Muốn Vào Hàng Ðệ Tử Chơn Sư: Chương 9

MUỐN VÀO HÀNG ÐỆ TỬ CHƠN SƯ: CHƯƠNG 9

KRISHNAJI: Sớm mai nầy tôi suy nghĩ lời Ðức Phật nói với A Nan Ða về vấn đề đệ tử của Ngài: Mỗi người hãy trở thành ánh sáng tự soi sáng cho mình, và tùy thuộc ở chính mình mà thôi, đừng mong tìm sự giúp đỡ ở kẻ khác. Sau cùng Ngài bảo chúng ta phải sẵn sàng học tập.

Ðây là lúc xét tận đáy lòng con người chúng ta, nghĩa là chúng ta tự biết chính mình: xem chúng ta đang ở đâu và muốn đi đến đâu. Ðây là lúc “canh tác thửa ruộng tâm của chúng ta” . Khi mà đất đã cày cấy xong, lúc đến Úc châu hay Adyar, chẳng những các bạn thích học hỏi mà thôi, các bạn còn có khả năng học hỏi nữa là khác.

Đây là lúc phải có một thái độ đúng đắn, thái độ chho phép các bạn nói một cách khiêm tốn rằng các bạn sẽ đến bất luận nơi đâu và các bạn sẽ thực hiện những gì Ðức Thầy muốn.

Ở Úc châu các bạn sẽ sống trong bầu không khí ảnh hưởng của ông C.W.L. ông sẽ giúp các bạn nếu các bạn đã sẵn sàng. Cũng như thế, sau khi các bạn đã có được kinh nghiệm ở đấy, các bạn có thể lợi dụng tất cả tình thế đưa đến cho các bạn và có thể nhìn thấy những sự việc một cách khách quan. Nơi đây, ở Pergine, chúng ta đã leo đến địa điểm cho phép chúng ta có tầm mắt nhìn tổng quát. Trong thời gian tới chúng ta sẽ đến nơi thật cao hơn và chúng ta sẽ thấy còn rõ hơn nữa. Ðây là lúc biến hóa các vật bé nhỏ ra vật to lớn. Cái tôi muốn là chỉ mong các bạn được thành ngọn đèn riêng của các bạn, các bạn hiểu biết mãnh lực ánh sáng của mình và ánh sáng sẽ chiếu rọi đến đâu là tận cùng. Ở Úc châu, chúng ta sẽ có khả năng khởi sự một việc làm trí óc quan trọng hơn, nếu chúng ta đã diệt tận gốc các ti tiện trong tâm trí ta. Chung qui, đấy là quyền năng của cái trí nó cho phép chúng ta điều khiển sự chú ý đến cái gì mà chúng ta muốn quan sát, không thả lỏng cho mình làm những việc nhỏ nhặt khi có việc đại sự phải hoàn tất.

Nếu tâm trí các bạn lúc nào cũng ở vị thế “chú ý cẩn thận”, nó có ở phía sau một mãnh lực kích động đúng đắn thì tất cả muôn ngàn cái ti tiện của các bạn như: ích kỷ, thiếu lòng nhân đạo, vân vân… sẽ biến mất nhanh. Tất cả các bạn đều thông minh, nhưng cái thông minh nầy dùng để đọc sách và để chỉ trích, vân vân… Nó không tác động tức khắc khi có việc không hay [2] xảy ra. Thay vì làm việc nầy, và mặc dù tiến hóa ít, nếu các bạn có sẵn tinh thần chỉ trích đó dùng để trông chừng các bạn luôn luôn hầu tự cảnh báo mình khi mình cảm thấy yếu sức hoặc nếu các bạn dùng tinh thần các bạn để khuyến khích mình, chấp nhận thực hiện các việc to lớn trong những lúc lười biếng, thế thì đến Úc châu các bạn sẽ có khả năng hiểu biết thế nào là một tinh thần đã được chuẩn bị trước có thể quay hướng về phía tâm linh.

Cũng như chúng ta đã nói ở lúc đầu, chúng ta đã qua giai đoạn phải có người uốn nắn chúng ta, và hiện giờ là lúc chúng ta tự biến cải sự thông minh của mình, chúng ta sẽ tìm được cảm hứng giúp cho có sự ham muốn thay đổi và ý chí càng lúc càng mạnh thêm lên để canh tác thửa ruộng tâm của chúng ta. Chúng ta cần có thửa ruộng tâm toàn hảo, và có thể gieo trồng bất cứ thứ gì chúng ta muốn, hoa hồng chẳng hạn. Nếu chúng ta có loại tinh thần có khả năng kiểm soát được những xúc động, một tinh thần được thanh lọc hoàn toàn, thì ngày mai chúng ta sẽ thành những Ðức Phật.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Chúng ta tự để lộ mình trong những sự việc nhỏ. Ðó là cái mà ông C.W.L. sẽ biết lập tức, bởi vì nó cho thấy cái thái độ hơn là cái đặc tính của tâm linh các bạn. Nếu thái độ các bạn không được như thái độ cần thiết phải có, nếu các bạn đầu hàng trước những sự việc nhỏ nhặt, thế là ông có thể đánh giá sự việc mà các bạn có khả năng làm được hay không làm được. Mỗi người trong chúng ta được một dịp may hiếm có để thành con người thật tuyệt vời, để thành nguồn cảm hứng cho chính mình và cho người khác, và mỗi người trong chúng ta đều biết việc đó. Tuy nhiên, chúng ta còn nghi ngờ, tự đặt câu hỏi và ngần ngại nữa. Tôi không nói: hãy đừng có chúng, nhưng hãy xem chúng là thứ yếu mà thôi. Chủ yếu là chúng ta phải thật sự hy sinh và phải là người đệ tử chơn thành. Thế là trong vài ngày các bạn sẽ có được thái độ đúng đắn.

Trước khi trở thành người đệ tử được yêu nhất của Ðức Phật, A Nan Ða đã sống nhiều kiếp toàn hảo và hy sinh liên tục. Với ông, bè bạn, cha mẹ, vân vân . . . không một ai đáng kể, chỉ có Ðức Phật là đáng kể trên hết. Ðức Phật là sự ham muốn to lớn duy nhứt, là lý tưởng của ông và thế là ông thành công, bởi vì ông chỉ có ham muốn một việc thôi: trở thành người đệ tử thương mến của Ðức Phật.

Tất cả chúng ta đều có dịp để trở thành một nhân vật trên con đường tương tự như vậy và cũng như Ðức Phật đã nói, việc đó chỉ tùy thuộc ở chúng ta mà thôi. Chúng ta cần phải có sự ham muốn và sự quyết tâm tiến tới. Chúng ta đã đi đến nửa triền núi. Dù thế nào, không phải Ðức Thầy, cũng không phải ai khác có thể làm gì cho các bạn hơn nữa được, mà chỉ có giúp cho các bạn sự cảm hứng để tiến tới thôi. Nhưng các bạn hãy cần có thái độ đúng đắn, một tinh thần cởi mở, một thửa ruộng tâm trồng tỉa được, nơi đấy Ngài có thể sạ cấy thay vì là một thửa ruộng đóng kín, tràn đầy cỏ xấu và những phế vật. Các bạn chưa có trong các bạn tấm lòng khiêm tốn ấy, nó là ước muốn hy sinh, hiến dâng với tham vọng chiến thắng tất cả các chướng ngại.

Các bạn biết Shri Krishna nói: người nào sùng bái với sự hiểu biết, là người quí mến của Ngài. Chúng ta không phải là những nhà trí thức cao siêu, chúng ta chỉ có khả năng đến mức độ nào đấy ở việc làm trí thức. Phần đông nhiều người trong chúng ta, mãnh lực tác động là sự sùng tín và sự hâm mộ phát ra từ từ. Chúng ta có ít hay có nhiều ham muốn là tùy ý mình, nhưng nó không có một cách thường xuyên và không thống nhất chiều hướng. Nã Phá Luân là con người ích kỷ nhưng ông đã nói: “Tôi sẽ đoạt đến đấy, thế là ông đoạt được”. Chúa cũng đã nói, tôi sẽ đến đấy và Ngài cũng đến nơi. Họ đạt thành bởi nguyên do ở sự nhiệt tâm với lý tưởng và họ hy sinh cho nó, dẹp bỏ hết mọi tiện nghi, vui thích, vân vân…

Mỗi ngày chúng ta phải cảm thấy vui mừng tột độ để sống bởi vì chúng ta là những người được phụng sự Ðấng Cao Cả. Các bạn không có trách nhiệm với chính bạn nhưng có trách nhiệm đối với Chơn sư. Nếu các bạn có thái độ đó, các bạn sẽ sớm trở thành các đệ tử. Không có gì đáng kể cả, nếu các bạn có tấm lòng hy sinh thật sự, nó không ngừng thúc đẩy các bạn tiến tới. Một người lúc nào miệng cũng nói đến mục tiêu, nhưng vẫn ở sau người khác, có lẽ cũng có ngày đến đấy, nhưng phải mất mười lăm hay hai chục năm, trái lại, người tiến tới bất kể chướng ngại, sẽ chóng thấy những cố gắng được phần thưởng thành công xứng đáng. Các bạn có tất cả những gì các bạn muốn: sức khoẻ, sự giúp đỡ cùng khuyến khích của những người chung quanh các bạn và không một phiền muộn nào của gia đình, vân vân…. Thế thì tất cả đều chỉ do ở chính các bạn mà thôi. Lúc nào các bạn có được thái độ của người đệ tử chơn thành, các bạn sẽ thấy sự khác biệt đến trong đời sống các bạn khi các bạn ở Úc châu hay ở Adyar.

Tôi đang đọc số báo Jubilé (Kỷ niệm ngũ thập chu niên) vừa xuất bản nói về cách thức mà bà Amma có thể tiếp tục tiến tới thật làm kinh ngạc. Bà luôn luôn thở không khí tinh khiết và có thể nói là bà đang say sưa nó. Bà không thở như chúng ta, lúc thì không khí ô nhiễm, lúc thì không khí trong sạch. Tôi có cảm giác và tôi còn tin chắc chắn là Ðức Thầy thường hay gần chúng ta và Ngài có ban ân huệ cho chúng ta. Chơn ngã của chúng ta có thu nhận cảm giác ở trên cõi khác, nhưng cảm giác nầy chưa xuống đến tâm thức của thể xác để cho chúng ta được cái mãnh lực phi thường cũng như chúng ta có cảm gíác lúc gần bà Amma hay ông C.W.L. Chúng ta phải gắng công thực hiện việc nầy bất luận nơi nào cho dù chúng ta ở đâu. Khi chúng ta chơi giỡn, vui cười hoặc khóc lóc, chúng ta đều có trách nhiệm đối với Ðức Thầy. Mỗi người của chúng ta như ngọn nến đang cháy trong tối, thế thì chúng ta phải tràn trề cảm xúc, vui vẻ và hạnh phúc trong đời sống.

Chúng ta chưa nhận thức rõ rệt cái gì chúng ta am hiểu, cái gì chúng ta có khả năng đảm đương và tất cả những cái gì cao thượng mà chúng ta có thể làm được nếu chúng ta muốn thực hiện.

Tinh thần chúng ta còn hư hỏng và bợn nhơ. Ðó là cái nó cầm giữ chúng ta lại. Hãy như các nhà toán học họ phải gìn giữ tinh thần được thung dung và trong sạch. Chúng ta cần phải có cái thống nhất chiều hướng to lớn nhắm đến mục tiêu mà suốt ngày chúng ta phải “trông chừng cẩn thận”, cũng như trông chừng các con ngựa đua mà người ta huấn luyện. Giả sử Ðức Thầy đến trò chuyện với chúng ta, tôi cảm thấy chúng ta chỉ có thể lường được rất ít tất cả mãnh lực và sự giúp đỡ phi thường mà Ðức Thầy đem đến cho chúng ta.Chúng ta giống như các cơn lốc: không một chút yên tịnh trong con người chúng ta. Chúng ta luôn luôn nghĩ cho mình và cho sự tiến triển của mình. Chúng ta cần phải thật chăm chỉ và lanh lẹ để lúc nào chúng ta cũng sẵn sàng có đủ khả năng đối phó với các tình thế. Chúng ta chưa am tường được những gì chúng ta có khả năng làm được. Chúng ta lang thang như cừu cái lạc bầy không biết người chăn mình ở đâu. Cũng vì vậy, trong những ngày ở đây, việc quan trọng nhứt là tìm các khuyết điểm của mình và phá bỏ những bức rào cản ngăn chúng ta tiến tới, hầu đến Adyar hay Úc Châu chúng ta có thể lo sự việc quan trọng hơn, với cách diệt bỏ các bức rào cao hơn.

Có sự ham muốn học hành không cũng chưa đủ. Cần phải hiến một cái gì của chính mình và luôn luôn sẵn sàng là con người dễ thương. Một người dã man cũng có lòng ham muốn học tập, nhưng việc đấy không chưa đủ. Tinh thần và cảm xúc của chúng ta đều hẹp hòi, có giới hạn. Không phải chỉ trong sự tranh đấu mà chúng ta có thể nẩy nở đầy đủ và biết đánh giá sự việc. Mỗi ngày tôi có thay đổi, có khi ít có khi nhiều. Tôi sẵn sàng hiến bất luận cái gì của tôi để các bạn làm được như tôi. Tôi muốn chia sớt cùng các bạn sự thực hiện đó.

N.S.R.: Chúng tôi không thể bày tỏ cùng ông tất cả sự biết ơn của chúng tôi để đáp lại những gì ông đem đến cho chúng tôi và chúng tôi có thật ít để trao đổi lại cho ông ! Ông đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự tiến triển của chúng tôi và nếu chúng tôi không có thay đổi nhiều, không phải vì thiếu hào hứng, nhưng có lẽ do chúng tôi không đủ cố gắng. Riêng phần tôi, tôi không thể nói là mỗi ngày tôi có thay đổi. Tôi thích có một ống nhiệt kế tâm linh để đo lường các biến động thay đổi của chúng tôi. Nhưng tuy vậy, trong thâm tâm tôi, tôi muốn có sự thay đổi được biểu lộ kết quả xác thực. Mấy người bạn kia (của tôi) thì có thể trả lời với một sự quả quyết vững chắc hơn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh