Muốn Vào Hàng Ðệ Tử Chơn Sư: Chương 7

MUỐN VÀO HÀNG ÐỆ TỬ CHƠN SƯ: CHƯƠNG 7

N.R.S.: Muốn trở thành đệ tử Chơn sư có cần thiết phải ở gần người thay mặt Chơn sư tại cõi hồng trần không ? Cá nhân tôi, người Ấn Độ, tôi tin việc nầy là cần thiết. Dường như chúng ta lần dò tìm Chơn Sư, nhưng không biết là khó khăn thế nào mới được ở gần Ngài. Ngoại trừ các nhân vật như bà A..B. và ông C.W.L. ra, chúng ta cần phải có người đại diện cho Chơn Sư.

J.N.: Theo thiển kiến, tôi tin đó là phương tiện mau lẹ hơn hết để trở thành người đệ tử, vì người đại diện ở cõi hồng trần được dùng làm con kênh và tập trung năng lực phát sinh từ Chơn sư đến chúng ta. M.L.K. kể lại giấc mộng trong lúc ở Adyar về, vào năm 1914. Bà đi bên cạnh Krishnaji và có cảm tưởng là trầm mình trong đại dương bác ái ở Krishnaji tủa ra. Cùng lúc ấy dường như ông không tách rời khỏi Chơn sư K.H.

KRISHNAJI: Mục tiêu của chúng ta thì hoàn toàn rõ ràng. Mục tiêu của mỗi người chúng ta, là để trở thành đệ tử Chơn sư, và phương pháp thật đơn giản và thật tự nhiên để đạt được là phải có sự lìa bỏ cái ta, hầu phàm ngã không còn tái hiện trong lúc chúng ta không mong đợi nó đến và nó làm cản trở sự hợp nhất (unité) của chúng ta với Chơn sư. Không chỉ chúng ta phải có sự quên mình, chúng ta còn phải luôn luôn rời bỏ cái phàm ngã của chúng ta để lúc nào cũng sẵn sàng tùy ý sử dụng của Chơn sư. Chúng ta hiểu biết tại sao Ðức Phật nhấn mạnh ở điểm nầy. Ðó là cái ngã thấp hèn nó làm cho chúng ta sợ sệt và biếng nhác. Chúng ta cần thành thật tự nói rằng chúng ta phải diệt trừ yếu tố cá nhân. Từ khi tôi khởi sự đọc quyển Phúc âm của Phật (L’ Evangile du Boudhha de Paul CARUS), tôi tự quan sát để xem nơi nào cái ta thấp hèn xuất hiện và tôi đã nhiều lần phải đương đầu với nó.

D.R. : Xin ông cho chúng tôi biết là làm thế nào để dẹp bỏ tính vị kỷ trong đời sống hằng ngày.

KRISHNAJI: Hãy dùng cách giám sát chặt chẽ bạn. Tách rời bạn ra khỏi xác thể và khởi từ ngoài bạn nhìn vào các cảm giác, các xúc động, cũng như sự ganh tỵ của bạn, vân vân. . . Chủ yếu là khả năng tự mình nhìn thấy mình với cái nhìn của người ngoại cuộc. Cũng không phải là lãnh đạm, thật ra lãnh đạm là lười biếng.

Sự việc luôn có hai mặt: một mặt là chính mình và một mặt là Chơn Sư. Chơn sư phải trở thành vĩ đại hơn chính các bạn, cốt để các bạn bị Ngài thu hút. Giả sử tôi muốn trở thành như Chơn sư thì nên tránh không có nhiều bé Krishnaji xuất hiện. Việc nầy hoàn toàn rõ ràng trong trí óc tôi, nhưng thật là hết sức khó giải bày. Nếu con người muốn tự tách mình riêng ra, thế thì toàn cả thái độ và lối nhìn đều phải được thay đổi. Rồi từ từ nó sẽ hủy diệt các phần khác, ngoại trừ cái phần quan trọng, phần mà Chơn sư cần dùng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Giả sử tỷ dụ tôi ganh tị, bởi vì người nào đấy thương người khác hơn thương tôi. Nhưng mà các bạn và tôi là một; vậy cho nên người ấy thương các bạn hay thương tôi là việc không đáng kể. Rốt cuộc chúng ta là hai của những cây căm cùng một bánh xe. Ðó chỉ vì phàm ngã chúng ta nó muốn đùa cợt theo ý nó thôi.

Trong việc đeo đuổi theo con đường tâm linh, cái quan trọng nhất là có một quyết định. Chúng ta càng tự giam mình trong cá nhân chủ nghĩa thì chúng ta càng mất nhiều thì giờ mới quyết định điều mà chúng ta sẽ làm. Ðấy là việc tự nhiên bởi vì sự không chia rẽ là một đức tánh mà chúng ta cần phải có ở vào giai đoạn đã tiến khá xa rồi.

D.R.: Sự chia rẽ, tin dị đoan và nghi ngờ phải được tiêu diệt giữa lần điểm đạo thứ nhứt và thứ nhì.

J.N.: Cũng có một ý kiến nữa là, tất cả thiên hạ ai cũng muốn có thể được càng cao càng tốt và Chơn Sư là tỷ dụ thật hay để làm gương mẫu cho chúng ta noi theo. Sự ham muốn đó nó ở trong mỗi con người của chúng ta.

KRISHNAJI: Nhưng có vài tham vọng và tự đắc cá nhân nó làm chận đường đi của chúng ta. Và cũng còn một điều khác: đó là cái tâm chỉ tập trung vào cái ngã. Chúng ta chỉ nhìn theo lối nhìn của mình. Nếu chúng ta cố sức nghĩ liên tục đến Chơn sư, hầu ý nghĩ nầy chiếm cả trung tâm tâm thức chúng ta thì chúng ta chỉ còn một điều ham muốn: muốn giống Chơn sư mà thôi. Cuối cùng chúng ta nhận thấy chúng ta chưa thực quyết tâm thành người đệ tử thật sự - chúng ta làm cầm chừng, có giới hạn chứ chưa làm một cách đầy đủ trọn vẹn. Phải diệt trừ cái phàm ngã do đó mới được như tấm kiếng trong suốt, miếng thủy tinh đem lại cho chúng ta sự vui sướng và cái vui sướng của các người khác có thể soi nhìn qua nó. Làm giảm cái ta trong phàm ngã các bạn thì cái trong suốt sẽ gia tăng và các bạn giúp được người khác nhiều thêm lên.

J.N.: Chúng ta tự nhận thức nhiều về chúng ta, lúc chúng ta hành động không tốt thì chúng ta lấy làm buồn khổ, còn khi chúng ta hành động tốt đẹp thì chúng ta lấy làm vui sướng. Sự phân biện liên tục là cần thiết để chúng ta không thành con người có lòng chai đá hoặc chán nản bởi những cảm giác của các lỗi lầm chúng ta. Trong trường hợp nầy lối thú tội hay thú lỗi có thể là điều tốt nhất cho linh hồn vậy.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh