nói: “Con biết rằng nó không ngon một cách hoàn hảo, nó chỉ tàm tạm thôi; nhưng ta là người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Chừng nào nó chưa đạt tiêu chuẩn của ta, ta sẽ không mời ai ăn. Ta yêu thực phẩm của ta.”

Ông thường làm nhiều loại thức uống khác nhau nữa và bất cứ cái gì ông làm, cả gia đình đều chống lại ông. Họ nói rằng ông là một kẻ gây phiền hà. Vào buổi chiều tối, ông tụ họp tất cả những kẻ vô thần của thị trấn lại để ăn uống và chỉ để thách thức đạo Jaina của mọi người trong nhà, ông thường ngồi cho đến khi mặt trời lặn mới bắt đầu. Đạo Jaina nói: hãy ăn trước khi mặt trời lặn; sau khi mặt trời lặn, không được phép ăn. Cho nên để chống đối, ông thường sai tôi đi ra ngoài xem là mặt trời đã lặn hay chưa và tất nhiên tôi làm theo.

Cả nhà đều bực bội với những chuyện ông làm vì chúng chống lại tôn giáo của họ, nhưng họ không thể nổi giận với ông vì ông là người có quyền nhát trong nhà, thế nên để thay thế, họ trút giận lên tôi. Họ nói: “Tại sao con lại cứ chạy ra chạy vào để xem mặt trời lặn hay chưa chứ? Con bị ông già làm cho hư mất rồi, điên luôn rồi”.

Ông rất yêu tôi, chỉ vì những trò nghịch ngợm của tôi. Thậm chí trong tuổi già của mình, ông vẫn rất nghịch ngợm. Ông không bao giờ thích cha tôi hay những người chú của tôi bởi vi họ chống lại cái tính nghịch ngợm của ông. Tất cả họ đều nói với ông: “Bây giờ cha đã 70 rồi, cha phải hành xử đúng đắn. Bây giờ những con trai của cha đều đã 50, 55, con gái cũng đã 50, con cái chúng con cũng đều đã lập gia đình, rồi cả đến con cái của chúng cũng đang ở đó - thế mà cha vẫn cứ tiếp tục làm những điều khiến cho chúng con cảm thấy xấu hổ.”

Tôi là bạn “tri kỷ” duy nhất của ông và tôi yêu ông già ấy vì lý do đơn giản là ông đã không đánh mất tuổi thơ của mình. Thậm chí ở tuổi 70, ông vẫn nghịch ngợm như bất cứ đứa trẻ nào. Và ông thường nghịch ngợm với chính con trai; con gái của mình; với cả con rể nữa và họ đều bị sốc.

Tôi là “tâm phúc” duy nhất của ông bởi vì chúng tôi luôn âm mưu cùng nhau. Dĩ nhiên; nhiều việc ông không thể làm thì tôi sẽ là người làm những việc đó. Thí dụ; con rể ông đang ngủ trong phòng; và ông không thể leo lên mái nhà, nhưng tôi có thể. Do vậy, chúng tôi cùng âm mưu với nhau; ông sẽ giúp tôi; ông trở thành một “cái thang” để tôi leo lên mái nhà và lật một tám ngói. Và ban đêm, chỉ với một cây tre và một cái bàn chải gắn vào nó, tôi điều khiển cây tre cho nó chạm vào mặt của người con rể. Anh ta sẽ hét lên và cả nhà sẽ chạy đến đó “Chuyện gì thế?” Có chuyện gì thế?” Nhưng vào lúc đó chúng tôi đã biến đi rồi và anh ta sẽ nói “Có một con ma nào đó, hoặc một ai đó chạm vào mặt tôi. Tôi cố chụp bắt nó, nhưng không thể; trời quá tối.”

Ông vẫn còn hoàn toàn hồn nhiên và tôi đã chứng kiến toàn bộ sự tự do lớn lao mà ông có. Trong gia đình ông là người đứng đầu - lẽ ra ông phải là người nghiêm túc nhất, lẽ ra ông phải là người bị chất đầy bởi hàng đống việc phải lo lắng - nhưng thực tế không có thứ gì có thể chạm tới được sự ngây thơ và tinh nghịch của ông. Mọi người trong nhà đều nghiêm trang và lo lắng khi có những vấn đề, chỉ có ông là không lo lắng. Nhưng một điều mà tôi không bao giờ thích, đó là ngủ chung với ông. Ông có thói quen phủ chăn kín mặt khi ngủ, và khi ngủ cùng ông tôi cũng sẽ phải phủ chăn kín mặt như thế, rất ngột ngạt.

Tôi nói với ông một cách rõ ràng: “Về mọi sự, thì con đồng ý, nhưng chuyện này thì con không thể chịu được. ông ngủ che kín mặt, con không thể ngủ che kín mặt - nó làm con ngộp thở”. Ông có cử chỉ rất trìu mến - ông thường giữ tôi sát bên ngực ông khi ngủ và lấy chăn phủ kín tôi hoàn toàn. Tôi nói: “Việc đó nữa thì cũng tốt thôi, nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy thì có lẽ vào một buổi sáng nào đó tim con sẽ không còn đập! Ý định của ông thì tốt, nhưng nếu cứ vậy thì vào một buổi sáng nào đó ông sẽ thức dậy và vẫn sống, còn con thì sẽ tắt thở rồi. Do vậy, tình bạn của chúng ta chỉ có thể là ở bên ngoài cái giường mà thôi.”

Ông vẫn cứ muốn tôi ở cùng ông, bởi vì ông yêu thương tôi nên ông lại hỏi: “Tại sao con không đến ngủ với ta?*

Tôi nói: “Ông biết hoàn toàn rõ mà, rằng con không muốn bị ngộp thở bởi bất cứ ai, dù cho ý định của họ có tốt cỡ nào.”

Chúng tôi cũng thường đi dạo - một cuộc đi dạo xa - vào buổi sáng và đôi khi ban đêm - lúc có trăng. Nhưng tôi không bao giờ cho phép ông nắm tay tôi. Và ông thường nói: “Nhưng tại sao? Con có thể ngã, con có thể vấp vào một hòn đá hay một cái gì đó.*

Tôi nói: “Như vậy tốt hơn. Hãy để cho con va vấp, điều đó sẽ không giết chết con. Nó sẽ dạy cho con làm sao để khỏi va vấp, làm sao để cảnh giác, làm sao để nhớ là nơi nào có những tảng đá. Nhưng ông lại cứ muốn nắm tay con, ông còn có thể nắm tay con bao lâu nữa? Ông định ở với con bao lâu nữa? Nếu ông có thể bảo đảm rằng ông sẽ luôn luôn ở cùng con mãi mãi - thì con sẽ sẵn lòng để ông nắm tay.”

Ông là một người rất thành thật. Ông nói: “Ta không thé bảo đảm điều đó; ta không thể thậm chí nói về ngày mai. Và một điểu chắc chắn là con sẽ còn sống lâu và ta sẽ chết trước, do vậy, ta sẽ không thể ở đây mãi mãi để nắm tay con.”

“Vậy thi” - tôi nói - “Tốt hơn, con nên học từ bây giờ bởi vì một ngày nào đó ông sẽ rời bỏ con giữa chừng sẽ không trợ giúp con nữa, cho nên, hãy cứ để con một mình, cứ để cho con té ngã. Con sẽ cố đứng dậy. Ông chỉ cần đợi, ông chỉ cần quan sát thôi, và việc đó sẽ từ bi với con hơn là việc nắm tay con.” Và ông hiểu.

Ông nói: “Con nói đúng - vì một ngày nào đó ta sẽ không còn ở đây nữa.”

Thật là tốt khi ngã một vài lần, bị đau, lại đứng lên - đi lạc đường một đôi lần. Không có hại gì cả. Cái khoảnh khắc mà bạn phát hiện ra rằng bạn đã đi lạc đường, hãy quay trở lại. Cuộc đời phải được học thông qua thử nghiệm và sai lẩm.

Tôi rất buồn bởi vì tôi tình cờ gặp một cuốn sách là Zorba người Hy lạp ngay vào lúc ông tôi đang hấp hối- Điều duy nhất mà tôi cảm thấy tại lễ hỏa táng của ông là ông sẽ yêu cuốn sách ấy, nếu tôi dịch và đọc nó cho ông nghe. Tôi đã đọc nhiều cuốn sách cho ông nghe. Ông không được học hành. Ông chỉ có thể viết chữ ký của mình, chỉ chừng đó. Ông không biết đọc, biết viết nhưng ông rất tự hào về điều đó.

Ông luôn nói: “Thật tốt khi cha ta không cho ta đi học, nếu không ta cũng đã bị nhiễm độc như mọi người rồi. Con nghe đây, hãy nhớ: cha con đã bị nhiễm độc, các chú của con cũng vậy; bọn chúng cứ liên tục đọc những cuốn sách rồi những cuốn kinh mà không biết tất cả chỉ là rác rưởi hết. Trong khi bọn chúng đọc - thì ta sống và cách tốt nhất để biết mọi thứ là thông qua sống, chứ không phải đọc.”

Ông thường dặn tôi: “Bọn chúng sẽ bắt con đi học đại học, bọn chúng sẽ không chịu nghe ta đâu. Ta không thể giúp được con trong việc này vì nó không phải quyền của ta, nhưng con nhớ đấy: đọc sách, đừng để bị lạc trong sách vở.”

Tôi thường hỏi ông: “Mọi người đều tin vào Thượng đế, tại sao ông không tin, Baba?”

Ông nói: “Bởi vì ta không sợ.”

Thật là một câu trả lời đơn giản: “Tại sao ta lại phải

sợ chứ? Không có nhu cầu gì về việc trở nên sợ hãi cả. Ta không làm gì sai trái, ta không làm hại bất kì ai. Ta đã sống cả đời ta trong niềm vui sướng hân hoan. Nếu như quả thật có một Thượng đế và nếu ta sẽ gặp Ngài ấy lúc nào đó, Ngài ấy sẽ chẳng có lý do gì để tức giận với ta nhưng chính ta mới là người sẽ tức giận với Ngài ấy. Ta sẽ hỏi ‘Tại sao Ngài lại tạo ra thế giới này. Ngài đã tạo ra cái thể loại thế giới điên khùng này để làm gì chứ?’ và ta không sợ một chút nào cả.”

Ông nội tôi… tôi không thể nói dối ông một lời nào bởi vì ông đã tôn trọng tôi rất nhiều. Khi cả gia đình chống lại tôi, ít nhất tôi có thể dựa vào người đàn ông già ấy. Ông không bao giờ bận tâm tới những bằng chứng chống lại tôi.

Ông luôn nói: “Tôi không quan tâm nó đã làm gì Nếu nó đã làm gì đó thì ắt hẳn điểu đó là đúng đắn để làm Tôi biết nó; nó không thể làm bất cứ điều gì sai được.”

Khi tôi ở cùng với ông tất nhiên cả nhà tôi phải hoãn việc “xử tội” tôi lại. Tôi sẽ kể ông nghe mọi thứ và ông sẽ nói: “Con không cần phải lo lắng. Hãy làm bất cứ gì con cảm thấy đúng; bởi vì còn ai khác có thể quyết định thay cho con chứ? Ở trong tình thế của con; hoàn cảnh của con; chỉ con mới có thể quyết định. Hãy làm mọi thứ mà con cảm thấy là đúng đắn để làm và luôn nhớ rằng có ta ở đầy để hỗ trợ con, bởi vì ta không chỉ yêu thương con, ta còn tôn trọng con nữa.”

Sự tôn trọng của ông dành cho tôi như là kho báu tuyệt vời nhất mà tôi từng được nhận. Khi ông hấp hối; tôi đang ở cách xa 80 dặm. Mọi người nhắn tôi hãy đến ngay vì ông không còn nhiều thời gian nữa. Tôi đã cố gắng đến thật nhanh; trong vòng hai giờ tôi đã ở đó. Dường như ông đã cố gắng để đợi tôi. Ông vẫn mở mắt và nói: “Ta chỉ đang cố thở để có thể gặp con. Chỉ một điều ta muốn nói: ta sẽ không sống để giúp con được nữa nhưng nhớ rằng; bất cứ nơi nào ta đi; tình yêu và sự tôn trọng của ta vẫn sẽ ở lại đây. Đừng sợ bất cứ ai; đừng sợ ngay cả thế giới này.”

Đó là những lời cuối cùng của ông: “Đừng sợ ngay cả thế giới này”

Khi ông đang hấp hối; tôi lại hỏi ông, bởi vì những bác sĩ nói rằng ông chỉ còn sống thêm vài phút nữa thôi. Mạch của ông đang trở nên yếu hơn, quả tim ông đang lụi dần, nhưng ông hoàn toàn minh mẫn. Tôi hỏi ông, “Baba, con còn một câu hỏi…”

Ông mở mắt ra, và nói, “Ta biết câu hỏi của con: ‘Tại sao ông không tin vào Thượng đế?’ Ta biết rằng con sắp hỏi ta câu hỏi đó khi ta đang hấp hối. Có phải con nghĩ rằng cái chết khiến cho ta sợ? Ta đã sống quá vui sướng một cách toàn bộ, ta chết mà không có gì phải nuối tiếc. Giờ mà chết là rất tốt vì nếu ta sống đến ngày mai thì cũng chẳng có gì để làm. Ta đã làm hết mọi thứ - không còn sót lại gì. Và nếu mạch của ta đang chậm lại và tiếng đập quả tim ta đang chậm lại, ta nghĩ mọi sự sẽ hoàn toàn tốt đẹp, bởi vì ta đang cảm thấy rất bình an, rất trầm tĩnh, rất im lặng. Bất luận ta chết một cách vĩnh viễn hay tiếp tục sống, ta không thể nói ngay bây giờ. Nhưng một điều mà con nên nhớ: Ta không sợ ”

Khi ông đi rồi, mọi người ở trong nhà khóc lóc bên cạnh, tôi ngôi ngoài sân và mỉm cười một mình. Họ thấy thế thì lạ lắm, họ nghĩ rằng tôi mới phải là người đau buồn nhất, khóc thương ông nhiều nhất vì chúng tôi đã luôn là một đôi bạn thân đặc biệt trong suốt nhiều năm trời. Họ đến với tôi và nói: “Không thể hiểu nổi con được nữa, ông nội mất, một người bạn của con mất mà con thậm chí không ở trong nhà mà lại ngồi ngoài này cười một mình sao? Con thật sự đang cười đấy sao?”

Tôi nói: “Tất cả mọi người trong nhà đang khóc bên giường ông, chỉ đều là những người giả tạo, những giọt nước mắt giả tạo. Cả cuộc đời ông đã sống mà chẳng ai bận tâm đến bên ông để trò chuyện hay thăm hỏi cả. Mọi người đều ngắm tức giận với ông vì ông đã phá rối các luật lệ tôn giáo của mọi người. Thế mà giờ đây khi ông mất mọi người lại khóc lóc làm bộ tiếc thương ư? Con đã biết ông cả đời, con đã chứng kiến cuộc đời của ông ngập tràn niềm vui và phúc lạc. Ông cũng đã chết một cách tràn đầy niềm vui. Cái chết này không phải chuyện buồn, một người sống trong niềm vui và chết đi trong niềm vui thì không việc gì mà phải đau buồn tiếc thương cho người ấy. Thậm chí cái chết ấy còn là một phúc lành.”

Và họ không thể nói gì được nữa ngoài câu “Con điên rồi”. Ông nội tôi không phải là một người tôn giáo, không chút nào. Ông gần gũi với Alexis Zorba hơn: ăn, uống, và vui chơi; không có thế giới nào khác, tất cả mọi thứ đó đều là vớ vẩn. Cha tôi là một người rất tôn giáo; có lẽ vì ông tôi vô thần - một phản ứng, khoảng cách thế hệ. Nhưng mà có một sự lộn ngược trong gia đình tôi: Ông tôi là một người vô thần và có lẽ bởi vì sự vô thần của ông, cha tôi trở thành người hữu thần. Và bất cứ khi nào cha tôi đi lễ đền, ông tôi thường cười to và nói: “Lại nữa! Hãy cứ tiếp tục, hãy cứ lãng phí thời gian của con đằng trước những bức tượng ngu xuẩn đó !”

Tôi yêu Zorba vì nhiều lý do; một trong những lý do, là qua Zorba, tôi tìm thấy lại ông tôi.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh