Muốn Vào Hàng Ðệ Tử Chơn Sư: Chương 8

MUỐN VÀO HÀNG ÐỆ TỬ CHƠN SƯ: CHƯƠNG 8

KRISHNAJI: Tôi tin rằng mỗi người của chúng ta đều biết mình đang có sự thay đổi, mau hay chậm là tùy theo sự cố sức của mình. Nhưng cái làm cho chúng ta thật hài lòng là chúng ta cùng chung tiến tới. Chúng ta có tinh thần Hợp Nhất. Nếu tôi có tiến bộ hay nếu B tiến bộ, chúng ta cảm thấy hay chúng ta phải cảm thấy tất cả chúng ta đều thành tựu một việc gì đấy. Tất cả chúng ta cần phải trở thành các đệ tử, chúng ta gắng sức cho trong nhóm có được những người ưu tú nhất, nhưng không phải với cái tiến bộ riêng biệt cho từng cá nhân mà là tiến bộ tập thể. Ở kỳ nhóm “Congrès de l’ Etoile” tôi cảm thấy tất cả chúng ta đều là một. Như ở đây trong một thiểu số, tất cả cùng một mục tiêu, chúng ta cần có giữa mỗi người chúng ta cái cảm giác mãnh liệt về sự hợp nhất và một tình thương nồng nhiệt. Nếu mỗi người của chúng ta hành động và sống như thánh Jean, như là đệ tử ưu tú của Chơn sư, hoàn toàn quên mình, thì chúng ta chóng vứt bỏ được cái phàm ngã làm trở ngại và ngăn cản chúng ta. Dù khi chúng ta nắm tay nhau cùng đi dạo, chúng ta cũng không có cái tinh thần hợp nhất thật sự, thay vì nó sâu thẳm đậm đà thì tinh thần nầy chỉ là cái lớp vỏ ở bề ngoài mà thôi.

Hôm qua tôi suy nghĩ, tất cả chúng ta cho dù phải mất bao nhiêu năm nữa để trở thành đệ tử của Chơn sư thì cũng không quan trọng. Khi mà Ðức Chưởng giáo (Instructeur) lâm phàm, sẽ có nhiều người, đủ cả các trình độ tiến hóa. Nếu chúng ta có sự ước muốn đặc biệt là thành người phụng sự đích thực mà thêm có tình cảm hợp nhất, thì chúng ta sẽ là những người đệ tử cao cấp, ưu tú của Ðức Thầy, cho dù từ nầy có một chút cảm tưởng ích kỷ. Trong trường hợp nầy chúng ta có thể trở thành rất hữu ích cho Ngài. Ở Adyar các bạn để ý xem có nhiều người dường như mạnh ai nấy làm riêng theo cá nhân mình và sự cố công của người nầy không có sự nung đúc của người khác. Họ không làm việc với tư cách tập thể. Người nầy thì tiến xa, người kia thì còn đang rảo bước trên đường vậy.

Tình cảm hợp nhất đó phải thật sống động trong con người chúng ta. Chúng ta phải đau khổ với những ai đau khổ và khi có người được sung sướng thì tất cả chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc. Quên mình bằng cách đó chúng ta sẽ mau chóng đánh mất đi cái phàm ngã.

Sớm mai nầy tôi còn nghĩ đến một việc khác nữa. Trong khi chúng ta còn trẻ - và phần đông chúng ta ở trong tình trạng nầy - chúng ta cần phải chú ý đến các thể của chúng ta thật nhiều, hầu về sau tìm cách sử dụng chúng được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Chúng ta có thể uốn nắn chúng dễ dàng theo như ý chúng ta muốn. Chúng ta có trách nhiệm đối với Ðức Thầy, thì chúng ta cũng là người có trách nhiệm với Ngài về sức khoẻ của chúng ta. Ðứt tay hay cái gì tương tợ như thế xảy ra do sự biếng nhác, cẩu thả của chúng ta, là việc không thể chấp nhận được. Khi làm chủ con ngựa hay con chó, người ta tự thấy mình có trách nhiệm với chúng về ăn uống và các sự chăm sóc cần phải có cho chúng. Cũng như thế, chúng ta có trách nhiệm với các thể của chúng ta trong tư cách là chủ sở hữu của chúng, chúng không phải là chính chúng ta mà chúng là vật sở hữu.

Ðó là lý do mà ông C.W.L. đặt cả tầm quan trọng của nó vào các thể. Ông cứ nhắc thúc mãi về sự sạch sẽ hoàn hảo, cho đến không chịu nổi ! Lúc chúng tôi sống chung với ông, chúng tôi phải thi hành mỗi việc theo mỗi giờ khắc nhứt định. Lúc nào ông cũng nhắc đến các thể không phải là chúng ta và chúng ta phải trở thành các người chủ của chúng chứ không phải là đầy tớ.

Tôi không tin rằng chúng ta nhận định được rõ rệt các thể không có sự liên quan với chơn ngã (vrai soi) và các nhu cầu cùng các dục vọng là của chúng chứ không phải của chúng ta. Thể xác của chúng ta phải được xem như một khách thể chứ không phải là chủ thể cũng như một thành phần (élémental) cần được săn sóc. Chúng ta phải xem nó như là em bé của chúng ta, luôn luôn nó ham muốn đủ thứ thường làm hại cho cái “chơn ngã” của chúng ta. Lười biếng, lo sợ, nản lòng và còn bao nhiêu phiền phức nhỏ nhặt vây phủ chúng ta, bởi vì thể xác không được kiểm soát. Hôm trước, khi mà cô M. đạp trên cái cọc, tôi thấy việc đấy sẽ không xảy ra nếu cô ta đã kiểm soát được thể xác.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Khi các bạn có được sự kiểm soát đó, các bạn sẽ có cái phản ứng tức khắc trước bất kỳ sự nguy cấp nào. Tôi đã không bị trầy da hôm qua nếu tôi có sự chú ý. Hãy xem như thể người mẹ săn sóc đứa con nhỏ của mình. Ðối xử như vậy với thể xác của chúng ta, chúng ta sẽ tạo cho thành phần nầy (élémental) được hữu ích hơn.

Rồi chúng ta sẽ thấy trí thông minh dần dần mở mang ra. Phải thật lưu ý đến thể xác của chúng ta, phải để ý đến những phản ứng cũng như các nhu cầu của nó, vân vân. . . sau cùng sẽ biết được cái gì phải cung cấp cho nó và cái gì hạp với nó. Chả khác chi một chiếc xe hơi hay con ngựa. Các bạn biết đích xác đến sức nào thì nó cung ứng nổi. Vậy chúng ta cố gắng làm cho các thể trở thành những dụng cụ tốt sẵn sàng đi đến nơi mà chúng ta muốn và giúp được toại nguyện bất luận chúng ở nơi nào.

J.N.: Nếu chúng ta tự đồng hóa với sự ham muốn của thành phần nầy thì chơn nhơn chúng ta sẽ không có một dịp may nào làm chủ được nó. Tốt nhứt là nhớ rằng thành phần nầy có những bản năng mà chúng ta tưởng là các ham muốn của chúng ta. Khi chúng ta mệt mỏi, hay là khi chúng ta bị người chọc tức, hoặc nóng giận, chúng ta để thành phần nầy tung hoành theo ý nó. Khi chúng ta thèm ăn, thèm uống, hay muốn vui chơi giải trí, hay muốn làm gì đấy, có phải đó chỉ là cái ham muốn của những thành phần nầy không ? Hãy phân biện giữa các bản năng của thành phần và các ưa thích của chúng ta. Hành hạ thể xác cũng dễ dàng như sự đối xử tốt và trọng nể nó.

KRISHNAJI: Khi có mặt một Nhân vật cao cả, Ðức Thầy chẳng hạn, người ta hòa hợp các sự rung động của thành phần nầy cùng các rung động của Ðức Thầy. Tất cả chúng ta rán cố gắng trở thành người đệ tử và muốn thế thì chúng ta và thể xác của chúng ta phải trở thành bạn thân. Nếu thành phần chiếm ưu thế, thì sự việc nầy sẽ làm cho chúng ta bị chậm trễ đi.

J.N.: Bồng bột nhiều thì tỏ ra thiếu kiểm soát. Một khía cạnh khác nữa, là không bao giờ ai mệt mỏi cho đến đỗi không thể làm được việc mà họ muốn làm cho xong. Chỉ có sự biếng nhác của tinh thần nó cản trở chúng ta mà thôi. Chúng ta không thực hành được sự kiểm soát đầy đủ cái trí vậy.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh