Quyền Năng Tư Tưởng: Chương 8

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG: CHƯƠNG 8

NHỮNG TRỞ NGẠI CHO VIỆC ÐỊNH TRÍ

TRÍ XAO ÐỘNG

Những người mới tập định trí đều than phiền rằng dù họ có cố gắng định trí cho thế mấy thì trí cũng vẫn xao động luôn. Quả thật vậy, có vài điểm đúng, vì định luật động và phản động ứng dụng nơi đây hay ở chỗ nào khác thì cũng thế: hễ cái trí bị sức ép mạnh bao nhiêu thì nó phản động lại mạnh bấy nhiêu. Tuy nhiên, dù có chấp nhận điều này hay không thì trong khi nghiên cứu tỉ mỉ, chúng ta thấy rằng sự giao động gia tăng, một phần lớn là do vọng tưởng. Sở dĩ chúng ta cảm thấy sự xao động tăng thêm là vì có sự chống đối mãnh liệt đột ngột giữa Chơn nhơn muốn tịnh và cái trí thì luôn luôn muốn động. Trải qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi, Chơn nhơn bị cái trí lôi cuốn theo sự chuyển động mau lẹ như một người bị lôi cuốn mãi theo quả địa cầu đang chuyển động không ngừng trong không gian, nhưng y không cảm thấy và không hiểu biết rằng y đang bị trọng lực hấp dẫn của quả địa cầu. Nếu người nào tách rời khỏi dẫn lực của địa cầu mà thân thể không bị tan nát như tương, chừng đó họ có thể nhìn thấy quả địa cầu đang chuyển động không ngừng với một tốc độ mau lẹ kinh khủng. Cũng như vậy, người nào còn chiều theo sự xoay chuyển của cái trí thì không nhận thức được cái trí hoạt động không ngừng. Tới khi nào chúng ta bắt buộc cái trí ngưng hoạt động, chừng đó mới thấy cái trí lao chao luôn luôn. Mãi đến ngày nay, con người cũng còn phải chiều theo cái trí xao động, chớ không thể ép buộc nó yên lặng cho được.

Nếu kẻ sơ cơ biết đặng những sự kiện này, ắt sẽ không ngã lòng trước sự cố gắng phải trải qua trong bước đầu để rút kinh nghiệm và hiểu rằng cái trí lau chau không ngớt là lẽ cố nhiên, không còn thắc mắc nữa; như vậy, họ mới yên tâm đeo đuổi công phu tập luyện. Nhưng dù hành giả thấy khó khăn đến mức nào thì cũng chỉ lập lại những lời phàn nàn của Arjuna cách đây 5oo năm do kinh nghiệm tập định trí như thế này là cùng:

Bạch Sư phụ Madhu, Sư phụ bảo pháp môn Yoga này làm cho thân tâm an tĩnh, nhưng con thấy nó không có nền tảng vững chắc, vì nó cứ xao động luôn cho nên trí con cũng không ngớt xao động. Bạch Ðức Krishna: Cái trí của con hung hăn và mạnh bạo như vũ bão, con nghĩ khó mà chế ngự nó được. Con nghĩ rằng nó khó kềm chế như là kềm chế gió vậy.”

Và đây là lời giải đáp chân thật của Ðức Krishna chỉ dạy con đường độc nhất để đi đến thành công:

Hỡi người dũng sĩ oanh liệt, thật vậy, khó mà chế ngự cái trí vì nó xao động luôn, nhưng con có thể hàng phục nó bằng cách huấn luyện đều đặn và lãnh đạm

Một khi trí yên tịnh thì những ảnh hưởng tạp nhạp của các tư tưởng bơ vơ trong trí phiêu bạt đang kiếm nơi nương tựa, lúc nào cũng quanh quẩn bên chúng ta, không thể ám ảnh tâm trí của chúng ta, vì trí ta đã quen định nên luôn luôn tự chủ. Bởi đó, những ảnh hưởng ngoại lai khó bề xâm nhập vào trí não chúng ta.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Người luyện trí nên giữ thái độ cương quyết, dè dặt đối với những tư tưởng “xâm nhập vào trí” và cần phải luôn luôn thận trọng trong sự chọn lọc tư tưởng. Ðừng dung dưỡng hay chấp chứa những tư tưởng xấu, nếu tư tưởng thấp hèn vừa bén mảng tới thì hãy gạt bỏ liền và lập tức thay thế bằng những tư tưởng có đặc tính tương phản. Ðó là cách huấn luyện cái trí để trong một thời gian, nó có thể tự động chọn lựa tư tưởng tốt và loại bỏ tư tưởng xấu. Những rung động điều hòa có tiết điệu rất dễ đánh đổ những rung động không hài hòa và lưng chừng. Những rung động sau này giống như viên sỏi, vừa chạm phải bánh xe đang quay thì dội ngược lại liền. Tất cả chúng ta đều đang sống trong những dòng tư tưởng liên tục, đầy dẫy thiện ác lẫn lộn thì chúng ta cần huấn luyện cái trí để nó có thể tự động chọn tư tưởng lành và tránh tư tưởng dữ.

Ðá nam châm có đặc tính dẫn lực và cự lực, cái trí của chúng ta cũng có đặc tính hút vô và đẩy ra như đá nam châm vậy, nhưng tùy chúng ta quyết định. Khi kiểm điểm những tư tưởng xâm nhập vào trí của chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy các tư tưởng đó toàn là những loại tư tưởng mà chúng ta nuông chiều hằng ngày. Cái trí chỉ dung nạp những tư tưởng nào thích hợp với sự hoạt động bình thường của nó. Vì vậy, nếu chúng ta thận trọng trong việc chọn lọc tư tưởng, chẳng bao lâu cái trí sẽ noi theo đường lối của chúng ta đã vạch sẵn mà tự động chọn lọc những tư tưởng tốt lành và sa thải những tư tưởng xấu xa.

Phần đông con người dễ thụ cảm, hay nhu nhược chiều theo dục vọng thấp hèn, ít ai có tính cương quyết hi sinh cho những ảnh hưởng cao cả. Vì thế, chúng ta cần phải học hỏi cho biết thế nào là ta hoạt động tích cực trong trạng thái bình thường và thế nào là ta hoạt động tiêu cực khi ta quyết định bắt buộc nó phải chiều theo ý ta muốn.

Thói quen định trí sẽ làm cho trí ta thêm vững mạnh, để kiểm soát, chọn lựa những tư tưởng ngoại lai và cái trí ta tự động gạt bỏ những tư tưởng thấp hèn. Dù sao, cần phải nói thêm, là khi có một tư tưởng xấu lọt vào trí, tốt hơn là ta đừng thẳng tay đánh đổ nó, song nên lợi dụng bản tính cái trí không thể suy nghĩ hai việc một lượt - vì nó chỉ suy nghĩ mỗi lần một việc mà thôi - chúng ta hãy tức khắc xoay cái trí suy tưởng đến điều tốt, tự nhiên tư tưởng xấu, khỏi cần xua đuổi, nó cũng bị loại ngay.

Mua đá năng lượng:

Khi chống đối một việc gì, mãnh lực của chúng ta phát ra mạnh bao nhiêu thì sức phản động dội lại mạnh bấy nhiêu. Như vậy, chỉ gây thêm trở ngại mà thôi. Khi chúng ta để mắt nhìn vào một vật gì ở nơi nào khác thì hình ảnh vật trước không còn ở trong tầm mắt chúng ta nữa, vì nhãn quan của chúng ta không thể nhìn thấy một lượt hai nơi khác xa nhau.

Lắm người phải mất nhiều năm công phu mới xua đuổi được một vài tư tưởng xấu. Thật ra, nếu ta biết yên lặng và chịu nghĩ đến tư tưởng tốt lành, thì còn chỗ nào nữa để cho tư tưởng đê tiện xen vào phá rối. Vả lại, tập luyện cái trí như thế thì nó tự động thu hút chất thiện để lần lần củng cố đặc tính tích cực của nó, rồi tự nó không cảm nhiễm các loại tư tưởng thấp hèn nữa.

Ðó là bí quyết của bản tính thụ cảm, cái trí đáp ứng tùy sự kết hợp những gì giống như tính chất của nó. Vậy chúng ta hãy làm cho điều ác trở nên tiêu cực và điều thiện trở thành tích cực, bằng cách quen tưởng nghĩ đến việc lành, nghĩa là tạo thành những nguyên liệu để có thể dung nạp điều thiện và xa lánh điều ác. Muốn dung nạp điều gì thì ta phải suy nghĩ về nó, và không muốn dung nạp điều gì thì ta đừng nghĩ đến nó. Giữa những làn sóng tư tưởng thiện ác tung tóe không ngớt và lan rộng như biển cả, thì cái trí được huấn luyện chỉ thu hút những tư tưởng đó ngày càng trở nên tinh khiết và dũng mãnh thêm.

Phương pháp thay thế một tư tưởng xấu bằng một tư tưởng tốt rất có lợi trong nhiều trường hợp. Nếu trong trí ta nảy ra một tư tưởng buồn phiền về một người nào đó, ta nên lập tức thay thế bằng một đức tính mà người đó có, hay là bằng một hành vi tốt đẹp mà người đó đã làm. Nếu trí của ta bị sự âu lo quấy nhiễu, hãy xoay cái trí về một mục đích tốt đẹp, như hướng trọn vẹn đời sống của ta thẳng tới Thiên Luật, là Luật bất di bất dịch, có “đầy đủ uy lực và từ ái trong việc đặt để vạn vật trong trật tự”. Nếu có một hình dạng tư tưởng nào ương ngạnh và bất hảo cứ ám ảnh mãi trí não của ta thì ta nên khôn khéo dùng vũ khí đặc biệt này là chọn một vần thơ hay là một câu văn có ý nghĩa đối lập, để mỗi khi có ý tưởng bực dọc nổi lên, ta đọc câu văn ấy và suy gẫm ý nghĩa trong đó. Vài tuần sau, tư tưởng khó chịu ấy không còn làm ta bận tâm nữa.

Ðó là một kế hoạch khôn khéo dùng rèn luyện tinh thần để chúng ta có tư tưởng cao siêu, lời nói ôn hòa và một nếp sống thanh nhã. Trước khi chung đụng với cuộc đời huyên náo hằng ngày, chúng ta phải tập cái trí có tư tưởng tốt đẹp. Chúng ta trích một vài câu văn trong kinh điển của thánh hiền để mỗi buổi sáng tụng niệm, hầu những lời lành ấy ghi khắc vào tâm trí của chúng ta. Chúng ta nên lập đi lập lại câu kinh ấy nhiều lần trong ngày, như vậy trí não của chúng ta sẽ tự lập lại một cách máy móc mỗi khi nó không bận rộn.

ÐỊNH TRÍ KHÔNG ÐÚNG CÁCH RẤT NGUY HẠI

Trong việc luyện tập định trí, có vài sự nguy hiểm mà người sơ cơ cần phải biết đặng đề phòng, vì đã có nhiều đạo sinh quá hăng say trong việc tập luyện để mau tiến mà phải mắc nguy bệnh. Tập luyện quá độ chẳng những vô ích mà còn gây thêm trở ngại cho thân thể là khác nữa.

Người mới học có thể bị đau ốm do sự kém hiểu biết và sự khinh suất trong lúc tập định trí.

Khi luyện tập định trí, thân thể hành giả bị căng thẳng mà không dè, vì họ không ý thức được. Ðiều này có thể chứng minh trong vài trường hợp thông thường về trạng thái tinh thần có ảnh hưởng đến thể xác. Như một người nghĩ ngợi nhiều thì trán nhăn, mắt không nháy và đôi mày nhíu lại, còn khi chủ ý quá nhiều thì cặp mắt đứng tròng, lo lắng thái quá thì cái nhìn của họ có chiều đăm đăm. Trong nhiều thế kỷ trước, người ta vận dụng trí và thân một lượt: trí dùng thỏa mãn nhu cầu của xác thân và phối hợp thân trí để được tự động ứng dụng.

Khi bắt đầu định trí, xác thân quen hướng theo cái trí, các bắp thịt trở thành cứng đơ, thần kinh căng thẳng, nhiều triệu chứng có thể xảy ra dễ dàng trong khi hành giả tập định trí như : xác thân mệt mỏi, gân cốt bải hoải và đầu nhức dữ dội. Nhiều người mắc phải hậu quả này đành chịu bỏ công phu tu tập, vì thân thể bị tổn thương.

Tuy nhiên, nhờ sớm biết dự phòng, nên chúng ta tránh được nhiều mối nguy hại. Khi mới tập định trí, thỉnh thoảng chúng ta phải ngưng định để kiểm soát trạng thái trong thân thể, nếu cảm thấy mệt mỏi, tê nhức, phải lập tức xả định, sau nhiều lần kiểm điểm, sửa đổi cho thành thói quen, thân thể trở nên mềm dẻo, tâm yên tĩnh thì rất dễ định trí. Ðạo sư Patanjali nói: “Tư thế Thiền định tốt nhất là lựa chọn cách ngồi làm sao cho dễ dàng và thoải mái”. Trong khi ngồi thiền, nếu chúng ta cứ lo kềm cứng hay chuyển gồng thân thể, chẳng những nó không giúp ích tinh thần mà còn làm hại thêm thể xác.

Nhân tiện, tôi xin thuật một mẫu chuyện riêng của tôi để nhấn mạnh về việc này: thuở tôi còn học đạo với bà H. P. Blavatsky, một ngày kia bà dạy tôi luyện trí, tôi hăng hái luyện tập và cố gắng thái quá đến đỗi mạch máu đầu của tôi nổi phồng lên. Thấy vậy, bà liền nói: “Này em thân mến, em tập luyện mạch máu hay tập luyện cái trí vậy?

Một nguy cơ khác nữa về định trí do hậu quả các tế bào thần kinh của não gây nên. Khi mãnh lực của sự định trí gia tăng thì trí yên lặng, bất động, lúc này Chơn nhơn hoạt động xuyên qua thể trí và bắt buộc các tế bào thần kinh não tác động theo thể thức mới. Dĩ nhiên, các tế bào này do những nguyên tử hợp thành những đường xoắn khu ốc, để cho luồng sinh lực lưu chuyển theo đường ấy. Tất cả có bảy xoắn khu ốc, nhưng hiện thời chỉ có bốn xoắn có tác dụng, còn ba xoắn chưa dùng đến - thật ra các cơ quan ấy rất ít phát triển. Khi năng lực cao siêu tràn xuống theo đường vận hà trong các nguyên tử, thì những xoắn khu ốc phát triển chậm sẽ bị bắt buộc phải hoạt động để dùng làm vận hà. Nếu người mới tập định trí biết cẩn thận mà thực tập từ từ thì vô hại, nhưng nếu đè nén mạnh quá thì cơ cấu tinh vi của các vòng xoắn khu ốc sẽ bị tổn thương. Những ống dẫn nhỏ li ti và mỏng manh này, khi chưa tác dụng, thì dính liền nhau như một lớp bọc mỏng tương tự ống cao su mềm nhỏ và rất dễ đứt nếu bị căng giãn nhiều quá.

Vậy trong khi định trí, nếu chúng ta cảm thấy choáng váng, đầu nặng, đó là triệu chứng chẳng lành, để lâu thì nó sinh biến chứng, đau nhức dữ dội và nơi chỗ đau nhức đó về sau rất khó chữa.

Vì thế, người mới học định trí, phải nhớ tập luyện cho có chừng mực, đừng khi nào rán sức đến đỗi bộ óc phải mệt mỏi. Buổi đầu, tập chừng vài phút là đủ, về sau lần lần quen sẽ tuần tự gia tăng thời hạn.

Mặc dù thời gian tập định trí chỉ có vài phút ngắn ngủi, nhưng hành giả cũng phải rán tập cho đều đều mỗi ngày, nếu bỏ qua một ngày, thì những buổi tập trước kể như không có, vì các nguyên tử ấy trở lại trạng thái cũ. Như thế, chúng ta phải bắt đầu tập trở lại. Bởi vậy, trong việc luyện tập định trí, ta phải năng thực tập thường xuyên, đừng để gián đoạn, cũng không cần tập lâu quá. Như thế, chúng ta sẽ tránh khỏi mọi nguy hiểm và thâu thập được kết quả tốt đẹp.

Môn phái Hatha Yoga, dạy học viên tập định trí bằng cách chăm chú nhìn đăm đăm vào một chấm đen vẽ trên tường trắng cho đến khi mê lịm. Chúng ta không nên luyện tập như vậy vì hai lẽ:

1- Nhãn quan sẽ hư và đôi mắt mất năng lực, trở thành lừ đừ.

2- Cân não sẽ bị tê liệt.

Khi luồng ánh sáng chạm phải màng mỏng của những tế bào võng mô, thì làm chúng mỏi mệt, không còn thấy được chấm đen vì lý do tập luyện lâu quá nên những tế bào ở võng mô mất nhạy cảm, không thu nhận chấm đen được. Sau cùng, sự mệt mỏi thấm dần khiến các trung khu tê liệt làm cho hành giả ngất mê như bị thôi miên. Thật ra, sự kích thích một giác quan trong cơ thể giống như nhà thôi miên dùng gương xoay hay ánh sáng đèn điện v. v. để tạo giấc ngủ thôi miên, đã được người Âu châu công nhận và áp dụng.

Luyện tập như vậy, vô tình ta làm cho não bị tê liệt, chẳng những nó ngăn chận mọi tư tưởng ở cõi trần, mà còn làm cho khối óc của ta mất hết nhạy cảm để tiếp nhận những rung động ở cõi siêu hình. Chơn nhơn không thể tác động lên bộ óc tê liệt và cũng không dùng bộ óc bại liệt ấy để hiển lộ linh cảm và khai huệ nữa.

Một người nhờ thuật thôi miên có thể ngủ mê trong nhiều tuần lễ, nhưng khi thức dậy, họ không thông minh hay hiểu biết thêm chút nào cả, song chắc chắn là họ đã hoang phí ngày giờ vô ích. Phương pháp này chẳng những không ích lợi gì cho tinh thần mà còn làm thân xác trở nên suy nhược.

THIỀN ÐỊNH

Ðoạn trước, chúng tôi đã giải thích thế nào là tham thiền ? Là tập trung trí não trước một đối tượng nào mà mình tôn thờ, hoặc là nghiền ngẫm một câu thoại đầu cho đến khi tâm hồn bừng sáng, thông hiểu rốt lý, hoặc trầm tư mặc tưởng việc gì trong đời sống mình để hòa đồng với nó hơn là chú trọng về hình thức.

Người nào không biết tự chủ, hoặc không tự chủ được phần nào, thì không thể định trí có kết quả được. Ðịnh trí không phải là cứu cánh mà là một phương tiện đi đến cứu cánh. Ðịnh trí để uốn nắn cái trí trở thành khí cụ thuộc quyền sử dụng riêng cho mình.

Khi chúng ta tập trung trí não trực tiếp trước một đối tượng nào và quyết dốc hết năng lực để xoi thủng tấm màn vô minh, ngõ hầu đạt được sự sống chân thật, hợp nhất với đời sống tâm linh, đó là thiền định. Ðịnh trí có thể xem như là sự huấn luyện cơ năng, còn thiền định là thực hành sự huấn luyện ấy. Cái trí phải hướng vào một điểm duy nhất và chỉ trụ vào đối tượng nào mà mình muốn tìm hiểu cho ráo lý.

Người nào muốn sống một đời sống tinh thần thì mỗi ngày nên dành riêng một ít thời giờ để tham thiền. Xác thân cần phải ăn uống mới khỏi chết, thì tinh thần cũng cần phải tham thiền mới đứng vững. Kẻ nào không thể dành riêng mỗi ngày nửa giờ để trí thu nhận nguồn sinh lực ở cõi tâm linh và xao lãng việc trần thế, thì kẻ ấy không thể sống một đời sống tinh thần được.

Chỉ có kẻ kiên tâm thiền định, không màng thế sự phù vân thì Ðấng Thiêng Liêng mới hiển lộ. Thượng Ðế biểu lộ trong vũ trụ bằng vô số hình thức, nhưng Thượng Ðế biểu lộ trong tâm thức con người bằng Sự sống và Bản tính của Ngài, bằng một Ðiểm Linh Quang của chính Ngài. Trong cái vắng lặng ấy, có sự an tịnh, dũng khí và uy lực tràn ngập trong linh hồn. Vì vậy, người biết thiền định là người có uy quyền nhất thế giới.

Bình luận về ông Cromwell, Bá tước Rosebery xem ông như là “một nhà thần bí” và tuyên bố rằng: Nhà thần bí là người mạnh nhất thế giới. Ðiều này rất đúng. Tập trung trí thông minh và đủ sức để tự mình thoát ra khỏi vòng cương tỏa ở cõi trần, là tiêu biểu một năng lực tiến triển vô bờ bến, nó tỏ lộ một con người có ý chí cương quyết, tự chủ và trầm tĩnh. Người biết thiền định là người không khi nào hoang phí thời giờ, không phung phí năng lực và không bỏ lỡ một cơ hội tốt nào mà họ có thể lợi dụng. Người như vậy, làm chủ mọi tình thế. Tuy nhiên, tình thế chỉ biểu thị ở ngoại cảnh, còn nội tâm của người ấy chứa đựng các quyền năng, người ấy chia sớt sự sống thiêng liêng và quyền năng của trời.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh