Muốn Vào Hàng Ðệ Tử Chơn Sư: Chương 4

MUỐN VÀO HÀNG ÐỆ TỬ CHƠN SƯ: CHƯƠNG 4

KRISHNAJI: Tôi đang tự hỏi tại sao không có ảnh hưởng gì trong con người chúng ta, hay là lỗi do chúng ta. Tiếng vang nội tâm thúc giục chúng ta lấy quyết định tiến tới. Chúng ta cứ giậm chân một chỗ. Có lẽ chúng ta có vài đáp ứng nội tâm nhưng không phải lời đáp ứng về sự thúc đẩy chúng ta hành động.

J.N.: Nhưng một quyết định được nhất trí ở ba tuần qua có đáng giá gì không ?

KRISHNAJI: Riêng cá nhân tôi, tôi thấy không cần phải mất một năm để lấy một quyết định thật đơn giản.

J.N.: Chuyện như thế nầy không phải là một quyết định. Ðúng ra là một vấn đề về tiến hoá ! Việc mà chúng ta đang cần, đó là một mục tiêu được xác định ít nhiều để có thể đạt đến. Sự việc nầy không phải sự thay đổi tức khắc mà là kết quả của nhiều kinh nghiệm và sự đồng hóa.

KRISHNAJI: Chúng ta ai ai cũng biết mục tiêu. Cần gì phải mất thì giờ cố công để đạt lấy, khi mà trước hay sau gì chúng ta cũng sẽ đến ! Lúc nào các bạn có một mục tiêu thì không nên trì trệ việc làm cần thiết phải có để cho các bạn được thích hợp với mục tiêu. Chúng ta ở trong phòng mờ tối mà chúng ta cứ chờ có người đến mở cửa cho ánh sáng vào.

Lấy tỷ dụ ông C.W.L. các bạn tưởng ông ta chờ chúng ta lấy quyết định hay sao ? Ông chỉ nói: “Ðây, tôi có ý định giúp các bạn, các bạn dù muốn dù không....... Tôi có việc ấy phải thực hiện cho các bạn”. Không có tùy thuộc ở vấn đề quyết định của chúng ta; ông bắt buộc chúng ta phải hành động và giúp chúng ta có được một căn bản vững chắc. Sự việc nầy đối với các bạn ở đây cũng thế. Các bạn có thể trở thành nhà tỉ phú hay là muốn cái gì cũng được, với điều kiện là các bạn phải có căn bản ấy, nhưng mà tôi nghĩ các bạn còn cách thật xa…

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Từ hai hay ba ngày nay, tôi tự hỏi ai sẽ cho mỗi người của chúng ta sự cảm hứng để thắp sáng lấy ngọn đèn của mình ?

Chúng ta chưa có cái nhìn nội tâm đầy đủ rõ rệt để làm việc liên tục. Hôm nay chúng ta đầy hứng thú và hăng hái, rồi ngày mai chúng ta phải khởi đầu lại. Thậm chí nếu được thì chắc chắn không phải Nitya, không phải tôi và cũng không phải ai khác có thể cho bạn cái chìa khóa để mở cửa. Các bạn chưa có sự kích thích cần thiết đầy đủ để tự mình tìm lấy chìa khóa. Các bạn chờ người ta cho các bạn vật gì đấy. Các bạn tin rằng thể hiện được Ðức Thầy rồi Ngài cho các bạn chìa khóa cửa.

J.N.: Về cảm hứng chúng tôi không dám đòi hỏi ở Ðức Thầy; chúng tôi có bà A.B. và ông C.W.L. là quá đủ.

KRISHNAJI: Nếu họ không có thể gây cảm hứng cho chúng ta, thế thì hữu ích gì mà thể hiện Ðức Thầy ? Tại sao trong con người chúng ta không có một ham muốn to tác về sự thay đổi ?

J.N.: Hy sinh và Từ bi với tất cả là những hạnh kiểm thật trừu tượng cho lúc đầu. Các tỷ dụ mà bà A.B. và ông C.W.L. nêu gương cho chúng tôi, cung cấp cho chúng tôi một cảm hứng thật to lớn hơn các chơn lý trừu tượng.

KRISHNAJI: Ông C.W.L. thúc giục chúng tôi hành động. Ông sẽ không làm như vậy với các bạn, vì các bạn đã có tuổi và có cá tính. Vậy sự ham muốn phải xuất phát do nơi các bạn mà ra. Tại sao phải đến với bà A.B. hay ông C. W. L. khi mà chúng ta có sự vật ấy ở nơi đây, khi mà mỗi buổi sáng chúng ta thiền định ở nơi đây, khi mà mỗi buổi sáng chúng ta tưởng niệm Ðức Phật ở nơi đây ? Tại sao không tìm ở nơi đây có đầy đủ các ham muốn và các kích thích ? Các bạn nào có biết chắc gì bà Amma và ông C.W.L. không dẹp các bạn qua một bên.

Thông thường những ai ích kỷ thì có sự ham muốn to tác để trở thành người vị tha, các tánh xấu khác cũng như thế. Chúng ta gặp ông C.W.L. để làm gì nếu chúng ta tự thấy mình vẫn cũng như bây giờ ? Chắc chắn là ông ta sẽ không nghĩ: “Ðấy là người đáng bỏ công ra giúp”.

J.N.: Chúng tôi ở đây không chỉ để khám phá các đức tánh cần thiết cho chúng tôi mà còn có các ước vọng được thay đổi. Cái mà chúng tôi thiếu là sự tự kiểm soát thường trực cũng như ngọn đèn nội tâm được chong sáng ngày đêm.

KRISHNAJI: Mỗi người của chúng ta càng ngày càng vững mạnh thêm lên nhưng sự thay đổi không được nhanh chóng, toàn vẹn và thâm sâu.

J.N.: Ðó là vấn đề tăng trưởng, chúng tôi có thể thúc đẩy gấp sự tăng trưởng nhưng không thể thực hiện nó được ngay. Chúng tôi thúc đẩy gấp rút sự tăng trưởng bằng cách thành lập trong con người chúng tôi một ham muốn mãnh liệt về sự tiến bộ.

KRISHNAJI: Riêng tôi, tôi tin là tôi sẽ đến mục tiêu. Tôi đã lấy quyết định về việc nầy thì dù những người bạn hay những người khác giúp tôi hay gây trễ nải cho tôi cũng không can hệ gì cả. Ðấy là phương cách tôi nghĩ cho vấn đề nầy. Ðấy là thái độ mà chúng ta phải có. Chúng ta không xem sự việc một cách nghiêm túc.

N.S.R.: Chúng tôi lại quá khoan hồng cho chính mình và thật nghiêm khắc với người khác.

KRISHNAJI: Khi các bạn đến Adyar, các bạn sẽ hiếm thấy bà Amma. Bà không lưu tâm lo cho các bạn cũng như ông C.W.L. đâu. Bà không có thì giờ ở việc nầy và các bạn còn phải chờ thật lâu trước khi đi Úc châu. Hãy chấp nhận trong năm tháng nữa các bạn đến với ông C.W.L. nếu đất đai của các bạn được canh tác đầy đủ, ông ta sẽ cho là việc đáng nhọc công để giúp các bạn.

Mỗi ngày chúng ta xem, trong quyển Phúc âm của Ðức Phật, thấy sự thiết yếu phải diệt trừ cái ta thấp hèn và tạo sự kiểm soát cái trí cùng các giác quan, thế mà chúng ta kiểm soát thật quá ít !

J.N.: Tỷ như trong trận đấu khẩu về các trò giải trí !

KRISHNAJI: Phải tốn ba tuần mới mất được các thói quen: bậm môi, nhíu chân mày và các thói tương tợ như thế. Tất cả chúng ta cũng như trẻ con. Ông C.W.L. bắt buộc chúng tôi phải thay đổi cho đến tạo thành thói quen mới và khi lớn lên chúng tôi có được thái độ như ý muốn. Về mặt khác, các bạn đã qua giai đoạn mà người ta có thể thúc đẩy được các bạn, hiện giờ đến phiên các bạn tự đóng con thuyền của mình và tự chèo lái lấy. Ðối với người lớn, người ta không thể dùng phương cách của ông C.W.L. giáo huấn chúng tôi.

N.S.R.: Trong những năm đầu, khi ở Benarès, lúc nào ông Arundale[1] cũng nung đúc chúng tôi, trẻ có, già có, thậm chí có người đã đến năm mươi tuổi mà nào có ai than phiền việc ấy bao giờ đâu.

KRISHNAJI: Chúng ta mất rất nhiều thì giờ để làm những việc mà chúng ta có thể thực hiện xong trong một ngày. Không có ông C.W.L. ở nơi đây để dùng cách nghiêm khắc chỉ dẫn chúng ta, vậy mỗi người tự chỉ dạy lấy mình.

D.R.: Phần đông trong chúng tôi còn trẻ, chưa có ý thức về thái độ ước muốn đúng đắn, dĩ nhiên các người cao tuổi hơn tiến bộ đầy ý thức.

J.N.: Thế là, trong trường hợp nầy, chúng ta khoanh tay ngồi chờ… để chịu trận.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh