Ta Là Cái Đó: Chương 6. Thiền

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 6. THIỀN

Hỏi: Tất cả các Đạo sư đều khuyên hành thiền. Mục đích của thiền là gì?

Maharaj: Chúng ta biết thế giới bên ngoài của các cảm giác và hành động, nhưng thế giới bên trong của ý nghĩ và cảm thọ thì chúng ta biết rất ít. Mục đích chính của thiền là trở nên có ý thức vào đời sống nội tâm, và quen thuộc với đời sống nội tâm của chúng ta. Mục đích tối hậu của thiền là đến được cội nguồn của sự sống và ý thức.

Thực hành Thiền định tác động sâu xa, một cách ngẫu nhiên, đến bản tính của chúng ta. Đối với những gì không biết, chúng ta là nô lệ, nhưng đối với cái đã biết chúng ta là chủ nhân. Dù nội tâm có xấu xa hay yếu đuối đến đâu nhưng khi phát hiện và hiểu rõ những nguyên do và hành hoạt của nó thì chúng ta sẽ vượt qua bằng chính sự hiểu biết; cái vô thức sẽ tan biến khi được đưa vào ý thức. Sự tan biến của cái vô thức tỏa ra năng lượng; tâm cảm thấy thỏa mãn và trở nên tĩnh lặng.

H: Một cái tâm tĩnh lặng có công năng gì?

M: Khi tâm tĩnh lặng, chúng ta sẽ biết mình như một nhân chứng thuần túy. Chúng ta thoát ra khỏi kinh nghiệm và người kinh nghiệm, đứng riêng ra trong tánh biết thuần túy, tánh biết đó vừa ở giữa, vừa ở bên ngoài kinh nghiệm và người kinh nghiệm. Tính cách cá nhân, dựa trên sự nhận dạng cái Ta, tưởng tượng mình là một cái gì đó: “Ta là thế này, Ta là thế nọ” thì vẫn tiếp tục, nhưng chỉ là một phần của thế giới khách quan. Sự đồng hóa của cá nhân với nhân chứng chấm dứt.

H: Theo chỗ tôi hiểu, tôi sống trên nhiều bình diện khác nhau và sự sống trên mỗi bình diện cần đến năng lượng. Cái Ta, do bản chất của nó, hài lòng với bất cứ cái gì và năng lượng của nó tuôn chảy ra ngoài. Thế không phải mục đích của thiền là ngăn giữ năng lượng ở những bình diện cao hơn, hoặc đẩy lùi năng lượng ngược lên, để tạo cho các bình diện cao hơn sung mãn?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Đây không phải bình diện mà đúng hơn là tính chất - Gunas. Thiền là một sinh hoạt thanh tịnh, chơn thật với mục đích loại bỏ hoàn toàn quán tính hay sức ì - Tamas - và động lực - Rajas. Sự hài hòa thuần tịnh - Sattva - là hoàn toàn không còn biếng nhác và hiếu động.

H: Làm thế nào để Sattva trở nên kiên cố và trong sạch?

M: Sattva luôn luôn trong sạch và mãnh liệt. Nó cũng giống như mặt trời. Nó có thể bị mây và bụi che khuất, nhưng chỉ theo quan điểm của người nhận thức. Hãy giải quyết những nguyên nhân của sự ngăn che, chứ không phải mặt trời.

H: Sattva có công dụng gì?

M: Sự công dụng của chân lý, của cái thiện, của sự hài hòa, của cái đẹp là gì? Chúng là mục đích của chính chúng. Chúng thể hiện một cách tự sinh khởi và dễ dàng khi mọi chuyện cứ được để tự nhiên - không bị can thiệp, không bị lảng tránh, hay mong cầu, hay bị khái niệm hóa - mà chỉ được kinh nghiệm trong sự tỉnh thức hoàn toàn. Chính sự tỉnh thức như thế là Sattva. Nó chẳng cần dùng đến sự vật hay con người - nó đáp ứng tất cả.

H: Vì không cải thiện được Sattva, tôi chỉ còn cách giải quyết TamasRajas? Làm sao tôi giải quyết chúng?

M: Bằng cách quan sát ảnh hưởng của chúng trong ông và đối với ông. Biết rõ TamasRajas trong khi chúng hoạt động, quan sát những thể hiện của TamasRajas trong ý nghĩ, lời nói, và hành động của ông; dần dần sự kiềm tỏa của TamasRajas sẽ giảm đi và quang minh của Sattva sẽ xuất hiện. Đây không phải là một tiến trình cam go, và dai dẳng; lòng thành khẩn là điều kiện duy nhất để thành công.

H: Ông không đắm chìm miên viễn trong cái trừu tượng?

M: Trừu tượng thuộc về tâm, thuộc về ngôn từ. Nó biến mất trong khi ngủ, hay bất tỉnh, và tái xuất hiện trong thời gian. Ta ở trong trạng thái phi thời của chính Ta - bây giờ. Qua khứ và tương lai chỉ ở trong tâm - Ta là bây giờ.

H: Thế giới cũng là bây giờ.

M: Thế giới nào?

H: Thế giới quanh ông và tôi.

M: Đó là thế giới của ông mà ông có trong tâm, không phải của Ta. Ngay cả cuộc đối thoại giữa Ta và ông cũng ở trong thế giới của ông, ông biết gì về Ta? Ông không có một lý do nào để tin được thế giới của Ta giống với thế giới của ông. Thế giới của Ta thì thực có và chơn thật như nó được nhận thức, còn thế giới của ông xuất hiện và biến mất theo trạng thái của tâm ông. Thế giới của ông là một cái gì xa lạ và ông sợ hãi nó. Thế giới của Ta là chính Ta. Ta ở ngay trong nhà.

H: Nếu ông là thế giới, làm sao ông biết được nó? Thế không phải chủ thể của ý thức khác với đối tượng của nó?

M: Ý thức xuất hiện và biến mất cùng với thế giới, do đó chúng là hai phương diện của cùng một trạng thái.

H: Trong khi ngủ không có tôi nhưng thế giới vẫn tiếp tục.

M: Làm sao ông biết?

H: Khi thức dậy tôi biết. Ký ức của tôi cho tôi biết.

M: Ký ức ở trong tâm. Tâm vẫn tiếp tục trong khi ông ngủ.

H: Trong khi ngủ, một phần của nó không hoạt động.

M: Nhưng hình ảnh mà nó có về thế giới thì không bị ảnh hưởng. Chừng nào tâm còn đó, thân ông và thế giới của ông còn đó. Thế giới của ông do tâm tạo ra, nó chủ quan, giới hạn trong nội vi của tâm, nó manh mún, tạm bợ, cá nhân, và đeo bám trên sợi chỉ của ký ức.

H: Không phải thế giới của ông cũng thế?

M: Ồ, không. Ta sống trong một thế giới của những hiện thực, còn thế giới của ông là của những tưởng tượng. Thế giới của ông là thế giới cá nhân, riêng tư, không chia sẻ được, và mật thiết với chính ông. Không ai có thể thâm nhập được thế giới của ông để thấy như ông thấy, nghe như ông nghe, cảm nhận những xúc động của ông và suy nghĩ những ý nghĩ của ông. Trong thế giới của ông, ông thực sự một mình, ông nằm gọn trong giấc mộng vô thường của ông mà ông cho đó là cuộc đời. Thế giới của Ta là một thế giới rộng mở, chung cho tất cả, và tất cả đều có thể tiếp cận. Trong thế giới của Ta chỉ có cái chung, sự sáng suốt, tình yêu, phẩm chất chơn thật; cái cá nhân là cái toàn thể, cái toàn thể - trong cái cá nhân. Tất cả là Một và Một là tất cả.

H: Thế giới của ông có đông người và đầy những sự, vật như thế giới của tôi?

M: Không, nó chỉ đầy chính Ta.

H: Nhưng ông có thấy và nghe như chúng tôi?

M: Có, Ta có vẻ như nghe, thấy, nói chuyện và hành hoạt, nhưng đối với Ta nó chỉ xảy ra, cũng như sự tiêu hóa và bài tiết xảy ra với ông. Bộ máy thân tâm điều hành những chuyện như thế, nhưng chừa Ta ra. Cũng như ông không bận tâm đến chuyện tóc mọc, thì Ta cũng chẳng bận tâm đến lời lẽ và hành vi. Chúng cứ xảy ra và để mặc Ta vô tâm, vì trong thế giới của Ta không bao giờ có sự sai lầm xảy ra.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh