KHẢI HUYỀN, LINH HỨNG VÀ QUAN SÁT - A.BESANT PDF

Những người nghiêm túc tiến hành việc nghiên cứu

Thông Thiên Học ắt không thỏa mãn với việc chỉ đọc kho tài liệu Thông Thiên Học đồ sộ được trút vào thế giới qua hàng thế kỷ trong quá khứ và tiếp tục tuôn đổ vào đó thời nay.

Thêm nữa, nếu họ có bất kỳ năng lực bẩm sinh nào để khảo cứu như vậy, thì họ nên chuẩn bị phát triển năng lực giúp mình có thể tự thân kiểm chứng điều mà những người khác bảo cho mình biết. Nhưng trong mọi trường hợp, thì ta nên nghiên cứu lý thuyết nhiều trước khi chuyển sang thực hành, và trong hầu hết mọi trường hợp thì ta không thể phát triển những giác quan tinh vi trong giới hạn của kiếp lâm phàm hiện nay, mặc dù ta có thể đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển như thế trong kiếp tới. Vì thế cho nên, việc nghiên cứu lý thuyết phải tạo thành một bộ phận lớn trong việc rèn luyện mọi học viên Thông Thiên Học, và thái độ của y đối với việc nghiên cứu như thế là một vấn đề có tầm quan trọng ghê gớm. Y cần phân biệt giữa những quyển sách mà mình đọc để cho thái độ của mình thích hợp với loại hình sách ấy; y phải tìm hiểu xem Khải huyền có nghĩa là gì, Linh hứng có nghĩa ra sao, phải phân biệt kho tài liệu Khải huyền với kho tài liệu Linh hứng và cả hai phải được ghi nhận qua sự Quan sát.

Một số kinh điển được coi là có thẩm quyền ẩn đằng sau mọi tôn giáo lớn. Vì thể cho nên Ấn giáo có kinh Phệ đà. Từ ngữ này có nghĩa là tri thức và tri thức này vốn chân thực đời đời. Đó là tri thức của Thượng Đế Ngôi Lời, tri thức của Đấng Chúa tể một vũ trụ, tri thức về điều hằng hữu chứ không phải về điều trình hiện, tri thức về các thực tại chứ không phải về các hiện tượng. Điều này hằng hữu nơi Thượng Đế Ngôi Lời, nó là một bộ phận của Ngài. Dưới dạng biểu lộ được Khải huyền để trợ giúp con người, nó trở thành kinh Phệ đà và dưới dạng đó, nó trải qua nhiều giai đoạn, cho đến khi cuối cùng phần nguyên bản còn lại chẳng được bao nhiêu.

Mọi trường phái triết học Ấn độ đều công nhận thẩm quyền tối cao của kinh Phệ đà, nhưng sau khi công nhận về mặt Hình thức ấy thì trí năng được phép tự do tùy ý để điều tra, phán đoán. Mặc dù Ấn độ giáo cứng ngắc về chính sách cai quản xã hội, song nó luôn luôn để cho trí năng con người được tự do; trong triết học, siêu hình học, nó luôn luôn ngộ ra được rằng nên mưu tìm chân lý và không trừng phạt sự sai lầm; sự sai lầm đã bị trừng phạt đúng mức rồi qua sự kiện đó là sai lầm, theo định luật thiên nhiên nó gây ra bất hạnh.

Ngay cả ngày nay sự tự do cổ truyền ấy vẫn được duy trì, và người ta có thể suy nghĩ, viết lách tùy ý miễn là y tuân theo việc thực hành những tập tục xã hội của giai cấp mình.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Người Ấn độ chia toàn thể tri thức ra thành hai loại hình - loại tối cao và loại thấp. Y xếp mọi thánh kinh vào loại thấp - tiếp theo đó là huấn lệnh của một Áo nghĩa thư [1] cùng với mọi kho tài liệu khác, mọi khoa học, mọi giáo huấn; y chỉ xếp vào loại tối cao tri thức về “Đấng mà nhờ có Ngài ta biết được mọi điều khác”. Thế là ta có được phần tổng kết của Ấn giáo.

Một khi ta đã đạt được tri thức tối cao và đã trải nghiệm sự giác ngộ thì mọi thánh kinh đều trở nên vô ích. Điều này được khẳng định rành mạch và táo bạo trong một đoạn văn nơi Chí Tôn Ca: “Mọi kinh Phệ đà đều hữu ích cho một người Bà la môn giác ngộ, giống như một cái bình ở nơi có nước phủ lên trên” [2]. Người ta có cần cái bình chứa chăng khi nước có ở khắp mọi nơi? Con người có cần kinh điển chăng khi y đã giác ngộ? Sự khải huyền vô ích đối với người nào mà Chơn ngã đã được khai thị.

Vào thời kỳ đầu của Phật giáo, kinh Phệ đà đã được trọng vọng bởi vì như Tiến sĩ Rhys Davids có nói: “Đức Phật sinh đời được nuôi dưỡng, sinh hoạt rồi từ trần trên cương vị là tín đồ Ấn giáo” [3]. Nhưng tính cách tự do trí thức đối với Phật tử bao hàm trong lời khuyên minh triết của bậc Đạo sư:

“Con đừng tin vào một điều gì được nói ra chỉ vì người ta đã nói ra nó, đừng tin vào truyền thuyết vì chúng đã được truyền thừa từ thời xưa; đừng tin vào lời đồn đại như thế, đừng tin vào các tác phẩm do các thánh hiền viết ra chỉ vì các thánh hiền đã viết ra chúng... Cũng đừng tin vào thẩm quyền chỉ vì của các bậc đạo sư hoặc sư phụ của chính con. Nhưng ta phải tin khi lý trí và lương tâm của chính ta đã chứng thực cho điều được viết ra, được nói ra hoặc giáo lý. Đó là vì ta đã dạy con: đừng tin chỉ vì các con đã nghe thấy nó, nhưng khi con tin bằng chính ý thức của mình thì hãy mạnh dạn hành động theo đó” [4]. Đối với Phật tử thì ngay cả sự Khải huyền cũng phải được thử thách bằng lý trí và ý thức; ắt phải có một sự đáp ứng với nó từ bên trong, nhân chứng bên trong là Chơn ngã, trước khi ta có thể chấp nhận nó là thẩm quyền.

Trong các tín ngưỡng Ki Tô giáo và Hồi giáo - cả hai chủ yếu chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo - bản chất thẩm quyền của sự Khải huyền được đẩy mạnh hơn mức bất kỳ tín ngưỡng nào trước kia. Thời nay, cái ách thánh kinh được Khải huyền đã bị giảm nhẹ rất nhiều đối với Ki Tô giáo do sự tăng trưởng của óc phê phán và do sự khảo cứu của các học giả. Học viên Ki Tô giáo hiện đại cũng chẳng bị ngăn cản bởi sự Khải huyền của mình nhiều hơn bao nhiêu so với tín đồ Ấn giáo. Người ta chỉ cần ngả nón tỏ vẻ tôn kính theo qui ước, thế rồi học viên được tự do đi theo đường lối của mình.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh