Đứa Trẻ Nổi Loạn Osho: Kẻ Lông Bông

ĐỨA TRẺ NỔI LOẠN OSHO: KẺ LÔNG BÔNG

Tôi không bao giờ hỏi xin sự hướng dẫn của ai: cả thầy cô hay cha mẹ, và nếu bất cứ sự hướng dẫn nào được cho tôi, tôi luôn vặn lại: “Đây là điều sỉ nhục. Có phải cha mẹ nghĩ rằng con không thể tự mình xoay xở? Con hiểu rằng, cho lời khuyên bảo không phải là một ý định xấu - con cám ơn về điểu đó - nhưng cha mẹ không hiểu một điều, rằng con có khả năng làm nó, tự mình. Hãy đơn giản cho con một cơ hội để chứng tỏ bản lĩnh của con. Xin đừng can thiệp vào.”

Trong những năm đó, tôi đã thực sự trở nên một người theo “chủ nghĩa cá nhân” mạnh mẽ, trung kiên. Bây giờ, thật không thể nào xoay chuyển được tôi.

Cửa tiệm của cha tôi thì ở đằng trước nhà, nơi mà gia đình sống. Tại Ấn Độ, nhà và cửa tiệm thường ở cùng một nơi, nên dễ dàng quản lý. Tôi có thói quen đi băng qua cửa tiệm của cha tôi, với đôi mắt nhắm lại.

Ông hỏi tôi: “Đây là điều kỳ lạ. Bất cứ khi nào con băng qua cửa tiệm vào trong nhà, hay từ nhà đi ra” - khoảng cách chỉ độ 5 mét - “con đều nhắm mắt lại. Con đang thực tập nghi thức gì vậy?”

Tôi nói: “Con chỉ đang thực tập, để sao cho cái cửa tiệm này không hủy diệt con như nó đã hủy diệt cha. Con không muốn nhìn thấy nó chút nào cả; con tuyệt đối không quan tâm, hoàn toàn không quan tâm.” Và nó là một trong những cửa tiệm vải vóc tầm cỡ nhất tại thành phố đó - những loại vải tốt nhất có thể có được ở đó - nhưng tôi không bao giờ nhìn phía nào, tôi chỉ đơn giản nhắm mắt lại và đi ngang qua.

Ông nói: “Nhưng mở mắt ra, cũng không hại gì mà.”

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Tôi nói: “Làm sao biết được, người ta có thể bị chia trí. Con không muốn bị xao lãng bởi cái gì cả.”

Một cách tự nhiên - tôi là con trai cả của ông - ông muốn tôi giúp ông. Ông muốn tôi, sau khi học xong, trở về quản lý cửa tiệm. Ông đã quản lý tốt; cửa tiệm đã dần dần trở thành một nơi sầm uất. Ông nói: “Dĩ nhiên, ai khác sẽ trông coi nó? Cha mỗi lúc một già thêm; con muốn cha ở đây mãi mãi sao?”

Tôi nói: “Không, con không muốn, nhưng cha có thể về hưu. Cha có những em trai, họ quan tâm đến cửa tiệm, thật ra, họ rất quan tâm - thậm chí, họ còn sợ rằng cha sẽ chuyển giao cửa tiệm lại cho con. Con đã nói với họ, ‘Đừng sợ, cháu không phải là kẻ cạnh tranh của các vị.’ Cha hãy chuyển giao cửa tiệm này cho những em trai của cha đi.”

Nhưng tại Ấn Độ, theo truyền thống, thì đứa con trai cả thừa kế tất cả. Cha tôi là con trai cả; ông thừa hưởng tất cả. Tất cả những gì mà ông có bây giờ, được giả định là của tôi, để tôi trông coi. Đương nhiên, ông lo lắng nhưng không có cách nào khác. Ông có bằng mọi cách để làm cho tôi quan tâm.

Mua đá năng lượng:

Ông thường nói với tôi: “Cho dẫu con trở thành bác sĩ, thì con cũng không thể kiếm được nhiều tiền trong một tháng; như ta có thể kiếm trong một ngày. Nếu con trở thành kỹ sư, con sẽ có lương bổng bao nhiêu? Nếu con trở thành giáo sư đại học - ta có thể mướn những giáo sư của con, không có vấn đề gì. Và con biết, có quá nhiều, hằng nghìn những sinh viên tốt nghiệp, sau tốt nghiệp, những Ph.D, họ đều bị thất nghiệp.”

Trước hết, ông cố thuyết phục tôi đừng vào đại học, bởi vì ông rất sợ rằng, việc sống xa nhà sẽ khiến cho tôi hoàn toàn độc lập trong những sau năm. Lúc đó, ông thậm chí sẽ không thể để mắt đến tôi. Ông đã và vẫn đang hối tiếc về bảy năm đầu đời đó khi mà ông đã để tôi sống với ông bà ngoại.

Tôi nói với ông: “Cha đừng sợ. Cái mà cha sợ, đã xảy ra với con: Con đã ‘tốt nghiệp’ rồi ! Bảy năm đó… Không trường đại học nào được cần đến để làm “hỏng” con thêm được nữa, con đã bị “hỏng” hoàn toàn và thế là đủ. Thật tuyệt vời khi được “hỏng” theo cách ấy, được thoát khỏi bàn tay cha những năm tháng ấy. Những thứ mà cha nói: tiền lương, sự nể trọng, tiền bạc: không có giá trị gì đối với con. Và con sẽ không trở thành bác sĩ hay kỹ sư, nên đừng lo lắng. Thực ra, con dự định sẽ vẫn là một kẻ lông bông suốt đời con.”

Ông nói: “Cái đó thậm chí còn tệ hơn. Tốt hơn, con nên trở thành một kỹ sư hay bác sĩ, nhưng tại sao lại là một kẻ lông bông? Đó không phải là một nghề nhưng con lại thích nghĩ về những điều như thế: con muốn trở thành một kẻ lông bông sao? Như thế là sao chứ? Ngay cả những kẻ bông lông cũng cảm thấy bị sỉ nhục nếu con nói ‘Bạn là một kẻ lông bông; vậy mà giờ con lại đang nói với chính cha đẻ của mình, rằng suốt đời, con chỉ muốn mình là một kẻ lông bông?”

Tôi nói: “Đó là việc mà con định làm, là cái mà sắp xảy ra.”

Ông nói: “Vậy, nếu như con muốn thành một kẻ lông bông, tại sao con lại muốn vào đại học?”

Tôi nói: “Con muốn là một kẻ lông bông có giáo dục, không phải là một kẻ lông bông do yếu đuối và ngu dốt. Con không muốn làm bất cứ cái gì trong đời con chỉ vì sự yếu đuối hay ngu dốt. Bình thường, khi người ta không thể là bất cứ cái gì khác, họ trở thành một kẻ bông lông, nhưng đó không phải là cách của con. Trước hết, con muốn chứng tỏ cho thế giới rằng, con có thể là bất cứ cái gì mà con muốn trở thành, nhưng con vẫn muốn trở thành một kẻ bông lông — do sức mạnh, do quyền lựa chọn của con. Rồi, cho dẫu con là một kẻ lông bông chăng nữa thì con cũng sẽ không là một kẻ lông bông tầm thường. Con sẽ là một kẻ lông bông khả kính. Con sẽ chứng minh sự khả kính không dính dáng gì đến nghề nghiệp của một người cả; sự khả kính nằm ở hành động xuất phát từ sức mạnh, sự sáng suốt, trí tuệ.

“Do vậy, xin hãy nhận biết một cách rõ ràng, rằng con sẽ vào đại học, nhưng không phải để có thể tìm một chỗ làm tốt. Con không sinh ra để làm những điều ngu xuẩn như thể; vả lại, đã có nhiều người để làm những điều đó. Nhưng một kẻ lông bông rất có văn hóa, lịch lãm, có giáo dục, thì rất được cần đến, bởi vì chưa ai từng thấy một người như thế. Có những kẻ lông bông, nhưng họ là những con người hạng xoàng, hạng bét. Họ là những kẻ thất bại. Con muốn, trước hết, tuyệt đối thành công, và rồi đá vào tất cả sự thành công đó, ném đi tất cả, để chỉ là một kẻ lông bông.”

Ông nói: “Ta không thể hiểu cái logic của con, nhưng, nếu con đã quyết định trở thành một kẻ lông bông, thì ta biết không có cách nào để thay đổi con.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh