Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 1. Những Câu Chuyện Hoang Đường

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 1. NHỮNG CÂU CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG

Phần 1: THƯỢNG ĐẾ THỜI NAY

Chương 1: NHỮNG CÂU CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG

Đây là cuốn sách dành cho những người giống như tôi, thấy bản thân mình đang sống giữa những câu chuyện hoang đường khác nhau và có lúc xung đột nhau - những câu chuyện mang tính sử thi giúp chúng ta cảm nhận về cuộc sống ngắn ngủi trên trái đất. Một số câu chuyện hoang đường bắt nguồn từ những khoảng thời gian và không gian xa xưa, trong khi một số câu chuyện khác lại là sản phẩm của thế giới hiện đại.

Cho dù những câu chuyện hoang đường mà chúng ta kế thừa từ quá khứ phát xuất từ một tôn giáo theo thuyết nhất thần, chẳng hạn Do Thái giáo hay Cơ Đốc giáo, hoặc xuất phát từ một truyền thống vô thần, chẳng hạn như Phật giáo, thì chúng vẫn có cùng quan điểm cho rằng cuộc sống của con người chỉ là một phần của cái mênh mông rộng lớn vượt quá sức của nó. Cả hai đều tin vào những thế lực giấu mặt đang hoạt động - cho dù là thế lực của Thượng Đế hay nghiệp chướng - thì nó cũng đã ném chúng ta vào thế giới này để đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là cứu rỗi bản thân để đạt đến sự bất diệt.

Những câu chuyện hoang đường của thời hiện đại hết sức gần gũi, khó có thể nhận ra chúng có phải là những câu chuyện hoang đường hay không. Ngay cả những người sống trong xã hội cận đại theo Phật giáo hay Cơ Đốc giáo cũng không coi sự hiểu biết của mình về thế giới là mang tính hoang đường, và chúng ta cũng không thể coi những câu chuyện hoang đường là cơ sở để phán đoán xem chúng ta là ai và loại vũ trụ mà chúng ta đang cư trú là gì. Một câu chuyện hoang đường có ảnh hưởng lớn trong thời hiện đại đã phổ biến ở phương Tây trong hai thế kỷ qua, dựa trên những hiểu biết mang tính khoa học về thế giới. Người ta cho rằng đó là nguồn gốc đầy thuyết phục về vũ trụ và đời sống tri giác, đó là lời giải thích và tiên đoán về sức mạnh vô cùng của vũ trụ, đó là những kỹ thuật có thể tạo nên ấn tượng sâu sắc bởi sự hiểu biết của nó về thế giới vật chất, do đó chúng ta không chấp nhận bất cứ điều gì mang tính hoang đường về nó.

Cho dù những điều chúng ta tin có thể được xác minh bằng kinh nghiệm thì cũng không thay đổi được bản chất của nó là một câu chuyện hoang đường. Bất kể thế giới khoa học hiện đại “đúng đắn” đến đâu thì câu chuyện hoang đường vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay, tương tự, thế giới quan tiền khoa học cũng đã từng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa tiền hiện đại. Vì nó giải thích quá rõ cuộc sống của loài người chỉ là một phần trong cái mênh mông rộng lớn vượt quá sức của mình. Nó còn được duy trì bởi những niềm tin. Chúng ta tin rằng vũ trụ đã hoàn toàn nổ tung cách nay 15 tỷ năm; chúng ta tin rằng loài người tiến hóa bởi sự chọn lọc ngẫu nhiên của đột biến gien di truyền từ những dạng thức nguyên thủy sơ khai của cuộc sống; chúng ta tin vào sự tồn tại của điện tử và các hạt vi lượng. Nhưng liệu chúng ta có thể chứng minh sự thật về bất cứ loại hạt nào trong số này khi có kẻ không tin tưởng vào chúng không?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Sự hiểu biết của con người luôn bị hạn chế và mang tính cục bộ. Điều duy nhất thực sự đúng đối với bất cứ ai, cho dù thông minh và được thông tin tốt cỡ nào, là có thể đòi hỏi được biết một cách hợp lý về tính chắc chắn. Bất cứ điều gì anh ta biết nhất thiết phải thông qua những công cụ, cảm xúc, lý trí và trí tuệ của anh ta. Điều không thể đối với anh ta là phải sử dụng một quan điểm thuận lợi không được sắp đặt sẵn, độc lập với những công cụ và tách biệt với cơ thể khi anh ta kiểm tra xem kiến thức có sẵn của mình có đáp ứng thực tế như vậy hay không? Cho dù điều này có thể được giải thích rõ ràng, thực tế vẫn giữ nguyên bản chất bí ẩn của nó. Còn những vấn đề lớn lao đầy ý nghĩa như sinh ra và chết đi, làm điều thiện và điều ác…, thì các ngành khoa học tự nhiên vẫn chưa hé lộ.

Nhưng những câu chuyện hoang đường mà tổ tiên xưa truyền lại vẫn tiếp tục hiện diện. Chúng ta tiếp tục rút ra từ chúng câu trả lời cho những vấn đề của mình. Những người công khai theo thuyết vô thần và chủ nghĩa vật chất đều cảm thấy khó chịu bởi những trích đoạn trong Kinh Thánh. Một người cải tâm sang đạo Phật nhưng lại cảm nhận được cảm giác thiêng liêng gần gũi trong một nhà thờ đổ nát ở vùng quê nước Anh hơn là trong những thiền viện mà bà đã từng đến ở Tây Tạng. Vậy trong những giây phút tuyệt vọng, ai có thể kêu gọi được sự giúp đỡ của Đấng tối cao mà họ đã từ bỏ?

Là một người phương Tây theo đạo Phật từ 30 năm qua, tôi đã nhận ra những câu chuyện hoang đường tồn tại song song trong tôi và đang lôi kéo sự chú ý của tôi. Tôi không theo đạo Cơ Đốc nhưng tôi nhận ra mình đã bị tiêm nhiễm bởi những câu chuyện hoang đường và những giáo lý Cơ Đốc của kỷ nguyên hậu Cơ Đốc giáo, môi trường đầy tính nhân bản tự do bao bọc quanh tôi. Tạm thời, tôi thiên về nghệ thuật hơn là khoa học, nhưng tôi cảm kích trước một thế giới quan mang tính khoa học đang phát triển, thông tin về một xã hội mà tôi là một phần tử trong đó. Tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc dịch những bản văn về Phật giáo, những lời giáo huấn về sự suy ngẫm và triết lý nhà Phật, đồng thời viết những cuốn sách giải thích về đạo Phật đương đại. Khi cố gắng tìm hiểu và kết nối những bài giảng cùng những câu chuyện hoang đường về đức tin của mình, tôi liên tục nhận ra những tiếng nói khác tương tự như suy nghĩ của tôi.

Trọng tâm hành vi nhận thức của Đức Phật nằm trong sự nhận biết phản trực giác về cảm nhận của con người theo một hình thức hoàn toàn ngẫu nhiên, không chắc chắn và nhất thời. Bằng việc cố gắng tập trung sự chú ý và không lệ thuộc vào cuộc sống khi nó bộc lộ bên trong và chung quanh mình, thái tử Tất Đạt Đa (theo lịch sử của Đức Phật) đã nhận thấy rằng không có bản chất cơ bản nào có thể đứng vững, nó phải đứng lùi lại và xem xét sự tích hợp của màu sắc, hình dáng, âm thanh, cảm giác, suy nghĩ, cảm nhận đã nảy sinh và biến mất trong từng giai đoạn của ý thức. Sự nhận thức sâu sắc đáng kinh ngạc này đã làm Ngài hết sức xúc động về những gì Ngài cảm thấy đó là bản thân mình. Sức thuyết phục mang tính bản năng của một sinh vật đại diện cho cái “tôi” biệt lập và không thay đổi đã bị sụp đổ. Cuộc sống đúng là một chuỗi những diễn biến ngẫu nhiên mang tính thăm dò đáng kinh ngạc, đưa con người vào một chuỗi những nguyên nhân và kết quả phức tạp, nhưng không có sự khởi đầu rõ rệt và không có sức mạnh thiêng liêng bí ẩn nào hướng dẫn chúng đi đến một kết thúc được định trước.

Mua đá năng lượng:

Thái tử Tất Đạt Đa thấy rằng việc phát hiện về vô ngã và thực tế vô thần giúp mình cảm nhận tự do một cách sâu sắc. Ngài được tự do thoát khỏi những thôi thúc cùng nỗi sợ hãi của một người tự cho mình là quan trọng, điều từng làm Ngài vướng vào một vòng xoáy vô tận của sự nhàm chán và khổ não. Ngài muốn nhắc đến sự tự do như là “cõi Niết bàn” - nghĩa đen là “việc thổi bay” những “đốm lửa” của sự bất bình, liên quan đến sự tồn tại của con người. Ở một khía cạnh khác, Ngài nói về điều này với nghĩa là “hư không”: là một không gian mở mà ở đó, ý tưởng trở thành một bản chất cô lập và bất diệt đã không còn khả năng làm vướng bận một ai. Hư không này là “nơi ở của một con người vĩ đại”, nơi người ta có thể đối đầu và đáp trả thế giới bằng một cái nhìn vị tha nhưng đầy cảnh giác.

Một khoảng hư không không tìm thấy ý nghĩa và giá trị chính là sự đối lập với những gì Đức Phật muốn nói đến dưới dạng một “hư vô”. Đối với Ngài, sự hiểu biết về hư không đã biến cái vòng ám ảnh về những nỗi sợ hãi và lòng khao khát thành sự khôn ngoan và chu đáo, nhằm đề cao tính tự do và sự đáp ứng nhiệt tình bên trong. Thay cho sự thiếu vắng ý nghĩa và giá trị, là sự thiếu vắng những hạn chế và kìm hãm năng lực của một người nhằm nhận biết cuộc đời con người có khả năng trở thành cái gì.

Khi hư không được đề cập như một khía cạnh tinh tế của hiện thực hay một tình trạng mang tính hoang đường của tinh thần, thì nó vẫn có nguy cơ được tôn sùng quá đáng như một đối tượng tôn giáo có đặc quyền khác. Nagarjuna, nhà tư tưởng vĩ đại của Ấn Độ thế kỷ II đã nhận thức một cách sâu sắc về hiểm họa này:

Đức Phật nói hư không

Là đang buông trôi những quan điểm

Những tín đồ đang chìm trong cõi hư không

Là những kẻ bất trị

Hư không phải là điều thiêng liêng có thể tin tưởng được. Đó là một sự gột rửa: bỏ qua những giáo điều từng trói buộc con người vào lớp vỏ cứng chắc của bản thân, nhưng dường như lại tồn tại trong trạng thái tách rời khỏi những rắc rối của cuộc sống. Hành vi gột rửa này dẫn tới việc phá bỏ những định kiến hà khắc và gây trở ngại cho tinh thần - giống như một rào chắn bắc ngang con sông - để cho dòng cuộc sống bị kìm nén được tự do chảy đi…

Việc từ bỏ, cho dù tạm thời và không cố ý này sẽ không bôi xóa bạn, mà sẽ mở ra trước mắt bạn một thế giới phù du và đầy tính ngẫu nhiên để bạn cùng chia sẻ với những tạo vật đầy lo lắng khác giống bạn. Điều này có thể rất khủng khiếp vì chắc chắn trong một thế giới như vậy, đến một lúc nào đó, bạn sẽ chết. Bạn nhận thấy bản thân mình không phải là một thứ ổn định hay mang bản chất riêng biệt, mà chỉ là một câu chuyện phức tạp, mang tính thăm dò, đang vội vã đi đến kết luận. Điều này có thể thúc giục bạn gấp rút quay trở lại với nhận thức, niềm tin cùng những thói quen làm bạn cảm thấy an toàn. Nhưng khi hành vi trút bỏ đã bắt đầu thì việc bám víu vào những niềm an ủi sẽ cản trở bạn cảm nhận một cuộc sống an toàn. Để trở về trạng thái hư không, như Nagarjuna đã khẳng định, bạn phải đối mặt với điều ngẫu nhiên bất kỳ, không được chọn lọc trong cuộc sống. Thách thức của trạng thái hư không là lao vào dòng chảy xiết của cuộc sống thay vì lảng vảng ngập ngừng trên bờ vực …

“Điều ngẫu nhiên”, là sự diễn dịch ngắn gọn và chính xác về khái niệm paticcasamuppada của nhà Phật (thường được diễn tả như “sự bắt nguồn phụ thuộc”). Bất cứ điều gì ngẫu nhiên đều phụ thuộc vào một thứ khác vì sự tồn tại của mình. Chúng ta tạo nên những kế hoạch “ngẫu nhiên” vì cuộc sống đầy những điều bất ngờ, và bất kể sự chuẩn bị của chúng ta ra sao thì mọi thứ cũng thường không xảy ra như đã định. Tính phức tạp của các phương thức sống làm con người khó có thể nhìn thấy trước một hệ thống đã cho (có thể là một người hay một vật) sẽ cư xử như thế nào trong giai đoạn kế tiếp, hay bị bỏ mặc một mình như thế nào trong tháng hoặc năm kế tiếp. Điều ngẫu nhiên bộc lộ tình trạng tự do hỗn loạn ngay trung tâm của những sự việc được sắp xếp theo thuyết nhân quả. Tuy nhiên, muốn nhờ đến bàn tay của Thượng đế, nghiệp chướng hay số mệnh để truyền một mệnh lệnh bí mật cho điều ngẫu nhiên, đòi hỏi con người phải có thiện chí để chấp nhận khả năng không thể loại trừ và không thể đoán trước được, thay vì đạt tới trạng thái thoải mái, dễ chịu của lý thuyết suông.

Trái với “điều ngẫu nhiên” là “tính cần thiết”. Bất kể nhận thức về cuộc đời tầm thường và chóng tàn như thế nào thì tôi cũng không thể rũ bỏ sự thuyết phục mang tính trực giác từ trong tâm hồn, sự tồn tại của tôi là cần thiết trong việc hoạch định mọi thứ. Bằng việc tập trung sự chú ý cao độ vào bản chất ngẫu nhiên của cảm nhận, việc thực hành suy ngẫm của đạo Phật sẽ thách thức cảm giác bản năng của chúng ta, theo cách nói về Satan của Milton là “Tự mình sinh ra, tự mình nổi lên/Bằng sức mạnh ngày càng lớn của riêng mình”. Sự nhận thức sâu sắc về trạng thái hư vô của bản thân sẽ đạt được không chỉ qua việc loại bỏ bản thân mà còn qua việc tìm hiểu xem nó là ngẫu nhiên hay cần thiết.

Khi bản tính ngoan cường, cứng cỏi của các bản chất và sự vật thiết yếu bị phá hủy trong bối cảnh của trạng thái hư vô thì một thế giới ngẫu nhiên sẽ mở ra những điều mơ hồ và hay thay đổi, mê hoặc và khủng khiếp. Không những thế giới này bộc lộ trước chúng ta vẻ uy nghi, khôn khéo và phức tạp một cách đáng sợ, mà một ngày nào đó, nó sẽ nuốt chửng chúng ta trong làn ranh hỗn độn của nó cùng với tất cả những thứ khác mà chúng ta yêu thích. Vẻ đẹp sâu sắc của sự sáng tạo không thể tách khỏi tính chất hủy diệt tàn bạo của nó. Làm thế nào để sống trong một thế giới hỗn độn với sự khôn ngoan, khoan dung, chân thành, chu đáo và không có bạo lực chính là những gì mà các vị thánh cùng những triết gia đã cố gắng làm sáng tỏ trong nhiều thế kỷ qua. Đó cũng chính là những gì mà Phật giáo đang cố gắng đạt được thay vì thừa nhận bản chất bất tử hay siêu việt, nằm ngoài sự thăng trầm của thế giới. Đức Phật luôn cho rằng sự cứu rỗi nằm trong hành vi tháo bỏ những ý nghĩ kỳ quặc và thay vào đó là nắm lấy cuộc sống trần tục muốn phá hủy bạn.

Cuốn sách này là sự suy ngẫm về một số vấn đề lâu đời. Trong đó nhiều nhất là giải thích về những câu chuyện hoang đường, những học thuyết, triết lý và thực hành của nhà Phật. Tuy nhiên khi người nào đó thấy bản thân mình đang cư trú tại kẽ hở giữa những nền văn hóa và truyền thống, thì những ý tưởng về đạo Phật sẽ được đặt gần nhau và được đan xen vào nhau bằng những chất liệu lấy từ những nguồn khác như Kinh Thánh, thơ của Baudelaire, Roland Barthes và thuyết sinh học tiến hóa. Mặc dù tôi trích dẫn những bản kinh theo thuyết nhất thần nhưng tôi không tin vào Thượng đế nhiều hơn việc tôi tin vào Hamlet. Điều này không có nghĩa là Thượng đế cũng như Hamlet đều không có gì đáng nói. Những trang sách tập trung vào những nhân vật mang tính hoang đường và lịch sử, bắt nguồn từ những truyền thống, phong tục khác nhau. Con đường tôi đi men theo kẽ hở giữa những tôn giáo cùng những câu chuyện hoang đường lâu đời giúp tôi cảm nhận về cuộc sống. Càng tiến xa hơn, tôi càng nghi ngờ con đường này không có gì ngoài những kẽ hở hỗn độn của bản thân chúng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh