Chân Sư Và Thánh Đạo: Chương 14. Minh Triết Trong Ba Ngôi

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO: CHƯƠNG 14. MINH TRIẾT TRONG BA NGÔI

ĐỨC PHẬT

Đức Phật của thời đại này là Phật Thích Ca, hiệu là Cồ Đàm (Gautama),Ngài chuyển kiếp lần cuối cùng tại xứ Ấn Độ cách đây độ 2.500 năm. Kiếp đó cũng là kiếp cuối cùng chấm dứt một loạt nhiều kiếp ở quả vị Bồ Tát, sau đó Ngài nối nghiệp cho vị Phật quá khứ là Phật Kasyapa ở chức vụ Chưởng Quản Cung thứ Hai trong Quần Tiên Hội trong Địa Cầu.

Trong chu kỳ của một bầu thế giới, có bảy vị Phật nối tiếp nhau xuất hiện, mỗi vị Phật dìu dắt cho một Giống Dân, và thay nhau đảm nhiệm công việc đặc biệt của Cung Hai cho toàn thế giới. Trong chức vụ đó; Ngài coi sóc lấy phần việc các cõi trên, và giao phó cho vị Phụ Tá và Đại Diện của Ngài là đức Bồ Tát, trách nhiệm của vị Chưởng Giáo ở các cõi Hạ Giới. Đối với đấng Cao Cả đã đạt tới quả vị đó, các bậc Đạo Gia Đông Phương cho rằng không có sự ca tụng nào là quá cao, không có sự tôn sùng nào là quá lớn; và cũng như chúng ta nhìn thấy các Chân Sư là cao cả, thiêng liêng về mọi mặt, thì các Ngài cũng nhìn Đức Phật với một sự sùng kính, thiêng liêng càng lớn lao hơn nữa. Đức Phật hiện thời là người đầu tiên trong hàng ngũ nhân loại đã đạt tới quả vị cao độ đó, còn những vị Phật quá khứ là sản phẩm của những chu kỳ tiến hóa khác hơn chúng ta. Ngài đã từng công phu cố gắng đặc biệt để tự chuẩn bị đảm nhiệm lấy trách vụ cao cả của quả vị Phật, một cố gắng công phu phi phàm mà người Phật tử luôn luôn nhắc nhở và giọ là một “Đại Hy Sinh”.

Nhiều ngàn năm về trước, có một khi kia nhân loại cần dùng một vị Chơn Tiên để làm đức Chưởng Giáo cho Giống Dân thứ tư; và đến lúc nhân loại phải tự mình sàn xuất lấy những vị Phật của mình. Từ trước cho đến khoảng giữa cuộc Tuần hườn thứ tư của Dãy Hành Tinh thứ tư, ở ngay điểm chính giữa Hệ Thống Tiến Hóa của chúng ta hiện nay, những đấng Cao Cả mà nhân loại cần dùng chẳng hạn như các đấng Bàn Cổ, đức Chưởng Giáo và những vị khác nữa, đều được cung cấp cho chúng ta do bởi những nhân loại tiến hóa hơn ở trên những Dãy Hành Tinh khác, họ tiến bộ nhiều hơn và có lẽ cổ xưa hơn chúng ta. Về phần nhân loại chúng ta trong tương lai cũng sẽ có cái hân hạnh dìu dắt và giúp đỡ cho những hệ thống tiến hóa còn lạc hậu và kém hơn chúng ta hiện nay.

Tình huynh đệ thật sự giữa tất cả mọi loài sinh vật được chứng minh bằng cách đó, và chúng ta thấy rằng đó không phải chỉ là một tình huynh đệ đại đồng trong nhân loại mà thôi, thậm chí trong cả Dãy Hành Tinh hiện tại, mà tất cả các Dãy Hành Tinh trong Thái Dương Hệ đều tương trợ lẫn cho nhau. Tôi không có bằng chứng trực tiếp chỉ rằng những Thái Dương Hệ cũng trợ giúp lẫn cho nhau bằng cách đó, nhưng tôi có thể dùng thí dụ trên đẻ tin tưởng gần như chắc chắn rằng việc đó cũng xảy ra đúng như vậy. Ít nhất chính tôi đã thấy những đấng Cao Cả từ những Hệ thống khác đến viếng Hệ Thống Địa Cầu của chúng ta và nhận thấy rằng các Ngài không phải chỉ đi ngao du để tiêu khiển mà chắc chắn là có mục đích tốt đẹp gì đó. Mục đích của các Ngài như thế nào thì tôi không được biết, nhưng tự nhiên đó không phải là việc của tôi dự bàn.

Vào thời kỳ quá khứ xa xăm mà tôi đã nói ở trên, nhân loại phải tự lực cung cấp lấy những vị Giáo Chủ của họ, nhưng lúc ấy hình như chưa có người nào đã đạt tới cái trình độ cần thiết để đảm đương lấy một trách nhiệm nặng nề như thế. Những sản phẩm đầu tiên của nhân loại vào thời kỳ đó là hai Người cùng đồng một trình độ như nhau về sự phát triển tâm linh, một người là đấng Cao Cả mà ngày nay chúng ta gọi là Phật Thích Ca, và một người đó là đức Chưởng Giáo hiện nay, tức là đức Di-Lặc-Bồ-Tát. Hồi thời kỳ đó, hai Ngài còn thiếu sót những đức tính và điều kiện như thế nào thì chúng tôi không được biết, nhưng vì lòng thương yêu nhân loại, Đức Phật tự phát nguyện làm mọi công phu cố gắng phi phàm để đạt tới cái quả vị cần thiết. Tục truyền rằng Ngài thực hành những đức tính đặc biệt từ kiếp này sang kiếp khác, và mỗi kiếp Ngài lại biểu lộ thêm một vài đức tính cao cả.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Sự hy sinh lớn lao của Đức Phật được nhắc nhở trong tất cả những kinh điển của Phật Giáo, nhưng ít người Phật tử hiểu rõ tánh chất của sự hy sinh đó, vì họ cho rằng đó là bởi vì Đức Phật sau khi giác ngộ, đã từ khước sự an lạc ở cõi Niết Bàn để ở lại thuyết pháp và cứu độ chúng sinh. Điều này quả có thật nhưng đó không phải là một sự hy sinh, mà chẳng qua là Ngài chỉ thi hành công việc của một đấng Giáo Chủ. Sự hy sinh lớn lao của Ngài là ở chỗ Ngài đã công phu tu luyện trong bao nhiêu ngàn năm để tiến tới địa vị cao tột; Ngài là người đầu tiên trong nhân loại đã đắc quả vị Phật, có dủ sự giác ngộ sáng suốt và đủ tư cách đem phổ biến Đạo mầu để dạy dỗ chúng sinh.

Công việc đó Ngài đã làm một cách đầy đủ, trọn vẹn. Chúng ta được biết ít nhiều về những tiền kiếp của Ngài, khi Ngài còn ở quả vị Bồ Tát vào những thời quá khứ xa xưa, và còn những tiền kiếp khác nữa mà chúng ta không hề biết chi cả. Ngài đã từng xuất hiện làm đức Vyasa, Giáo Chủ của Giống Dân Aryen; làm Giáo Chủ Hermès ở nước cổ Ai Cập: làm đức Zoroastre, vị Giáo Chủ đầu tiên của đạo Hỏa Giáo; làm đức Orphée, Giáo Chủ của nước cổ Hy Lạp. Trong kiếp cuối cùng, Ngài sinh ra ở miền Bắc Ấn Độ; sau khi đắc Đạo thành Phật, Ngài châu du khắp nơi ở lưu vức sông Hằng để thuyết pháp trong 45 năm,, và quy tựu chung quanh Ngài những món đồ đã từng làm đệ tử của Ngài trong kiếp trước.

Khi Đức Phật tịch diệt, côn việc của Ngài cũng có chỗ còn chưa được hoàn bị, có lẽ vì Ngài không có đủ thì giờ để hoàn thành một cách chu đáo. Bởi đó, nên mới có sự sắp đặt để bổ khuyết những chỗ còn bỏ dở dang, và về việc này có hai sự kiện quan trọng được kể ra như sau.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG BỔ KHUYẾT

Việc thứ nhứt là đức Ngọc Đế, tức đấng Điểm Đạo độc Tôn, Chủ Tể Quần Tiên Hội trên quả Địa Cầu, gởi một trong ba vị Đệ Tử của Ngài, là những vị Kim Tinh Chơn Quân từ bầu Kim Tinh đến chuyển kiếp xuống trần ngay sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, để thành lập tại xứ Ấn Độ những Đạo Viện gọi là Mathams. Trong kiếp đó, Ngài là đức Shankaracharya, một đấng Giáo Chủ đã thành lập nên một giòng tu sĩ xuất gia cách Ấn Độ cách đây trên 2.000 năm. Đức Shankarachaya đã lập nên một môn phái Triết Học Ấn, cải tạo lại Ấn Độ Giáo trên một quy mô rộng lớn, và gom góp nhiều Giáo lý của Đức Phật lại thành quy củ, hệ thống, làm cho Ấn Giáo có phần sinh sắc trở lại. Ấn Độ Giáo ngày nay là một tôn giáo có sinh khí và linh hoạt hơn là hồi thuở xưa trước thời kỳ Đức Phật ra đời, hồi đó nó hãy còn quá nhiều phần hình thức lễ bái và mê tín dị đoan. Đức Shankara cải tổ những điều tệ đoan, bỏ tật giết thú làm vật hy sinh để cúng tế. Mặc dầu ngày nay, tục ấy ở Ấn Độ vẫn còn, nhưng đã giảm bớt rất nhiều. Ngoài ra công việc hoằng khai đạo pháp ở thế gian Ngài còn thực hiện một vài công việc huyền linh thuộc về cõi trên, có một tầm quan trọng rất lớn đối với xứ Ấn Độ.

Viêc thứ hai mà tôi đã nói ở trên, chính là do Đức Phật đảm nhiệm. Thay vì để trọn hết thì giờ vào công việc của Ngài ở các cõi trên, Ngài vẫn còn liên lạc với vị Bồ Tát kế nghiệp cho Ngài ở thế gian để giúp đỡ trong những trường hợp khẩn cấp. Ngài cũng trở lại thế gian mỗi năm một lần, nhằm ngày kỷ niệm Phật nhập Niết Bàn, để ban rải ân huệ cho nhân loại.

Đức Phật có thứ thần lực của Ngài mà Ngài dùng để ban rải ân huệ cho thế gian, sự ban ân huệ này là một việc rất kỳ diệu và độc nhứt vô song. Với quyền năng và địa vị của Ngài, một vị Phật có thể bước vào những cõi giới siêu linh hoàn toàn ngoài vòng hiểu biết của chúng ta, Ngài có thể chế biến và rút thần lực ở những cõi giới đó để ban rải xuống cõi Hạ Giới hồng trần. Nếu không có sự trung gian của Đức Phật thì những nguồn thần lực đó sẽ vô ích cho chúng ta ở cõi trần, vì nó có những rung động vô cùng tế nhị, mạnh mẽ và mau chóng đến nỗi nó có thể đi xuyên qua người chúng mà ta không hề hay biết chi cả. Thần lực do Đức Phật ban rải cho thế gian được thấm nhuần khắp mọi nơi, nó giúp sức và tăng cường cho mọi việc làm hữu ích, và đem sự bằng an cho những tâm hồn lương thiện.

LỄ WESAK

Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian tức là ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường là nhằm tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cõi trần, tức ngày Sinh, ngày Thành Đạo và ngày Tịch diệt của Ngài.

Vào dịp này, ngoài ra cái ý nghĩa về phương diện huyền bí vô cùng quan trọng của nó, có một cuộc Lễ được cử hành ở thế gian và trong cuộc Lễ ấy, Đức Phật hiện ra trước mặt một số đông người hành hương. Những người này có được thấy Ngài hay không, thì tôi không biết chắc; họ đều cúi lạy theo những vị Chơn Tiên và các Đệ Tử, những vị này đều thấy Đức Phật hiện ra thật sự. Hình như ít nhất cũng có vài người hành hương được nhìn thấy Ngài vì cuộc Lễ này được những người Phật Tử ở vùng Trung Á biết rõ. Người ta nhắc nhở đến cuộc Lễ đó như sự xuất hiện hình bóng hay là sự phản ảnh của Đức Phật, và sự mô tả cuộc Lễ theo tục truyền có phần khá đúng.

Như vậy những người sống ở vùng lân cận nơi Đức Phật hiện không có lý do gì mà không đến dự cuộc Lễ. Vậy thì không có lý do gì mà những người Hội Viên Thông Thiên Học chúng ta lại không đến để dự bằng Thể Vía của mình. Những người nào đã được biết rõ về ngày gời hành Lễ, thường sắp đặt công việc riêng của họ để có thể đi ngủ vào khoảng một hay vài giờ trước giờ cử hành vào đêm trăng Rằm, và ngủ yên một chỗ cho đến một giờ sau khi cuộc Lễ chấm dứt.

NƠI HÀNH LỄ

Địa Điểm được chọn để hành Lễ là một vùng cao nguyên nhỏ có những đồi thấp bao bọc chung quanh, ở phía Bắc dãy Hy Mã Lạp Sơn cách biên giới xứ Népal không xa, và có lẽ độ chừng 400 dặm về phía Tây thành phố Lhassa bên Tây Tạng. Đó là một khoảnh đất bằng thẳng, hình vuông dài, độ chừng một dặm rưỡi bề dài và bế ngang thì ngắn hơn. Khoảng đất trống có đá rải rác, và ở vài chỗ có cỏ dại rừng hoang mọc đầy. Một giòng suối chảy qua ở góc phía tây vùng cao nguyên, và nhìn lên phía bắc thì nó chảy vào một thung lũng có rừng thông bao phủ, sau cùng thì nó đổ vào một cái hồ cách đó một quãng vài dặm. Vùng chung quanh có vẻ hoang vu hẻo lánh, không có người ở, và không có một nhà nào trừ ra một cái tháp cổ đã điêu tàn với vài ba cái chòi rải rác trên sườn một ngọn đồi ở về phía đông. Về phía nam, có một tảng đá lớn màu xám dựng đứng như bàn thờ, độ bốn thước bề dài và hai thước bề ngang, và nhô lên khỏi mặt đất chừng một thước.

Vài ngày trước khi hành Lễ, người ta thấy dọc theo hai bên bờ suối và ở dưới chân những ngọn đồi chung quanh có những ngọn lều được dựng lên mỗi lúc càng nhiều. Những túp lều này có một hình dáng lạ lùng, phần nhiều màu đen, và chốn hoang vu cô tịch này bỗng nhiên trở nên linh động với những ngọn lửa trại của những người đi hành hương đốt lên. Họ là những bộ lạc lưu động từ miền Trung Á và có người từ miền Bắc xa xôi đến đây. Một ngày trăng tròn, họ đều tắm gội sạch sẽ, và thay quần áo mới để chuẩn bị hành Lễ.

Vài giờ trước giờ hành Lễ, họ tựu họp ở chỗ góc phía Bắc vùng cao nguyên, họ ngồi xuống đất một cách lẳng lặng có trật tự và chừa một khoảng trống trước chỗ tảng đá lớn làm bàn thờ. Theo lệ thường, thì vài vị Sư Trưởng (Lamas) có mặt, mượn cơ hội này để thuyết pháp cho dân chúng. Độ một giờ trước khi trăng tròn, những vị khách dự Lễ bắt đầu đến bằng Thể Vía của các Ngài, trong số đó có những nhân viên Quần Tiên Hội. Vài vị trong số đó hiện hình cho những người hành hương thấy rõ, và những người này liền cúi lạy các Ngài. Trong dịp này những đấng Chơn Sư và có vài vị cấp đẳng cao hơn nữa cũng nói chuyện thân mật với các vị Đệ Tử và với những người khác đang có mặt tại chỗ. Trong khi đó thì những người khác có phận sự chưng dọn bàn thờ trên tảng đá lớn để chuẩn bị cuộc Lễ. Họ đặt lên đó những bông hoa đẹp đẽ nhứt và ở bốn góc thì để những tràng hoa sen. Ở giữa bàn thờ, có đặt một chén bằng vàng đựng đầy nước và ngay trước mặt có chừa một khoảng trống giữa các đóa bông hoa.

CUỘC HÀNH LỄ

Độ nửa giờ trước lúc trăng tròn, khi đức Văn Minh Đại Đế vừa ra hiệu thì nhân viên Quần Tiên Hội quy tụ lại chỗ khoảng trống chính giữa vùng cao nguyên, ở phía Bắc tảng đá lớn dựng làm bàn thờ. Các Ngài sắp hàng theo ba vòng tròn lớn, tất cả đều day mặt vào trong, vòng phía ngoài gồm có những nhân viên trẻ tuổi trong Quần Tiên Hội, còn vòng ở phía trong hết thì có những đấng cao hơn.

Vài đoạn kinh Phật được ngâm lên bằng tiếng Nam Phạn (Pali); khi giọng ngâm vừa dứt, thì đức Di-Lặc-Bồ-Tát hiện ra ở trung tâm vòng tròn và cầm nơi tay một cây Thần Trượng (cây gậy phép). Cây Thần Trượng này là bửu vật để thu thần lực của đức Hành Tinh Chơn Quân (1)[vi] và được Ngài truyền từ điển kể từ hằng mấy triệu năm về trước, khi Ngài bắt đầu vận chuyển luồng Sóng sinh hoạt của nhân loại trên dãy Hành Tinh chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghe nói rằng cây Gậy Phép này thể hiện cho sự tập trung thần thức của đức Chơn Quân, và nó được thuyên chuyển từ bầu hành tinh này sang bầu hành tinh khác mỗi khi Ngài di chuyển thần thức của Ngài vào một bầu thế giới nhất định. Nói một cách khác, hễ cây Gậy Phép này ở nơi nào, thì nơi đó đương thời là trung tâm điểm sân trường tiến hóa của vạn vật, và khi nó rời khỏi bầu hành tinh của chúng ta để chuyển qua bầu thế giới khác, thì quả Địa Cầu này sẽ đắm chìm trong giấc ngủ triền miên, không còn sinh hoạt nữa.

Về việc nó có được thuyên chuyển qua những bầu thế giới vô hình (2)[vii] hay không, thì chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng không biết rõ về cách sử dụng cây Gậy Phép này ra sao và vai trò của nó trong việc giữ gìn kho thần lực của thế giới. Lúc bình thường, nó được giao cho đức Ngọc Đế gìn giữ tại Shamballa và theo chỗ chúng tôi được biết thì cuộc Lễ Wesak là cơ hội duy nhứt mà nó rời khỏi tay Ngài. Cây gậy hình dáng giống cây đoản côn, làm bằng chất kim khí rất hiếm gọi là “Orichalcun) bề dài độ chừng bảy tấc và bề tròn đường kính độ chừng bẩy phân; ở hai đầu, mỗi đầu đều có một kim cương hình tròn như trái cam và một cái mũi nhọn chụp lên trên. Cây Gậy Phép này luôn luôn tỏa ra một hào quang sáng rực như ánh lửa. Điều đáng ghi nhận là chỉ có một mình đức Di-Lặc-Bồ-Tát sử dụng cây Gậy Phép trong mọi giai đoạn của cuộc Lễ.

Khi Ngài vừa hiện ra ở chính giữa ba vòng tròn, thì tất cả các vị Chân Sư và Đạo Đồ đều kính cẩn nghiêng mình để chào Ngài, và một đoạn kinh khác lại được ngâm lên. Sau đó, trong khi giọng ngâm vẫn vang rền, thì hai vòng tròn cử động và dời chỗ để sắp hàng thành một hình chữ Thập và đức Di-Lặc vẫn đứng ở ngay trung tâm. Trong giai đoạn thuyên chuyển kế đó, hình chữ Thập đổi lại hình Tam Giác, và đức Bồ Tát cũng dời chỗ để đứng ở ngay góc trên đầu, gần kế bên bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ, ở chỗ khoảng trống phía trước cái chén bằng vàng, đức Bồ Tát kính cẩn đặt cây Gậy Phép, trong khi đó ở phía sau lưng Ngài, những vị Đạo Đồ đứng ở vòng ngoài bèn đổi chỗ để biến cái vòng thành hình cái hoa có ba cánh, và tất cả đều day mặt về phía bàn thờ. Trong giai đoạn kế đó, hình cái hoa đổi thành hình tam giác lộn đầu, làm thành ra hai hình tam giác tréo góc, y như biểu tượng của Hội Thông Thiên Học, nhưng không có con rắn khoanh tròn. Sau cùng, đến lượt hai tam giác này đổi thành hình ngôi sao năm góc, đức Bồ Tát vẫn đứng nguyên chỗ cũ gần bàn thờ và những vị Đế Quân thì đứng ở năm điểm cách khoảng nhau trên Ngôi Sao.

Đến giai đoạn thứ bảy, tức là giai đoạn cuối cùng, thì giọng ngâm dứt hẳn. Sau một lúc im lặng, đức Di-Lặc cấm cây Gậy Phép trong tay và đưa lên khỏi đầu, Ngài nói một câu giòn giã bằng tiếng Pali: “Bạch Thế Tôn, tất cả đều sẵn sàng. Xin mời Ngài hạ giáng!”

Kế đó, Ngài vừa đặt cây Gậy Phép xuống bàn thờ, thì vừa đúng lúc trăng tròn, Đức Phật liền xuất hiện như một nhân vật khổng lồ lơ lửng trong không gian, ngay ở trên những ngọn đồi phía Nam. Những nhân viên Quần Tiên Hội chắp tay vái chào Ngài, còn đám đông những người hành hương ở phía sau thì cúi lạy rạp mình xuống đất, trong khi đó những người khác ngâm lên ba câu kệ tam Quy, tức Quy phật, Quy Pháp, Quy Tăng.

ÂN HUỆ LỚN NHẤT

Kế đó, đám đông người đứng dậy và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật trong khi những nhân viên Quần Tiên Hội ngâm bài kinh Mahamangala Sutra để ban phước lành cho họ:

I

“Cả Thiên Thần và người

Đều mong được phước lành

Bạch Phật dạy chúng con

Phước nào phước lớn nhứt?

II

Không phụng sự kẻ ngu

Mà phụng sự người hiền

Trọng vọng người xứng đáng

Đó là phước lớn nhứt.

III

“Cư ngụ nơi đất lành

Đã làm lành kiếp trước

Lòng suy tưởng việc lành

Đó ân huệ lớn nhứt.

IV

“Học rộng hiểu biết nhiều

Tự chủ và luyện trí

Miệng nói những điều lành

Đó là phước lớn nhứt.

V

“Nuôi dưỡng cha cùng mẹ

Yêu thương vợ với con

Theo đuổi nghề nghiệp lành

Đó ân huệ lớn nhứt.

VI

“Ham làm việc bố thí

Giúp đỡ kẻ bần hàn

Chỉ mong làm việc phải

Đó là phước lớn nhứt.

VII

“Không làm điều tội lỗi

Không dùng chất rượu mạnh

Làm lành không tiếc thân

Đó ân huệ lớn nhứt.

VIII

“Kính cẩn và khiêm tốn

An phận và biết ơn

Bốn mùa nghe chánh Pháp

Đó là phước lớn nhứt.

IX

“Chịu cực và kiên nhẫn

Giao du với bạn hiền

Luận đàm việc Đạo Lý

Đó ân huệ lớn nhứt.

X

“Tiết độ và trong sạch

Hiểu biết Tứ Diệu Đế

Tâm hướng Niết Bàn cảnh

Đó là phước lớn nhứt.

XI

“Giữa cuộc đời chìm nổi

Lòng vẫn không xao động

Yên tịnh, không phiền não

Đó ân huệ lớn nhứt.

XII

“Ai làm được như thế

Dù gặp hoàn cảnh nào

Trong lòng vẫn thanh tịnh

Người ấy phước lớn nhứt.

Hình ảnh Đức Phật hiện trên đỉnh đồi tuy là rất lớn, nhưng nó giống y như tướng mạo của Ngài hồi thuở sanh tiền. Ngài ngồi kiết dà, hai bàn tay giao nhau, mình mặc áo cà sa vàng theo lối tăng lữ, cánh tay mặt để trần. Gương mặt Ngài thật khôn tả, vì nó biểu lộ sự trầm tĩnh, quyền lực, minh triết và bác ái đến một mực tuyệt đối thiêng liêng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Ngài có một nước da màu ngà, và những nét mặt rất rõ rệt, một vầng trán rộng cặp mắt lớn và sáng màu xanh đậm, mũi cao, cặp môi đỏ, nhưng đó chỉ là tạm phác họa thô sơ hình dáng bề ngoài mà thôi, chớ không dủ diễn tả cái phong độ uy nghi và cái thần sắc siêu việt của Ngài một cách đầy đủ trọn vẹn. Tóc Ngài màu đen và dợn sóng, không phải để dài như phong tục Ấn Độ cũng không phải hoàn toàn xuống tóc như các vị sư tăng, mà là cắt ngắn chí cổ, chưa chấm xuống vai, chẻ ra ở giữa và chải ngược ra phía sau. Chuyện tích nói rằng khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta rời khỏi cung điện quyết chí đi tìm Đạo, Ngài rút gươm cắt tóc ngay vừa khỏi đầu, và từ đó đến sau tóc Ngài vẫn để ngắn như thế.

Một khía cạnh đặc biệt nhứt của hình Đức Phật hiện là cái hào quang tốt đẹp vô cùng bao bọc chung quanh. Hào quang đó gồm nhiều từng lớp đồng một trung tâm, cũng như những hào quang của các bậc đã tiến hóa cao, và chiếu những màu sắc thật là đặc biệt. Hình ảnh Đức Phật được bao bọc trong một vừng ánh sáng vừa chói lòa vừa trong vắt, chói lòa đến nỗi mắt phàm không thể nhìn lâu, nhưng đồng thời lại trong suốt, làm cho gương mặt Ngài và màu áo hiện rõ hoàn toàn. Phía ngoài là, một vòng màu xanh dương, và nối tiếp theo đó là những vòng màu vàng chói, màu hường, màu trắng bạc và màu đỏ rất đẹp, tất cả những màu sắc này thật ra là những khối tròn, nhưng hiện ra trên nền trời xanh như là những vòng tròn cùng một trung tâm. Phía ngoài tất cả, từ những vòng hào quang này bắn ra những tia chớp đủ màu sắc lẫn lộn có cả màu lục và màu tím.

Trong những sách khác, chúng tôi có nói rằng màu đỏ trong hào quang biểu lộ sự nóng giận. Điều này đúng trong Thể Vía của người thường; thuộc về bốn cảnh thấp của cõi Trung Giới. Nhưng ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy rằng trên những cõi cao siêu, một màu đỏ trong sáng và đẹp lộng lẫy, giống như tinh hoa của ngọn lửa, là biểu hiệu của một lòng dũng cảm và cương quyết mạnh mẽ phi thường. Màu đỏ này trong hào quang của Đức Phật tự nhiên là biểu lộ những đức tính kể trên đến một mực tuyệt đích vậy.

Khi đoạn kinh Mahamangala Sutra ngâm vừa dứt, đức Di-Lặc cầm lấy cái chén bằng vàng đựng nước trên bàn thờ, và nâng lên khỏi đầu Ngài trong một lúc. Trong khi đó, đám đông ở phía sau cũng đã chuẩn bị sẵn và đem theo những bình đựng nước, liền làm theo Ngài. Khi Ngài đặt cái chén lại chỗ cũ trên bàn thờ, thì một đoạn kinh khác lại được ngâm lên, lời lẽ ca tụng đức Thích Ca Như Lai.

Tiếng ngâm vừa dứt, một nụ cười đầy bác ái nở trên gương mặt đức Như Lai. Ngài đưa bàn tay mặt lên để ban ân huệ, trong khi đó hằng ngàn cánh hoa rơi xuống như mưa giữa đám dân chúng. Một lần nữa những nhân viên Quần Tiên Hội lại vái chào, đám đông lại cúi lạy rạp xuống đất, hình ảnh Đức Phật trở nên lu mờ và từ từ biến mất, trong khi đó những người hành hương thốt ra những tiếng kêu vui mừng và ca tụng. Những nhân viên Quần Tiên Hội liền theo thứ tự tiến đến bàn thờ, và thay phiên nhau uống hớp nước trong cái chén vàng. Còn dân chúng cũng uống một hớp nước trong bình riêng của họ, và phần còn lại thì họ đem về nhà để dùng làm “nước Thánh”, có công dụng trừ tà hoặc để chữa bịnh. Kế đó, đám người hành hương phân chia tứ tán sau khi đã trao đổi những lời khen tặng lẫn nhau, và họ trở về nhà, mang theo cái kỷ niệm khó quên của cuộc Lễ thiêng liêng mà họ vừa tham dự.

ĐỨC DI-LẶC-BỒ-TÁT

Đức Di-Lặc đảm nhiệm chức vụ Bồ Tát từ khi đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đã từng giúp đỡ nhiều về mặt phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian còn đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy không những đức Phật Thích Ca, đức Giáo Chủ Shankaracharya Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, mà còn có đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, đức Lão Tử khổng Tử ở Trung Hoa và đức Pythagore ở xứ cổ Hy Lạp. Chính Đức Di-Lặc đã xuất hiện hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Đấng Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làm Krishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là Bác Ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, lòng Bác Ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong Giáo lý của Ngài. Ngài nói: “Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hãy thương yêu lẫn nhau, cũng như Ta thương yêu các ngươi vậy”. Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đã hợp nhứt với Đấng Cha Lành. Vị Tông Đồ thân tín nhứt của Ngài, là Thánh Jean, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ý nghĩa tương tự: “Kẻ nào không thương yêu đồng loại thì không biết được Thượng Đế, vì Thượng Đế tức là Bác Ái vậy”.

Những người nào đã đọc kinh Bhagavad Gita cũng đều nhớ những giáo điều về lòng Bác Ái và Sùng Tín trong quyển kinh đó. Đức Bồ Tát thỉnh thoảng cũng nhập xác đức Tsong-ka-Pa, nhà cải tạo tôn giáo danh tiếng của xứ Tây Tạng, và trải qua nhiều thế kỷ Ngài đã từng gởi các vị đệ tử của Ngài như Nagarjuna, Aryasanga, Ramanuja, Madhva,v.v..., xuống thế gian để thành lập những môn phái mới, hoặc để làm sáng tỏ những chỗ huyền bí trong tôn giáo. Trong số những đệ tử của Ngài, có một vị được gởi xuống thế gian để lập nên đạo Hồi Giáo.

Việc phái các bậc Giáo Chủ xuống thế gian như tôi đã kể trên chỉ là một phần công việc của Ngài, công việc này không phải chỉ giới hạn trong vòng nhân loại mà thôi, mà còn gồm tất cả mọi chúng sinh, và luôn cả hàng Thiên Thần. Như thế, Ngài là vị Trưởng Thượng của tất cả những tôn giáo hiện hữu trên thế giới, và của nhiều tôn giáo khác đã từng mai một với thời gian, nay đã biến mất không còn nữa. Lẽ tất nhiên, Ngài chỉ có trách nhiệm vễ những tôn giáo đó trong cái hình thức ban sơ của nó mà thôi, chớ không có liên hệ gì đến những sự biến thiên dời đổi do con người tạo ra trong những tôn giáo đó trải qua thời gian. Ngài thay đổi hình thức mỗi tôn giáo để cho phù hợp với nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử mà nó được đưa ra; và mặc dầu cái phần hình thức có thể thay đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa, nhưng phần giáo lý vẫn giống nhau.

Trong thời kỳ tiến hóa của một Giống Dân, Ngài sẽ còn trở lại thế gian nhiều lần nữa để thành lập nhiều tôn giáo khác. Mỗi lần như thế, Ngài sẽ quy tựu chung quanh những người nào sẵn sàng theo Ngài, trong số đó Ngài sẽ chọn lấy vài người mà Ngài có thể liên lạc mật thiết hơn, tức là những vị đệ tử, hiểu theo ý nghĩa của Huyền Môn. Đến giai đoạn cuối cùng của Giống Dân, khi nó đã vượt qua thời kỳ cực thịnh của nó từ lâu, và một Giống dân mới bắt đầu ngự trị trên Địa Cầu, Ngài sẽ sắp đặt cho tất cả những vị đệ tử thân tín đã từng theo Ngài trong những kiếp trước, sẽ đầu thai cùng một thời trong dịp Ngài chuyển kiếp lần cuối cùng xuống thế gian.

Trong kiếp cuối cùng này, Ngài sẽ đạt tới quả vị Phật và hoàn toàn Giác Ngộ. Khi đó những vị đệ tử của Ngài trước kia, tuy không biết và không nhận ra Ngài về phương diện Thể xác, nhưng sẽ bị hấp dẫn một cách rất mãnh liệt đến gần Ngài. Nhờ ảnh hưởng của Ngài, một số rất đông các vị đó sẽ bước vào cửa Đạo, và nhiều vị còn tiến lên những cấp đẳng cao hơn, vì họ đã từng tiến hóa nhiều trong những kiếp trước. Trong các kinh sách Phật có nói rằng khi Đức Thích Ca thành Đạo và đắc quả vị Phật, thì tức thời có một số rất đông người cũng đắc quả La Hán. Khi mới nghe qua, chúng tôi nghĩ rằng điều ấy không thể có được, nhưng xét kỹ chúng tôi thấy rằng câu chuyện ấy có phần đúng sự thật. Có thể nói rằng số đông người thì hơi quá đáng, nhưng sự thật thì có rất nhiều vị đệ tử đột nhiên đắc quả vị La Hán nhờ bởi ảnh hưởng tốt đẹp của luồng từ điển và Thần lực vô cùng mạnh mẽ và huyền diệu của Đức Phật tạo nên.

LỄ ASALA

Ngoài ra Lễ Wesak, còn có một Lễ long trọng khác, trong dịp này các nhân viên Quần Tiên Hội nhóm họp chánh thức mỗi năm một lần. Cuộc hội họp này thường nhóm tại nhà riêng của đức Di-Lặc, cũng ở trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, nhưng ở sườn núi phía Namthay vì ở trên sườn núi phía Bắc. Trong dịp này, không có sự tham dự của những người hành hương ở cõi thế gian, nhưng tất cả những người nào biết có cuộc Lễ, và đến dự bằng Thể Vía, đều được hoan nghinh. Cuộc Lễ này được cử hành vào ngày rằm tháng Alasa, thường đúng nhằm tháng bảy dương lịch, để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho năm vị đệ tử Kiều-Trần-Như, mà các kinh sách Phật Giáo gọi là ngày Phật “Chuyển Pháp Luân” (tức quay bánh xe Pháp).

Trong lần thuyết pháp đầu tiên này, Đức Phật nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Ngài nêu ra con đường xử thế bậc trung, tức con đường Trung Đạo, gồm có một đời sống hoàn toàn ngay chánh ở thế gian, giữ mực trung bình ở giữa hai điểm cực đoan, một bên là con đường khổ hạnh quá đáng, và một bên là sự ham mê thú vui vật chất của đời sống trần tục.

Để tưởng niệm đấng Cao Cả mà Ngài nối nghiệp ở chức vụ Bồ Tát, đức Di-Lặc truyền lịnh rằng trong cuộc Lễ kỷ niệm này, bài kinh Chuyển Pháp Luân sẽ được lập lại một lần nữa trước sự hiện diện của tất cả nhân viên Quần Tiên Hội tựu họp tại đó; và Ngài thường thêm vào đó một bài thuyết pháp ngắn, để giảng giải và áp dụng lời dạy của Phật.

Việc đọc kinh bắt đầu từ lúc trăng tròn, cộng chung với bài thuyết pháp nữa thì tất cả kết thúc trong vòng độ nửa giờ. Đức Di-Lặc thường an tọa trên chiếc ghế cẩm thạch đặt tại chỗ bao lơn trong vườn trước nhà Ngài. Những đấng Cao Cả nhất trong Quần Tiên Hội ngồi chung quanh Ngài, còn những vị Đạo Đồ thì ngồi chung một nhóm trong vườn ở dưới bao lơn độ một thước. Trong dịp này, cũng như trong cuộc Lễ Wesak, thường có những cơ hội trò chuyện vui vẻ, cùng những lời chào mừng và những dịp ban ân huệ, do các Chân Sư ban cho những vị đệ tử và những người có nguyện vọng làm đệ tử các Ngài.

Thiết tưởng cũng là một điều hữu ích mà tường thuật cuộc Lễ, và những lời vàng ngọc của những đấng Cao Cả thốt ra trong dịp đó, mặc dầu chúng ta không thể nào diễn tả được sự huyền diệu, tốt đẹp và hùng hồn của những lời mà đức Di-Lặc đã nói trong cuộc Lễ. Câu chuyện sau đây không phải là để tường thuật lại một bài thuyết pháp nhứt định nào. Nó gom góp nhiều đoạn rời rạc, nhớ không được rõ, mà vài đoạn đã được mô tả ở những sách khác; nhưng nó có thể giúp cho những người chưa được nghe qua câu chuyện này một vài ý niệm về cuộc Lễ là như thế nào.

Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật rất là giản dị, và nhiều điểm được lập đi lập lại nhiều lần. Hồi đó chưa có tốc ký để có thể chép lại đúng nguyên văn, và những vị đệ tử phải dùng trí nhớ để ghi lại những lời Ngài nói. Bởi đó, Ngài chỉ dùng những lời giản dị, và lập đi lập lại nhiều lần như một bài hát, để cho những người nghe có thể nhớ rõ.

Trải qua thời gian, bài “Chuyển Pháp Luân” của Đức Phật đã được nói đi nói lại nhiều lần, tuy nhiên với sự hùng biện tuyệt luân và với phương pháp giáo huấn đặc biệt của Ngài, Đức Di-Lặc mỗi năm mỗi làm cho nó dường như được mới mẻ luôn luôn, và mỗi người nghe đều cảm thấy rằng lời dạy trong Kinh dường như chỉ đặc biệt nhắn nhủ riêng với một mình họ mà thôi. Ngài nói bằng tiếng Nam Phạn (Pali), nhưng mỗi người có mặt đều nghe Ngài nói bằng tiếng nói riêng của xứ sở họ.

TỨ DIỆU ĐẾ

Bài thuyết pháp đầu tiên bắt đầu bằng lời dạy rằng con đường Trung Đạo là con đường an toàn nhứt, và là con đường Chân chính thật sự. Nó ở ngay chính giữa hai thói cực đoan: một bên, lao mình vào những thú vui nhục thể, khoái lạc vật chất của cuộc đời trần tục, là một điều thấp hèn và không đưa con người đến đâu cả; và một bên, con đường khổ hạnh quá đáng cũng là lầm lạc và vô ích. Có một số rất ít, thuộc về một hạng người đặc biệt, có khuynh hướng sống cuộc đời khổ hạnh và cô độc, hạng người này có thể sống một cuộc đời như thế một cách đúng đắn, nhưng cũng khonf6 nên khổ hạnh thái quá. Còn đối với những người thường, thì con đường Trung Đạo, tức là sống một cuộc đời ngay thật, chân chính ở thế gian là con đường tốt nhứt và an toàn nhứt. Bước đầu tiên để sống một cuộc đời như thế là phải hiểu rõ tình trạng của nó; điều này Đức Phật đã trình bày cho chúng ta trong Tứ Diệu Đế, tức là Bốn điều Chân Lý:

1.-Đời là khổ.

2.-Nguyên nhân sự khổ.

3.-Vấn đề diệt khổ.

4.-Đạo giải thoát khỏi sự khổ.

1.-Chân lý thứ nhứt cho rằng Đời là khổ,trừ phi con người biết cách sống cuộc đời của mình cho đúng theo lẽ Đạo. Bình luận về điều này, đức Bồ Tát nói rằng câu nói “Đời là khổ” có hai nghĩa. Theo một nghĩa, thì sự khổ có phần không thể tránh khỏi; còn theo nghĩa thứ hai thì câu ấy hoàn toàn sai lầm, và sự đau khổ có thể tránh khỏi được một cách rất dễ dàng.

Đối với điểm Chơn Thần (Monad), tức là phần Tinh Thần của con người, thì đời là khổ, vì sự sống biểu lộ ra ở thế gian là một sự hạn chế, mà trí óc vật chất của chúng ta không thể quan niệm được bởi vì chúng ta không có một ý niệm về sự tự do khoáng đạt của đời sống siêu linh. Chính trong nghĩa này mà có chỗ nói rằng Đấng Christ tự hiến dâng như một cuộc Hy Sinh lớn, khi Ngài giáng xuống cõi vật chất. Lẽ tất nhiên, đó là một sự hy sinh bởi vì đó là một sự hạn chế rất lớn, nó giới hạn những quyền năng cao cả của rộng lớn của Ngài trên cõi giới siêu linh. Chơn Thần con người cũng vậy; nó cũng thực hiện một sự hy sinh lớn khi nó tiếp xúc với cõi vật chất hồng trần, khi nó lửng lơ ở phía trên cõi giới này trải qua một giòng thời gian tiến hóa rất dài cho đến trình độ làm người, đến khi đó nó mới phân thân ra một mảnh rất nhỏ của nó để làm một Chơn Nhơn hay linh hồn con người.

Mặc dầu chúng ta chỉ là một mảnh rất nhỏ- thật vậy, một mảnh nhỏ của một mảnh- chúng ta cũng là một sự thật rất huyền diệu. Bởi vì chúng ta là một phần của cái gì cao cả hơn, cho nên sau cùng chúng ta có thể vượt lên cao và hợp nhứt với cái cao cả đó. Đó là cái cứu cánh và mục đích của sự tiến hóa của chúng ta. Và dẫu cho đến khi chúng ta đạt tới cái mục đích đó, ta nên nhớ rằng đó không phải để cho chúng ta tự hào về sự tiến bộ của mình, mà là để cho chúng ta có thể trợ giúp Thiên Cơ. Tất cả những sự hy sinh và hạn chế đó có thể được miêu tả rất đúng như là bao hàm sự đau khổ; nhưng khi nào Chơn Nhơn hay linh hồn có được sự hiểu biết hoàn toàn, thì nó sẽ vui lòng chấp nhận những sự hy sinh đó. Một Chơn Nhơn không phải là toàn thiện như Chơn Thần; bởi vì nó không được hoàn toàn hiểu biết ngay từ lúc đầu; mà nó phải học hỏi như mọi người khác. Sự giới hạn lớn lao mỗi lần nó càng đi sâu vào cõi vật chất, là một điều không thể tránh khỏi, và bởi đó sự đau khổ luôn luôn đi kèm với sự biểu lộ ở các cõi Hạ giới. Chúng ta phải chấp nhận sự giới hạn đó như một phương tiện để đi đến mục đích, như một sự kiện cần thiết trong Thiên Cơ.

Còn một ý nghĩa nữa theo đó Đời là khổ, nhưng là một thứ khổ có thể hoàn toàn tránh khỏi. Người sống trên trần thế thường hay bị những chuyện rối rắm đủ mọi thứ. Nói rằng y luôn luôn bị đau khổ thì không đúng sự thật, nhưng y thường bị băn khoăn, thắc mắc và bất cứ lúc nào y cũng có thể bị rơi vào một tình trạng đau khổ, rối rắm và phiền não. Lý do là vì y có đủ thứ dục vọng thấp hèn, nó không hẳn là sa đọa hay bỉ ổi, nhưng là sự ham muốn những điều thấp thỏi; và bởi có những dục vọng đó nên y bị trói buộc và giam hãm. Y luôn luôn tranh đấu để chiếm đoạt một vật gì mà y chưa có, y lấy làm băn khoăn thắc mắc vô cùng không biết rằng y sẽ chiếm hữu đặng vật đó hay không, và khi y đã chiếm được rồi, thì y băn khoăn sợ hãi rằng y sẽ mất vật ấy. Điều nầy đúng không những về tiền bạc, mà cũng đúng về quyền hành, tước lộc, danh vọng và địa vị xã hội, v.v... Tất cả những sự ham muốn này gây nên những điều rối rắm bằng nhiều cách khác nhau. Không phài chỉ có sự băn khoăn lo ngại cá nhân của người đang có điều ham muốn trong lòng mà thôi, mà ta còn phải kể luôn tất cả những sự ganh tị, ghen tuông, oán hờn, thù hận gây ra trong lòng những người khác, họ cùng tranh đấu để chiếm đoạt lấy những thứ ấy.

Có những điều ham muốn khác, dường như có vẻ cao thượng hơn những điều kể trên nhưng vẫn không phải là những điều cao thượng nhứt. Thí dụ như một thanh niên kia đã có bao lần mong muốn được tình thương của một người, mà người này không thể đem tình thương cho y. Do lòng ham muốn đó, mà thường xảy ra bao nhiêu sự buồn thảm, ghen tuông cùng nhiều ác ý khác. Ta có thể nói rằng sự ham muốn đó là tự nhiên; đúng vậy, tình thương mà được đền đáp là một nguồn hạnh phúc rất lớn. Tuy nhiên, nếu nó không được đền đáp thì ta phải có nghị lực để chấp nhận lấy hoàn cảnh, chớ không nên để cho bị đau khổ vì dục vọng không được thỏa mãn. Khi chúng ta nói rằng điều nọ điều kia là tự nhiên, thì hẳn là ta muốn nói rằng nó vốn là thường tình đồi với mọi người. Những người sinh viên Huyền Môn phải cố gắng vượt lên khỏi trình độ của người thường, chớ nếu không, làm sao y có thể giúp đỡ người ấy? Chúng ta phải vượt lên khỏi trình độ thông thường đó, để có thể buông xuống một cánh tay trợ lực, phụ giúp. Mục đích của chúng ta nhắm, không phải là những điều tự nhiên, thông thường, mà ta phải nhắm cái mục đích siêu nhiên.

Người có thần nhãn sẽ nhìn nhận điều Chân Lý của Phật dạy rằng: nói chung, thì Đời là khổ. Nếu y nhìn vào những Thể Vía và Thể Trí của những người chung quanh, y sẽ thấy có rất nhiều những vòng xoáy như hình trôn ốc, xoáy rất mãnh liệt và rất nhanh. Những vòng xoáy đó là gây nên bởi đủ thứ những tư tưởng nhỏ nhen, những sự lo âu, phiền muộn, thắc mắc, băn khoăn vì chuyện này hay chuyện khác. Tất cả những thứ đó gây nên những sự xáo trộn và đau khổ, trong khi điều cần thiết nhứt cho sự tiến bộ là sự yên tịnh của tâm hồn. Phương pháp duy nhứt để có được sự bằng an, là loại trừ tất cả những thứ phiền não đó, và điều này đưa chúng ta đền điều Chân lý thứ hai, là Nguyên nhân sự khổ.

2.-Chúng ta đã thấy rằng Nguyên nhân sự khổ, tức là lòng ham muốn. Nếu một người không có lòng ham muốn, nếu y không tranh đoạt địa vị, quyền hành, hay giàu sang, của cải, thì chừng đó, y vẫn bình an và thản nhiên như thường, dầu cho sự sang giàu và địa vị có đến với y, hay là không. Y vẫn ung dung tự toại, lòng không nao núng, bởi vì y không cần. Vì y vẫn còn là người, tự nhiên là y sẽ còn mong muốn điều nọ điều kia, nhưng sự muốn đó luôn luôn nhẹ nhàng êm dịu, và bởi đó y không bao giờ để cho tâm hồn bị xáo trộn. Thí dụ, chúng ta thấy có nhiều người bị cơn buồn thảm bi ai vật ngã khi người thân yêu của họ từ trần. Nhưng nếu tình thương của họ được đặt trên một bình diện cao hơn, nếu họ thương yêu người thân của họ vì linh hồn chớ không phải vì xác thể, thì không bao giờ họ cảm thấy bị chia ly và đau khổ. Nếu họ chỉ ham muốn gần người thân yêu của họ bằng Thể Xác trên cõi phàm trần, thì tự nhiên là lòng ham muốn đó sẽ gây nên sự sầu khổ khi cái thể xác kia không còn. Nhưng nếu họ dẹp bỏ sự ham muốn đó và sống hòa hợp với đời sống tinh thần, thì cơn sầu thảm kia sẽ dứt tuyệt.

Đôi khi có người lấy làm phiền muộn khi họ thấy tuổi già đã đến với họ, khi họ cảm thấy lưng mỏi gối đùn, và không còn tráng kiện như hồi thanh xuân. Họ muốn có đầy đủ sức khỏe và tinh thần sáng suốt như hồi còn niên thiếu. Tốt hơn là họ nên dẹp bỏ sự ham muốn đó; họ nên nhận định rằng cái Thể Xác đã làm tròn bổn phận và công việc của nó, và nếu nó không còn làm được nhiều việc như hồi thanh xuân, thì họ nên làm bất cứ việc gì mà họ có thể làm một cách êm ái nhẹ nhàng chớ không nên âu lo phiền muộn vì sự biến đổi vô thường của nó. Không bao lâu, họ sẽ có những Thể mới; và phương pháp chắc chắn để có được một Thể mới tốt lành là hãy sử dụng cái Thể cũ của mình một cách khôn ngoan, nhưng trong mọi trường hợp, hãy giữ một thái độ ung dung bình tĩnh, và không có sự thắc mắc, ưu phiền. Phương pháp duy nhứt để được thái độ đó, là hãy tự quên mình, dứt bỏ những điều ham muốn ích kỷ, và hướng tư tưởng ra ngoài để nghĩ đến việc giúp đỡ kẻ khác tùy theo khả năng của mình.

3.-Vấn đề diệt khổ.- Chúng ta đã thấy bằng cách nào con người có thể chấm dứt phiền não và đạt được sự bằng an; đó là bằng cách luôn luon6nang6 tư tưởng lên những điều cao thượng nhứt. Chúng ta vẫn còn phải sống cuộc đời ở thế gian, mà ta thường gọi là “biển khổ”. Thật vậy, nó là “biển khổ” đối với một số đông người, nhưng chúng ta có thể sống trong hạnh phúc, yên vui nếu chúng ta không để cho những dục vọng trói buộc chúng ta với cõi đời trần thế. Tuy sống ở thế gian, nhưng chúng ta phải đừng lệ thuộc với thế gian, ít nhứt cũng đừng lệ thuộc đến cái mức để nó gây cho ta những điều âu lo, phiền não. Lẽ tự nhiên, bổn phận của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác trong cơn phiền muộn đau khổ của họ; nhưng muốn giúp đỡ kẻ khác một cách hữu hiệu, thì chúng ta không nên có những điều phiền não riêng của mình. Chúng ta phải thản nhiên để cho những điều phiền não tự nó đi trôi qua mà không làm cho ta động lòng, và ta vẫn ung dung tự toại. Nếu chúng ta sống cuộc đời thế gian với một tinh thần triết lý, bình thản tự nhiên, chúng ta sẽ thấy mình hầu như đã hoàn toàn rũ sạch mọi điều phiền não, nghiệp chướng.

Có người cho rằng một thái độ bình thản vô tư như thế, thật không thể nào đạt tới được. Không phải như thế, vì nếu như vậy, thì Đức Phật không khi nào khuyên dạy chúng ta hãy tập lấy thái độ đó. Chúng ta có thể đạt tới được, bởi vì chỉ khi nào ta có được sự bằng an, ta mới có thể thật sự giúp đỡ kẻ khác một cách có hiệu quả.

4.-Đạo mầu thoát khổ.- Chơn lý thứ tư, tức con đường đưa đến sự diệt khổ và giải thoát, chính là Đạo Bát Chánh vậy.

BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát Chánh Đạo của Phật dạy là một Đạo sử thế rất quý, vì nó có thể áp dụng cho tất cả mọi người thuộc mọi trình độ. Người sống ngoài thế gian, thậm chí đến người thất học, có thể áp dụng nó trên những khía cạnh thấp thỏi tầm thường nhứt, và tìm thấy con đường đưa đến sự bình an, hạnh phúc. Đồng thời bậc triết gia lỗi lạc nhất cũng có thể áp dụng và diễn đạt Đạo Bát Chánh tùy theo trình độ của mình, và thu thập được nhiều điều bổ ích.

Điều thứ nhứt trong Bát Chánh Đạo là Chánh Tín, tức là Tin Tưởng chân chính. Có người phản đối điều này, vì họ cho rằng nó đòi hỏi ở họ một cái gì hầu như là đức tin mù quáng. Không phải như vậy, mà trái lại nó đòi hỏi chúng ta phải có một sự hiểu biết nhất định về những yếu tố căn bản của đời sống con người. Nó đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết ít nhiều về Cơ Trời, và nếu chúng ta chưa có thể tự mình thấy được cái Thiên Cơ huyền diệu đó, thì chúng ta phải nên chấp nhận nó, như nó vẫn luôn luôn được trình bày cho chúng ta. Có vài điều Chân lý căn bản vẫn luôn luôn được đưa ra cho người đời dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Những Chân lý đó cũng được giải thích cho những bộ lạc dã man, do những thầy phù thủy chữa bịnh của họ, và được phổ biến trong nhân loại do những bậc Giáo Chủ và những loại Thánh Kinh. Những Thánh Kinh và tôn giáo tuy rằng khác nhau về hình thức, nhưng cũng có những điểm tương đồng mà người ta phải chấp nhận, trước khi họ muốn hiểu biết cuộc đời một cách đầy đủ để có thể sống trong yên vui và hạnh phúc.

Một trong những Chơn lý đó là Luật Nhân quả bất diệt. Nếu một người kia sống trong sự lầm lạc rằng y có thể làm bất cứ điều gì tùy theo ý muốn của mình, và những hành động không bao giờ đem đến cho y một hậu quả nào, thì chắc chắn rằng y sẽ thấy rằng một vài hành động đó rốt cuộc sẽ đem đến cho y những điều tai họa và đau khổ. Một mặt khác, nếu y không hiểu rằng mục đích cuộc đời y là tiến hóa, rằng theo Luật Trời, y phải tiến bộ và càng ngày càng phát triển cho được tốt lành và thanh cao hơn, thì y cũng sẽ tự chuốc lấy sự bất hạnh và đau khổ vào mình, bởi vì y chỉ biết sống với khía cạnh thấp hèn của cuộc đời mà thôi, và cái khía cạnh thấp hèn đó rốt cuộc không bao giờ làm thỏa mãn được phần linh hồn bên trong. Và bởi đó, ít nhất y cũng phải biết một phần nào về những Luật lớn trong Trời Đất, và nếu y chưa có thể tự mình hiểu biết được những Luật đó, thì y nên tin theo là tốt. Về sau, ở một trình độ cao hơn, trước khi được hai lần Điểm Đạo, chúng ta được biết rằng ta phải diệt trừ mọi sự nghi ngờ.

Có người hỏi Đức Phật phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta phải tin tưởng một cách mù quáng, thì Ngài đáp:

“Không, nhưng các người phải tự mình hiểu biết ba điều này. Một là:Người ta chỉ có thể đạt tới sự Toàn Thiện bằng cách sống cuộc đời tốt lành chân chính, và tiến bước trên đường Thánh Đạo mà thôi. Hai là: Muốn đạt tới mức Toàn Thiện, con người phải trải qua nhiều kiếp luân hồi sanh tử, và mỗi kiếp y càng tiến lên cao lần lần. Ba là: Có một luật Công Bình bất di dịch cai quản mọi sự trên thế gian”.

Đến giai đoạn này, người học Đạo phải loại bỏ mọi sự nghi ngờ, và phải hoàn toàn tin tưởng nơi những luật kể trên một cách tuyệt đối. Còn đối với người thường ở thế gian, thì ít nhứt y nên tin theo bấy nhiêu đó, bởi vì nếu y không lấy những định luật đó làm phương châm để hướng dẫn cuộc đời y thì y không thể nào tiến xa hơn nữa.

Điều thứ nhì là Chánh Tư Duy, tức là Tư tưởng chân chính. Chánh Tư Duy có hai ý nghĩa khác nhau:

Một là chúng ta phải tư tưởng những điều tốt lành, chớ không nên tư tưởng những điều quấy. Chúng ta có thể dành sẵn trong trí luôn luôn những tư tưởng thanh cao và tốt lành, nếu ta không bận rộn với những vấn đề sinh hoạt thông thường hằng ngày. Ta chớ nên có sự hiểu lầm về điều này. Bất cứ công việc gì, ta cũng phải làm một cách sốt sắng và chu đáo, và với sự chú ý cần thiết để hoàn thành công việc ấy một cách mỹ mãn. Nhưng phần nhiều người dầu rằng đang làm việc, hoặc trong khi tạm ngưng một lúc, họ vẫn để tư tưởng chạy quanh những vấn đề nhỏ nhặt tầm thường và thấp hèn. Những người học Đạo luôn luôn để dành sẵn những tư tưởng Chân Sư trong trí của họ, để những lúc rảnh rang không bận rộn công việc trần thế, thì lập tức tư tưởng Chân Sư liền hiện ra, và trong trí họ chỉ có một tư tưởng đó mà thôi. Khi ấy, người hành giả liền nghĩ rằng: “Tôi có thể làm gì để sống cuộc đời tôi cho giống như đức Thầy? Tôi sẽ tự cải thiện bắng cách nào để tôi có thể biểu dương sự tốt lành của Chân Sư cho những người chung quanh? Tôi có thể làm gì để thi hành công việc mà chúng ta có thể làm là gởi những tư tưởng giúp đỡ và thiện cảm cho người chung quanh.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng Tư tưởng chân chính phải được rõ ràng nhứt định, chớ không phải là phân chia nhiều ngã. Những tư tưởng trụ nơi một việc trong một lúc, rồi lại nhảy qua việc khác đều là vô ích, và sẽ không giúp được gì cho chúng ta để kiểm soát tư tưởng của mình. Tư tưởng chân chính không bao giờ nên có một mảy may ác ý nào, và không được có chút gì gọi là khả nghi. Có nhiều người không hề cố tình nghĩ đến điều xấu xa hay nhơ bợn, nhưng họ lại có những tư tưởng gần gần như thế,- không thật hẳn là quấy, nhưng có chút ít khả nghi! Trong tư tưởng chân chánh, không nên có những chuyện như thế. Nếu ta lỡ có một ý nghĩ nào hơi khả nghi hoặc không tốt, ta phải dẹp bỏ ý nghĩ đó ngay tức khắc. Chúng ta phải giữ cho mọi tư tưởng đều được hoàn toàn khả ái và tốt lành.

Tư tưởng chân chính còn có một ý nghĩa khác nữa, là Nghĩ đúng, tức là chúng ta chỉ nên nghĩ đến sự thật mà thôi. Đã bao lần chúng ta thường hay nghĩ lầm, và hiểu lầm những người khác vì thành kiến hoặc vì vô minh. Chúng ta có ý nghĩ rằng người kia là một người xấu, và bởi đó, tất cả mọi hành động của y đều là không tốt. Chúng ta gán cho y những ý nghĩ thường là hoàn toàn vô căn cứ; như thế chúng ta nghĩ quấy cho y, và bởi đó tư tưởng của chúng ta không phải tư tưởng chân chính. Tất cả những người chưa được đắc quả Chơn Tiên đều hãy còn là bất toàn, và có tốt có xấu lẫn lộn, nhưng bất hạnh thay, chúng ta chỉ dùng hết trí lực để nghĩ đến khía cạnh xấu của người khác, và quên tất cả- thậm chí không hề nhìn thấy- cái khía cạnh tốt của họ. Bởi đó, tư tưởng của ta về những người ấy không phải là tư tưởng chân chính, không những là nó không được nhân từ, mà nó lại còn không đúng. Chúng ta chỉ nhìn thấy có một khía cạnh của người ấy, và không nhìn thấy khía cạnh khác. Hơn nữa, vì chúng ta chỉ chú ý đến điểm xấu của người kia thay vì nghĩ đến điều tốt, nên chúng ta tăng cường và khuyến khích cho cái điểm xấu đó càng bành trướng thêm lên. Trái lại, với Tư Tưởng chân chính, chúng ta có thể tăng cường và khuyến khích cái khía cạnh tốt lành của người kia.

Điều thứ ba là Chánh ngữ, tức là Lời nói chân chính. Điều này cũng chia làm hai phần. Trước hết, chúng ta nên luôn luôn nói đến những điều tốt lành. Chúng ta không có bổn phận nói đến những điều xấu của người khác. Phần nhiều, những câu chuyện mà chúng ta nghe thuật lại về người khác đều là không đúng, như thế, nếu ta lập lại những chuyện đó, thì lời nói của ta cũng là không đúng, và chúng ta tự làm hại cho mình cũng như ta làm hại cho người mà ta nói quấy. Dầu cho câu chuyện ấy có thật đi nữa, người lập lại cũng vẫn quấy, bởi vì chúng ta không giúp ích được gì cả cho người kia bằng cách lặp đi lặp lại những việc làm quấy của y. Vậy thì điều tốt nhứt mà ta có thể làm là đừng nói gì cả về chuyện đó. Tự nhiên là ta giữ im lặng, nếu việc quấy đó là do chồng, con, hay anh em ta làm, vì ta nghĩ rằng không nên đồn đãi ra ngoài những việc làm quấy của người mà mình thân yêu. Nhưng nếu ta tin tưởng nơi tình huynh đệ đại đồng, thì ta nên biết chúng ta không có quyền đồn đãi chuyện xấu của bất cứ một người nào và ta nên nói điều lành về kẻ khác cũng như ta muốn cho họ nói điều lành đối với chúng ta vậy.

Một mặt khác, có nhiều người nói không đúng sự thật bởi vì họ nói hay quá lố. Một chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, có thể do họ phóng đại ra thành chuyện lớn. Tự nhiên đó không phải là lời nói chân chính.

Lời nói phải dịu dàng và khả ái; đồng thời nó cũng phải cho thẳng thắn và ngay thật, chớ không nên dại dột, hồ đồ. Ở nhiều xứ trên thế giới hiện nay, người ta có cái quan niệm sai lầm rằng người lịch sự phải biết nói chuyện nhiều; nếu không nói năng luôn miệng thì bị coi như quê mùa, hoặc thiếu xã giao. Khi gặp gỡ một người bạn, người ta phải nói huyên thuyên không dứt, nếu không, người bạn kia sẽ bị mất lòng. Ta nên nhớ Đấng Christ ngày xưa có nói rằng với mỗi lời nói vô ích mà con người thốt ra, y sẽ phải trả lời về cái tội đó về sau này.

Lời nói vô ích thường là một lời nói có ác ý, nhưng dầu cho không phải như vậy đi nữa, những lời nói vô vị dầu rằng vô tội, cũng là làm mất thì giờ. Nếu cần phải nói, ít nhứt ta nên nói những điều hữu ích và có thể giúp đỡ kẻ khác. Có người muốn làm ra vẻ thông minh và thạo đời, thường hay nói đùa hoặc nói lối luôn miệng không dứt. Họ luôn luôn nói dậm thêm bất cứ chuyện gì của một người khác vừa nói. Họ luôn luôn đưa ra khía cạnh lố bịch hoặc hài hước của mọi chuyện. Lẽ tất nhiên, những điều đó đều là những lời nói vô ích, và chúng ta cần phải cẩn thận giữ gìn luôn để cho lúc nào chúng ta cũng có được lời nói chân chính.

Diều thứ tư là Chánh nghiệp tức là Hành động chân chính.Chúng ta thấy ngay rằng ba điều kể trên nối tiếp theo nhau một cách chặt chẽ. Nếu chúng ta luôn luôn tưởng nghĩ điều lành, chúng ta sẽ không bao giờ nói điều dữ bởi vì chúng ta chỉ nói những gì ta đã nghĩ trước mà thôi: và nếu tư tưởng và lời nói của ta đều tốt lành, thì hành động tiếp theo sau cũng sẽ tốt. Hành động phải cho mau lẹ, nhưng phải được cân nhắc cẩn thận. Chúng ta thường thấy có nhiều người, gặp lúc biến động khẩn cấp, thì họ đành chịu bó tay, vô toan kế sách; chẳng những thế, họ lại còn là một chướng ngại cho những người khác có bộ óc sáng suốt bình tĩnh hơn. Có người lại làm càn, không chịu suy nghĩ kỹ. Chúng ta hãy tập suy nghĩ mau chóng và hành động mau chóng, nhưng luôn luôn với một bộ óc sáng suốt và cân nhắc cẩn thận. Trên hết mọi sự những hành động của ta phải luôn luôn vô tư kỷ, không vụ lợi: đừng bao giờ để cho nó có một mảy may lý do ích kỷ nào, để vụ lợi riêng cho mình. Điều này rất khó làm đối với phần đông, nhưng nó là một cái quyền năng mà chúng ta phải tập lấy cho được. Là những người phụng sự các đấng Chân Sư, chúng ta có nhiều cơ hội để thực hành cái lý tưởng đó trong công việc làm hằng ngày. Chúng ta chỉ nên nghĩ đến công việc phụng sự và những gì chúng ta có thể làm để giúp đỡ người khác, với một tinh thần hoàn toàn vị tha... Chúng ta không nên nghĩ đến những việc gì chúng ta thích làm, mà chỉ cố gắng làm hết sức mình để thi hành trọn vẹn phần công việc được giao phó cho ta.

Trong thời đại này, ít người sống ẩn dật cô đơn như những nhà tu sĩ thời xưa. Chúng ta sống trong xã hôi tập đoàn, bởi đó những tư tưởng, lời nói hay việc làm của chúng ta đều có ảnh hưởng đến rất nhiều người khác. Ta nên nhớ rằng tư tưởng, lời nói hay hành động của chúng ta không phải chỉ là những khả năng mà nó là những quyền năng- những quyền năng được giao phó cho ta được sử dụng, mà chúng ta phải trực tiếp chịu trách nhiệm. Những quyền năng đó là để cho ta dùng trong việc Phụng Sự, nếu ta dùng vào mục tiêu khác, tức là ta không làm tròn bổn phận mình.

Điều thứ năm là Chánh Mạng, tức là Nghề Nghiệp chân chính. Điều này là một vấn đề có liên hệ đến rất nhiều người. Nghề nghiệp chân chính tức là những phương tiện sinh hoạt làm ăn, nghề nghiệp nào không làm tổn nhơn hại vật, không gây thiệt hại cho bất cứ một sinh vật nào. Chúng ta thấy rằng nghề này ngăn cấm những nghề như là làm đồ tể, làm hàng thịt hay làm nghề chài lưới; nhưng ngoài ra, nó còn đi xa hơn nữa. Chúng ta không nên làm những nghề tổn nhân hại vật, như vậy nghề bán rượu cũng không phải là một nghề nghiệp chân chính. Người bán rượu tuy không phải là giết người, nhưng chắc chắn là y làm thương tổn và y sống trên sự thương tổn gây ra cho kẻ khác.

Điều răn này còn đi xa hơn. Ta hãy lấy thí dụ một người lái buôn kia hành nghề một cách bất lương. Đó không phải là làm nghề nghiệp chân chính, vì y lường gạt thiên hạ để kiếm nhiều lời. Nếu người lái buôn hành nghề một cách lương thiện, y mua hàng sỉ và bán lẻ với một số tiền lời vừa phải, thì đó là phương tiện làm ăn chân chính. Nhưng nếu y lường gạt thiên hạ, y bán thứ hàng xấu mà quảng cáo là hàng tốt, thì y là kẻ bất lương. Như thế, một nghề chân chính có thể trở thành bất chính nếu người ta hành nghề ấy với một tinh thần bất lương. Chúng ta phải xử thế một cách lương thiện với kẻ khác cũng như ta muốn cho họ xử thế lương thiện với chính mình.

Người đi buôn biết những chỗ hay cũng như chỗ dở về món hàng của họ bán mà người mua thường không biết. Vì không biết món hàng hay dở thế nào, nên người mua hoàn toàn đặt tín nhiệm nơi người bán hàng. Khi người ta đặt tín nhiệm vào một vị bác sĩ hay một luật sư, thì người ta có quyền sở cậy nơi sự làm việc tận tâm của các vị ấy. Trong trường hợp người mua đặt tín nhiệm nơi người bán hàng thì cũng giống y như vậy, bởi đó người bán hàng cũng phải có lương tâm phục vụ người mua, cũng như vị bác sĩ hay luật sư tận tâm phục vụ thân chủ của họ. Khi người ta đặt tín nhiệm nơi mình, thì đó là cả một vấn đề danh dự mà mình phải đền đáp lại một cách xứng đáng. Người làm nghề buôn bán thương mại, có quyền thu lợi một cách vừa phải, nhưng đồng thời cũng phải hiểu rõ và làm tròn cái thiên chức của mình đối với nhân quần xã hội vậy.

Điều thứ sáu là Chánh Tinh Tấn, tức là Cố gắng, công phu chân chính. Đây là một điều rất quan trọng. Chúng ta không nên tự hài lòng với một sự tốt lành tiêu cực của mình mà thôi. Không làm điều ác cũng chưa đủ, mà còn phải tích cực làm điều thiện. Khi Đức Phật tóm tắt giáo lý của Ngài trong một bài thi ngắn, Ngài bắt đầu bằng câu: “Chư ác mạc tát” (Tránh mọi điều ác), nhưng câu sau liền tiếp theo “Chúng thiện phụng hành” (Nguyện làm mọi việc lành). Như thế, làm người tốt một cách thụ động vẫn chưa đủ. Có bao nhiêu người có ý tưởng tốt, nhưng không làm được điều gì có ích lợi cho ai cả!

Mỗi người đều có ít nhiều năng lực, chẳng những là về thể chất mà còn có sức mạnh về tinh thần. Khi chúng ta phải làm một công việc gì trong một ngày, chúng ta biết rằng mình phải tiết kiệm sinh lức và trước khi bắt đầu, chúng ta không phí sức với những việc gì khác, ngoài ra công việc mà ta sắp phải làm. Cũng như thế, chúng ta có ít nhiều mãnh lực về ý chí và cân não mà chúng ta chỉ có thể dùng làm một phần công việc nào đó mà thôi, bởi vậy chúng ta phải giữ gìn và liệu xem chúng ta sẽ sử dụng quyền năng ấy như thế nào. Ngoài ra, chúng ta còn có những quyền năng khác nữa, mỗi người đều có ít nhiều ảnh hưởng đối với bạn bè hay thân quyến của họ. Cái ảnh hưởng đó cũng là một cái quyền năng, và chúng ta có trách nhiệm phải sử dụng đúng phép cái quyền năng đó. Chung quanh ta có những vợ con bạn bè, thân bằng quyến thuộc, lao công, tôi tớ v.v... và đối với họ, ta có ít nhiều quyền lực và ảnh hưởng; chúng ta phải thận trọng từng lời nói và cử chỉ, vì ta sẽ là cái gương cho họ bắt chước.

Chánh Tinh Tấn nghĩa là biết làm việc một cách có hiệu quả chớ không phí phạm sức lực và thời gời. . Có nhiều việc mà ta có thể làm, nhưng có việc cần phải làm ngay và khẩn cấp hơn những việc khác. Chúng ta phải nhìn nhận thấy ở chỗ nào sự công phu cố gắng của ta là cần thiết và hữu ích nhất. Không phải tất cả mọi người đều phải làm một việc y như nhau, mà phải chia đều công việc để cho nó được thành tựu một cách mỹ mãn và trọn vẹn, chứ không nên chú trọng ở một mặt mà thôi. Trong những vấn đề này, ta cần sử dụng lý trí và sự khôn khéo của mình.

Điều thứ bảy là Chánh Niệm, tức là Tưởng nhớ chân chính. Người Phật tử thường cho rằng điều này có nghĩa là sự nhớ lại những kiếp trước, cũng như những Đức Phật có thể hoàn toàn nhớ lại hết tất cả những tiền kiếp của Ngài. Trong Kinh Jataka có thuật chuyện Đức Phật bị một người khác nói hành. Ngài bèn day lại các đệ tử và nói: “Trong một tiền kiếp, Ta có chửi mắng người này, nên bây giờ Ta bị y nói hành trở lại. Vậy Ta không có quyền giận y”. Lẽ tất nhiên, nếu nhớ lại tất cả những gì đả xảy đến với Ta trong những tiền kiếp, thì chúng ta có thể sắp đặt cuộc đời hiện tại của mình một cách chu đáo hơn. Tuy nhiên, phần đông chúng ta không có cái quyền năng nhớ lại những kiếp trước, nhưng chúng ta không nên vì thế mà nghĩ rằng điều răn Chánh Niệm không áp dụng cho chúng ta.

Trước hết, điều này có nghĩa là tự kiểm thảo lấy mình. Chúng ta phải nhớ rằng ta là ai, ta có bổn phận gì, phải đóng vai trò gì, và ta phải làm gì cho đức Chân Sư. Chánh Niệm lại còn có nghĩa là phải biết chọn lựa một cách hợp lý điều gì ta cần phải nhớ. Trong cuộc đời của chúng ta, ai cũng có khi chìm khi nổi, lúc vui lúc buồn. Người khôn ngoan chỉ nhớ những điều vui tươi, tốt lành, và quên đi những điều buồn rầu, đau khổ. Thí dụ có người nói với ta những điều nặng nề, thô bỉ, người dại dột sẽ nhớ điều đó hằng tuần, hằng tháng, hằng năm, và lúc nào cũng nói rằng người kia nói nặng lời với y. Điều đó sẽ đè nặng trong trí của y. Nhưng thử hỏi có ích gì? Dĩ nhiên là không ích gì cả. Điều đó chỉ làm cho y bực tức và y lúc nào cũng nuôi trong trí một tư tưởng ác. Điều ấy chắc chắn không phải là Chánh Niệm vậy.

Chúng ta hãy nên quên và tha thứ cho kẻ khác những điều chẳng lành mà họ làm cho chúng ta, nhưng phải luôn luôn ghi nhớ những điều tốt lành mà ta đã thọ lãnh, để cho tâm hồn ta tràn đầy tình thương và lòng biết ơn. Một mặt khác, chúng ta ai cũng có làm nhiều điều lầm lỗi; vậy chúng ta nên nhớ những điều đó để giữ mình cho khỏi tái phạm. Trái lại, chúng ta không nên tự kiểm thảo một cách quá đáng, lúc nào cũng nhồi đi nhồi lại trong trí những điều lầm lỗi đó, rồi đâm ra hối tiếc và buồn rầu quá lẽ. Làm như vậy cũng không phải là Tưởng nhớ chân chính.

Điều thứ tám là Chánh Định tức là Thiền Định chân chính. Điều này không những nói về cách tham thiền hằng ngày của chúng ta mà cũng có nghĩa là trong mỗi kiếp sống ở thế gian, chúng ta nên chuyên tâm vào mục đích làm lành và phụng sự giúp đỡ kẻ khác. Trong sự sinh hoạt hằng ngày, chúng ta không thể luôn luôn ngồi thiền, vì chúng ta còn phải bận rộn làm công kia việc nọ; nhưng tôi không chắc rằng nói như thế là hoàn toàn đúng. Chúng ta không thể luôn luôn tách rời tâm thức của mình ra khỏi cảnh giới phàm trần để trụ vào những cõi giới cao siêu. Nhưng chúng ta có thể sống một đời sống thiền định theo ý nghĩa này, là những tư tưởng cao siêu phải luôn luôn được để dành sẵn làm bối cảnh trong trí của ta, như tôi đã nói ở nơi đề mục “Chánh Tư Duy”, để cho khi nào trí ta không bị bận rộn việc gì khác, thì lập tức chúng ta liền nghĩ đến những điều cao thượng và tốt lành. Chừng đó cuộc đời của chúng ta là một cuộc đời luôn luôn định trí với những vấn đề thanh cao tốt lành nhứt, chỉ thỉnh thoảng gián đoạn một đôi lần để nghĩ đến sinh hoạt hằng ngày.

Khi ta đã tập cho tư tưởng trở thành thói quen được như thế nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều cách mà ta không thể biết được. Theo luật Đồng khí tương cầu, hai người sẽ cùng áp dụng một đường lối tư tưởng như thế sẽ kết hợp lại với nhau, và sẽ cảm thấy có sự hấp dẫn lại gần với nhau. Như vậy, một trung tâm gồm những người cùng có thói quen nghĩ đến những điều cao thượng sẽ tập hợp lại với nhau và có lẽ sẽ phát triển lần lần thành một Chi Bộ Thông Thiên Học. Dầu sao, họ sẽ kết hợp lại với nhau, những tư tưởng của họ sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, và như thế mỗi người sẽ giúp đỡ rất nhiều cho sự tiến bộ của toàn thể. Hơn nữa bất cứ nơi nào chúng ta đi đến, chúng ta cũng được vây phủ chung quanh bởi những vị khuất mặt, những vị Thiên Thần, Tinh linh, và những người đã rời khỏi xác phàm. Sự Thiền Định chân chính sẽ hấp dẫn lại gần ta những phần tử tiến hóa nhứt của các cõi giới vô hình, và dầu cho chúng ta đi đến nơi nào, chúng ta cũng được bao phủ trong những luồng ảnh hưởng tốt lành và thánh thiện.

Đó là lời dạy của Đức Phật trong bài thuyết pháp đầu tiên khi Ngài “chuyển Pháp Luân” để truyền bá chánh pháp của Ngài cho thế gianđã trên 25 thế kỷ nay.

Trong một tương lai xa xăm, khi thời giờ xuất hiện của một vị Phật tương lai sẽ đến, và vị đương kim Bồ Tát chuyển kiếp lần cuối cùng để đạt tới cái quả vị cao cả đó, thì Ngài sẽ giảng Chánh Pháp cho thế gian dưới một hình thức nào mà Ngài cho là thích hợp nhứt cho sự nhu cầu của thế hệ. Chừng đó, vị kế nghiệp cho Ngài ở chức vụ cao cả của đức Chưởng Giáo sẽ là Chân Sư Kuthumi, vị này đã tự Ngài chuyển qua Cung 2 để đảm lấy chức vụ Bồ Tát của Giống Dân thứ sáu trong tương lai.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh