Chân Sư Và Thánh Đạo: Chương 12. Những Vị Đế Quân Và Các Cung

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO: CHƯƠNG 12. NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN VÀ CÁC CUNG

NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN

Trong chương vừa rồi, tôi đã diễn tả đại khái vài ngành hoạt động của các đấng Chân Sư, nhưng tự nhiên là còn nhiều ngành hoạt động khác nữa mà chúng ta không biết được gì cả. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chứng minh rằng công việc của các Ngài rất lớn lao và bề bộn, và các Chân Sư thực hiện những công việc đó bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo những tánh chất và sở thích riêng của các Ngài.

Vạn vật trong Vũ Trụ đều biểu lộ xuyên qua Bảy Cung. Trong Quần Tiên Hội, thì bảy Cung xuất hiện rõ ràng nhứt. Cung 1, tức là Cung Uy Quyền, do đức Ngọc Đế cai quản. Cầm đầu cung 2 là Đức Phật, và ở cấp đẳng dưới hai đấng ấy là đức Bàn Cổ (Manu),và đức Bồ Tát (Bodhisatva) của Giống Dân đang ngự trị trên thế gian vào một thời kỳ nhứt định. Đồng một cấp đẳng với hai vị này là đức Văn Minh Đại Đế (Machachohan).Ngài chỉ huy tất cả 5 Cung sau cùng, mỗi Cung này cũng đều có một vị cầm đầu. Trong chương sau, tôi sẽ cố gắng giải thích về những cấp đẳng cao hơn trong Quần Tiên Hội, và dành Chương này để nói về công việc của những đấng Cao Cả cầm đầu các Cung.

Cấp đẳng Đế Quân (Chohan) là để chỉ những đấng Cao Cả đã có sáu lần Điểm Đạo, danh từ ấy cũng để chỉ những đấng Chân Sư cầm đầu các Cung, và nắm giữ những chức vụ cao cả và nhứt định trong Quần Tiên Hội.

BẢN LƯỢC ĐỒ CÁC CUNG

Nói về đề tài các Cung là một điều rất khó. Cách đây đã lâu, chúng tôi có nhận được ít nhiều tài liệu nói về các Cung, tuy vẫn còn rất thiếu sót, nhưng rất có giá trị. Tôi còn nhớ trong dịp nào chúng tôi được những tài liệu này. Hồi ấy, tôi cùng với Ông Cooper Oakley và một vị sư huynh người Ấn Độ đang ngồi nói chuyện trên nóc trụ sở Hội Thông Thiên Học tại Adyar, trong thuở ban đầu của Hội Thông Thiên Học. Thình lình chúng tôi thấy Chân Sư Djwal Kul, vị này hồi đó còn là cao đồ của đức Chân Sư Kuthumi, xuất hiện đến với chúng tôi. Thuở ấy, Ngài dạy chúng tôi học hỏi rất nhiều, và luôn luôn có một thái độ ưu ái và kiên nhẫn. Hôm đó, trong khi Ngài ngồi nói chuyện với chúng tôi, thì vấn đề các Cung được nêu ra. Ông Cooper Oakley nói: “Bạch Sư Phụ, xin Ngài dạy cho chúng con biết tất cả về vấn đề các Cung”.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Ngài chậm rãi đáp: “Tôi không thể nói hết tất cả về các Cung cho quý vị nghe, trước khi quý vị đạt tới một trình độ Điểm Đạo rất cao. Vậy quý vị có bằng lòng nhận lãnh những gì tôi có thể nói ngay bây giờ, nó sẽ rất thiếu sót và tất nhiên là dễ lầm lạc, hay là quý vị sẽ đợi cho đến khi được truyền thụ hết tất cả về vấn đề này?”

Lẽ tự nhiên chúng tôi nghĩ rằng thà lấy nửa ổ bánh mì còn hơn là không có ổ nào, nên bèn nói rằng chúng tôi xin thụ giáo những gì chúng tôi có thể lãnh hội được. Chúng tôi mới ghi chép những tài liệu rất lý thú mà Ngài nói cho nghe, nhưng phần nhiều rất là khó hiểu, đúng như Ngài đã nói trước. Ngài nói: “Tôi không thể tiết lộ cho quý vị nghe nhiều hơn nữa, vì tôi đã có lời thệ nguyện. Nhưng nếu quý vị có thể dùng trực giác để hiểu được nhiều hơn bấy nhiêu đó.Tôi sẽ nói cho quý vị đã hiểu đúng hay không”. Nhưng, dẫu cho bấy nhiêu tài liệu còn khiếm khuyết nó cũng có giá trị rất lớn đối với chúng tôi.

Bản Lược đồ dưới đây là bản lược đồ các Cung và Đặc tính của các Cung, mà Chân Sư đã truyền cho chúng tôi.

Ngài giải thích rằng mỗi tôn giáo đồi diện với mỗi Cung không nhất thiết có nghĩa là nó hoàn toàn tiêu biểu cho Cung đó, mà chỉ là một di tích còn sót lại trên trái Đất, của một cơ hội cuối cùng do đó Cung ấy đã gieo ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế gian. Trong bản Lược đồ, khoảng Pháp Môn của Cung 1 và Đặc tính của Cung 7 bị bỏ trống. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng Pháp Môn của Cung 1 là “Quyền năng của Ý Chí” (Kriya shakti), và Đặc tính của Cung 7 là “Hợp tác với các cấp đẳng Thiên Thần”.Ý nghĩa câu “Horas giáng sinh” không được giải thích rõ, nhưng một trong những đặc tính của Cung 4 là việc sử dụng các sức mạnh âm dương trong thiên nhiên.

Mua đá năng lượng:

Sự phát triển thực sự của Cung 7 là giao tiếp với những bậc Đại Thiên Thần.

HÌNH VẼ ĐẶC TÍNH MỖI CUNG,TRANG TRONG SÁCH PHẦN 2 LÀ SỐ 57

Như thế, chúng ta thấy rằng những tài liệu mà chúng ta thu thập được về vấn đế các Cung, hãy còn rất thiếu sót. Theo chỗ tôi được biết, thì vấn đề này từ trước đến giờ chỉ được nói đến rất ít, và cái phần rất ít này cũng chỉ được trình bày một cách úp mở và che đậy để cho người đọc không thể hiểu ngay một cách rõ ràng. Những vị Chân Sư đều tỏ ra rất kín đáo và dè dặt khi có người hỏi các Ngài về vấn đề ấy.

CON SỐ BẢY TRONG VŨ TRỤ

Một điều quan trọng mà ta nên nhớ là vạn vật trong Vũ Trụ dầu ở cõi giới vô hình hay cõi vật chất hữu hình, đều được sắp hạng và phân loại theo các quy mô của số Bảy. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong Dãy Hành Tinh hiện tại đều thuộc về một trong 7 Cung, và mỗi Cung lại chia ra làm 7 phân bộ. Trong Vũ Trụ có tất cả 49 Cung như thế, gồm lại làm Bảy Bộ, mỗi Bộ chia làm Bảy Cung. Bảy Bộ tức là Bảy Đại Vũ Trụ Cung (Seven Great Comic Rays) biểu lộ xuyên qua Bảy Vị Huyền Thiên Thượng Đế (Seven great Logoi).

Tuy nhiên trong Dãy Hành Tinh của chúng ta hiện nay, và có lẽ trong cả Thái Dương Hệ, chỉ có một trong những Đại Vũ Trụ Cung là đang hoạt động, và những phân bộ của nó tức là Bảy Cung của chúng ta. Chúng ta đừng tưởng rằng Thái Dương Hệ của chúng ta hiện nay là sự biểu lộ duy nhứt của đấng Huyền Thiên Thượng Đế vì mỗi vị Huyền Thiên Thượng Đế có thể cai quản đến hằng triệu Thái Dương Hệ dưới tay Ngài. Về vấn đề này, tôi đã giải thích trong quyển “Đời sống Siêu Linh” (The Inner Life):

“Toàn thể Thái Dương Hệ của chúng ta là sự Biểu Lộ của đức Thái Dương Thượng Đế, và mỗi một vi tử nhỏ trong đó đều là một phần trong các thể của Ngài. Tất cả vật chất hồng trần trong Thái Dương hệ gồm lại thành Thể Xác của Ngài; Toàn thể chất Trung Giới trong Thái Dương Hệ gồm lại thành Thể Vía của Ngài; toàn thể chất Thanh Khí ở cõi Thượng Giới gồm lại thành Thể Trí của Ngài v.v… Hoàn toàn ở trên và ở ngoài vòng Thái Dương Hệ, Ngài còn có một sự sinh hoạt rộng lớn và bao la hơn nhiều, nhưng điều này không thể ảnh hưởng một chút nào đến sự thật của điều mà tôi vừa trình bày ở trên.

Đức Thái Dương Thượng Đế bao gồm luôn cả Bảy Vị Đại Tinh Quân (Seven Planetary Logoi), những vị này đều là những trung tâm Thần Lực của Ngài, những đường vận hà xuyên qua đó Thần Lực của Ngài được ban rải ra. Đồng thới có một ý nghĩa theo đó người ta có thể hiểu rằng những vị ấy đều gồm thành phần của Ngài. Những thứ vật chất mà chúng tôi vừa miêu tả như là gồm thành phần các Thể của Ngài, đồng thời cũng gồm cả trong Thể của những vị Đại Tinh Quân ấy, vì không có một điểm nhỏ vật chất nào trong Thái Dương Hệ mà không gồm thành phần các Thể của một trong các vị Đại Tinh Quân. Điều này cũng áp dụng cho tất cả Cõi giới khác nhau trong Thái Dương Hệ, nhưng chúng tôi xin tạm lấy ví dụ Cõi Trung Giới để giải thích, vì vật chất của Cõi này khá uyển chuyển để ứng đáp nhu cầu của cuộc thí nghiệm sưu tầm của chúng tôi và đồng thời nó cũng gần nhứt với Cõi Hồng Trần để không phải là hoàn toàn ngoài phạm vi hiểu biết của chúng ta.

Một vi tử vật chất Trung Giới trong Thái Dương hệ là một phần Thể Vía của một trong Bảy vị Đại Tinh Quân. Chúng ta nên nhớ rằng nó cũng là chất Trung Giới do đó Thể Vía của chúng ta được cấu tạo nên. Chúng ta không có phần vật chất nào là hoàn toàn của riêng chúng ta. Trong mỗi Thể Vía, đều có những vi tử vật chất thuộc về một trong Bảy vị Đại Tinh Quân, nhưng cái tỷ lệ vật chất đó khác biệt nhau đến vô cùng tận. Những Thể mà mỗi Chơn Thần khoác lấy kể từ lúc khởi thủy, khi nó xuất hiện xuyên qua một vị Đại Tinh Quân nhứt định, sẽ tiếp tục gồm có nhiều vi tử của đơn vị ấy hơn là của vị nào khác trải qua một thời kỳ tiến hóa của nó.

Bởi đó người ta có thể phân biệt được một người thuộc về một Cung nào trong Bảy Cung, tiêu biểu cho Bảy loại Quyền Năng Cao Cả.

BẢY VỊ ĐẠI TINH QUÂN

Nói theo danh từ của Đạo Gia Tô, Bảy đấng Cao Cả này đã xuất hiện trong cơn “linh ảnh” (vision) của Thánh Jean. Ngài nói: “Có Bảy ngọn Đèn thắp rước Ngài, đó là Bảy vị Đại Thiên Thần của Chúa Trời” (Khải Huyền IV,5.)

Bảy vị đó là Bảy vị Đại Tinh Quân, chính là những trung tâm thần lực của Thượng Đế vậy. Đó là những vị cầm đầu các Cung của chúng ta, những vị Chưởng Cung của toàn thể Thái Dương Hệ, chớ không phải của quả Địa Cầu chúng ta mà thôi. Từ lúc khởi thủy mỗi người trong chúng ta đã từng xuất hiện xuyên qua một vị trong Bảy vị Đại Tinh Quân đó, có người thuộc về vị này có người thuộc về vị khác.

Tất cả chúng ta luôn luôn đứng trước sự hiện diện của đức Thái Dương Thượng Đế, vì trong Thái Dương Hệ, không có nơi nào mà không có Ngài, và tất cả mọi sinh vật đều là một phần của Ngài. Nhưng theo một ý nghĩa đặc biệt, Bảy vị Đại Tinh Quân là những phần tử của Ngài, là sự biểu lộ của Ngài, hầu như là những đức tính của Ngài- tức là những trung tâm xuyên qua đó Thần Lực của Ngài được ban rải ra. Chúng ta có thể thấy cái ý nghĩa đó do những tên mà người Do Thái đặt cho Ngài. Vị Tinh Quân thứ nhứt gọi là Thiên Thần Michael, danh từ này có nghĩa là “Sức mạnh của Thượng Đế”, và có liên hệ đến bầu Hỏa Tinh. Thiên Thần Gabriel có nghĩa là “Toàn Trí của Thượng Đế” và liên hệ đến bầu Thủy Tinh. Thiên Thần Raphael có nghĩa là “Quyền năng của Thượng Đế” và liên hệ đến ngôi Mặt Trời, là bầu Tinh Tú ban bố sức khỏe và sinh lực cho muôn loài ở thế gian. Thiên Thần Uriel có nghĩa là “Ánh Sáng của Thượng Đế” . Thiên Thần Zadkiel nghĩ là “Hảo ý của Thượng Đế” và liên hệ đến Mộc Tinh. Còn những vị Thiên Thần khác tên là Chamuel Jophiel,nhưng hiện nay tôi không nhớ ý nghĩa của những tên đó cùng tên những bầu hành tinh liên hệ.

Thánh Denis gọi Bảy vị Đại Thiên Thần là những nhà Tạo Tác Thiêng Liêng, và nhựng vị Hợp Tác cao cả của Thượng Đế. Thánh Augustine nói rằng các Ngài nắm giữ Tư Tưởng của Thượng Đế hay Kiểu Mẫu Tuyệt đích (Prototype). Thánh Thomas Aquinas thì viết rằng Thượng Đế là Nguyên Nhân chính, còn những vị Đại Thiên Thần là những Nguyên Nhân phụ của tất cả mọi kết quả hiển hiện trên thế gian. Mọi sự đều do Thượng Đế sáng tạo, nhưng qua sự trung gian của các vị Đại Tinh Quận, hay Đại Thiên Thần.

Khoa học tuyên bố rằng những bầu hành tinhđều là do sự kết tinh ngẫu nhiên của vật chất, sự đông đặc của khối Tinh Vân, tình cờ mà tạo nên. Quả thật có như vậy, nhưng tại sao sự kết tinh đó lại diễn ra chung quanh những điểm nhứt định trong không gian? Đó là bởi vì ở đằng sau mỗi Hành Tinh đều có một đấng Cao Cả chọn lựa những điểm đó để cho những hành tinh chuyển vận trên thế quân bình. Mọi sự vật sở dĩ có đều do kết quả của những sức mạnh tự nhiên hành động theo những định luật của Vũ Trụ, nhưng chúng ta đừng quên rằng đằng sau mỗi sức mạnh luôn luôn có một đấng Thiêng Liêng cai quản dìu dắt, và chỉ huy. Tôi đã dùng những danh từ của Gia Tô Giáo để diễn tả những đấng ấy, nhưng người ta cũng có thể tìm thấy các Ngài dưới những danh hiệu khác nhau trong tất cả những Tôn Giáo lớn.

BẢY HẠNG CHÚNG SINH TRONG MUÔN LOÀI

Khi cái vật chất sơ khai hay cái tinh thần nguyên thủy bắt đầu xuất hiện từ chỗ Vô Cực để tiến hóa và trong tương lai sẽ trở nên con người như chúng ta, nó xuất phát xuyên qua Bảy con đường vận hà, cũng như nước trong hồ chảy xuyên qua bảy ống dẫn nước, mỗi ống dẫn có chứa đựng sẵn một thứ màu sắc riêng, sẽ nhuộm chất nước chảy xuyên qua ống ấy để cho sau này chất nước ấy sẽ có thể phân biệt được với chất nước chảy xuyên qua những ống khác.

Xuyên qua tất cả các loài, từ loài tinh hoa chất, khoáng chất, thảo mộc, cầm thú, thì các Cung đều luôn luôn phân biệt khác nhau rõ rệt cũng như trong loài người, tuy rằng trong những loài thấp kém hơn, ảnh hưởng của mỗi Cung tự nhiên hành động một cách khác nhau. Vì những loài này chưa có một cá tính hay một linh hồn riêng biệt, nên toàn thể một giống thú chẳng hạn phải là thuộc về một Cung. Như thế, những loài thú vật khác giống có thể được sắp hạng theo Bảy loại tùy theo chúng thuộc về Cung nào. Vì một con thú chỉ có thể thoát kiếp thú thành người nhờ sự tiếp xúc với người, nên đứng đầu mỗi Cung, có một loại thú nhà làm tiêu biểu, và mọi sự thoát kiếp thành người trên một Cung đặc biệt nào đều phải đi xuyên qua loại thú nhà nói trên. Những loại “thú nhà” đó, điển hình là Voi, Chó , Mèo, Ngựa và Khỉ. Như vậy, cái sức Sinh Hoạt Đại Đồng trong Vũ Trụ nó tạm thời biểu lộ nơi một con chó chẳng hạn không thể nào chuyển qua một con ngựa hay con mèo, mà sẽ tiếp tục biểu lộ xuyên qua loài chó cho đến khi diễn ra sự thoát kiếp thú để thành người.

Hiện thời chưa có việc sưu tầm để quy định mỗi Cung cho những loài thú và loài thảo mộc, nhưng tôi đã sưu tầm về các loại ngọc thạch và đã nhận thấy rằng mỗi Cung đều có một thứ ngọc thạch làm tiêu biểu, xuyên qua đó ảnh hưởng của Cung ấy biểu lộ rõ rệt hơn là xuyên qua loại ngọc thạch khác.

HÌNH VẼ CUNG NGỌC THẠCH PHẦN HAI TRANG 62 TRONG SÁCH.

Trên đây là bản lược đồ chỉ loại Ngọc Thạch đứng đầu mỗi Cung, và những loại khoáng chất này cũng có hàm xúc một thứ mãnh lực giống như loại Ngọc Thạch đồng Cung, mặc dầu yếu hơn.

Theo những điều tôi đã trình bày, chúng ta thấy rằng trong loài Người, có đủ Bảy hạng rõ rệt, và mỗi người trong chúng ta đều thuộc về một Cung nhứt định. Người ta vẫn luôn luôn nhìn nhận rằng trong loài người, thường có sự khác biệt căn bản như thế. Cách đây một thế kỷ, người ta đã từng phân hạng loài người như là thuộc về tánh chất nồng nhiệt, hay lãnh đạm, bạch huyết chất hay đa huyết chất; và các nhà Chiêm Tinh học sắp hạng chúng ta theo tên các Hành Tinh như người thộc Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Kim Tinh, Thổ Tinh, Thủy Tinhv.v…

Tôi cho rằng đó chỉ là những phương pháp khác nhau để trình bày sự khác biệt căn bản về tính chất con người do bởi những đường vận hà khác nhau xuyên qua đó chúng ta đã xuất hiện trên cõi thế gian.

Tuy nhiên, không phải dễ gì mà tìm ra Cung của một người thường, vì y đã đi sâu vào vật chất và tạo nên rất nhiều nghiệp quả phức tạp, nhưng nghiệp quả này có thể một phần nào chế ngư và chi phối cái đặc tánh của y, có khi trong cả một kiếp. Trái lại người đi trên đường Đạo biểu lộ rõ rệt một ý chí nhứt định, hay một quyền năng đặc biệt, nó có cái đặc tính riêng thuộc về Cung của y, và nó có khuynh hướng đưa y vào con đường hoạt động hay công việc phụng sự thuộc về Cung đó. Cái ý chí đó cũng đưa y đến gần một vị Chân Sư, để cho y bước vào cửa Đạo và khai mở những quyền năng thuộc về Cung riêng của Ngài.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐỘNG CỦA MỖI CUNG.

Để cho dễ hiểu những sự khác biệt giữa mọi hạng người, tôi xin đưa ra một vài thí dụ về những phương pháp hành động mà những người thuộc về những Cung khác nhau có thể áp dụng trong vài trường hợp đặc biệt. Thí dụ như nói về việc sử dụng các phương tiện để đạt tới một kết quả mong muốn. Người thuộc Cung 1 sẽ đạt mục đích bằng sức mạnh của ý chí mà không thèm dùng đến những phương tiện nọ kia. Người thuộc Cung 2 cũng dùng sức mạnh Ý Chí, nhưng với một sự hiểu biết đầy đủ về những phương pháp áp dụng khác nhau, và điều khiển ý chí vào một phương pháp thích nghi nhứt. Người thuộc về Cung 3 sẽ dùng những sức mạnh của cõi Trí tuệ, và ghi nhận rất kỹ lưỡng ngày giờ nào mà mọi ảnh hưởng sẽ được thuận lợi nhứt cho cuộc thành công của y. Người thuộc Cung 4 sẽ sử dụng những sức mạnh tinh vi của chất dĩ thái hồng trần. Người thuộc Cung 5 có thể chuyển vận những luồng từ điển thuộc cõi Trung Giới. Người thuộc Cung 6 sẽ đạt tới kết quả mong muốn bằng sức mạnh của đức tin nơi một vị Thần Minh và tin nơi hiệu lực của sự cầu nguyện. Còn người thuộc Cung 7 sẽ dùng những nghi thức lễ bái, cúng tế, và kêu gọi sự giúp đỡ của các hạng vong linh hay sự hợp tác của Thiên Thần.

Nói về việc chữa bịnh, thì người Cung 1 sẽ rút sinh lực và sức khỏe trong cái kho mãnh lực thiên nhiên của Trời Đất. Người Cung 2 sẽ tìm hiểu tỉ mỉ căn nguyên của chứng bịnh và biết rõ cách dùng ý chí của mình để chữa bịnh một cách có hiệu quả. Người Cung 3 sẽ kêu gọi đến sự hộ trợ của các đấng Đại Tinh Quân và chọn ngày giờ mà ảnh hưởng các vị Tinh Tú sẽ thuận lợi cho việc chữa bịnh. Người Cung 4 sẽ tin cậy nơi những phương tiện vật chất như cách thoa bóp chẳng hạn. Người Cung 5 sẽ dùng thuốc men. Người Cung 6 sẽ dùng cách chữa bịnh bằng đức tin. Còn người Cung 7 sẽ dùng đến những cách niệm chân ngôn, thần chú.

Trong tất cả những trường hợp kể trên, người chữa bịnh dĩ nhiên là được tự do sử dụng bất cứ phương pháp nào, nhưng có lẽ y sẽ nhận thấy rằng cái khí cụ hữu hiệu nhất sẽ là cái phương pháp thuộc về Cung riêng của y.

NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN ĐỨNG ĐẦU CÁC CUNG.

Những đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội biểu lộ các Cung một cách rõ rệt, nó hiện rõ nơi hào quang của các Ngài. Khi một vị Chân Sư thuộc về Cung nào nhất định, thì Cung ấy ảnh hưởng không những đến hình dáng bề ngoài của các Ngài, nó còn ảnh hưởng đến công việc của mỗi vị. Chúng ta có thể thấy rõ những đặc tính của các Cung bằng cách quan sát công việc của 5 vị Đế Quân thuộc về Cung 3 đến Cung 7 và của hai vị Đế Quân thuộc Cung 1 và Cung 2.

Nên nhớ rằng chúng tôi chỉ trình bày những nét đại cương của những đức tính thuộc về mỗi Cung, và một phần công việc mà các Chân Sư thuộc về những Cung đó đang làm. Ta cũng nên nhớ rằng khi một vị Chân Sư có đủ những đức tính thuộc về một Cung nào, điều đó không có nghĩa là Ngài thiếu những đức tính của những Cung khác. Thí dụ như một vị Chân Sư thuộc về Cung 1 biểu lộ nhiều quyền lực và ý chí mạnh mẽ, nhưng đồng thời Ngài cũng đã thực hiện đến mức tột điểm những đức tính khác như là lòng sùng tín, bác ái v. v…

Trước đây, tôi có nói ít nhiều về Chân Sư Morya, vị đại diện cho Cung 1 trên cấp đẳng Đế Quân. Ngài biểu lộ Ý Chí Quyền Lực của Cung 1 một cách rõ rệt, trong công việc dìu dắt nhân loại và tạo nên các quốc gia, mà tôi sẽ nói rõ hơn trong Chương sau. Cũng thuộc Cung này, có vị Chân Sư mệnh danh là Jupiter nhân danh Quần Tiên Hội trông nom cho xứ Ấn Độ. Ngài cũng coi về những ngành khoa học trừu tượng liên quan đến khoa Hóa Học và Thiên Văn. Ngoài ra, Ngài còn dìu dắt sự tiến hóa của mỗi Chủng Chi thuộc Giống Dân thứ 5. Đó là một thí dụ cho ta thấy trong phạm vi của mỗi Cung những tầm hoạt động có thể cách biệt và khác nhau như thế nào.

Chân Sư Kuthumi, kiếp trước vốn là đức Giáo Chủ Pythagore cũng là một vị Đế Quân. Trên Cấp đẳng đó, Ngài đại diện cho Cung 2 là Cung Minh Triết, tức là Cung của những bậc Giáo Chủ của thế gian. Trong Chương sau, tôi sẽ nói rõ hơn về công việc thuộc về Cung 2, có liên quan đến công việc của đức Bồ Tát và Đức Phật. Tôi đã có nói về lòng Bác Ái và sự Minh Triết huyền diệu của vị Chân Sư mà tôi có cái diễm phúc và hân hạnh rất lớn để phụng sự và theo Ngài và tất cả những gì tôi đã nói về cách Ngài dạy dỗ và huấn luyện đệ tử đều biểu lộ đặc biệt cái phương pháp riêng của Ngài. Những vị Chân Sư khác thuộc về các Cung khác cũng đều đưa các đệ tử của các Ngài lên đến một trình độ như nhau và giúp họ phát triển cũng bấy nhiêu đức tính giống nhau, nhưng các phương pháp của các Ngài dùng đều khác biệt nhau rõ rệt. Ngoài ra, phương pháp mà một vị Chân Sư dùng có thể thay đổi nhiều cách khác nhau tùy trường hợp đối với mỗi vị đệ tử riêng biệt.

Đức Đế Quân Venitien là vị Chân Sư chưởng quản Cung 3. Những người thuộc Cung này biểu lộ rõ rệt đức tính uyển chuyển hòa hợp với mọi người và mọi hoàn cảnh. Những người tiến bộ nhiều trên Cung này rất là khôn khéo, và đó là một đức tánh hiếm có để làm mọi việc đúng chỗ và đúng lúc. Khoa Chiêm Tinh liên hệ đến Cung này, bởi vì nó giúp cho ta biết rõ thời cơ thuận tiện để khởi sự làm bất cứ công việc gì, để phát động mọi kế hoạch chuyển vận những sức mạnh vào đúng lúc; nó cũng cho ta biết lúc nào là bất lợi để làm một việc gì, nhờ đó chúng ta có thể tránh được nhiều sự phiền phức mất thời giờ và làm việc một cách hữu hiệu hơn.

Cung 4 do Chân Sư Sérapis cai quản. Trong thuở ban đầu của Hội Thông Thiên Học, chúng ta được nghe nói nhiều về Ngài, vì có một thời kỳ chính Ngài đảm nhiệm sự huấn luyện đại tá Olcott trong khi đức Sư Phụ của ông là Chân Sư Morya tạm thời mắc bận công việc khác. Sự thay đổi đệ tử giữa các đấng Chân Sư với nhau vì những mục đích đặc biệt và tạm thời, là một điều vẫn thường có. Đặc tính của vị Đế Quân Sérapislà Mỹ Lệ và Điều Hòa; những người thuộc về Cung này phần nhiều là những nhà nghệ sĩ, theo đuổi các ngành Nghệ thuật hay Mỹ thuật. Họ luôn luôn có khuynh hướng thờ phụng cái Đẹp, và biểu lộ sự mỹ lệ, điều hòa ở khắp mọi công việc làm, cùng nơi ăn chốn ở của họ.

Cầm đầu Cung 5 là Chân Sư Hilarion. Đặc tính của Ngài là sự đúng đắn, mực thước, đúng theo khoa học. Tiền kiếp của Ngài là nhà Hiền triết Jamblique của môn phái Tân Triết Học Platon. Chính Ngài đã ban cho chúng ta, xuyên qua ngòi bút của Mabel Colin, hai quyển Ánh Sáng trên đường Đạo Mối tình Sen Trắng (The Idyll of the White Lotus).

Ngài ban ảnh hưởng và nguồn cảm hứng cho phần nhiều các nhà bác học trên thế gian. Những người đã tiến nhiều trên Cung này biểu lộ khả năng quan sát đúng đắn và tỉ mỉ; sự sưu tầm và thí nghiệm khoa học của họ hoàn toàn đáng tin cậy. Lẽ tự nhiên, Ngài dìu dắt và trông nom sự tiến bộ về khoa học và trí thức của nhân loại. Ngài biết rõ và hợp tác với nhiều mãnh lực thiên nhiên liên hệ đến đời sống con người.

Chân Sư Jesus cai quản Cung 6, tức là Cung Sùng Tín. Ngài đắc quả Chơn Tiên trong một tiền kiếp khi Ngài là đức Apolloonius de Tyane, và về sau Ngài chuyển kiếp làm đức Ramanujacharya, nhà hiền triết và cải tạo tôn giáo ở miền Nam Ấn Độ. Cung này là Cung của các vị Thánh và tu sĩ, thiên về con đường sùng tín của mọi tôn giáo, những người này được sự dìu dắt trông nom của đức Đế Quân Jesus, bất luận là họ thuộc về tôn giáo nào. 1900 năm về trước, đức Apollonius de Tyane được Quần Tiên Hội gởi đi khắp nơi với một sứ mạng. Một khía cạnh trong công việc của Ngài là thành lập ở nhiều xứ những Trung Tâm Huyền Bí. Một vài bảo vật có truyền từ điển rất mạnh được giao cho Ngài đem chôn dấu ở những nơi trung tâm huyền bí nói trên, để chuẩn bị những nơi đó trở nên những trung tâm thần lực tiếp đón những sự việc quan trọng sẽ xảy ra trong tương lai. Vài trung tâm này đã được sử dụng, còn những nơi khác cũng sẽ được sử dụng trong một tương lai gần đây khi đức Chưởng Giáo lâm phàm. Như thế, công việc của Ngài phần lớn đã được sắp đặt trước gần 2.000 năm nay, và ở cõi trần mọi việc cũng đã được chuẩn bị sẵn.

Vị Chân Sư cai quản Cung 7 là Chân Sư Saint Germain. Ngài được biết trong lịch sử Âu Châu hồi thế kỷ 18 dưới danh hiệu Bá Tước Saint Germain. Đôi khi người ta cũng gọi Ngài là Chân Sư Rakoczy, theo tên gọi của một Hoàng Gia xứ Hung Gia Lợi, mà Ngài là vị cuối cùng trong kiếp hiện tại. Trong những tiền kiếp, Ngài là Francis Bacon, Lord Verulam của thế kỷ 17, tu sĩ Robertus hồi thế kỷ 16, Hunyadi Janos hồi thế kỷ 15, Christian Rosenkreuz hồi thế kỷ 14, và Roger Bacon hối thế kỷ 13. Trước đó Ngài cũng là nhà Hiền Triết Proclus của phái Tân Triết Học Platon, và trong một kiếp trước nữa Ngài là Thánh St. Alban. Phần lớn công việc của Ngài thuộc về môn nghi thức, lễ bái, và dùng đến sự hợp tác của những vị Đại Thiên Thần, những vị này tuyệt đối tuân lịnh Ngài và lấy làm vui mừng mà thi hành ý muốn của Ngài.

Mặc dầu Ngài nói đủ mọi thứ tiếng Âu Châu và nhiều thứ tiếng Đông Phương, nhưng công việc của Ngài phần nhiều dùng tiếng La Tinh. Trong những cuộc nghi lễ lớn, Ngài mặc những bộ y phục nhiều màu rất đẹp và lộng lẫy và đeo những thứ ngọc quý. Mặc dầu Ngài chuyên về khoa nghi lễ, và vẫn còn hành lễ theo những Pháp Môn Huyền Bí thời cổ xưa, mà ngày nay người ta không còn nhớ tới nữa, nhưng Ngài cũng chú trọng nhiều đến thời cuộc chánh trị ở Âu Châu và sự phát triển của khoa Vật Lý hiện đại.

NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN PHÁT TRIỂN

Dưới đây là sơ lược những đặc tính của những vị Đế Quân, và Cung của các Ngài như tôi đã trình bày trong quyển Khoa Học Nghi Thức,để dùng làm tài liệu suy gẫm cho những người nào muốn phụng sự theo đường lối của các Ngài.

CUNG 1: Quyền lực.

“Tôi sẽ mạnh bạo và bền chí để phụng sự Ngài”.

CUNG 2: Minh Triết.

“Tôi sẽ đạt tới Minh Triết, nó chỉ có thể phát triển được bằng một tính Bác Ái hoàn toàn”.

CUNG 3: Khôn khéo.

Tôi sẽ có cái khả năng nói và làm đúng chuyện vào đúng lúc: tiếp xúc với mỗi người trên địa hạt riêng của họ, để giúp đỡ họ một cách có hiệu quả hơn”.

CUNG 4: Mỹ Lệ và Điều Hòa.

“Tôi sẽ đem sự Mỹ Lệ và Điều Hòa vào đời sống của tôi để cho được xứng đáng với Ngài. Tôi sẽ tập nhìn thấy Mỹ Lệ trong Thiên Nhiên, để có thể phụng sự Ngài một cách hữu hiệu hơn”.

CUNG 5: Khoa Học.

Tôi sẽ có sự hiểu biết rộng rãi và đúng đắn, để có thể phụng sự trong công việc của Ngài”.

CUNG 6: Sùng Tín.

“Tôi sẽ khai mở trong lòng tôi cái quyền năng mạnh mẽ của lòng sùng tín, để nhờ nó mà tôi có thể đem những kẻ khác đến gần Ngài”.

CUNG 7: Trật tự; Nghi Thức.

“Tôi sẽ tôn thờ Thượng Đế đúng theo nghi thức để được sự trợ giúp ân huệ thiêng liêng của các đấng Thiên Thần luôn luôn chờ sẵn để ban bố cho chúng ta”.

Tất cả những đức tính trên đây sẽ được chúng ta phát triển lần lần trong tương lai, nhưng chúng ta chỉ sở hữu những đức tính đó một cách hoàn toàn khi nào chúng ta đoạt tới sự toàn thiện và trở nên những bậc Siêu Nhân. Hiện thời chúng ta hãy còn bất toàn bởi vì chúng ta có một vài đức tính phát triển trội hơn những đức tính khác. Thí dụ, có vài người đã khai mở rất nhiều về khả năng suy luận khoa học và phân biện điều chân lẽ giả, nhưng bởi vì họ chưa khai mở tình thương và lòng sùng tín, nên họ có một tánh chất lạnh lùng, sắt đá. Họ thường có vẻ thiếu thiện cảm và dễ chỉ trích sai lầm những người chung quanh, và đối với vấn đề dùng trí để xét đoán một điều gì, thì họ thường có thái độ chỉ trích rất gắt gao. Họ luôn luôn có khuynh hướng chống lại, thay vì dung hóa, với những người nào làm trái ý họ. Còn những người thuộc về loại sùng tín và bác ái thì luôn luôn sẵn sàng tôn trọng ý kiến của đối phương; đại để thì họ có khuynh hướng xét đoán một cách thuận lợi cho người đối thủ, và dầu cho sự xét đoán của họ có bị sai lầm, vì họ dễ bị tình cảm chi phối, thì sự sai lầm đó cũng chỉ đưa đến sự tha thứ khoan dung. Cả hai cái đối tượng đó đều xa cách với sự xét đoán đúng đắn, và trong tương lai chúng ta cần phải giữ mực quân bình hoàn toàn giữa những đức tính đó, bởi vì bậc Siêu Nhân là người đạt tới sự thăng bằng tuyệt đối, Kinh Bhagavad Gita cũng có nói rằng: “Sự Quân Bình tức là Yoga”.

NHỮNG SỰ BIẾN ĐỔI TỪNG CHU KỲ

Trong Bảy vị Đại Tinh Quân có những cuộc biến đổi diễn ra từng thời kỳ, giống như sự tuần hoàn của hơi thở trong bộ máy hô hấp hay sự vận động của quả tim. Dầu sao, những sự biến đổi đó hình như có thể diễn ra một cách vô cùng phức tạp bằng muôn ngàn cách khác nhau, dưới thiên hình vạn trạng. Vì lẽ những Thể Vía của chúng ta được cấu tạo cùng một chất với Thể Vía của các Ngài, cho nên khi một vị Đại Tinh Quân thay đổi trạng thái của Thể Vía, thì tự nhiên là điều đó sẽ ảnh hưởng đến Thể Vía của mỗi người trên thế gian. Ảnh hưởng này sẽ đặc biệt và rõ rệt hơn đối với những người nào mà Thể Vía có chứa đựng một tỷ lệ vật chất gần giống như trong Thể Vía của Ngài. Chúng tôi chỉ dùng cõi Trung Giới để làm thí dụ, và điều này cũng áp dụng cho tất cả những cõi giới khác. Bởi đó, chúng ta thấy rằng những sự thay đổi tư tưởng và tình cảm của những đấng Đại Tinh Quân, đối với chúng ta có một tầm quan trọng là dường nào.

Trong lịch trình tiến hóa của nhân loại, những sự thay đổi đó biểu lộ ra nơi những cơn biến đổi tâm linh tánh chất của người thế gian, diễn ra từng thời kỳ, và hậu quả của nó đối với nền văn minh nhân loại. Chúng ta hãy tạm gác một bên tư tưởng của các thế giới chu kỳ, mà chỉ xét riêng cái thời kỳ của một Giống Dân. Chúng ta sẽ thấy rằng trong thời kỳ đó, ảnh hưởng của Bảy Cung thay phiên nhau biểu lộ rõ rệt, và trong thời kỳ biểu lộ của mỗi Cung, lại có Bảy tiểu hạn ảnh hưởng, theo một định luật huyền bí mà tôi sẽ giải thích dưới đây.

Chúng ta hãy lấy thí dụ trong lịch sử của một Giống Dân, và xét về thời kỳ khi Cung 5 đang thịnh. Trong suốt thời kỳ đó, cái đặc tính của Cung 5, và có lẽ một tôn giáo lấy đó làm nền tảng, sẽ ngự trị trong tư tưởng con người. Cái thời kỳ thịnh hành đó sẽ chia làm bảy tiểu hạn, trong tiểu hạn thứ nhứt cái đặc tính của Cung 5 vẫn còn ngự trị nhưng sẽ đượm màu sắc của Cung 1, và những đặc tính của Cung 1 sẽ có một phần nào hòa hợp với Cung 5. Trong tiểu hạn thứ nhì, những đặc tính và phương pháp của Cụng cũng sẽ đượm màu sắc của Cung 2, v.v..., và đến tiểu hạn thứ năm, thì tự nhiên ảnh hưởng Cung 5 sẽ được thuần khiết và mạnh mẽ nhứt.

CUNG SÙNG TÍN

Bàn về một vấn đề phức tạp và hiểm hóc khó khăn như vấn đề các Cung, với một sự hiểu biết còn thô thiển như của chúng ta trong lúc hiện tại, thì thật không thể đưa ra những ví dụ một cách chắc chắn là thật đúng. Tuy nhiên vì lẽ chúng ta được cho biết rằng Cung 6, tức là Cung Sùng Tín, đã biểu lộ mạnh mẽ và thịnh hành trong thời gian gần đây, nên tôi tưởng rằng chúng ta có thể truy nguyên ảnh hưởng của nó trong những thời kỳ đã qua trong lịch sử như sau:

Tiểu hạn thứ nhứt; ảnh hưởng biểu lộ nơi những quyền năng nhiệm mầu của các vị Thánh Gia Tô thời cổ. Tiểu hạn thứ nhì; biểu lộ nơi những môn phái Triết Giáo (Gnostics), lý tưởng của những môn phái này là đạt tới Minh Triết thật sự. Tiểu hạn thứ ba; biểu lộ nơi các nhà Chiêm Tinh Học. Tiểu hạn thứ tư; ảnh hưởng của nó biểu lộ nơi những cố gắng phát triển quyền năng của ý chí bằng những phương tiện lạ lùng như sự khổ hạnh quá đáng của các nhà tu sĩ St. Simeon Stylites và phái Roi Vọt (Flagellants). Tiểu hạn thứ năm; biểu lộ nơi Phái Luyện Kim (Alchemists) và Hồng Hoa Giá (Rosicrucians) hồi thới Trung Cổ. Tiểu hạn thứ sáu; lòng Tôn Sùng thuần túy biểu lộ nơi những phép tu thiền định của những Giòng Tu Tịnh Quan. Tiểu hạn thứ bảy; biểu lộ nơi sự cầu nguyện và Nghi Thức Hành Lễ thiên về sắc tướng bề ngoài của Hội Thánh La Mã.

Phong trào Thần Linh Học hiện đại, và sự thờ cúng các vong linh, nó thường là một đặc điểm của những hình thức suy đồi của phong trào ấy, có thể được coi như là một triệu chứng ảnh hưởng của Cung 7 sắp đến, nhứt là nguồn gốc của phong trào ấy vốn xuất xứ từ một hội kín đã từng có trên thế gian từ hồi thời kỳ cuối cùng khi Cung 7 thịnh hành nhứt ở Châu Atlantide.

Những người đã từng đọc qua về lịch sử của Hội Thánh Gia Tô đều thấy rõ trong một thời kỳ ảnh hưởng của một Cung, cái ảnh hưởng đó vốn có một mãnh lực thật sự và quyết liệt là như thế nào. Họ nhận thấy trải qua suốt thời Trung Cổ có biết bao nhiêu người biểu lộ một lòng tôn sùng hoàn toàn mù quáng, có biết bao người tuy không sành về vấn đề tôn giáo, lại nhân danh tôn giáo để đi giảng Đạo và cố gắng nhồi sọ những người khác với những tư tưởng sai lầm của họ, trong khi những người này thường là hiểu biết hơn họ rất nhiều. Những người có thể lực lại chính là những người biết ít hơn cả về ý nghĩa thật sự của những giáo điều mà họ giảng dạy. Có những người khác có thể nói cho họ biết nhiều hơn, và có thể giải thích ý nghĩa của nhiều điểm trong giáo lý Gia Tô, nhưng phần đông không chịu nghe và lên án những người thông thái này là theo tà giáo.

Trải qua một thời kỳ hắc ám đó, những ngưới có ít nhiều kiến thức chẳng hạn như những người trong Phái Luyện Kim (Alchemists) (không phải tất cả những người trong Phái Luyện Kim đều là có nhiều kiến thức, nhưng chắc chắn rằng một vài người trong số đó biết nhiều hơn những người Gia Tô)đều ẩn mình trong những Giòng Tu bí mật như là các nhóm Templiers, nhóm Hồng Hoa Giá (Rosicrucian), Hội Kín Freemasonry. Hồi thời kỳ đó, những người này đều bị những người Gia Tô khủng bố, ngược đãi, nhân danh lòng tôn sùng đối với Chúa Trời. Nhiều vị Thánh hồi thời Trung Cổ có lòng sùng tín rất mạnh, điều này rất tốt đẹp và thiêng liêng, nhưng nó lại thường quá chật hẹp đến nỗi nó làm cho những vị ấy, dù rằng rất thánh thiện, có những quan niệm thiếu nhân từ đối với những người khác biệt tư tưởng với họ và thậm chí họ công khai ngược đãi, khủng bố những người này. Có một vài người nuôi những lý tưởng tâm linh thật sự, nhưng họ bị nghi ngờ và đố kỵ. Đó là những người thuộc phái Trầm Lặng (Quietists) như Ruysbroek, Ebner, Molinos, và Jacob Boehme. Trong hầu hết mọi trường hợp, những kẻ ngu dốt lại đàn áp những người hiểu biết nhiều. Họ luôn luôn nhân danh lòng sùng tín để làm như thế, và chúng ta nên nhớ rằng lòng sùng tín của họ rất là chân thành và rất mãnh liệt.

Lòng sùng tín không phải chỉ để biểu lộ trong Cơ Đốc Giáo mà thôi. Nó còn phản ảnh một cách mãnh liệt trong những tôn giáo cổ thuộc về những Cung khác. Những người sùng tín có thể coi Ấn Độ Giáo như là khô khan, lạnh lùng. Tôn giáo thờ Thần Shiva, tức Đức Chúa Cha, tức Ngôi Một trong Ba Ngôi Thượng Đế, đã lan tràn hầu hết khắp xứ Ấn Độ, và cho đến ngày nay, ba phần tư người Ấn Độ Giáo đều tôn thờ vị Thần này. Tôn Giáo ấy đưa ra một cái lý tưởng đặc biệt cho họ noi theo, đó là lý tưởng về bổn phận thiêng liêng, hay Thiên Trách (Dharma) của con người. Họ cho rằng mỗi người sinh ra trong những giai cấp khác nhau tùy theo nghiệp quả của họ. Dầu y sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, bổn phận của y là phải thi hành cái Thiên trách của giai cấp y, và muốn vượt bực lên một giai cấp y phải có những tài năng và đức hạnh phi thường đến nỗi điều này hầu như không bao giờ có. Họ tuân theo pháp luật và trật tự, và không hề bất mãn vì hoàn cảnh hiện tại, mà còn dạy rằng muốn đạt tới Thượng Đế, người ta phải tận dụng và khai thác đến triệt để cái số phận và hoàn cảnh hiện tại của mình. Nếu người ta làm được như thế, thì số phận của họ sẽ được tốt lành và khả quan hơn từ kiếp này sang kiếp khác. Tuy nhiên, họ luôn luôn chủ trương rằng cõi giới Thiên Đàng vẫn luôn luôn mở rộng cửa cho người của bất cứ giai cấp nào nếu y sống một cuộc đời ngay chánh, không tìm cách cải thiện hoàn cảnh hiện tại bằng những cuộc tranh đấu, mà chỉ lo làm tròn thiên trách của mình ở bất cứ hoàn cảnh nào mà y sinh ra, do ý muốn của Thượng Đế.

Đối với những tâm hồn sùng tín, thì điều đó có vẻ dường như quá máy móc và khô khan, và sự thật có lẽ đúng như vậy. Nhưng đến khi Cung Sùng Tín bắt đầu gieo ảnh hưởng trên thế gian, thì có một sự thay đổi lớn, và sự tôn sùng Thần Vishnou, tức Ngôi Hai của Thượng Đế, chuyển kiếp làm đức Shri Krishna, liền xuất hiện rõ rệt. Khi đó, lòng sùng tín phát triển mạnh mẽ không kềm chế, đến một mực quá cực đoan đến nỗi nó trở nên hầu như là một cơn ngây ngất say sưa tôn giáo. Trong số những tín đồ tôn thờ Thần Vishnou ở Ấn Độ hồi thời kỳ đó, có lẽ lòng sùng tín còn dồi dào mạnh mẽ hơn là những tín đồ Cơ Đốc, là những người mà ai cũng biết rằng tôn giáo của họ thiên hẳn về con đường sùng tín. Họ có những cảm xúc mãnh liệt đến nỗi sự biểu lộ lòng tôn sùng của họ làm cho chúng tôi, là những người thuộc về một chủng tộc lạnh lùng hơn về đường tình cảm, phải lấy làm khó chịu. Tôi đã từng thấy những nhà kinh doanh thương mãi, lúc thường thì họ rất là khắc nghiệt và tính toán nhưng có lúc họ lao mình vào những cơn say sưa tôn giáo, nó làm cho họ tuông hai hàng lệ, khóc một cách ngây ngất và hoàn toàn thay đổi thái độ khi họ chỉ vừa nghe nhắc đến tên Shri Krishna. Lòng tôn sùng của người phương Tây đối với Đức Jesus như thế nào, thì cũng giống y như lòng tôn sùng của người Ấn Độ đối với đức Krishna vậy.

Lòng sùng tín cũng đã biểu lộ trong Phật Giáo. Người Phật Tử ở Miến Điện tôn thờ Phật Thích Ca như một đấng Thượng Đế. Trong quyển “Phật Giáo Cương yếu” của đại tá Olcott, có nêu ra câu hỏi: “Phải chăng Đức Phật là một đấng Thần Minh?” và câu trả lời là: “Không, Phật không phải là một vị Thần Minh, mà là một người như chúng ta, nhưng tiến hóa hơn nhiều”.

Câu trả lời đó được hoàn toàn nhìn nhận là đúng ở Tích Lan và Thái Lan, nhưng còn ở Miến Điện, người tín đồ Phật Giáo phản đối cái hình thức tiêu cực của câu trả lời đó, và họ nói như vậy: “Phật còn lớn hơn bất cứ một đấng Thần Minh nào mà chúng ta được biết”.

Như thế chúng ta thấy ở Miến Điện lòng sùng tín đã biểu lộ trong Phật Giáo. Ở Tích Lan mà nơi mà dân chúng phần nhiều là những con cháu của những người Ấn Độ di cư sang đó từ lâu, khi bạn hỏi họ tại sao họ dâng hoa quả cúng Phật, thì họ trả lời rằng đó là do sự biết ơn của họ đối với Ngài. Nếu chúng ta hỏi họ có nghĩ rằng Phật sẽ chứng giám cho lòng thành của họ chăng thì họ nói: “Không bao giờ! Ngài đã đi rất xa và nhập vào Đại Niết Bàn. Chúng tôi không trông mong rằng Ngài sẽ chứng giám cho lòng thành của chúng tôi, nhưng vì nhớ Ngài đã dạy dỗ cho chúng tôi biết Phật Pháp, nên chúng tôi dâng hoa để bày tỏ lòng biết ơn Ngài”.

Như vậy, cái trào lưu sùng tín đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế gian từ khi đức Krishna xuất hiện vào 2.400 năm nay, nhưng bây giờ cái thời kỳ ảnh hưởng đặc biệt của Cung 6 đã qua rồi, và nhường chỗ cho ảnh hưởng của Cung sắp tới tức là Cung 7. Hiện nay vẫn còn những điều mê tín trong giới bình dân ở nhiều nước thuộc chủng tộc Aryen, nhưng còn những giới thượng lưu trí thức, họ không cảm thấy có lòng tôn sùng nếu đồng thời họ không có sự hiểu biết ít nhiều về mục đích của nó.

CUNG NGHI THỨC

Cung đang thịnh hành trong thời kỳ hiện tại, là Cung thuộc về Nghi Thức hay Nghi Lễ. Nghi thức vẫn có từ thời kỳ Trung Cổ nhưng phần chính là do ảnh hưởng Tiểu Chi thứ Bảy của Cung 6, còn nghi thức trong thời kỳ này là do ảnh hưởng Tiểu Chi thứ nhứt của Cung 7. Như thế, những nghi lễ này không có liên quan đến vấn đề sùng tín, mà phải được xét về khía cạnh hữu ích của nó đối với các cấp đẳng Thiên Thần.

Trong tôn giáo hiện đại, nghi lễ càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Vào khoảng giữa thế kỷ vừa qua, các nhà thờ và Thánh đường Cơ Đốc Giáo ở Anh Quốc sinh hoạt rất kém. Trong những nhà thờ trung bình ở các vùng tỉnh lỵ không hề có sự trình bày đẹp mắt và trang trí mỹ thuật; sự bày biện bên trong rất sơ sài, thiếu sự chăm nom và chăm sóc chu đáo. Người ta không hề chú ý đến việc cần phải làm cho mọi sự được tốt đẹp, mỹ lệ, trang nghiêm, cho được xứng đáng nơi tôn thờ Chúa Trời. Người ta chỉ chú trọng đến việc giảng đạo hơn cả mọi việc khác. Ngày nay, các nơi nhà thờ và Thánh đường ở Anh Quốc hoàn toàn khác hẳn và người ta nhận thấy có một sự thay đổi lớn lao. Sự cẩu thả khi xưa đã được thay thế bằng sự tôn kính, các nhà thờ đều trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt, và trong các Thánh đường những cuộc hành lễ đều diễn ra một cách đứng đắn và tôn nghiêm. Toàn thể quan niệm về công việc của Hội Thánh đều đã thay đổi hẳn.

Ảnh hưởng của sự thay đổi này cũng đã bắt đầu biểu lộ trên những phương diện khác nữa. Tôi còn nhớ rằng dưới Triều đại của Nữ Hoàng Victoria, người ta ít khi thấy có những cuộc nghi lễ rực rỡ và biểu diễn rần rộ ngoài các đường phố ở Luân Đôn. Những nghi lễ này được phục hưng vào khoảng cuối triều đại của Nữ Hoàng, và Vua Edward đệ thất đã phục hồi các nghi lễ trở lại sự huy hoàng lộng lẫy của nó như xưa. Ngày nay, nhiều người đã bắt đầu nhận thấy ảnh hưởng của Cung Bảy; họ sẽ muốn chứng kiến và có lẽ tham dự vào những cuộc nghi lễ tế tự mà trước kia họ chưa từng làm.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh