Ta Là Cái Đó: Chương 4. Thế Giới Thật Ở Ngoài Tâm

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 4. THẾ GIỚI THẬT Ở NGOÀI TÂM

Hỏi: Trong nhiều dịp, câu hỏi được nêu lên là vũ trụ có tuân theo luật nhân quả không, hay nó hiện hữu và hoạt động ngoài mọi luật lệ. Hình như ông cho rằng vũ trụ không do nhân duyên nào tạo ra, và mọi vật, dù nhỏ đến đâu đều không do nhân duyên mà có, chúng xuất hiện và biến mất không vì bất cứ lý do gì có thể biết được.

Maharaj: Tương quan nhân quả có nghĩa là sự nối tiếp trong thời gian của các sự kiện xảy ra trong không gian - không gian là không gian vật lý hoặc không gian tâm lý. Thời gian, không gian, tương quan nhân quả là những dạng tâm thức, nổi lên và chìm xuống cùng với tâm.

H: Chừng nào tâm còn hoạt động thì luật nhân quả vẫn có hiệu lực.

M: Cũng như những gì thuộc về tâm, cái gọi là luật nhân quả mẫu thuẫn với chính nó. Không cái gì tồn tại lại có một nguyên nhân riêng biệt nào đó; toàn thể vũ trụ góp phần cho sự tồn tại của ngay cả những cái nhỏ nhất; không gì có thể như chính nó là nếu vũ trụ không là chính vũ trụ. Khi nguồn gốc và nền tảng của tất cả mọi vật là nguyên nhân duy nhất của tất cả mọi vật, thì nói về tương quan nhân quả như một quy luật vũ trụ là sai. Vũ trụ không hề bị ràng buộc bởi nội dung của chính nó, vì tiềm năng của vũ trụ thì vô biên; ngoài ra, vũ trụ là một sự biểu thị, hoặc sự thể hiện của một nguyên lý căn bản và hoàn toàn tự do.

H: Vâng, xét cho cùng một người có thể thấy rằng khi nói một cái là nguyên nhân duy nhất của một cái khác là hoàn toàn sai. Nhưng trong thực tế cuộc sống, chúng ta bao giờ cũng khởi sinh một hành động với ý định mong chờ một kết quả.

M: Đúng, có rất nhiều hành động như thế đang xảy ra vì vô minh. Nếu người ta biết được rằng không gì có thể xảy ra trừ khi toàn thể vũ trụ làm cho nó xảy ra, thì có lẽ họ đã đạt được nhiều hơn mà lại ít tiêu hao năng lực hơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Nếu mọi cái đều là sự thể hiện của một tổng thể các nguyên nhân, thì làm sao chúng ta có thể nói về một hành động có chủ đích hướng về một sự thành tựu?

M: Ngay chính sự thôi thúc để đạt thành cũng là một sự thể hiện của toàn thể vũ trụ. Nó đơn thuần cho thấy rằng nguồn năng lượng tiềm tàng đã dâng đến một điểm nhất định nào đó. Chính ảo tưởng về thời gian làm cho ông nói đến tương quan nhân quả. Khi quá khứ và tương lai được thấy trong cái bây giờ vô thời, như những thành phần của một mô hình chung, thì cái ý tưởng nhân quả mất đi giá trị, và sự tự do sáng tạo sẽ thay chỗ của nó.

H: Nhưng tôi vẫn không thể hiểu được vì sao mọi vật xuất hiện mà không có một nguyên nhân.

M: Khi nói một vật hiện hữu mà không có nguyên nhân, Ta muốn nói rằng nó có thể hiện hữu mà không có một nguyên nhân riêng biệt nào đó. Ông không cần mẹ ruột của ông sinh ông ra, bất cứ người đàn bà nào khác đều có thể sinh ra ông. Nhưng ông không thể được sinh ra mà không có mặt trời và trái đất. Ngay cả mặt trời và trái đất cũng không thể làm ông sinh ra nếu không có yếu tố quan trọng nhất: lòng ham muốn được sinh ra của chính ông. Chính lòng ham muốn đó tạo ra sự sinh, tạo ra danh xưng và hình tướng. Dục vọng được tưởng ra và cần đến, nên thị hiện tự thân thành một cái gì đó hữu hình hay có thể nhận thức được. Thế giới mà trong đó chúng ta sống, thế giới cá nhân của chúng ta, được tạo ra như thế. Thế giới thật thì ở ngoài sự hiểu biết của tâm; chúng ta nhìn thế giới ấy qua tấm lưới của lòng tham ái, nên nó bị chia cắt thành lạc thú và đau khổ, đúng và sai, bên trong và bên ngoài. Muốn thấy vũ trụ này như nó là, ông phải bước ra khỏi tấm lưới. Điều này chẳng mấy khó khăn, vì tấm lưới đầy những lỗ hổng.

H: Ông nói những lỗ hổng là thế nào? Và làm sao tìm ra chúng?

M: Hãy nhìn tấm lưới và vô số mâu thuẫn của nó. Cứ mỗi bước ông tạo ra rồi lại hủy đi. Ông muốn hòa bình, yêu thương, hạnh phúc nhưng làm hết sức để gây đau khổ, hận thù và chiến tranh. Ông muốn trường thọ nhưng ăn uống quá độ, ông muốn tình hữu nghị nhưng bóc lột thẳng tay. Thấy tấm lưới của ông được đan kết bởi những mâu thuẫn như thế, và loại bỏ chúng - chính sự thấy biết của ông làm cho chúng cuốn gói ra đi.

H: Sự thấy biết các mâu thuẫn của tôi làm cho mâu thuẫn ra đi, vậy không có liên quan nhân quả nào giữa cái thấy của tôi và sự ra đi của các mâu thuẫn hay sao?

M: Tương quan nhân quả, cho dù chỉ là một quan điểm, không áp dụng cho sự hỗn loạn.

H: Ở chừng mực nào thì lòng tham ái là một yếu tố nhân quả?

M: Một trong vô số. Có vô số yếu tố tương quan nhân quả đối với mọi vật. Nhưng nguồn gốc của tất cả những gì hiện hữu là Khả Năng Vô Biên, là Thực Tại Tối Thượng - nó ở ngay trong chính ông, nó tỏa năng lượng, ánh sáng và tình yêu cho từng kinh nghiệm. Nhưng nguồn gốc này không phải là một nguyên nhân và không nguyên nhân nào lại là một nguồn gốc. Chính vì thế mà Ta nói mọi vật hiện hữu không có nguyên nhân. Ông có thể truy tìm một cái gì đó xảy ra như thế nào, nhưng không thể nào ông biết được tại sao một vật hiện hữu như chính nó là. Một vật hiện hữu như chính nó là, bởi vì vũ trụ hiện hữu như chính vũ trụ là.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh