Luân Xa 3: Hành Động, Ý Chí, Quyền Lực

LUÂN XA 3: HÀNH ĐỘNG, Ý CHÍ, QUYỀN LỰC

Luân xa ba liên quan đến yếu tố lửa.

Luân xa ba phát triển từ 18 tháng đến 4 tuổi.

Lúc này trẻ bắt đầu muốn độc lập.

Mẹ bảo, muốn mặc quần áo cho con. Không ! để con tự mặc.

Tuổi mà cái tôi bắt đầu hình thành, rất nhạy cảm, thể hiện phẩm quyền của trẻ, liên quan đến hành động của bản thân.

Sự xấu hổ (Shame) sẽ làm tổn thương luân xa ba.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Sự xấu hổ là cảm giác dấy lên từ ý thức về điều gì đó đáng xấu hổ, hoặc hoàn toàn không thể tha thứ. Khi xấu hổ được nội tâm hóa, bạn không thể biểu hiện tự nhiên trong hành động và hành vi của mình. Tính tự trọng và sức mạnh cá nhân bị ảnh hưởng nặng.

Sự xấu hổ được chuyển hóa bằng tính tự trọng (Respect)

Vậy sự xấu hổ nó đến từ đâu ?

Nếu như cảm giác tội lội làm tổn thương luân xa hai, nó đến từ sự phán xét của chính mình. Cảm giác tội lỗi đến từ bên trong.

Thì sự xấu hổ lại đến từ việc người khác phán xét, đánh giá bạn. Sự xấu hổ đến từ bên ngoài.

1. Những trải nghiệm gì trong cuộc sống làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, dẫn tới luân xa ba bị tổn thương ?

🌺 Được nuôi dạy trong môi trường gia trưởng, áp đặt nhân danh sự kỷ luật của ba mẹ.

Có hai kết quả xảy ra khi bố mẹ độc đoán:

🔹 Trẻ nổi loạn.

Trẻ em buộc phải nổi loạn để chống lại sự thao túng, kiểm soát của ba mẹ. Khi lớn lên, chúng dễ trở nên kháng cự với những yếu tố bên ngoài. Bởi vì ngay từ nhỏ đã bị cha mẹ cấm đoán, không cho làm cái này, cái kia, lớn lên sẽ trở thành người lớn nổi loạn với chồng, vợ, sếp, và tất cả những người xung quanh.

🔹 Trẻ rất vâng lời

Bạn vâng lời bằng sự tôn trọng hay sợ hãi ?

Bạn có tự do ý chí hay bị kiểm soát ?

Ý chí bị bẻ gãy. Khi lớn lên, trẻ em có xu hướng tuân thủ và rút lui, và sức mạnh bên trong không bao giờ được phát triển, thường có xu hướng nạn nhân và đổ lỗi

Bạn trao lựa chọn của mình cho người khác quyết định dùm.

Ví dụ: trẻ muốn ăn bánh, trẻ lấy cái bánh trong hủ ra ăn, mẹ hỏi ai lấy bánh trong hủ. Trẻ trả lời: “Anh đấy ạ, anh bảo con lấy bánh cho anh ăn”

Trẻ đỗ lỗi cho người khác và không chịu trách nhiệm về hành động của chính mình.

🌺 Sự trừng phạt quá mức: la mắng, đánh đập, không giải thích lý do vì sao phạt con. Điều này khiến trẻ xấu hổ về bản thân. Việc đánh giá thấp mình được ngấm vào trong và trở thành một mô thức cốt lõi trong cuộc sống, dẫn đến sự tự hủy hoại bản thân, điều này cũng ảnh hưởng lên luân xa một.

🌺 Chỉ trích, phán xét, dìm hàng con làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Kiến cho trẻ cảm thấy xấu hổ, và hoài nghi chính mình, ảnh hưởng đến tính tự trọng.

Mẹ: Sao con lười biếng quá vậy ? Mẹ nói vậy vì mẹ là mẹ của con, mẹ đóng góp ý kiến, để cho con tốt đẹp hơn.

Đóng góp ý kiến khác chỉ trích, phán xét.

Bố mẹ phán xét con nhân danh tình yêu, so sánh con mình với con người khác, sẽ tổn thương sự tự trọng của con.

🌺 Cơn giận của người lớn ở bên ngoài, mang về nhà, trút hết lên đầu con trẻ.

Trẻ không hiểu nguyên nhân cảm xúc tiêu cực của ba mẹ, và chúng giả định rằng, sự căng thẳng, giận dữ này là nhắm đến chúng bởi một số lỗi sai của chúng, cho nên chúng cảm thấy xấu hổ và tội lỗi

🌺 Bỏ lơ con, chơi Facebook, nghiệm game. Trẻ con chỉ cảm thấy chấp nhận mình khi người lớn nhìn nhận chúng.

🌺 Thiên vị, ba mẹ có hai đứa con và thương đứa kia hơn nó, bởi vì trong hai đứa con, đứa kia có phẩm chất “vâng lời” dễ được ba mẹ yêu thích hơn, đứa trẻ cảm thấy không xứng đáng, không nhận được tình yêu của ba mẹ. Đứa trẻ sẽ hình thành tình yêu có điều kiện, mình phải học giỏi, ngoan ngoãn thì ba mẹ mới thương, khiến đứa trẻ mất niềm tin vào bản thân, đánh giá thấp chính mình, tính tự trọng yếu.

🌺 Yêu thương có điều kiện: bạn có thường được khen thường cho sự vâng lời và bị phạt khi không tuân phục ?

Tình yêu có điều kiện, làm cho trẻ em bắt đầu học cách ra điều kiện, nguyên nhân, kết quả.

Hệ thống thưởng phạt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Sợ bị phạt nên không dám trải nghiệm, rút lui vào vùng an toàn, làm cho ý chí kém.

🌺 Hành vi và trách nhiệm không phù hợp lứa tuổi:

Giao cho con chị bảy tuổi chăm sóc đứa em ba tuổi là trách nhiệm không phù hợp.

Trẻ bảy tuổi không thể nuôi nấng, chăm sóc một trẻ nhỏ khác được, đó là trách nhiệm quá sức của trẻ và trẻ sẽ không thể làm tốt như người lớn, nên chúng sẽ cảm thấy xấu hổ.

🌺 Cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục sẽ ảnh hưởng toàn bộ các luân xa, trong đó có luân xa ba, vì trẻ sẽ cảm thấy rất xấu hổ nhục nhã với trải nghiệm tiêu cực này.

🌺 Tính tự trọng bị ảnh hưởng khi có tiếng nói bên trong luôn chỉ trích tất cả những sai sót của bạn trong quá khứ, như “tôi không thể làm nó”, “tôi không đáng giá”, “tôi phải hoàn hảo”, “tôi không được tạo ra lỗi lầm”, “tôi không đủ tốt”, “không ai yêu tôi”….

2. Khi luân xa 3 bị mất cân bằng, thì khó có thể thực hiện được điều họ muốn. Chúng sẽ biểu hiện như thế nào ?

🌺 Thái quá năng lượng của luân xa ba

Thao túng, kiểm soát, áp đặt người khác.

Khi chúng ta có tự trọng, chúng ta đã có quyền lực ở bên trong.

Người muốn thao túng, kiểm soát người khác bởi vì họ không có tự trọng, không có quyền lực bên trong, nên họ muốn lấy quyền lực của người khác bên ngoài bù đắp vào.

Họ thống trị người khác bằng cách nào ?

Họ sử dụng định dạng bên ngoài, để kiểm soát, áp đặt người khác. Ví dụ:

- Bố là bố của con, con phải nghe theo lời của bố.

- Tôi là sếp của anh, nên anh phải làm theo ý của tôi.

Họ làm mọi cách để có quyền lực, trở thành người có quyền cao chức trọng, để có thể thao túng người khác.

Họ thích kiểm soát người khác, thích người khác nghe theo mình.

Họ luôn bận rộn, vì cứ phải hành động liên tục, liên tục.

Họ tìm kiếm sự khen ngợi từ người khác và họ xem đây là phần thưởng dành cho họ.

Ví dụ: khi bạn đi vào một phòng khám của một vị bác sĩ, bạn thấy trên tường treo đầy bằng khen, bằng cấp, học vị mà họ đạt được và họ luôn muốn kiếm thêm thật nhiều giấy khen, để nuôi dưỡng bãn ngã, cái tôi của họ.

Họ nhận diện bản thân mình thông qua sự thừa nhận của người khác.

Họ luôn so sánh mình với người khác, tôi giỏi hơn anh cái này, tốt hơn anh cái kia, họ thích tranh đấu tới cùng bởi vì lúc nhỏ, đây là một đứa trẻ nổi loạn, chúng không được làm những gì chúng muốn, đứa trẻ bị lấy đi tự do của mình, lớn lên, chúng chỉ muốn lấy lại sự tự chủ của mình, để bù đắp cho sự thiếu hụt tự trọng bên trong mà thôi.

🌺 Thiếu hụt năng lượng của luân xa ba.

🔹 Thiếu ý chí.

🔹 Tính kỷ luật thấp, khó hoàn thành công việc đặt ra.

🔹 Trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.

🔹 Đây là những người thích làm hài lòng người khác, đi theo và rất vâng lời.

Có một điều thú vị là, một người luân xa ba thái quá sẽ thu hút một người luân xa ba bị yếu.

Và hai cặp bài trùng này, luôn đi chung với nhau.

Ví dụ: có một vị Guru giả, họ chỉ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi có nhiều người sùng bái.

Họ bảo: “Ta sẽ đặt ngón tay cái của ta lên con mắt thứ ba của con, truyền năng lượng cho con, để khai mở con mắt thứ ba cho con, hãy đưa cho ta 1000 USD”.

Bạn dạ dạ, vâng vâng, đưa cho vị thầy giả 1000 USD. Khi con mắt thứ ba không được mở, bạn quay sang nói vị Guru kia lừa đảo.

Bạn đưa trách nhiệm của mình cho người khác, rồi bây giờ đổ lỗi cho vị thầy kia, bạn đang diễn vai nạn nhân đó.

🔹 Hung hăng một cách thụ động.

Ví dụ:

- Sếp bắt nộp bản báo cáo dài loằn ngoằn trong vòng hai tiếng nữa, nhưng bạn cảm thấy không thể làm được, bạn cần thêm thời gian. Nhưng bạn không trao đổi với sếp để gia hạn thêm thời gian, mà làm dối trá, cẩu thả cho xong, để nộp theo như yêu cầu của sếp, không có trách nhiệm gì cả.

- Bị mẹ mắng đi chơi về trễ sau 10 giờ tối, trẻ định giải thích thì mẹ chặn ngang, không cho giải thích lý do gì cả, về trễ là sai. Trẻ tức giận ngầm, sáng ra, mẹ chở đi học, thì trẻ giấu giầy, để mẹ phải đi kiếm, chống đối ngầm với mẹ.

Mỗi người chúng ta ai cũng đều có những ước mơ, nhưng không phải ai cũng thực hiện được mơ ước của mình, bởi vì luân xa ba không cân bằng, nguyên do là:

1. Họ không đủ ý chí để thực hiện ước mơ đó

2. Họ hành động quá nhiều và hầu hết là hành động sai.

Họ thiếu tự trọng bên trong, nên họ muốn người khác nghe theo họ, và họ làm rất nhiều thứ để người khác phải phục tùng họ, ý định ban đầu đã là sai, nên hành động đó sai, nó tạo ra một nghiệp xấu và nghiệp xấu đó quay trở lại với họ.

Đó là lý do vì sao họ không thực hiện được mơ ước của mình.

3. Cân bằng của luân xa ba

- Tính tự trọng lành mạnh, và có ý chí đối mặt với những điều chưa biết, chấp nhận sự thử thách, chủ động đón nhận rủi ro, chấp nhận phạm lỗi, nhận trách nhiệm, rút ra bài học từ lỗi lầm.

- Tự đánh giá chính mình mà không phụ thuộc vào những thành tựu bên ngoài.

- Sức mạnh cá nhân tốt, họ dựa vào sức mạnh nội tại của chính họ, vì vậy, họ rất cân bằng, có khả năng nhìn thấy mọi người là như nhau.

4. Làm cách nào chúng ta có thể cân bằng luân xa ba ?

Vậy làm thế nào để chuyển hóa sự xấu hổ thành lòng tự trọng ?

⚜️ Nâng cao sự nhận biết: thiền sâu.

Lòng tự trọng nó đến từ đâu ?

Nó đến từ cái tôi cao hơn (Higher Self ), linh hồn của bạn.

Vậy Higher Self là gì ?

Trích dẫn thông điệp của cô Teri Wade lấy từ trang Facebook cá nhân mà cô ấy chia sẻ công khai cho cộng đồng, do em Nguyễn Thị Mỹ Dung dịch lại, như sau:

“Higher Self của chúng ta quan tâm đến những điều từ tận sâu trong tim, nhưng đôi khi nó bị che lấp bởi tiếng nói của bản ngã.

Higher Self muốn bạn nhớ rằng bạn chính xác đang ở đâu, nơi nào bạn phải đến. Những sai lầm bạn đã mắc phải chỉ là những bài học để đưa bạn đến nơi mà bạn cần đến. Những thử thách trong cuộc sống là những bước quan trọng và cần thiết để bạn học bài học cuộc đời của mình.

Higher Self muốn bạn nhớ rằng khoảnh khắc hiện tại, là khoảnh khắc duy nhất bạn có thể sống và thay đổi trong cuộc đời.

Cái tôi thường sống trong quá khứ và những gì đã xảy ra. Cái tôi cũng thích dành thời gian để tưởng tượng về những gì tương lai có thể xảy đến. Nhưng, ở một trong những nơi đó bạn thực sự không thể thay đổi được điều gì. Bạn cần phải tiếp tục bước đi trong hành trình của mình.

Higher Self muốn bạn nhớ rằngbạn có mọi thứ mà bạn cần, nó nằm ở bên trong của bạn.

Tìm hiểu về bản thân và giá trị của bạn rất quan trọng đối với nhận thức của bạn.

Bạn là thẩm phán duy nhất thực sự cho những giá trị của bản thân.

Cái tôi quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài, nó tìm kiếm sự xác nhận từ những thứ như: tiền bạc, sở hữu tài sản, thành công, địa vị, danh tiếng, và cách người khác đánh giá bạn.

Nếu bạn rũ bỏ hết những thứ "trang trí" này đi, nó sẽ phản ánh giá trị thực sự của con người bạn. Bạn sẽ không bao giờ đạt được mục đích của mình nếu bạn liên tục cố gắng làm hài lòng người khác.

Higher Self muốn bạn nhớ lại bạn là ai, để được dẫn dắt từ bên trong bởi tình yêu chứ không phải nỗi sợ hãi.

Hướng dẫn duy nhất mà Higher Self của bạn tuân theo chính là tình yêu vô điều kiện với tần số rung động cao.

Cái tôi được hướng dẫn bởi sự sợ hãi với tần số rung động thấp. Cái tôi luôn sợ không có đủ tiền, không đủ những điều mình cần trong cuộc sống.

Higher Self muốn bạn nhớ rằng sự an toàn, nằm trong sự chấp nhận, chứ không phải là kiểm soát. Là con người, chúng ta cố gắng đấu tranh vì sự an toàn, điều này có nghĩa là chúng ta thích kiểm soát cuộc sống nhưng sự thật là chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ, vì vậy hãy học cách đi theo dòng chảy cuộc sống để chúng ta có thể chấp nhận hơn thay vì kiểm soát. Hãy tin vào bản kế hoạch linh hồn của bạn.

Mọi cuộc đấu tranh hàng ngày trong tâm trí con người là nghĩ rằng mọi thứ nên là như thế này, một kiểu khẳng định như là “như vầy mới đúng” thay vì chấp nhận thực tế vốn có của nó như nó chính là.

Chúng ta không ở đây để phán xét người khác, chúng ta ở đây để làm tốt nhất có thể trong cuộc đời này và trong lần tái sinh lần này. Nhiệm vụ của bạn, khi bạn được sinh ra, là nhiệm vụ cá nhân của bạn, nó sẽ tùy thuộc vào bạn để hoàn thành chứ không phải bất kỳ ai khác.

Higher Self muốn bạn nhớ rằng bạn không cần phải thay đổi bất cứ điều gì mà bạn đang có cả. Bạn đủ tốt, đủ tuyệt vời với những cái bạn đã có sẵn.

Sự phát triển không đến từ việc cải thiện bản thân, nó đến từ việc chấp nhận bản thân.

Khi bạn chấp nhận bản thân hoàn toàn, những mô thức, suy nghĩ không lành mạnh bắt đầu biến mất.

Khi bạn lắng nghe tiếng nói thẳm sâu bên trong linh hồn mình, nghĩa là bạn điều chỉnh theo hướng dẫn của Higher Self , bạn sẽ biết được mục đích thực sự của cuộc đời bạn là gì.

Một lần nữa, nhận thức về bản thân là chìa khóa để bạn sống cuộc đời thực sự của chính mình trong tình yêu thương, tự do và hòa hợp với toàn thể vũ trụ.

Cuộc sống của bạn sẽ là cuộc sống ý nghĩa mỗi ngày với bài học mình cần phải học trong cuộc đời” ~ Teri Wade

Bạn càng kết nối với Higher Self của bạn bao nhiêu, bạn càng tôn trọng chính mình bấy nhiêu.

Bởi vì khi kết nối với Higher Self , bạn mới chấp nhận chính mình vô điều kiện.

Bạn nhận ra là bạn một cá thể độc lập, độc đáo và duy nhất trên cõi đời này, như vậy bạn có đáng quý không ạ ?

Bạn càng trân quý mình bao nhiêu, bạn càng có lòng tự trọng bấy nhiêu.

Chỉ khi bạn thiền sâu, bạn mới kết nối được với Higher Self , linh hồn của mình, và có lòng tự trọng đúng đắn và đủ đầy.

⚜️ Ngừng tạo ra vấn đề:

🔹 Kết nối với Higher Self của mình.

Cách bạn đối diện với các lỗi lầm trong cuộc sống như thế nào ?

Cách bạn giao tiếp với người có chức quyền ra làm sao ?

Bạn cần kết nối với trực giác của mình, bạn làm điều đó để làm gì ?

Bạn làm điều đó để làm hài lòng người khác, muốn được người khác chấp nhận mình, hậu thuẫn cho bạn hay hành động đó nó đến từ sự dẫn dắt bên trong.

Bạn càng làm theo trực giác của riêng bạn, bạn càng tự trọng.

🔹 Chấp nhận chính mình vô điều kiện,

Chúng ta phải nhận ra những phẩm chất độc đáo của linh hồn và chấp nhận chính mình, không một ai có thể làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã được.

Nếu ai đó đến sĩ nhục bạn, bạn không cần quan tâm, bởi vì bạn biết: tôi là tất cả những gì tôi có, tôi biết cái gì đúng, cái gì sai.

Khi bạn đang đi ngoài đường, có một con chó chạy đến sủa bạn, bạn có quay ra nói với con chó rằng “tại sao mày sủa tao” không ?

Có người lạ tới nói với bạn, “bạn thật là ngu ngốc”, bạn có cần phải tiêu tốn năng lượng của mình để tranh cãi với họ “tôi không có ngu” không ?

🔹 Sự xấu hổ liên kết với sự sợ hãi và sự tội lỗi. Chúng ta phải chuyển hóa sự sợ hãi và tội lỗi thì chúng ta mới có thể giải phóng sự xấu hổ, mặc cảm được.

Người hướng dẫn: Pradeep Vijay & Navneet Kaur

Người viết: Dương Thị Quỳnh Châu

Hiệu đính: Võ Thị Kim Cúc

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh