Đứa Trẻ Nổi Loạn Osho: Những Câu Hỏi

ĐỨA TRẺ NỔI LOẠN OSHO: NHỮNG CÂU HỎI

Tôn giáo có thể khai thác con người vì một lý do đơn giản: con người cảm thấy có một sự không hài lòng bên trong khi có những câu hỏi mà họ không thể tìm ra câu trả lời. Câu hỏi luôn tồn tại, con người sinh ra với những câu hỏi, với một dấu hỏi lớn trong trái tim của người đó - điều đó là tốt.

Thật là một phúc lành khi con người được sinh ra với một dấu hỏi lớn nếu không thì con người có khác gì các loài động vật khác đâu.

Tôi gợi nhớ nhiều về thời thơ ấu của tôi vì trong đó có nhiều thứ sẽ giúp bạn hiểu về vẻ đẹp của những câu hỏi. Trừ khi bạn hiểu và chấp nhận những câu hỏi của tôi như là chính nội tại của bạn, bạn sẽ không hiểu được những điều thần bí.

Bí ẩn thi không phải là thần bí.

Bí ẩn là những gì mà các tu sĩ đang cố giải, họ lấy mất những câu hỏi thật sự của bạn.

Từ thời thơ ấu của tôi, họ đã luôn cố gắng trao cho tôi những câu trả lời.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Có một lớp học đặc biệt cho những đứa trẻ gia đình Jaina trong những ngôi đền và mọi đứa trẻ đều phải tham dự, một giờ đồng hồ mỗi tối. Tôi từ chối tham gia.

Tôi bảo cha tôi: “Ngay chỗ đầu tiên con không hỏi những câu mà họ đang cố trả lời. Đây hoàn toàn là ngu ngốc. Khi con có câu hỏi con sẽ đi và học những câu trả lời của họ và tìm hiểu liệu những câu trả lời ấy có đúng hay không. Ngay lúc này con không hứng thú chút nào những câu hỏi ấy cả. Ai đã tạo ra thế giới?- con hoàn toàn không hứng thú kiểu câu hỏi như vây. Để làm gì? Con biết một điều là chắc chắn: con đã không tạo ra nó - thế là đủ.”

Cha tôi nói: “Con thật là một đứa trẻ lạ lùng. Tất cả mọi đứa trẻ từ mọi gia đình đều đến đó. Tất cả những đứa trẻ hàng xóm cũng đều đến đó” - người Jaina có xu hướng sống cùng với láng giềng hàng xóm, một cộng đồng kín, dân thiểu số thường sợ số đông cho nên họ thường ở gần nhau để dễ bảo vệ nhau hơn. Cho nên tất cả những đứa trẻ láng giềng đều đến ngôi đền và ngôi đền nằm ngay chính giữa, điều đó nữa cũng nhằm bảo vệ nếu không thì những người Hindu hay Hồi giáo có thể lẻn đến và đốt nó. Điều đó trở nên khó khăn: nếu có bạo loạn bạn thậm chí không thể đến ngôi đền của bạn và đó là những người mà thậm chí sẽ tuyệt thực nếu không được đến với ngôi đền. Nghi thức bắt buộc của họ là phải đến ngôi đền để thờ lạy sau đó họ mới có thể ăn. Cho nên người Jaina sống trong một khu vực nhỏ của thị trấn, thành phố với một ngôi đền ở ngay trung tâm và bao quanh là cả cộng đổng của họ.

“Mọi người đều đến đó” cha tôi nói.

Tôi bảo: “Có lẽ do họ có câu hỏi, hoặc là do họ ngu ngốc. Con không phải đồ ngốc và con cũng không có những câu hỏi đó cho nên con đơn giản không cần đến đó. Và con biết người ta giảng gì ,ở đó, toàn rác rưởi.”

Cha tôi nói: “Làm sao con có thể chứng minh được ? Con luôn luôn hỏi ta phải chứng minh mọi thứ, giờ ta hỏi con, làm sao con có thể chứng minh những gì họ nói là rác rưởi ?”

Tôi nói: “Đi với con”

Chúng tôi đến lớp học đó, vị thầy đang giảng về Mahavira có ba tính chất: toàn năng - đầy sức mạnh, toàn trí - biết mọi thứ, và toàn tại - có mặt ở mọi nơi. Tôi nói: “Cha hãy lắng nghe và rồi hãy theo con đến ngôi đền.” Lớp học ngay bên cạnh ngôi đền. Ông ấy nói: “Để làm gì ?”

Tôi nói “Đi, con sẽ chứng minh”

Tôi dẫn ông ra chỗ bức tượng Mahavira và đặt lên đó một cái laddoo - một thứ bánh ngọt của Ấn Độ, như một quả bóng nhỏ bằng đường - tôi đặt một cái laddoo lên đầu bức tượng Mahavira, một cách tự nhiên hai con chuột trèo lên đầu của Mahavira và ngồi trên đó để ăn cái laddoo. Tôi nói: “Đây là Mahavira toàn năng của cha sao? Con thậm chí còn thấy những con chuột này tè lên đầu ông ấy.”

Cha tôi nói: “Con thật là quá thể. Chỉ để chứng minh với ta mà con làm tất cả những chuyện này!”

Tôi nói: “Con làm gì được nữa đây? Cha còn muốn con chứng minh gì? Bởi vì con không thể tìm ra nơi nào có Mahavira thật cả. Đây chỉ là một bức tượng. Đây là Mahavira duy nhất mà con biết, cha biết, và ông thầy kia biết. Bởi vì ông ấy toàn tại - có mặt ở khắp nơi nên chắc chắn ông ấy có thấy cảnh hai con chuột này tè lên đầu ổng. Sao ổng không khiến cho hai con chuột đó biến đi hoặc làm cho cái bánh biến đi cũng được. Giờ cha hãy chứng minh cho con rằng ông ấy toàn tại đi. Con thậm chí còn chả bận tâm ông có toàn tại hay không. Tại sao con phải bận tâm chứ?”

Nhưng trước khi một đứa trẻ thậm chí hỏi một câu hỏi, bạn đã vội vàng nhồi vào đầu nó đủ thể loại câu trả lời.

Đó là một tội căn bản và lớn nhất của mọi tôn giáo.

Đây chính là nghĩa của từ thiết lập, áp đặt, nô lệ hóa.

KẺ CHẤT VẤN

Có những buổi đàm luận trong các ngôi đền thời ấy và rất nhiều người tham dự, tôi thường đứng lên và nhắc nhiều lần một điều duy nhất: “Xin đừng đề cập đến những thứ huyễn hoặc huyền bí. Nếu các ông còn đề cập đến nó, cháu sẽ chứng minh rằng chúng không huyền bí tí nào. Các ông biết cháu rồi đáy. Cháu biết cách để chứng minh.”

Dần dà những vị tu sĩ thích thuyết giảng ấy thường từ chối đến làng tôi. Họ nói: “Chúng tôi sẽ không tới nữa bởi vì thật là xấu hổ khi trước hàng ngàn người đang lắng nghe mà thằng bé đó cứ đứng lên và nói rằng nó có thế chứng minh nhiều thứ. Và đúng là nó có thể chứng minh nhiều thứ mà chúng tôi không thể.”

Tôi luôn thích hỏi những câu chất vấn kiến thức những người tự nhận là mình biết mọi thứ. Nhà của cha tôi là nơi thường xuyên đón tiếp đủ các thể loại tu sĩ Jaina, Hindu, Sufi… bởi vì ông nội rất hứng thú với những người này, dù cho ông không là tín đồ của tôn giáo nào cả. Ông chỉ thích nhìn tôi quấy rầy những vị ấy với những câu hỏi của mình.

Một lần tôi hỏi ông: “Ông thật sự hứng thú với những người này sao? Ông mời họ tới ở trong nhà rồi ông kêu con hãy quẫy rầy họ, làm khó họ. Ông đang hứng thú chuyện gì thế?”

Ông nói: “Ta nói thật với con là ta rất thích cách con làm khó họ, lật tẩy họ. Họ luôn giả vờ mình biết mọi thứ nhưng thật ra họ chẳng biết gì cả. Ở những nơi khác khi mà con làm khó họ, người ta sẽ cản con, cho nên ta mời họ đến đây để cho con có thể hỏi mọi thứ con muốn. Con có sự hỗ trợ của ta hoàn toàn, hãy hỏi mọi thứ con muốn.”

Và tôi hỏi những người đó những câu rất đơn giản: “Hãy thành thật mà trả lời cho cháu, các vị đã được thấy Thượng đế chưa? Nó là kinh nghiệm của chính các vị hay chỉ là những gì các vị được nghe lại? Các vị có thể học và trích dẫn kinh sách, nhưng cháu không hỏi về kinh sách. Cháu đang hỏi về chính các vị, các vị có thể trích dẫn kinh nghiệm thực của chính mình không?”

Tôi đã ngạc nhiên vì không một ai có bất cứ kinh nghiệm nào về Thượng đế hay về chính họ cả. Và họ lại được xem là những vị tu sĩ vĩ đại nhất Ấn Độ, được tôn thờ bởi hàng ngàn người. Họ đã lừa dối chính họ và họ cũng lừa dối hàng ngàn người khác nữa. Đó là lý do tôi luôn nói rằng kiến thức, kinh sách là thứ có hại, nó là vật cản.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh