Quyền Năng Tư Tưởng: Chương 6

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG: CHƯƠNG 6

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG

GIÁ TRỊ CỦA THUẬT QUAN SÁT

Muốn tư tưởng cho chính đáng phải hội đủ hai điều kiện cần thiết:

1- Chủ ý quan sát thật đúng. Ta phải xem xét kỹ lưỡng sự vật là Vô ngã để nó trở thành sự hiểu biết ngõ hầu hòa đồng với Người hiểu biết.

2- Thể trí phải cảm nhiễm và duy trì năng lực, điều giải mau lẹ những ấn tượng và giữ lại khi chúng phát hiện.

Thể trí cảm nhiễm và giữ bền được là nhờ khả năng phân biệt chủ ý mạnh và quan sát đúng, do đó những quan năng tiềm tàng sẽ chóng trở thành động lực thúc đẩy sự tiến hóa mau lẹ.

Nếu Người hiểu biết không xem xét hình ảnh tư tưởng cho chính xác, nếu cái trí không phát triển, không cảm nhiễm những rung động của sự vật ở ngoại cảnh, và cũng không sửa đổi được những gì mô phỏng từ bên trong cho đầy đủ, thì sự kiến tạo tư tưởng sẽ khiếm khuyết và sai lầm.

Ban sơ, khi quan năng chưa phát triển, chúng ta nhận định hình ảnh không rõ rệt, thiếu sót. Về sau, nhờ dùng chất liệu tinh vi hơn để kiến tạo thể trí, nên các quan năng mở lần, làm cho chúng ta nhận thức rõ ràng sự vật ở ngoại cảnh. Cùng y một sự vật từ xưa đến nay không thay đổi, nhưng trước kia ta thấy hình dáng một cách tổng quát, thiếu sót và sơ sài, còn bây giờ, cũng sự vật đó, nhờ biết quan sát mà chúng ta nhận định minh bạch, đầy đủ chi tiết và phân biệt được nhiều khía cạnh hơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Thí dụ: một bác nông phu và một nhà danh họa, cả hai đang đứng giữa cánh đồng trước cảnh trời xinh đẹp vào buổi chiều tà. Bác nông phu quê mùa cục mịch, chưa từng thưởng thức cảnh tượng thiên nhiên, chỉ biết xem trời đoán mưa hay nắng để chuẩn bị mùa màng theo nếp sống nhà nông mà thôi. Còn nhà danh họa là một nghệ sĩ, là một họa sư lừng danh, có óc thẩm mỹ, đã từng thưởng thức nét đan thanh huyền ảo của màu sắc và cảm xúc được từng đợt biến chuyển của ánh sáng.

Trước cảnh chiều tà, mặt trời từ từ lặn, ba thể: thân, vía, trí của bác nông phu rung động do trợ giúp của tâm thức, bác thấy bầu trời có nhiều màu khác nhau và thấy nếu có màu đỏ nhiều thì sẽ hứa hẹn một ngày mai tốt trời, một vụ mùa của ông tốt xấu. Bác chỉ cần hiểu biết bấy nhiêu đó thôi để chăm lo việc đồng áng. Trái lại, thân, trí, vía của nhà họa sư rung động với tốc độ muôn triệu lần mau lẹ hơn sự rung động thể chất thô sơ của bác nông phu. Vì vậy, cùng một cảnh mặt trời lặn, mà nhà họa sư cảm thấy hoàng hôn tươi đẹp, uyển chuyển nhẹ nhàng làm sao; sắc thái thanh nhã giao hòa với nhau thật là huyền diệu. Nơi đây màu xanh da trời lồng dưới áng mây hồng trong suốt như gương, nơi khác, ánh vàng huy hoàng xuyên qua ráng mây xanh lá mạ, thướt tha lập lòe với điểm son, lóng lánh ánh kim. Cảnh hoàng hôn huyền ảo này làm cho nhà danh họa càng thêm quyến luyến say mê, ngây ngất nhập điệu với cảnh. Cảm giác tế nhị từ nội tâm của họa sư rung động tràn ngập tình yêu đương, tinh thần sảng khoái trước sự mỹ lệ vô biên, từ trong tâm hồn họa sư tuôn trào nguồn cảm hứng dồi dào, nảy sanh nhiều ý tưởng phong phú khi thể trí của họa sư dần dần biến đổi dưới ảnh hưởng của sự rung động trên cõi Trí do cảnh hoàng hôn huyền linh và sống động tạo trong tâm hồn. Cảnh tượng khác biệt này không do sự nhận thức bên ngoài, mà do nơi cảm ứng trong tâm nghĩa là do Bản ngã và thể vía chớ không phải do nơi Vô ngã. Nếu so sánh, chúng ta thấy tình cảm và sự nhận xét của bác nông phu rất thiếu sót, trái lại, của nhà danh họa thì rất phong phú.

Nơi đây chúng ta thấy rõ ý nghĩa sự tiến hóa của Người hiểu biết phát triển mạnh mẽ. Vũ trụ tuyệt mỹ đang bao bọc chung quanh chúng ta, truyền những làn sóng rung chuyển đến chúng ta từ khắp mọi phía, nhưng chúng ta không hề cảm biết hay nhìn thấy được, các việc ấy đối với chúng ta dường như không có thật. Tất cả những gì chứa đựng trong tâm thức của Thượng Đế thuộc về hệ thống của chúng ta, đều có ảnh hưởng và liên quan đến chúng ta, tâm thức và thể xác của chúng ta đều được và đang hưởng những ân huệ ấy. Những gì mà chúng ta đã được hưởng đều đánh dấu cho giai đoạn tiến hóa của chúng ta, những gì cần thiết cho sự phát triển của chúng ta đều biến đổi từ trong nội tâm chớ không phải ở bên ngoài của chúng ta. Tất cả mọi sự đều cung cấp đầy đủ, chỉ chờ chúng ta mở mang khả năng để tiếp nhận mà thôi.

Một trong các yếu tố của ý tưởng minh bạch mà chúng tôi vừa trình bày là sự quan sát chín chắn. Chúng ta phải bắt đầu áp dụng điều này ngay khi còn ở cõi trần là nơi xác thân của chúng ta đang tiếp xúc với Vô ngã. Rồi chúng ta tiến lần từng giai đoạn bằng cách đi lên, vì sự tiến hóa khởi đầu từ cõi thấp đến cõi cao. Trước hết, chúng ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài, là cõi thấp, và sự rung động từ ngoại cảnh tiến dần lên - nói cách khác, sự rung động hướng vào bên trong - để khêu gợi những quyền lực ở nội tâm.

Vậy quan sát chín chắn là một khả năng cần phải rèn luyện cho đúng mức. Nhiều người ra đường đời mắt nhắm mắt mở, điều này chúng ta có thể tự kiểm soát được bằng cách mỗi lần đi trên đường phố chúng ta tự hỏi: “Khi đi dọc theo con đường này, chúng ta đã quan sát được những gì ?” Phần đông dường như không quan sát được điều gì cả, không một hình ảnh nào ghi rõ trong trí họ. Một ít người để ý đến chút đỉnh đồ vật, và có vài người khác chú ý nhìn thấy nhiều hơn.

Nhà ảo thuật trứ danh Robert Houdin thuật chuyện rằng ông có thói quen tập đứa con của ông quan sát những gì bày biện trong tiệm buôn mỗi khi đi rảo qua các đường phố Luân đôn và cả việc tập cho nó quan sát toàn bộ những gì bày trước cửa hàng khi đi ngang qua mà không cần dừng chân, chỉ ngó thoáng một lượt đã có thể ghi nhớ trong trí rồi về nhà kể lại.

Một trẻ em bình thường và một người man rợ, cả hai đều quan sát và do khả năng quan sát của mỗi người mà biểu lộ sự thông minh của mình. Thói quen quan sát nhanh chóng và rõ ràng tạo cho người có trí óc bình thường một căn bản tư tưởng vững chắc. Nhưng người có ý tưởng lu mờ là tại vì họ quan sát không đúng, ngoại trừ trường hợp người thông minh xuất chúng, bởi vì trí của kẻ ấy có thói quen hướng thẳng vào nội tâm nên ba thể (thân, vía, trí) không cần tập luyện theo cách thức vừa trình bày.

Nếu ta hỏi một vài người tại sao họ quan sát không đúng ? Họ liền trả lời: “Tại tôi mắc suy nghĩ việc khác”. Câu giải đáp này chỉ đúng với người nào đang suy tưởng điều chi quan trọng hơn là sự rèn luyện thể trí và khả năng chú ý của người ấy nhờ sự quan sát cẩn thận. Trái lại, những kẻ mơ mộng thường có ý tưởng bấp bênh không chủ định, họ chỉ biết phung phí năng lực và làm mất ngày giờ vô ích.

Một người chìm sâu vào trong tư tưởng, dù cho cảnh vật có ở ngay trước mắt, họ cũng không nhìn thấy, vì trí não của kẻ ấy hướng vào nội tâm nên không để ý đến ngoại cảnh. Có thể trong kiếp này, đối với người như vậy, sự rèn luyện ba thể để quan sát gần như biệt lập không cần thiết nữa, vì người tiến hóa cao và người mới vừa tiến hóa, mỗi người đều có phương pháp luyện tập khác nhau.

Nhưng mà trong số người không biết quan sát, có được mấy người thật sự đã “đi sâu vào suy tưởng”. Phần đông người ta không quan tâm nghĩ ngợi về bất cứ một hình dáng tư tưởng nào còn lảng vảng trong trí, vì họ không biết cách sử dụng. Khác nào một phụ nữ nhàn rỗi, không biết làm gì khác hơn là lục soạn, ngắm nghía y phục lòe loẹt treo trong tủ áo, hoặc mân mê trầm trồ các món nữ trang quý báu đựng trong hộp. Làm như vậy không phải là suy tưởng đâu. Như chúng ta đã biết, suy tưởng là tạo ra sự liên lạc rồi bổ túc sự gì hiện thời chưa có. Trong hành vi suy tưởng, Người hiểu biết phải trực tiếp cố gắng tích cực chú ý vào hình ảnh tư tưởng.

Tập tính quan sát cũng là phương pháp giáo dục để mở mang trí thức, những người có thói quen quan sát, trí óc trở nên sáng suốt, năng lực gia tăng, biết cách chỉ huy, vì vậy có thể hướng thẳng tới một đối tượng đã chỉ định dễ dàng mà trước kia họ không thành công. Khi luyện tập thuần thục thì năng lực quan sát trở thành xem xét tự động, thể trí và các thể khác ghi nhận hình ảnh một cách máy móc, để sau này khi chúng ta cần đến, thì những hình ảnh ấy sẽ tái hiện, mặc dù lúc này chúng ta không cần phải chủ ý. Thói quen quan sát làm cho chúng ta khỏi phải chủ ý đến đối tượng diễn ra trước mắt, nhưng giác quan của chúng ta tự động hướng tới đối tượng, rồi tạo ra một ấn tượng để thâu nhận nó.

Sau đây, một câu chuyện tuy rất thông thường, nhưng đầy đủ ý nghĩa do kinh nghiệm của riêng tôi. Trong một chuyến hành trình qua nước Mỹ, ngày nọ tôi nảy ý muốn biết coi đầu máy xe lửa mà chúng tôi đã đi mang số mấy ? Tức thì trong trí tôi hiện ra con số mà tôi muốn biết. Ðây không phải do thần nhãn, vì theo trường hợp thần nhãn, thì cái Vía cần phải tìm thấy chiếc xe lửa và con số ghi nơi đầu máy. Ðiều này chỉ do thói quen của giác quan và trí quan sát của tôi tự động ghi con số nơi đầu máy xe lửa khi xe vừa tới nhà ga ngoài ý muốn của tôi, mãi đến khi cần biết số ấy thì trong trí bỗng nhiên xuất hiện chiếc xe lửa đang chạy tới có luôn cả con số ghi trước đầu máy. Luyện được khả năng này rất có ích lợi, vì nhờ nó mà không biết bao nhiêu việc xảy ra chung quanh trong lúc chúng ta chẳng hề để ý lại có thể tìm gặp, nếu chúng ta chịu xem xét các dấu vết ba thể của chúng ta đã tự động ghi riêng lấy nó.

Khác hẳn hành vi tự động có ý thức của Jiva, hành vi tự động máy móc này trong cái trí của chúng ta cứ bành trướng mãi không thể quan niệm được. Như chúng ta đã biết, người bị thôi miên có thể kể lại rành rẽ một số sự việc nhỏ nhặt đã xảy ra mà trước kia họ không để ý tới. Các ấn tượng ấy xuyên qua não, truyền vào cái trí rồi tự ghi vào trí và tiềm thức. Rất nhiều ấn tượng truyền vào trí không được sâu đậm để có thể thâm nhập vào tâm thức, không phải tâm thức hiểu biết được những ấn tươïng ấy, nhưng vì ở trạng thái bình thường của tâm thức nó chỉ có thể ghi nhận những ấn tượng sâu đậm mà thôi. Ở trạng thái thôi miên, trong lúc hôn mê, hay trong giấc mộng, khi Jiva xuất ra ngoài, thì bộ óc mới phóng thích những ấn tượng mà bình thường vẫn bị các ấn tượng khác mạnh hơn đè nén do Jiva thâu và phát. Tuy nhiên, nếu trí được rèn luyện có thói quen quan sát và ghi nhận, Jiva cũng có thể thâu và phát ra tùy ý những ấn tượng như vậy nữa.

Vì thế, nếu có hai người đồng thời đi ra phố, một người có tập luyện quan sát còn người kia thì không. Cả hai cùng nhận thấy một số ấn tượng như nhau, song không người nào chú ý. Về sau, người quen tánh quan sát, có thể tìm gặp lại các ấn tượng ấy, trong khi người kia thì không nhớ gì hết. Bởi chưng, thuật quan sát làm nền tảng cho việc tư tưởng trở thành rõ ràng, vì vậy kẻ nào muốn luyện tập và kiểm soát quyền năng tư tưởng phải chuyên cần tập tánh quan sát cho nhuần nhã và phải hy sinh những thú vui tầm thường do sự hoan lạc giả tạm quyến rủ và lôi cuốn.

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TRÍ TUỆ

Lần hồi những hình ảnh tích trữ càng nhiều thì phận sự của Người hiểu biết lại càng khó khăn thêm và phức tạp hơn trong công việc sắp xếp các hình ảnh ấy theo thứ tự trước sau liên tiếp để có thể liên kết chặc chẽ với bản tính thiêng liêng. Y chỉ còn cảm nhiễm ở ngoại cảnh những gì đơn giản, liên quan đến nó như những đối tượng làm cho nó vui thích hay đau khổ rồi sắp đặt các hình ảnh ấy tiếp nối nhau, xem xét trạng thái riêng biệt mỗi hình ảnh, sửa đổi và cân nhắc lại. Y bắt đầu sắp đặt lại những gì chính Y đã quan sát và ghi mỗi hình ảnh hiện ra liên tiếp có thứ lớp. Khi hình ảnh thứ nhì hiện tiếp theo hình ảnh thứ nhất nhiều lần, Y có thói quen, vừa khi thấy hình ảnh thứ nhất phát hiện, liền chờ đón hình ảnh thứ nhì để sắp xếp chung lại. Ðó là lập luận đầu tiên của Y và cũng tại nơi đây, chúng ta kêu gọi đến một khả năng đã được liên kết chặt chẽ. Y lý luận rằng: vì A và B xuất hiện kế tiếp nhau luôn, bởi đó cho nên, khi A xuất hiện, thì B thế nào cũng xuất hiện theo. Sự dự đoán này có thể kiểm soát được, vì Y nối liền hai việc xảy ra lại với nhau như “nhân” và “quả”. Tuy nhiên, có nhiều sự lầm lẫn là vì trước kia Y quá hấp tấp củng cố sự liên lạc của nguyên nhân. Kế đến, Y sắp xếp những hình ảnh gần nhau đặng xem xét những điểm dị đồng, hầu mở rộng khả năng so sánh. Y chọn lọc hình ảnh này hoặc hình ảnh nọ tùy sở thích. Hơn nữa, muốn tìm kiếm hình ảnh ở ngoại cảnh, Y phải vận dụng xác thân để khai triển sự xét đoán bằng những chọn lựa và những ảnh hưởng của các hình ảnh ấy. Y đưa ra một ý nghĩa cân xứng theo sự liên lạc giữa những hình ảnh giống nhau và khác nhau, đoạn tom góp những cảnh tương tự nhiều nhất và tách riêng ra những hình ảnh khác biệt. Nơi đây, Y cũng còn lầm lẫn nhiều - sau này sẽ lần lượt sửa chữa những lỗi lầm do sự quan sát thiếu sót - vì lúc ban đầu Y gặp nhiều trạng thái rất giống nhau về hình thức bề ngoài nên dễ lẫn lộn.

Nhờ rèn luyện các khả năng này mà sự quan sát, phân biệt, lý luận, so sánh, phán đoán, lần lượt tiến triển, và cũng nhờ tư tưởng hoạt động do hành vi tạo tác và phản ứng giữa Vô ngã và Bản ngã, cứ lập đi lập lại mãi nên Người hiểu biết mới mở mang.

Muốn các khả năng này mau phát triển chúng ta phải chủ ý chuyên cần luyện tập, lợi dụng hoàn cảnh sinh hoạt hằng ngày để tạo nên cơ hội mở trí. Như chúng ta đã thấy, năng lực quan sát có thể luyện tập trong đời sống hằng ngày, nhờ đó chúng ta mới quen nhận xét những điểm dị đồng của những đối tượng chung quanh. Việc gì xảy ra chúng ta đều có thể đúc kết, trắc nghiệm, so sánh, đắn đo kỹ càng và phán đoán một cách có ý thức. Nếu chúng ta chủ tâm rèn luyện thì quyền năng tư tưởng sẽ chóng phát triển và trở thành lợi khí thuộc quyền sở hữu của chúng ta, để chúng ta tùy nghi sử dụng quyền năng này cho chính đáng.

RÈN LUYỆN TRÍ TUỆ

Giáo dục cái trí là đào luyện tinh thần để được mở mang thêm. Luyện tập theo phương pháp trí dục nào chín chắn cũng đều có ảnh hưởng đến sự tổ chức của chất liệu làm ra thể trí và đồng thời đánh thức một vài quan năng của Người hiểu biết. Khả năng phát triển về trí dục có thể hướng đến mọi mục tiêu và được sử dụng theo ý định. Ðem cái trí đã được huấn luyện để áp dụng vào một vấn đề gì mới mẻ, nó có thể am tường và nắm vững. Ðó là điều mà cái trí chưa được huấn luyện không thể đảm đương. Vậy việc rèn luyện trí tuệ là một vấn đề quan trọng và rất hữu ích.

Tuy nhiên, ta nên nhớ rằng huấn luyện cái trí không phải nhồi sọ hay nhét đủ mọi việc cho đầy trí óc, mà là khai thác năng lực tiềm tàng trong tâm trí. Cũng không phải mở mang trí não là nhét đầy đầu óc những tư tưởng cao siêu của kẻ khác mà mình chưa hấp thụ nổi, nhưng là phải tự mình rèn luyện những khả năng tư tưởng của riêng mình. Người ta nói rằng các vị Ðại Huấn Sư chỉ đạo công cuộc tiến hóa nhân loại đều hiểu biết hết những việc trong Thái dương hệ. Ðiểm này không có nghĩa là tất cả những việc gì xảy ra hằng ngày nơi đó đều luôn luôn hiện ra trong tâm thức của các Ngài. Các vị Ðại Huấn Sư là những bậc tỏ ngộ thông suốt mọi lý lẽ, nên khi các Ngài để tâm hướng về nơi nào thì các Ngài hiểu biết những việc xảy ra nơi đó mà thôi. Ðiều này quan trọng hơn là tích trữ trong trí đủ thứ việc, cũng như chính mắt chúng ta ngó thấy sự vật thì hiểu biết nhiều và rõ ràng hơn người mù chỉ hiểu biết sự vật bằng cách nghe ngóng những lời của kẻ khác thuật lại. Trí não mở mang không phải do nơi trí óc chất chứa nhiều hình ảnh, mà do nơi trình độ hiểu biết tức là quyền năng phát huy từ nội tâm để tái tạo một đối tượng ở ngoại cảnh. Quyền năng này sẽ rất hữu dụng ở cõi trần hoặc ở cảnh giới khác; một khi đã đạt được quyền năng này rồi thì nó không hề mất, dù chúng ta ở bất cứ nơi nào cũng vậy.

GẦN BẬC CAO MINH

Nếu gần gũi với những vị tiến hóa cao, chúng ta sẽ được các Ngài trợ giúp rất nhiều về việc rèn luyện tinh thần. Tư tưởng của các vị ấy rất mạnh, có thể giúp đỡ chúng ta bằng cách truyền làn sóng rung động cao độ của các Ngài đến chúng ta. Nói cách khác, là các Ngài ban rải từ điển hay thần lực cho chúng ta. Thí dụ một thoi sắt đặt nằm dưới đất không thể phát sinh nhiệt ba, tức sự rung động của sức nóng, nhưng nếu ngẩu nhiên thoi sắt ấy đặt gần lửa, thì nó liền đáp ứng sự rung động sức nóng của lửa; như vậy, thoi sắt trở nên nóng. Cũng một lẽ ấy, khi chúng ta được vinh hạnh gần bậc cao minh, sự rung động của Ngài truyền sang thể trí chúng ta và thúc đẩy sự rung động của chúng ta hòa hợp với sự rung động của Ngài, làm cho chúng ta phát sinh nhiều thiện cảm với Ngài. Trong lúc này, chúng ta cảm thấy năng lực tâm trí gia tăng và lãnh hội được ý tưởng cao siêu của Ngài mà trong lúc bình thường chúng ta không thể hấp thu nổi. Nhưng khi xa vắng Ngài, chúng ta lại cảm thấy những ý tưởng ấy trở nên mập mờ khó hiểu.

Có một vài người sáng dạ nghe diễn thuyết, theo dõi và ngay lúc đó hiểu rõ ràng lời lẽ của diễn giả đã trình bày. Khi ra về, y rất hài lòng vì đã hiểu trọn vấn đề. Qua ngày sau, muốn chia sớt lại với bạn thân những điều hiểu biết mà y đã nghe trong buổi diễn thuyết hôm trước, y rất buồn vì không thể thuật lại những ý tưởng tốt đẹp mà dường như y đã hiểu rõ. Thường thường y bực tức kêu lên: “Tôi dám chắc tôi hiểu rõ bài diễn thuyết này lắm, nó còn nằm đâu đây, nhưng làm thế nào tôi có thể khui nó ra được”. Cảm giác này phát sinh là do ký ức của thể trí và Jiva có kinh nghiệm, đồng rung động một lượt, nhưng giờ đây nó chỉ còn giữ lại trong tâm thức những ý niệm, những ký ức về hình hài và cảm giác, vì vậy, phải chờ khi nào những việc này đột khởi thì mới có thể nhớ lại dễ dàng. Sở dĩ ngày hôm trước y hiểu rõ là nhờ sức rung động cao độ của diễn giả đập mạnh vào hình thức do thể trí cảm nhiễm, những hình thức ấy chỉ ghi lại mơ hồ ở bên ngoài chớ không khắc sâu vào tâm. Thành thử ý niệm thiếu kinh nghiệm ấy, khi nghe qua một lượt, không đủ khả năng phô diễn lại những ý nghĩa đó. Bởi vậy, cần phải nghe thấy lại nhiều lần mới có thể ghi dính vào tâm, để nhớ nằm lòng thì sau này mới diễn tả lại được. Vậy trước hết, Người hiểu biết phải tập rung động nhiều lần theo đường lối cao, rồi sau mới tạo lại sự rung động đó tùy theo ý muốn. Do bản tính tự nhiên, y có thể khai triển năng lực để mô phỏng lại những gì mà y đã tiếp xúc và đáp ứng nhiều lần ở ngoại cảnh. Năng lực của Người hiểu biết đều giống như nhau, nhưng lại khác nhau về sự phát triển mau hay chậm. Một cái thì năng lực đã phát triển, còn cái kia tiến chậm chạp vì năng lực còn tiềm tàng bên trong. Nhờ tiếp xúc với cái có năng lực tiến triển, nên cái có năng lực tiềm tàng hoạt động mạnh thêm, thành thử năng lực yếu phải nhờ năng lực mạnh thúc đẩy thì mới mau phát triển.

Bởi thế, gần gũi với bậc cao minh, chúng ta có nhiều cơ hội thuận tiện để học hỏi. Khi tiếp xúc với những vị ấy, chúng ta nhờ ảnh hưởng các Ngài trợ giúp thì mới mau tiến. Chơn Sư không cần đến ngôn ngữ để giảng dạy cho các đệ tử, vì ảnh hưởng thần lực của Ngài đã gia hộ các đệ tử được giữ gần Ngài trở nên sáng suốt và tiến hóa mau chóng.

Có trực tiếp ở gần Chơn Sư, chúng ta hưởng rất nhiều ân huệ; nhưng nếu không được vinh hạnh ấy, chúng ta có thể nhờ đến sách vở do chúng ta khéo chọn lọc. Khi đọc tác phẩm của một nhà văn nổi danh, chúng ta nên cố gắng tạm thời đặt mình trong tình trạng tiêu cực hoặc nhạy bén, để có thể hấp thụ càng nhiều càng tốt những rung động tư tưởng của nhà văn. Sau khi đọc xong một vài đoạn, chúng ta nên dừng lại, suy nghĩ, cân nhắc từng câu, cố gắng đạt cho được ý nghĩa, nhiều khi cần đọc đi đọc lại, để có thể cảm thông tư tưởng của tác giả đã biểu lộ phần nào nỗi u uẩn của tấm lòng họ đã truyền vào câu văn. Ðọc như thế mới hữu ích cho sự huấn luyện tinh thần của chúng ta. Nếu dùng sự đọc sách để làm thú tiêu khiển mà không chịu khó chủ ý suy nghĩ, thì cũng như chúng ta trang hoàng tinh thần chúng ta nhiều đồ đạc, như vậy chỉ có lợi một cách gián tiếp. Nhưng nếu đọc sách theo cách thức chúng tôi vừa trình bày, thì nó thúc đẩy mạnh sự tiến hóa của chúng ta. Những người nào cầu học để phụng sự nhân loại hoặc giúp đỡ kẻ khác đồng tiến với mình thì không nên xao lãng việc này.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh