Muốn Vào Hàng Ðệ Tử Chơn Sư: Chương 14

MUỐN VÀO HÀNG ÐỆ TỬ CHƠN SƯ: CHƯƠNG 14

KRISHNAJI: Chúng ta chỉ còn ở đây đúng hai ngày nữa. Tôi không biết cảm tưởng của các bạn như thế nào; cá nhân tôi dường như chúng ta mới bắt đầu vài việc, dường như chúng ta chớm thấy kết quả các nổ lực của chúng ta. Ðối với tất cả chúng ta đã quyết định trước hết là trở thành đệ tử của Ðức Thầy, điều quan trọng là chúng ta “học cho ra” theo ý nghĩa cho ra mà Ðức Phật giảng dạy: “có sự ham muốn học hỏi

Sự gắng sức do chúng ta đưa ra, chúng ta phải thắp ngọn đèn của chúng ta. Nhưng chúng ta phải luôn luôn giữ lại một chút tình cảm “hài hước” để chúng ta đùa vui lấy chúng ta; chúng ta nên phân biện giữa cái gì có tầm quan trọng và cái gì không có.... Nói một cách khác, chúng ta phải thu đạt được sự thăng bằng - thăng bằng ở ý chí, ở các điều ham muốn, ở các sự cố gắng. Các bạn sẽ thấy là không phải hễ bao giờ sự muốn học hỏi còn thiếu trong con người chúng ta thì sự thăng bằng cho phép chúng ta dung hòa sự hiểu biết đó với các hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta đến với Ðức Phật cũng như các đệ tử của Ngài, nghĩa là nếu chúng ta có thể nâng trình độ của chúng ta đến cấp đẳng ấy. Ngài sẽ bảo chúng ta phải diệt trừ cái phàm ngã, phải vất bỏ tất cả các ham muốn và chỉ có sự tự cố gắng mới cho phép mình có thể đạt đến Niết Bàn. Hãy xét đoán sự việc nầy do chúng ta tìm thấy trong sách vở, chắc chắn là Ngài khuyên bảo chúng ta như vậy. Không nghi ngờ gì cả, có lẽ chúng ta nản chí vì chỉ có một chút mới lạ về giáo lý nầy mà thôi. Chúng ta cần phải đem ra thực hành những qui tắc đó trong từng chi tiết nhỏ nhặt của chúng. Mỗi tương lai phải được nghiên cứu tỉ mỉ trước khi chúng ta có thể biết được cái thật giản dị để thi hành. Chúng ta giống như bà nầy một chút, lần đầu tiên thấy Vực đá khổng lồ Grand Canyon bà la to: “Tưởng sao ! Chứ có thế thôi à” Tôi tưởng đấy có lẽ là cảm nghĩ của chúng ta cũng như vậy. Thửa ruộng của chúng ta phải được cày xới thật kỹ để chúng ta có thể gieo trồng bất luận cây trái gì. Ðấy là lối của tôi giải thích “muốn học hỏi”.

Lúc Ðức Chưởng Giáo lâm phàm, Ngài cũng chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta đã nghe, còn phần chúng ta là phải hiểu sâu rộng giáo lý của Ngài và chứng tỏ sự nhiệt tâm cần thiết đem ra thực hành từng chi tiết dù chúng nhỏ nhặt.

Trong một nhóm học hay một chi hội, phần đông những hội viên nghe giảng, nhưng không đem ra thực hành các chân lý mà họ đã nghe, lý do là họ vẫn còn tập trung nhiều vào con người họ. Họ tự đặt mình theo lối nhìn của một người luôn luôn nghĩ hay tìm lấy được cho y cái gì mà y có thể rút tỉa ở giáo lý đã học hỏi. Nếu Ðức Chưởng Giáo lâm phàm có lẽ các người đấy đến nghe và nói: “Thật là một cuộc nhóm họp kỳ diệu đáo để !” nhưng rồi chỉ đến thế là cùng.

Các bạn có nhớ sau khi Ðức Phật nói: “Các ngươi hãy là ngọn đèn của mình”, rồi Ngài tiếp tục dạy là cần phải diệt trừ hết cả ham muốn riêng cho mình - thí dụ như muốn tiến bộ hay muốn đạt đến Niết Bàn - và tuy nhiên phải gìn giữ sự ham muốn học tập. Cũng như các đệ tử của Ngài, Ngài giảng dạy giáo lý đó và dĩ nhiên Ngài biết họ sẽ thi hành tận lực với khả năng của họ và cung hiến tất cả những gì họ có.

Khi người ta trưng bày một bức tranh tuyệt đẹp, ngắm nhìn nó thì không có nghĩa lý gì cả nếu không nhận thấy có sự hân hoan và sự say mê nảy sinh trong con người của chúng ta. Nếu chúng ta thật muốn học tập, thế thì cũng như ông C.W.L. thường nói, chúng ta không bao giờ thiếu cơ hội để học. Ngược lại, thì việc đó chứng tỏ rằng thái độ của chúng ta chưa được đúng như thái độ phải có. Giả sử Ðức Thầy sẽ đến chiều hôm nay, hay hiện tại bây giờ và bảo mỗi người của chúng ta làm một việc mà Ngài muốn xem chúng ta làm, thế là, trừ phi tinh thần chúng ta phải được hoàn toàn trong sạch, vô tư và phải tràn đầy sự ham muốn học hỏi, bằng không chúng ta không thể đáp lại lời Ngài và lời gọi của Ngài cũng không có âm vang gì. Chúng ta thấy tất cả các Ðấng Giáo chủ đòi hỏi đệ tử các Ngài có một khả năng hiểu biết nào đấy hầu để theo các Ngài với sự tin cậy triệt để. Óc phê bình, khi nó nảy nở quá độ, làm ngăn cản sự đánh giá hay khen ngợi cái gì đấy. Tất cả các bạn đều biết sự việc nầy là một thành phần của đời sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nếu thửa ruộng của chúng ta không trồng tỉa gì được, chân lý tốt đẹp nhứt cũng sẽ bị chết ngột vì cỏ xấu lấn áp. Không chỉ chúng ta muốn gặp con Ðường Huyền Môn và các Ðức Thầy, mà hơn hết còn phải tìm cho được một tinh thần biết đánh giá và cảm phục nữa. Khi Ðức Thầy thốt lời, Ngài không lập lại cái gì Ngài đã nói, vì Ngài không có thì giờ. Việc đó cũng như các bạn đến một người đang quá bận việc để đặt một câu hỏi tầm thường. Tôi cảm thấy các bạn phải tăng cường, mỗi lúc càng nhiều hơn trước, sự cố sức, sự ham muốn và hơn hết là sự ham muốn học hỏi với những ai mà các bạn giao thiệp, dù rằng người ấy là người làm vườn, anh đầu bếp hay Ðức Thầy, và không có giới hạn chỉ ở một nguồn gốc thôi. Chúng ta không đủ trình độ khá tiến bộ để chỉ có thể thu nhận huấn lệnh của Ðức Thầy mà thôi. Chúng ta hãy tìm kiếm khắp nơi mà dò hỏi và hãy tìm thấy được mỗi bài học trong mỗi viên đá.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Ðối với ông C.W.L. cũng như thế. Ông ta chỉ ra một đường lối, lúc ấy các bạn có thể cho là quá tầm thường và phi lý, và cũng không để ý việc ấy nữa. Nhưng bốn năm ngày sau các bạn sẽ tự bụng bảo rằng: “Mình quá ngốc mà không chụp lấy cơ hội !” Trong những sách vở Huyền môn chúng ta đã đọc thấy: “Ðức Thầy không bao giờ nói hai lần.” Nếu chúng ta không có sự ham muốn học hỏi, cái gì Ngài nói được lập lại hai lần cũng vô ích. Tôi không nói phải chấp nhận một cách mù quáng những ý kiến mà chúng ta bắt gặp, nhưng chúng ta là người ham học ở mọi người chứ không chỉ ở Ðức Thầy mà thôi.

Tiếp đấy, chúng ta phải cho ra cái gì của chính mình. Tất cả chúng ta có cái ham muốn ấy. Ðó mới là một tặng vật tự nguyện và vui lòng cung hiến thì mới đáng kể bởi nó chỉ cho thấy ta đã hy sinh quên mình để sống cho kẻ khác và do đó là để sống cho Ðức Thầy. Tôi và các bạn có rất nhiều điều mà chúng ta có khả năng cho được ! Chúng ta sẽ trở thành các vị thầy nếu chúng ta làm nảy nở khả năng giúp đỡ và phụng sự tất cả mọi người, không gìn giữ lại một cái gì cho mình cả. Việc khó khăn là sự kiểm soát mình, là sự bày tỏ tình thân ái và lòng nhiệt tâm như thế nào để gọi là ban cho tất cả mà không chờ người ta phải đến hỏi mình. Ðấy mới là lòng hy sinh chơn thật. Tất cả chúng ta đều có điều nầy một cách tiềm tàng, nhưng chúng ta không có can đảm thử làm để đạt mục tiêu của mình, cứ e sợ mình lầm đường lạc lối.

Chúng ta ai ai cũng có lòng yêu thương và cảm tình ở thâm tâm, cũng có lòng ngưỡng mộ và sự kính trọng thúc đẩy chúng ta yêu mến và theo dõi lý tưởng của mình. Nếu chúng ta dám hiến dâng các sự việc nầy cho Chơn Sư thì chúng ta cũng có thể ban các sự việc nầy cho những ai ở chung quanh ta. Không phải Chơn Sư đòi hỏi chúng ta một việc gì, nhưng chúng ta không thể làm gì khác hơn là hiến dâng cho Ngài sự tận tuy và lòng tôn kính, sau đấy chúng ta cũng có sự ham muốn y như vậy đối với kẻ khác. Khi chúng ta thấy được cái gì gọi là kỳ diệu, tỷ như thế, sự kích thích tức khắc phải chia sớt với người khác cái gì mà chúng ta tự cảm nhận được. Chơn lý ở trong tâm của chúng ta, vậy tự chúng ta hãy giải phóng chúng. Nếu chúng ta đủ khả năng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình, chúng ta sẽ đến đỉnh núi.

Phàm ngã của chúng ta còn quá mạnh, nó ngăn cản chúng ta tiến tới, vì mỗi bước tiến tới, phàm ngã đòi hỏi một sự giải thích. Chúng ta không thể hình dung được đời sống của chúng ta ra sao, nếu chúng ta không tính toán mà cứ cho ra: sự tận tụy, tình thương và lòng tôn kính không một hạn chế nào cả, cái phàm ngã hẹp hòi của chúng ta sẽ bị quên lãng đi và nó không còn gây ảnh hưởng đến các ý nghĩ và hành động của chúng ta nữa. Tia lửa Linh quang ở trong mỗi con người của chúng ta có thể cho thêm sức mạnh và sự bền lòng để hoàn thành sự cố gắng đó. Nếu chúng ta muốn biến đổi tia lửa trở thành ngọn lửa, Chơn Sư sẽ không bao giờ ngần ngại đến giúp chúng ta. Chúng ta cố công leo lên bờ dốc thật đứng, nhưng với một ý chí và một quyết định ít chắc chắn làm cho chúng ta luôn luôn mất mục tiêu đã nhắm. Tuy nhiên sự việc nầy thật đơn giản ! Nếu các bạn muốn tiến bộ và được đến gần Chơn Sư, các bạn cần phải áp dụng thái độ hoàn toàn quên mình và tư tưởng vô ngã. Sau nữa, các bạn phải có tình thương, sự sùng tín và thăng bằng. Thế là các bạn gần đạt đến mục tiêu.

Mua đá năng lượng:

Thay vì như vậy, chúng ta bị lạc trong mê lộ và chúng ta cũng không hiểu thật ra là chúng ta muốn tìm gì. Cái mà chúng ta muốn, đấy là Con Ðường Thánh Thiện đơn sơ và thẳng lối chứ không phải là một triết lý và một siêu hình học. Nếu chúng ta bền lòng, chúng ta sẽ thấy các khó khăn tiêu tan và các cửa thiên cung cũng sẽ mở rộng trước chúng ta. Tâm trí của chúng ta rất phức tạp cho đến đổi chúng ta không thể thấy một chơn lý đơn giản mà không bị sai lệch. Lấy tỷ dụ ở một đệ tử chân thật, sự cần thiết là vất bỏ cái ta thấp hèn. Không có gì phải thêm hay bớt nữa. Hãy xem xét mỗi kẹt góc của bản tánh các bạn để săn đuổi cái ta riêng tư và thế là các bạn sẽ đạt đến Niết Bàn, trạng thái Phật; Ðức Phật đã phải chịu khổ quá đổi vì sự không hiểu của các người Bà La Môn ở thời kỳ ấy, họ tìm chân lý nhưng lạc trên đường đầy rối rắm. Ðức Phật muốn tìm Con Ðường Thánh Thiện ngay thẳng, đơn sơ, rõ ràng, một Con Ðường mà tất cả ai ai cũng có thể theo được.

Chúng ta không bao giờ chịu theo con đường thật ngắn để đến mục tiêu của chúng ta. Chúng ta nghĩ là đã diệt trừ được cái ta thấp hèn trong một lỗi lầm và thình lình chúng ta thấy nó xuất hiện từ trong hóc hẻm ẩn khuất nào đấy của con người chúng ta và chúng ta phải bắt đầu lại cuộc chiến đấu. Một ngày nào đấy nó sẽ tái xuất hiện ở nơi khác và do đó chúng ta mất thì giờ. Nếu chúng ta có một tinh thần sáng suốt và có một quyết định không lay chuyển thì chúng ta có thể diệt trừ cái ta thấp hèn một lần một và bất luận ở hoàn cảnh nào.

Ðấy cũng như những người đi Adyar để tìm Chơn Sư và họ không nhìn ra người nào cao cả hơn họ. Chúng ta không thể nhận thấy sự cao cả của Chơn Sư, nó quá tầm thông hiểu của chúng ta. Ðối với những người đệ tử chơn thành cũng như chúng ta cố sức thực hiện, điều kiện thứ nhứt là phải hoàn toàn quên mình. Tự quan sát lấy mình, các bạn sẽ cảm thấy lập tức khi cái ta thấp hèn xuất hiện, các bạn không cần Ðức Thầy hay một người nào khác đến để nói các bạn điều đó. Các bạn hãy như ánh sáng và từ ngày nầy sang ngày nọ hãy càng sáng tỏ nhiều thêm lên. Ngày nào chúng ta không đánh bóng cây đèn của chúng ta thế là ngày hôm sau cây đèn sẽ mờ ố.

Xin các bạn đừng nghĩ là tôi có ý muốn làm các bạn nản lòng, đấy không phải ý định của tôi. Các bạn không nên ngừng theo dõi các cố gắng trong chiều hướng thuận lợi và theo con đường ít trắc trở. Các bạn gặp không biết bao nhiêu dịp may khi các bạn đi Úc châu. Càng lợi dụng những cơ hội thì sự tiến bộ của các bạn càng nhanh chóng. Các bạn phải học tập nhưng đồng thời cũng phải sửa mình và tiến tới trước nữa. Tuy thế không nên luôn luôn nghĩ đến sự tiến bộ của các bạn. Ai mà lúc nào cũng để ý đến sự tiến bộ của riêng mình thì dù có muôn ngàn công sức cố gắng cũng không thể đạt được mục tiêu.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh