Chân Sư Và Thánh Đạo: Chương 13. Ba Ngôi Và Những Hình Tam Giác

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO: CHƯƠNG 13. BA NGÔI VÀ NHỮNG HÌNH TAM GIÁC

BA NGÔI CỦA THƯỢNG ĐẾ

Chúng ta biết rằng vị Chúa Tể của Thái Dương Hệ chúng ta- tức là đấng Thiêng Liêng mà người ta gọi là Thượng Đế- là một Đấng Cao cả gồm có ba phương diện thần bí gọi là Ba Ngôi.

Quan niệm về Ba Ngôi vẫn có trong các tôn giáo, và được gọi bằng những danh từ khác nhau, nhưng không phải luôn luôn được hiểu rõ cùng một cách giống nhau, bởi vì nó gồm có nhiều phương diện đến nỗi không có một tôn giáo nào đã diễn tả toàn thể cái Chơn Lý đó bằng một lối tượng trưng mỹ mãn.

Trong vài tôn giáo, quan niệm Ba Ngôi gồm có Thánh Cha, Thánh Mẫu và Thánh Con, quan niệm này ít nhứt chúng ta cũng có thể hiểu được khi chúng ta nghĩ đến phương pháp sinh hóa và liên đới trong muôn loài. Quan niệm này được tôn giáo Ai Cập gọi là Osiris, Isis, và Horus. Người Assyrien và Phénicien gọi Ba Ngôi là Anu, Ea và Bel. Phật Giáo Đại Thừa gọi đó là A-Di-Đà, Quan Thế Âm và Văn Thù, Đạo Hỏa Giáo (Zoroastrianisme) gọi là Ahura-mazda, Mihra, và Ahriman. Quan niệm Ba Ngôi được nhìn nhận trong tất cả mọi tôn giáo, mặc dầu sự biểu lộ của Ba Ngôi được trình bày khác nhau.

Trong Ấn Độ Giáo, có Ba Ngôi là Shiva, Vishnu và Brahma. Trong Ba Ngôi đó không có nói đến phương diện Mẫu nghi, nhưng phương diện này được nhìn nhận gián tiếp vì tất cả Ba Ngôi đều có một Năng lực gọi là Shakti, mà đôi khi trong khoa Biểu tượng thần thoại của Ấn Giáo, người ta gọi đó là những vị “phu nhân” của các Ngôi (consort). Năng lực này dĩ nhiên là sự biểu lộ quyền năng của Ngài trong cõi vật chất, có lẽ một sự biểu lộ ở cõi thấp hơn cõi mà chúng ta cho rằng thuộc về Ba Ngôi của Thượng Đế. Trong Thiên Chúa Giáo, Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; có một điều lý thú đáng ghi là trong một vài Thánh Kinh cổ có nói rằng Chúa Thánh Thần thuộc về Nữ tính (tức phương diện Mẫu nghi).

ĐỨC MẸ THẾ GIAN

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Ngoài ra, phương diện Mẫu nghi của Thượng Đế được biểu lộ trong Thiên Chúa Giáo dưới hình thức Đức Mẹ Đồng Trinh. Mặc dầu Đức Mẹ không phải một trong Ba Ngôi, nhưng Ngài là đức Thánh Mẫu của Vũ Trụ, Nữ Vương của các đấng Thiên Thần, Ngôi Sao của Biển Cả.

Những sinh viên Huyền Môn nên hiểu rằng vốn có một ngành hoạt động thuộc về công việc của Đức Mẹ, ngành này có một vai trò quan trọng trong Thiên Cơ. Cũng như đức Bàn Cổ đứng đầu một cơ quan coi sóc sự tiến hóa về phần hình thể của những Chủng Chi (1), cũng như Đức Bồ Tát cai quản một Cơ quan khác trông nom về mặt tôn giáo và Giáo Dục, thì đấng Cao Cả trông coi về công việc của Đức Mẹ tức là Đức Mẹ Thế Gian tiếng Phạn gọi là Jagat-Amba. Cũng như đức Vaivasvata hiện nay đảm nhiệm công việc của đức Bàn Cổ, và đức Di-Lặc Maitreya lãnh phần trách nhiệm của đức Chưởng Giáo, thì đấng Đại Thiên Thần trước kia đã từng là mẹ của Đức Jesus, hiện nay đảm nhiệm công việc Đức Mẹ Thế Gian.

Công việc của cơ quan này là đặc biệt trông nom săn sóc những phụ nữ làm mẹ trên thế gian. Về phương diện huyền bí, sứ mạng cao cả của người phụ nữ không phải là trở nên một nhà lãnh tụ ở ngoài đời, hoặc chiếm những cấp bằng lớn về khoa cử và sống riêng biệt trong tháp ngà, nhưng là để tạo nên những thể xác cho những linh hồn sẽ đầu thai xuống trần. Vậy phụ nữ không nên coi sứ mạng này như là một việc xấu hổ nên che đậy dấu diếm và không nên bàn tới. Trái lại, đó là sự vinh diệu lớn nhứt của một kiếp làm đàn bà, một cơ hội lớn lao mà chỉ đàn bà mới có và đàn ông không có. Những người bên nam giới có những cơ hội và vai trò khác, nhưng cái vinh diệu huy hoàng của người làm mẹ không phải là của họ. Chính bên nữ giới mới làm công việc to tát này để giúp đỡ thế gian trong việc duy trì nòi giống, và họ làm công việc này với một sự hy sinh, đau đớn mà những người bên nam giới chúng ta không hề biết được mảy may.

Vì lý do đó,- bởi vì công việc lớn lao phải làm và sự đau đớn mà nữ giới phải gánh vác- mới có một cơ quan đặc biệt của Quần Tiên Hội trên địa cầu, mà trách nhiệm của đấng Cao Cả trông coi cơ quan ấy là trợ giúp cho mỗi người đàn bà khi sinh sản đau đớn, và đưa đến cho họ sự giúp đỡ và sức mạnh tùy theo nghiệp quả riêng của họ. Như chúng tôi đã nói, Đức Mẹ thế gian có dưới tay của Ngài rất đông nhựng vị Thiên Thần để sử dụng và mỗi khi có một đứa trẻ mới sinh, thì luôn luôn có một vị Thiên Thần được gởi đến thay mặt cho Ngài để trông nom săn sóc, cho người mẹ vừa lâm bồn.

Trong mỗi cuộc Hiệp Lễ (Eucharist) có một vị Hiện Diện Thiên Thần (Angel of Presence) có mặt tại chỗ. Thật ra, vị Thiên Thần này là một hình tư tưởng của đấng Christ, mà Ngài dùng để chấp thuận và chuẩn y hành động thánh hóa của vị giáo sĩ hay Linh Mục đang hành lễ. Như vậy, mặc dầu đấng Christ vốn độc nhứt và không thể phân chia, nhưng Ngài có thể cùng một lúc hiện diện khắp nơi ở hằng ngàn Thánh đường và Nhà Thờ.

Cũng như thế, nhưng ở một mức độ thấp hơn, Đức Mẹ thế gian cũng có mặt, và xuyên qua vị Thiên Thần đại diện của Ngài, ở bên cạnh giường mỗi người mẹ sanh sản. Nhiều người mẹ sanh con đã từng thấy Ngài như vậy, và nhiều người khác tuy không có hân hạnh được thấy Ngài, nhưng cũng cảm giác được giúp đỡ và sức mạnh của Ngài ban rải cho họ.

Đức Mẹ luôn luôn muốn rằng mỗi người phụ nữ lâm bồn nên chọn lấy một nơi sanh trong lành và tốt đẹp. Ngài muốn rằng họ nên nuôi lấy tình thương sâu đậm và chơn thật, cùng những tư tưởng thánh thiện và cao quý, để cho khi sanh sản họ rút được những ảnh hưởng và ân huệ thanh cao xuống cho đứa hài nhi, và như thế đứa trẻ được sinh ra trong một hoàn cảnh thuận lợi cho việc bắt đầu một cuộc đời mới. Nó phải được sinh ra giữa một bầu không khí đầy từ điển trong sạch, tinh khiết và tốt đẹp nhứt, và người mẹ cần phải giữ gìn cho thể xác được sạch sẽ, đúng phép vệ sinh trong từng những chi tiết nhỏ nhặt. Có được như vậy, đứa trẻ mới sinh ra với một xác thân tốt đẹp và lành mạnh, để dùng làm cái khí cụ cho một linh hồn tiến hóa.

Vấn đề tạo nên những Thể Xác thích nghi cho những linh hồn đã tiến hóa cao đầu thai xuống trần, là một vấn đề khó khăn gây thắc mắc không ít cho Đức Mẹ thế gian và những vị Thiên Thần phụ tá với Ngài. Hằng ngàn linh hồn tiến hóa hiện đang sẵn sàng đầu thai và rất mong muốn đầu thai xuống trần để giúp đỡ trong công việc của đức Chưởng Giáo nhưng họ gặp phải sự khó khăn rất lớn là tìm những Thể Xác thích nghi.

Do một quan niệm sai lầm và ích kỷ càng ngày càng bành trướng ở phương Tây, người ta cho rằng ngày nay nam nữ không có đủ phương tiện vật chất đi đến hôn nhân, và tạo nên một gia đình đông con là một cái gánh nặng quá sức của họ. Vì họ không hiểu cái sứ mạng thiêng liêng của nữ giới khi họ được sinh ra làm đàn bà, nên nhiều phụ nữ ngày nay muốn được tự do khỏi sự ràng buộc gia đình để bắt chước sống và hành động theo nam giới thay vì nhận lãnh lấy vai trò tốt đẹp của họ. Một khuynh hướng tư tưởng và hành động như thế dĩ nhiên là rất tai hại cho tương lai của giống nòi, vì nếu theo cái đà đó, thì phần nhiều những cặp vợ chồng thuộc về hạng tiến hóa lại không tham gia trong việc duy trì nòi giống nữa, mà lại hoàn toàn giao trách nhiệm đó cho những linh hồn thuộc về hạng bất hảo và chưa tiến hóa.

Bên xứ Ấn Độ thì hoàn cảnh khác hẳn, vì mỗi người nam nữ đến tuổi trưởng thành đều lập gia đình. Nhưng dầu cho ở những giai cấp cao, họ vẫn thường thiếu sự chăm nom săn sóc chu đáo, và bởi đó họ không thể tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất những đứa trẻ với những cơ thể trong sạch và lành mạnh. Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng, mà người học Đạo nên để tâm nghiên cứu, và dùng hết khả năng của mình để đem đến một tình trạng khả quan hơn.

Thật là một điều rất quý nếu phụ nữ các nước trên thế giới có thể đoàn kết nhau lại để truyền bá lẫn cho nhau những sự hiểu biết và tài liệu xác đáng về vấn đề tối ư quan trọng này. Mỗi phụ nữ nên nhận thức lấy những cơ hội vô cùng tốt đẹp mà một kiếp đầu thai làm đàn bà đem đến cho họ. Mỗi phụ nữ cần được chỉ dạy về những điều kiện tuyệt đối cần thiết mà họ phải noi theo trước khi, trong khi và sau khi mang thai. Không những Thể Xác đứa hài nhi phải được giữ gìn và chăm nom săn sóc một cách hoàn toàn kỹ lưỡng, mà nó còn phải được bao phủ trong một bầu không khí trong lành đượm nhuần tình thương yêu, hạnh phúc và thánh thiện. Bằng cách đó, công việc của Đức Mẹ thế gian sẽ được dễ dàng hơn gấp bội và tương lai của giống nòi cũng sẽ được bảo đảm.

Có nhiều người hỏi rằng những vị Chơn Tiên có khoác lấy một thể xác nữ giới không? Sự hiện diện của Đức Mẹ thế gian là một câu trả lời cho câu hỏi đó. Nhờ bởi đức Tinh Khiết hoàn toàn và nhiều đức tính cao cả khác nữa, mà Ngài được chọn làm người mẹ đã sinh ra Thể Xác của vị đệ tử Jesus ở Palestine thuở xưa. Và cũng nhờ bởi Ngài đã chịu đựng, với một đức kiên nhẫn và cao quý vô song, tất cả những sự đau khổ lớn lao nó xảy đến cho Ngài do hậu quả của cái vai trò đó, mà Ngài đã đạt được quả vị Chơn Tiên cùng trong một kiếp ấy. Sau khi đắc quả vị này, với bảy Con đường Tiến hóa Siêu Nhơn loại mở rộng ở trước mặt, Ngài đã chọn lấy con đường tiến hóa huy hoàng huyền diệu của các Thiên Thần, và được thâu nhận vào con đường ấy với một vinh dự rất lớn.

Đó là sự thật ẩn tàng phía sau giả thuyết Thánh Mẫu thăng thiên (Assumption) của Thiên Chúa Giáo. Thật ra không phải Đức Mẹ được đưa lên Trời giữa các đấng Thiên Thần trong cái Thể Xác của Ngài, mà khi đức Mẹ rời khỏi xác thân, thì Ngài liền an vị giữa các hàng Thiên Thần. Và vì Ngài được giao phó công việc của Đức Mẹ thế gian, nên Ngài trở nên một vị Nữ Vương của các Thiên Thần, như Hội Thánh đã nói. Một vị đại Thiên Thần không cần dùng một Thể Xác, nhưng trong khi đức mẹ giữ chức vụ hiện tại, thì Ngài sẽ luôn luôn xuất hiện với chúng ta trong hình thể của phái nữ, cũng như những vị Chơn Tiên đã tình nguyện giúp đỡ trong công việc của Đức Mẹ.

Trải qua hằng bao thế kỷ, đã có hằng bao nhiêu người cả nam và nữ, đã dâng tấm lòng tôn sùng thờ kính lên tận dưới chân Ngài, và chắc chắn là không có một mảy may mãnh lực nào của lòng sùng tín đó đã bị lãng phí hay đã đi sái đường. Vì Đức Mẹ, mà tình thương đối với nhân loại đã gợi nên tấm lòng sùng tín ấy, vẫn luôn luôn tận dụng mãnh lực của nó vào công việc khó nhọc của Ngài. Mặc dầu người đời không hay biết chi cả, họ đã dâng cả một kho tàng sùng mộ kính yêu lên tận dưới chân Đức Mẹ, không phải bởi vì Ngài đã có lần sinh ra Đức Jesus, mà bởi vì ngày nay Ngài là Đức Mẹ của tất cả muôn loài.

Quan niệm về Đức Mẹ không phải chỉ có ở trong Thiên Chúa Giáo mà thôi. Ở Ấn Độ, Ngài được gọi là Jagat-Amba, và ở Trung Hoa, người ta gọi Ngài là đức Quan Âm, tức Đức Mẹ hằng cứu giúp, Ngài chính là đại diện, là kiểu mẫu và tinh hoa của tính Bác Ái, lòng Sùng Tín và sự Tinh Khiết. Ngài cũng là hiện thân của sự Minh Triết thiêng liêng, nhưng trên hết tất cả mọi sự, thì Đức Mẹ là đấng An Ủi Cứu Khổn Phò Nguy và giúp đỡ cho tất cả những người bị lâm cơn đau khổ, buồn rầu, đói lạnh, bệnh tật, và bị mọi nỗi khổ đau của nghịch cảnh.

BA NGÔI VÀ HÌNH TAM GIÁC

Cũng như Thượng Đế có Ba Ngôi, thì Tổ Chức Quần Tiên Hội cai quản quả Địa cầu cũng gồm có ba ngành hoạt động lớn, đặt dưới sự quản trị của ba đấng Cao Cả. Ba đấng ấy không phải chỉ là phản ảnh Ba Ngôi của Thượng Đế, mà còn là sự biểu lộ thức sự của Ba Ngôi vậy. Đó là đức Ngọc Đế, Đức Phật và đức Văn Minh Đại Đế, các Ngài đã đạt tới những mức Điểm Đạo cao tột, nó đem cho các Ngài một sự ý thức hoàn toàn về các cõi giới siêu đẳng, ngoài vòng sân trường tiến hóa của nhân loại, nơi ngự trị của đức Thượng Đế đã biểu lộ ở thế gian.

Đức Ngọc Đế hợp nhứt với Ngôi 1 trên cõi Tối Đại Niết Bàn là cõi cao nhứt trong Bảy cõi, và chủ trị Ý Chí Thiêng Liêng trên quả Địa Cầu. Đức Phật hợp nhứt với Ngôi 2, vốn ngự trị ở cõi Đại Niết Bàn, và giúp nguồn Minh Triết Thiêng Liêng cho nhân loại. Đức Văn Minh Đại Đế hợp nhứt với Ngôi 3, ngự trị trên cõi Niết Bàn và với tư cách đại diện Chúa Thánh Thần, Ngài cai quản mọi sự Hoạt Động Thiêng Liêng. Ngài cũng ví như cánh tay của Thượng Đế vươn ra ngoài thế gian để thi hành công việc của đấng Chí Tôn.

Bản lược đồ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều này:

VẼ BẢN LƯỢC ĐỒ PHẦN 2 TRONG SÁCH TRANG 83

Hai Đấng Cao Cả thứ nhất và thứ nhì trong Tam Giác khác hẳn với Đấng thứ ba, vì công việc của hai đấng ấy thuộc về cõi trên chớ không có xuống tới cõi Trần. Tuy nhiên, nếu không có công việc cao siêu của các Ngài, thì những công việc khác thuộc về những cõi giới thấp hơn sẽ không thể thực hiện được. Các Ngài ban rải ảnh hưởng xuống tận cõi hạ giới hồng trần xuyên qua những vị đại diện của các Ngài, là đức Bàn Cổ Vaivasvata và đức Di-Lặc-Bồ-Tát.

Hai vị sau này cùng đồng cấp đẳng với đức Văn Minh Đại Đế trên những Cung riêng biệt của các Ngài. Cả ba Vị gồm thành một hình Tam Giác khác nữa, để ban rải quyền năng của Thượng Đế xuống tận cõi hồng trần. Chúng ta có thể diễn tả hai Tam Giác này trong bản lược đồ dưới đây:

VẼ HÌNH VẼ PHẦN 2 TRONG SÁCH TRANG 84

Trọn hết thời kỳ một Giống Dân, đức Bàn Cổ trông nom từng chi tiết cuộc tiến hóa của nó. Đức Bồ Tát, với tư cách là đức Chưởng Giáo, trông coi về phần Giáo Dục và Tôn Giáo, giúp đỡ những người trong Giống Dân đó phát triển phần tâm linh đến một mực tùy theo trình độ của họ. Đức Văn Minh dìu dắt phần trí tuệ thông minh của họ để cho mọi hình thức văn minh và khai hóa có thể phát triển tùy theo từng chu kỳ, Ba đấng Cao Cả nói trên cũng ví như Bộ Óc, Quả Tim và Bàn Tay có Năm ngón, tất cả đều hoạt động để dìu dắt nòi giống nhơn loại tiến hóa cho phù hạp với Thiên Cơ.

Trước kia chưa hề có cái thông lệ giao chức vụ của đức Văn Minh Đại Đế hiện nay cho một đấng Cao Cả nhất định nào thuộc về đẳng cấp đó. Thường thì mỗi vị trong năm vị Đế Quân (Chohan) thay phiên nhau được chỉ định điều khiển tất cả năm Cung, mặc dầu trước khi đảm nhiệm chức vụ đó, Ngài bắt buộc phải trải qua cuộc Điểm Đạo của Đức Văn Minh Đại Đế, tức là phải có 7 lần Điểm Đạo. Tuy nhiên,hiện thời có một vị Đế Quân đứng đầu mỗi Cung, và ngoài ra còn có một đức Văn Minh đứng biệt lập với các Ngài.

Trong năm Cung cuối cùng từ Cung 3 đến Cung 7 thì cuộc Điểm Đạo cao nhứt mà con người có thể đạt tới trên quả Địa cầu của chúng ta hiện nay quả vị của đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan), tức là 7 lần Điểm Đạo. Nhưng người ta có thể tiến xa hơn nữa trên Cung 1 và Cung 2, Quả vị Phật

thể tiến lên nữa ở Cung 1 với quả vị đức Ngọc Đế (9 lần Điểm Đạo). Xin xem bản lược đồ dưới đây về Những Quả Vị và các Cung:

HÌNH VẼ NHỮNG QUẢ VỊ VÀ CÁC CUNG PHẦN 2 TRONG SÁCH TRANG 85

Để tránh khỏi hiểu lầm rằng trong tổ chức nói trên hình như có sự bất công, ta nên hiểu rằng người hành giả có thể đạt tới trạng thái Niết Bàn đồng đều như nhau, dầu họ thuộc về Cung nào. Bất cứ người nào đắc quả vị Chơn Tiên (Asekha) đều đương nhiên bước vào trạng thái cực lạc đó trong một thời gian, nó dường như là cả một thời kỳ vô tận đối với chúng ta. Nhưng vị Chơn Tiên chỉ bước vào giai đoạn đầu của trạng thái đó mà thôi, và mặc dầu nó vô cùng phúc lạc ngoài vòng hiểu biết của chúng ta, nhưng nó vẫn còn kém xa những cấp cao siêu hơn của vị Đế Quân và Văn Minh. Đồng thời trạng thái phúc lạc của những Vị này cũng hãy còn chưa thấm vào đâu đối với sự huy hoàng huyền diệu của những cảnh giới Niết Bàn mà những đấng Cao Cả đã đạt tới với những nỗ lực công phu phi thường để chứng những Quả Vị cao siêu hơn nữa trên những Cung 1 và Cung 2. Trên năm Cung cuối cùng, sự tiến hóa lên những trình độ cao siêu hơn nữa cũng có thể thực hiện được đối với những vị nào theo đuổi những đường hoạt động khác, ngoài vòng Quần Tiên Hội.

ĐỔI CUNG

Bằng cách dùng ý chí mạnh mẽ và cương quyết, người sinh viên Huyền Môn có thể thay đổi Cung của mình tùy theo ý muốn, và như thế tất cả mọi con đường tiến hóa đều mở rộng cửa giống như nhau trước mặt y. Người ta được biết rằng cả hai vị Chân Sư có liên lạc mật thiết với Hội Thông Thiên Học, đều dùng cách đó, và những người nào muốn gìn giữ sự liên lạc cá nhân với các Ngài đều, hoặc vô tình hay hữu ý, đang thay đổi Cung của mình.

Phương pháp đổi Cung cũng khá giản dị về mặt lý thuyết mặc dầu rằng thường khi nó rất khó thực hành. Nếu một sinh viên Cung 6 hay Cung Sùng Tín, muốn đổi qua Cung 2, tức Cung Minh Triết, trước hết y phải cố gắng đặt mình dưới ảnh hưởng của Tiểu Chi thứ hai của Cung 6. Kế đó, y sẽ luôn luôn cố gắng gia tăng ảnh hưởng của Tiểu Chi đó trên đời sống hằng ngày, cho đến khi nó trở nên mạnh mẽ và trội nhứt. Như thế thay vì thuộc Tiểu Chi thứ hai của Cung thứ 6, y sẽ đổi qua Tiểu Chi thứ 6 của Cung thứ hai. Nói tóm lại, y đã điều hòa lòng sùng tín của y bằng sự tăng gia kiến thức cho đến khi nó trở nên sự nhiệt thành đối với lòng Minh Triết thiêng liêng. Sau đó, y có thể, nếu y muốn, đổi qua một Tiểu Chi khác nữa của Cung 2 bằng sự cố gắng công phu liên tục và không ngừng.

Trường hợp đổi Cung này lẽ dĩ nhiên là thoát ra ngoài vòng thông lệ, vì một Chơn Thần xuất hiện xuyên qua một đấng Đại Tinh Quân lại trở về nguồn cội xuyên qua một đấng khác. Những sự đổi Cung tương đối rất hiếm, và có khuynh hướng điều hòa lẫn cho nhau một cách mỹ mãn. Người ta thường đổi Cung mình để thuyên chuyển qua Cung 1 và Cung 2, và ít có người trên hai Cung này ở vào những trình độ tiến hóa thấp kém.

SỰ HỢP NHẤT HOÀN TOÀN

Sự hợp nhất vô cùng huyền diệu giữa những đấng Cao Cả trong các Tam Giác kể trên với Thượng Đế, có thể được điển hình bằng trường hợp của đức Bồ Tát. Chúng ta đã thấy rằng sự hợp nhất giữa Chân Sư với đệ tử là một sợi dây liên lạc mật thiết hơn cả bất cứ một thứ tình cảm nào của thế gian. Càng mật thiết hơn nữa, vì nó ở trên một trình độ cao hơn, là sự hợp nhứt giữa Chân Sư Kuthumi và Sư Phụ Ngài là đứcChân Sư Dhruva, vị này cũng là đệ tử của Đức Di-Lặc-Bồ-Tát, hồi thuở Đức Di-Lặc còn thâu nhận đệ tử. Bởi đó, đức Kuthumi cũng trở nên hợp nhứt với Đức Di-Lặc và ở mức độ cao siêu của các Ngài sự hợp nhứt đó càng thâm sâu và huyền diệu vô cùng.

Các đấng Cao Cả hình như vượt khỏi chúng ta quá xa đến nỗi chúng ta không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các Ngài ở các cấp đẳng trên và dưới nhau như thế nào. Các Ngài đều ví như những ngôi sao sáng ở trên đầu chúng ta, tuy thế, các Ngài tự coi như những hạt bụi ở dưới chân của đức Di-Lặc-Bồ-Tát. Như vậy, hẳn là phải có một sự sai biệt lớn lao giữa các Ngài, mặc dầu chúng ta không thể thấy được điều ấy. Chúng ta ngẩng mặt nhìn lên những ngọn núi cao chót vót đó, và tất cả đều làm chúng ta chóa mắt với sự lộng lẫy huy hoàng của các Ngài, và chúng ta không thể thấy vị nào là cao hơn vị nào, trừ phi chúng ta có thể thấy sự khác biệt đó nơi hào quang của các Ngài lớn hay nhỏ. Nhưng ít nhứt chúng ta có thể hiểu rằng sự hợp nhứt giữa đức Chân Sư Kuthumi và đức Di-Lặc phải là một sự liên hệ mật thiết và huyền diệu hơn cả bất cứ việc gì ở các cõi Hạ Giới.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh