Chân Sư Và Thánh Đạo: Chương 9. Chơn Nhơn

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO: CHƯƠNG 9. CHƠN NHƠN

SỰ CẤU TẠO CHƠN NHƠN

Để hiểu một cách rõ ràng những giai đoạn trên đường Đạo, chúng ta cần phải xem xét Chơn Nhơn, xem bằng cách nào nó được thức tỉnh và sử dụng quyền năng để làm cho Phàm Nhơn được điều hòa với nó, bằng cách nào vượt lên cõi Bồ Đề và thực hiện sự hợp nhứt với tất cả mọi loài.

Bản lược đồ kế bên trình bày ba luồng Sóng Sinh Hoạt của Thượng Đế trong cơ Tiến Hóa. Ở trên, 3 vòng tròn tượng trưng cho 3 Ngôi. Từ mỗi vòng tròn, có một đường dọc đi xuống, và gặp những đường ngang tượng trưng cho 7 cõi trong thiên nhiên. Đường dọc từ Ngôi ba đi xuống mỗi lúc càng đậm thêm để chỉ cho ta thấy bằng cách nào Ngôi Ba chuyển sinh lực vào các cõi, trước hết cấu tạo những nguyên tử của mỗi cõi, và sau đó kết nạp những nguyên tử thành các yếu tố.

Trong vật chất đã được thấm nhuần sinh lực của Ngôi Ba đó, Luồng Sinh Lực thứ Hai giáng xuống từ vòng tròn tượng trưng Ngôi Hai (Đức Chúa Con), và Sức Sống Thiêng Liêng tiềm tàng trong luồng Sinh Lực đó dùng vật chất cấu tạo một hình thể, để cho nó có thể dùng làm những lớp vỏ khoác bên ngoài đặng chuyển xuống các cõi thấp. Ở mực độ thấp nhứt của cõi vật chất, sự sống đó làm thức động Kim Thạch, và khi nó tiến hóa thêm, lần lần nó sẽ chuyển sinh lực vào loài thảo mộc, và kế đó, loài Cầm Thú. Khi nó tiến lên mực độ cao tột của loài Cầm Thú, thì xảy đến một sự thay đổi quan trọng, một yếu tồ hoàn toàn mới mẻ, đó là luồng Sinh Lực thứ Ba, xuất phát từ vòng tròn trên hết, tượng trưng cho Ngôi Thứ Nhứt gọi là Đức Chúa Cha.

HÌNH

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

TRANG 8 TRONG SÁCH,QUYỂN II

Cái sức mạnh từ trước vẫn chuyền sinh lực cho mọi loài, nay đến lượt nó lại chịu tiếp nhận luồng sinh lực của Ngôi Thứ I. Luồng Sinh Lực mới này ảnh hưởng đến linh hồn của loài thú, và cấu tạo nên một Thể riêng biệt bằng chất Thượng Thanh Khí vô cùng tinh anh đến nỗi giác quan vật chất của con người không thể cảm xúc được.

Bằng cách đó, được tạo ra Chơn Nhơn con người trong Thể Thượng Trí, nó liền thâu về mình cái kết quả của tất cả những kinh nghiệm mà linh hồn con thú đã thâu nhập được trải qua những thế hệ tiến hóa dài đăng đẳng trước kia của nó. Như thế, những khả năng và đức tính của nó đã khai mở trong cái lịch trình tiến hóa đó vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, không có gì mất đi đâu.

CHƠN THẦN CHƠN NHƠN

Mua đá năng lượng:

Vậy cái Luồng Sinh Lực Thứ Ba vô cùng mầu nhiệm xuất phát từ Ngôi Thứ I của Thái Dương Thượng Đế đó, là cái gì? Thật ra, đó chính là Sự Sống của Thượng Đế vậy. Và ta cũng có thể nói: Sự Sống đó cũng có ở trong hai Luồng Sinh Lực thứ Nhất và thứ Nhì. Thật đúng như vậy, nhưng hai Luồng Sinh Lực này đã giáng xuống một cách tuần tự và chậm chạp xuyên qua tất cả những cảnh giới, làm thức động vật chất đó một cách hoàn toàn chặt chẽ đến nỗi người ta không thể phân biệt và nhìn nhận được rằng đó là Sự Sống Thiêng Liêng. Trái lại Luồng Sinh Lực thứ Ba trực tiếp đi thẳng xuống từ nguồn gốc xuất phát của nó, mà không có hỗn hợp với vật chất của mỗi cảnh giới. Nó là một thứ ánh sáng trong trắng tinh anh, không bị ô nhiễm bởi bất cứ vật gì mà nó đi xuyên qua.

Mặc dầu, vì mục đích để cho được rõ ràng,dễ hiểu, bản lược đồ trên đây chỉ Luồng Sinh Lực thứ Ba như là xuất phát trực tiếp từ Thượng Đế, thật ra nó đã do Ngài hạ xuống từ lâu, và lơ lửng ở một điểm trung gian nơi Cõi thứ Nhì của Thái Dương hệ chúng ta. Khi nó lơ lửng ở cõi ấy, nó được gọi là Chơn Thần (Monad), và chúng ta có thể tưởng tượng nó như một phần tử của Thượng Đế. Một phần tử của cái Toàn Thể không thể phân chia. Nói như thế thật ra có vẻ hơi mâu thuẫn đối với cái Trí phàm tục của chúng ta, nhưng điều ấy có bao hàm một chân lý bất diệt ngoài tầm hiểu biết của con người.

Phương pháp tổng quát do đó Tinh Thần giáng xuống Vật Chất dường như lúc nào cũng giống như nhau chớ không thay đổi, mặc dầu những điều kiện khác nhau của những Cõi giới khác nhau, tự nhiên là có đưa đến nhiều sự sai biệt từng chi tiết. Chính Thượng Đế xạ xuống một điểm Chơn Thần- một mảnh rất tế vi của Ngài- ở một cõi giới thấp hơn cõi của Ngài rất xa. Lẽ tự nhiên, điều ấy là một sự giới hạn không phải nhỏ, mặc dầu nó vẫn còn cách quá xa tầm hiểu biết của chúng ta để cho ta có thể diễn tả hay lãnh hội được. Cũng y như thế, Chơn Thần tự phân ra một mảnh nhỏ của nó để tạo nên Chơn Nhơn, và trong trường hợp này cũng vậy, sự giới hạn của nó lại càng tăng thêm bội phần. Điều này cũng tái diễn một lần nữa, khi Chơn Nhơn phản ảnh một phần nhỏ của nó vào trong các Thể Trí, Thể Vía và Thể Xác của một người,- cái phần nhỏ đó, chúng ta gọi là Phàm Nhơn.

Cái phần nhỏ cuối cùng này là điểm tâm thức mà những người có thần nhãn có thể nhìn thấy luân chuyển bên trong con người. Một khoa biểu tượng cho rằng người ta thấy nó như "một người bằng vàng nhỏ như ngón tay cái" ở chỗ quả tim; nhưng nhiều người thấy nó dưới hình thức một ngôi sao. Tôi luôn luôn có thể thấy nó như một ngôi sao có ánh sáng chói rạng. Người ta có thể trụ ngôi sao tâm thức đó ở chỗ nào tùy theo ý muốn, nghĩa là ở bất cứ trung tâm nào trong bảy bì huyệt chánh trong thân người. Mỗi người có thể chọn lựa một trung tâm nào tùy nơi Cung đặc biệt của họ, và cũng tùy nơi đại chủng (1)[ii] hay chi chủng(2)[iii] của họ. Những người thuộc Giống Dân thứ 5, phần nhiều đều trụ cái tâm thức đó ở trong óc, nơi trung tâm tùy thuộc bộ hạch óc. Tuy nhiên, có những người thuộc về những Giống Dân khác, thường trụ nơi bí huyệt ở trái tim, yết hầu hoặc nơi rún.

Ngôi Sao tâm thức đó là đại diện của Chơn Nhơn ở những Cõi hạ Giới, và khi nó biểu lộ qua những Hạ Thể của nó, thì nó gọi là Phàm Nhơn, và chính đó là cái mà chúng ta nhìn thấy ở mọi người chung quanh ta trên thế qian.

SỰ GIAO TIẾP GIỮA CHƠN NHƠN VÀ PHÀM NHƠN

Nhưng tuy cái Phàm Nhơn đó là một phần của Chơn Nhơn- tuy rằng sự sinh hoạt và quyền năng của nó cũng là Sự Sống và Quyền Năng của Chơn Nhơn- nhưng nó thường hay quên điều đó, và tự coi như là một cái gì hoàn toàn riêng biệt, và chỉ hoạt động cho mục đích riêng của mình. Nó luôn luôn có một đường thông thương với Chơn Nhơn (chữ Phạn gọi là Antahkarana) nhưng nó không hay cố gắng sử dụng đường thông thương đó. Trong trường hợp những người thường, không bao giờ học hỏi về những vấn đề này, thì Phàm Nhơn hoàn toàn ngự trị, và Chơn Nhơn chỉ tự biểu lộ một cách rất hiếm và bất toàn.

Sự tiến hóa của con người trong những giai đoạn đầu tiên gồm có việc khai mở con đường giao thông đó, để cho Chơn Nhơn có thể càng ngày càng tự biểu lộ rõ rệt, và sau cùng, hoàn toàn chủ trị Phàm Nhơn. Bằng cách đó, Phàm Nhơn sẽ không còn có một tư tưởng hay ý chí riêng biệt nào, mà chỉ có thể là một phản ảnh của Chơn Nhơn ở Cõi Hạ Giới. Ta nên hiểu rằng vì Chơn Nhơn thuộc về cõi thanh cao hơn, nên nó không bao giờ có thể tự biểu lộ hoàn toàn ở cõi Hạ Giới. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là Phàm Nhơn sẽ không dung dưỡng điều gì mà Chơn Nhơn không muốn, và nó sẽ biểu lộ Chơn Nhơn đến mức độ tối đa ở cõi Hạ Giới.

Người phàm tục không có sự huấn luyện về đường tu hành, không hề có sự giao tiếp với Chơn Nhơn. Người được Điểm Đạo thì có sự giao tiếp hoàn toàn. Bởi đó chúng ta nhận thấy rằng trong chúng ta có những người thuộc về mọi trình độ ở giữa hai cái cực đoan đó. Nên nhớ rằng chính Chơn Nhơn cũng còn đang ở trên đường tiến hóa, và chung quanh ta là những linh hồn thuộc về những trình độ tiến hóa rất khác biệt nhau. Trong mọi trường hợp, một Chơn Nhơn bao giờ cũng cao cả tốt đẹp hơn một Phàm Nhơn rất nhiều trên mọi phương diện. Mặc dầu, như đã nói ở trên, nó chỉ là một mảnh nhỏ của điểm Chơn Thần, nhưng nó cũng là một Chơn Nhơn toàn hảo trong Thể Thượng Trí của nó, dầu cho nó phát triển hết mọi quyền năng. Trái lại, trong Phàm Nhơn chỉ có một phản ảnh rất nhỏ của Chơn Nhơn mà thôi.

Một mặt khác, sự sinh hoạt ở cõi của Chơn Nhơn vô cùng phóng khoáng và mạnh mẽ hơn là sự sống ở cõi Trần rất nhiều. Cũng như Phàm Nhơn tiến hóa bằng cách cố gắng biểu lộ Chơn Nhơn một cách toàn vẹn hơn. Một Phàm Nhơn chưa tiến hóa tuyệt nhiên không biết gì cả về sự liên lạc của nó với Chơn Nhơn và tưởng rằng nó độc lập. Một Chơn Nhơn, trái lại, ở trên cõi thanh cao của nó, không thể nào không hay biết về sự liên lạc của nó với Chơn Thần. Chắc chắn là có vài Linh Hồn biết rõ những nhu cầu tiến hóa của họ nhiều hơn những Linh Hồn khác, nói khác đi nghĩa là có những Linh Hồn già giặn và những Linh Hồn còn non nớt, và những Linh Hồn già giặn cố gắng nhiều hơn những Linh Hồn còn non nớt để khai mở những khả năng tiềm tàng của họ.

CHƠN NHƠN TRÊN CÕI GIỚI RIÊNG CỦA NÓ

Chúng ta hay quen cho rằng Chơn Nhơn chỉ có thể phát triển xuyên qua Phàm Nhơn, nhưng không phải vậy, hoặc nếu có phải thì sự kiện cũng chỉ liên quan đến một số nhỏ vài đức tánh mà thôi. Như tôi đã giải thích tường tận trong quyển II "Con Người, hữu hình và vô hình", Thể Thượng Trí của người dã man hầu như không có mầu sắc. Càng tiến hóa, y càng phát triển những đức tánh tốt, những đức tánh này có thể tìm thấy những rung động tương đương trong chất của Thể Thượng Trí. Những màu sắc biểu lộ những đức tánh đó mới bắt đầu xuất hiện và Thể Thượng Trí, thay vì trống rỗng, lại chứa đầy sức sống dồi dào. Bấy giờ, thì Chơn Nhơn có thể tự biểu lộ thêm nhiều hơn xuyên qua Thể ấy và bởi đó Thể Thượng Trí càng ngày càng nở lớn thêm gấp bội. Nó vẫn bành trướng thêm mãi cho đến khi đương sự có thể bao trùm hàng trăm, chí đến hàng ngàn người trong vòng hào quang của mình, và như thế, y tạo nên một ảnh hưởng tốt lành trên một quy mô rộng lớn.

Nhưng điều này, dầu là rất tốt đẹp, cũng chỉ là một khía cạnh của sự tiến bộ của y. Người tiến hóa cao có những đường lối tiến bộ khác mà ở cõi thế gian, chúng ta không biết gì cả. Y sống cuộc đời của y giửa các đấng Vô sắc Thiên Thần (Arupa Devas), giữa các hàng Thiên Thần cao cả, ở một cõi giới siêu việt hơn chúng ta rất xa. Linh Hồn còn non nớt có lẽ chưa ý thức được một đời sống siêu việt như thế, cũng như một đứa hài nhi còn bồng ẵm không thể biết được những gì xảy ra trong cái thế giới ở chung quanh nó. Nhưng khi tâm thức nó khai mở lần lần, nó mới thức tỉnh và trở nên say mê cái mỹ lệ, tốt đẹp của đời sống lộng lẫy, huy hoàng đó.

Đồng thời, chính nó sẽ trở nên một nhân vật cao cả và lần đầu tiên nó cho chúng ta một ý niệm về cái tương lai mà Thượng Đế đã định sẵn cho con người.

Giữa những nhân vật cao cả đó, những tư tưởng không còn tượng hình và phiêu bạt như ở cõi Hạ Giới, mà nó di chuyển mau như chớp từ người nọ đến người kia. Trong những trường hợp này, không còn có những Thể mới tạo nên, lần lần được kiềm chế và từ từ tập biểu lộ một cách yếu ớt cái Linh Hồn bên trong. Trái lại, ở đây, nó là một Thể cũ hơn non núi, một sự biểu lộ thật sự của Đời Sống Thiêng Liêng luôn luôn ẩn tàng, càng ngày càng chói rạng xuyên qua Thể ấy trong khi nó vẫn từ từ phát triển các quyền năng.

Ở cõi giới này, chúng ta không còn nói tới cái phần hình hài sắc tướng, mà chúng ta nhìn vào cái thực tại, cái chân tướng ẩn tàng bên trong cái phần hình thức lộ liễu bên ngoài. Ở đây, nhân với quả dính liền làm một, và sự hiệp nhất đó biểu hiện rõ ràng như hai mặt của đồng tiền. Chúng ta đã từ từ bỏ cái cụ thể mà qua cái trừu tượng; chúng ta không còn biết cái sắc tướng thiên hình vạn trạng, mà đạt tới cái lý ẩn tàng bên trong. Chúng ta không cần học hỏi những chi tiết, hoặc thảo luận hay giảng giải về một vấn đề: chúng ta nắm lấy cái lý, hay cái tinh hoa của nó, và hiểu vấn đề một cách toàn vẹn. Một hệ thống triết học, cần được giảng giải bằng nhiều quyển sách dày ở dưới thế gian, ở đây nó chỉ là một tư tưởng nhất định, có thể được sử dụng một cách cụ thể như người ta ném một lá bài trên bàn. Một vở nhạc kịch mà ở thế gian phải cần đến cả một dàn nhạc để trình diễn trong nhiều giờ, ở đây nó chỉ là một hòa âm mạnh mẽ. Những phương pháp của một Trường Hội Họa được tập trung trong một ý tưởng mỹ lệ, vì những tư tưởng như thế là những phương tiện trí thức mà những Chơn Nhơn dùng để nói chuyện với nhau.

Thật không dễ gì mà giải thích bằng lời nói phàm tục những sự sai biệt khác nhau giữa những Chơn Nhơn, vì tất cả những Chơn Nhơn đó, trên nhiều phương diện, đều cao cả hơn rất nhiều bất cứ vật gì mà chúng ta quen thuộc ở cõi thế gian. Sự so sánh có thể trở nên phỉnh lừa nếu ta để nó đi quá xa hoặc nếu ta theo sát nghĩa từng chữ. Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một ý niệm tổng quát mà những Linh Hồn ở nhiều trình độ tiến hóa khác nhau đã đưa đến cho tôi, nếu tôi nói rằng một Linh Hồn tiến hóa có thể ví như một vị Sứ Thần có cái phong độ ngiêm trang, oai nghi, khôn khéo, lịch sự và hòa nhã, còn một Linh Hồn chưa tiến hóa có thể ví như một kẻ nhà quê thô kệch. Một Linh Hồn đã đi trên đường Đạo, và gần đắc quả Chơn Tiên có nhiều điểm giống như các vị đại Thiên Thần, và ban rải những ảnh hưởng tâm linh rất dồi dào mãnh liệt.

SỰ CHÚ TRỌNG CỦA CHƠN NHƠN ĐỐI VỚI PHÀM NHƠN

Như thế, người ta không lấy làm lạ mà thấy Chơn Nhơn lao mình vào sự hoạt động ráo riết trên cõi riêng biệt của nó, mà nó cho là vô cùng thích thú và quan trọng hơn là những nổ lực tranh đấu của một cái Phàm Nhơn chật hẹp và bất toàn, bị giới hạn trong sự hắc ám tối tăm dày đặc của cõi Hạ Giới.

Trong đời sống hằng ngày của người thế gian, không có gì thích thú đối với Chơn Nhơn; chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra một việc quan trọng thật sự có thể làm cho nó chú ý trong một lúc, và thu nhận được một vài kinh nghiệm. Người thế gian sống một cách vô ý thức, phần nhiều họ không hề thức tỉnh đối với đời sống chân thật và siêu linh. Chúng ta thường hay phàn nàn rằng Chơn Nhơn ít khi chú ý đến chúng ta, vậy chúng ta hãy tự hỏi rằng chúng ta có bao giờ chú ý đến Chơn Nhơn của mình? Thí dụ có mấy lần trong một ngày, chúng ta đã nghĩ đến Chơn Nhơn? Nếu chúng ta muốn cho Chơn Nhơn chú ý đến mình, ta hãy làm sao cho Phàm Nhơn được hữu ích đối với nó. Ngày nào chúng ta bắt đầu dành phần lớn những tư tưởng của chúng ta cho những vấn đề cao siêu- nói một cách khác, khi nào ta bắt đầu sống một cách thật sự- thì chừng đó Chơn Nhơn mới có thể chú ý đến ta nhiều hơn.

Chơn Nhơn biết rằng sự tiến hóa của nó có vài phần chỉ thực hiện được xuyên qua Phàm Nhơn và những Hạ Thể: Xác, Vía, Trí. Bởi đó, nó biết rằng đôi khi nó phải chăm nom săn sóc và chủ trị Phàm Nhơn. Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng việc ấy thường có vẻ không được hấp dẫn cho lắm, và Phàm Nhơn thường không được tốt lành và không có hy vọng bao nhiêu!

Nếu chúng ta nhìn vào cái Phàm Nhơn của nhiều người chung quanh với những Thể Xác của họ bị đầu độc bằng rượu, thịt và thuốc lá; những Thể Vía của họ đầy dẫy sự tham lam, sân hận, si mê; và những Thể Trí của họ không có sự thích thú nào ngoài việc chạy "áp phe", hoặc cờ bạc hay cá ngựa, thì chúng ta sẽ hiểu tại sao một Chơn Nhơn, nhìn vào cái thực trạng đo từ trên cõi cao của nó, có thể quyết định đình chỉ những cố gắng của nó lại một kiếp sau, và hy vọng rằng những Hạ Thể mới của nó trong kiếp tới sẽ có thể dễ ảnh hưởng hơn là những Hạ Thể mà nó nhìn thấy một cách kinh khủng trong lúc hiện tại! Chúng ta có thể hình dung Chơn Nhơn sẽ tự nhủ lấy nó như vầy: "Ta không thể làm gì được với cái "ngữ"này. Có thể ta sẽ gặp những Thể tốt lành hơn ở một lần sau. Còn lâu nay thật không có gì tệ hơn, và trong khi chờ đợi, thì ta còn có công việc quan trọng hơn để làm ở đây!"

Trường hợp đó thường xảy ra trong giai đoạn đầu của một Linh Hồn mới đầu thai. Từ khi một hài nhi mới sanh ra, thì Chơn Nhơn của nó lơ lửng ở trên và trong vài trường hợp, Chơn Nhơn bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của Thể Xác đứa hài nhi trong khi nó còn rất trẻ.

Theo luật lệ chung, Chơn Nhơn ít khi chú ý đến nó cho đến khi nó lên bảy tuổi, đến khi đó thì việc làm của "vong linh nghiệp quả" đã xong. Những trẻ con khác biệt nhau rất xa, đến nỗi ta không ngạc nhiên mà thấy rằng sự tương quan giữa những Chơn Nhơn và Phàm Nhơn cũng khác biệt nhau rất nhiều. Có những đứa trẻ tư chất thông minh lanh lợi, dễ cảm; có đứa lại ngu si và chậm chạp; trong trường hợp sau này, Chơn Nhơn thường không chú ý đến cái Thể Xác mới của đứa trẻ trong một thời gian, hy vọng rằng về sau khi nó trưởng thành, nó sẽ trở nên khôn ngoan và dễ thụ cảm hơn.

Chúng ta có thể cho rằng một quyết định như thế không được khôn ngoan, vì nếu Chơn Nhơn bỏ rơi không săn sóc cái Phàm Nhơn hiện tại của nó, thì cái Phàm Nhơn tương lai cũng không khá hơn bao nhiêu, và nếu nó để cho Thể Xác đứa trẻ lớn lên mà không chịu ảnh hưởng của nó, thì những thói hư tật xấu đã biểu lộ, rất có thể sẽ tăng trưởng thêm một cách mạnh mẽ hơn, thay vì loại trừ. Nhưng chúng ta không thể xét đoán điều này, vì chúng ta chỉ hiểu biết vấn đề một cách rất thiếu sót, và chúng ta không thấy gì về cái công việc cao cả hơn mà nó định làm.

Do đó, ta sẽ thấy rằng không thể nào xét đoán một cách đúng đắn cái vị trí trong cơ tiến hóa của một người mà chúng ta chỉ thấy ở cõi Trần. Trong một trường hợp, nghiệp quả có thể tạo nên một Phàm Nhơn rất khả quan nhưng chỉ có một Chơn Nhơn tầm thường. Trái lại, trong một trường hợp khác, nghiệp quả có thể tạo nên một Phàm Nhơn thấp kém hay bịnh tật, thuộc về một Chơn Nhơn tiến hóa khá cao. Những chuyện sự tích của Đức Phật có đưa ra những thí dụ về vấn đề này: Một ngày kia, có người đến yết kiến Đức Phật và nói rằng y gặp sự trở ngại lớn trong cơn tham thiền, và không thể nào thiền định cho có hiệu quả, Đức Phậy bèn nói rằng việc ấy có một lý do rất giản dị: trong kiếp trước, ya đã có một thói quen rất tệ hại là hay phá phách những người đạo sĩ trong cơn tham thiền của họ.

Người này có thể là một Linh Hồn tiến hóa hơn những người bạn của y đã từng tham thiền có hiệu quả.

Khi một Chơn Nhơn quyết định chuyển toàn lực của nó vào Phàm Nhơn, thì nó có thể đem đến một sự thay đổi rất lớn. Người nào chưa từng thí nghiệm điều này, không thể nào tưởng tượng nổi một sự thay đổi hoàn toàn, mau chóng, và phi thường đến bực nào khi gặp những điều kiện thuận lợi- nghĩa là khi Chơn Nhơn đã đủ sức mạnh, và Phàm Nhơn không đến nỗi quá tồi tệ đến mức bất trị- đặc biệt nhứt là khi Phàm Nhơn tự cố gắng để trở nên một sự biểu lộ hoàn toàn của Chơn Nhơn và làm cho Chơn Nhơn chú ý đến nó hơn.

THÁI ĐỘ CỦA PHÀM NHƠN

Sự khó khăn của vấn đề này là chúng ta phải xem xết vấn đề qua hai khía cạnh khác nhau. Phần đông chúng ta sống ở thế gian như những Phàm Nhơn quá rõ rết: chúng tư tưởng và hành động hầu như hoàn toàn là những Phàm Nhơn. Tuy nhiên chúng ta vẫn biết thật ra chúng ta là Chơn Nhơn, và những người nào, sau nhiều năm tham thiền quán tưởng, đã trở nên nhậy cảm hơn đối với những ảnh hưởng thanh cao, thường có ý thức được sự can thiệp của Chơn Ngã trong cuộc đời của họ. Ta càng có thói quen đồng hóa với Chơn Nhơn, thì ta càng quan niệm cuộc đời một cách sáng suốt và lành mạnh hơn. Nhưng nếu ngày nào ta còn cảm thấy ta vẫn chỉ là những Phàm Nhơn ngửa mặt trông lên cái Chơn Ngã của mình, thì hiển nhiên là ta có bổn phận phải tự cởi mở cõi lòng để đón nhận lấy những ảnh hưởng của Chơn Nhơn, phải vươn mình lên để tiến đến nó, và luôn tạo nên trong người của chúng ta những sự rung động hữu ích cho nó. Ít nhứt ta hãy làm thế nào để đừng gây chướng ngại cho Chơn Nhơn, mà trái lại, hãy cố gắng làm hết sức mình để hòa hợp với nó tùy theo trình độ phát triển của chúng ta.

Vì thói ích kỷ và sự bành trướng của Phàm Nhơn, nên bước đầu tiên của chúng ta là phải diệt trừ cái thói xấu đó. Kế đó, chúng ta nên nuôi trong trí những tư tưởng thanh cao, vì nếu cái Trí ta chỉ nghĩ đến những vấn đề thấp kém thì Chơn Nhơn không thể dùng nó làm phương tiện để tự biểu lộ mình. Khi Chơn Nhơn tự cố gắng để ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta hãy sốt sắng đón tiếp và mau mau tuân lệnh của nó, để cho nó mỗi lúc càng xâm chiếm lấy cái Trí của ta và làm chủ mọi sự vật ở các cõi Hạ Giới. Bằng cách đó, chúng ta càng ngày càng tiến đến gần mục đích mà chúng ta hằng hoài vọng. Như thế, chúng ta sẽ đặt chân lên đường Đạo đưa thẳng đến cuộc Điểm Đạo đầu tiên, do đó Chơn Nhơn và Phàm Nhơn đều hợp nhứt làm một.

Từ nay sẽ không còn gì trong Phàm Nhơn mà không phải là một sự phản ảnh của Chơn Nhơn, vì Phàm Nhơn chỉ là để biểu lộ Chơn Nhơn mà thối.

Phàm Nhơn có thể đã có rất nhiều thói hư tật xấu, như thói ghen tương, tánh nóng giận và sự ngã lòng, nhưng những thói xấu này đã bị diệt trừ, và từ nay nó chỉ phản chiếu những gì từ cõi trên đưa xuống. Chơn Nhơn đã làm cho Phàm Nhơn hòa hợp với nó, nay mới vươn mình lên tận cõi Bồ Đề, tức là cỏi Hợp Nhứt vậy. Chỉ có bằng cách đó, con người mới có thể diệt trừ cái ảo vọng của bản ngã nó làm trở ngại mọi sự tiến bộ của y về sau, và đó là lý do vì sao sự kinh nghiệm về tâm thức Bồ Đề là cần thiết ở cuộc Điểm Đạo thứ nhứt, nếu trước kia y chưa có sự kinh nghiệm này. Trong nhiều trường hợp, sự kinh nghiệm đó đến sớm hơn, vì những tình cảm cao thượng xuất hiện ở nơi Thể Vía, đã từng phản chiếu trên Thể Bồ Đề và làm khích động Thể này. Bởi đó, Thể Bồ Đề đã được thức tỉnh phần nào trước khi con người được Điểm Đạo.

THỰC HIỆN SỰ HỢP NHỨT

Tất cả chúng sinh đều là cùng một gốc duy nhứt. Những người Đạo Đồ được gia nhập Quần Tiên Hội có bổn phận phải biết rõ điều đó như một sự thật. Chúng ta nghe nói rằng Chơn Ngã vốn là một, và chúng ta thử tìm hiểu xem câu ấy có nghĩa gì. Nhưng khi chúng ta tự mình thực nghiệm lấy điều đó, như khi người Đạo Đồ nhập cõi Bồ Đề, thì đó là một việc hoàn toàn khác hẳn. Ví như trong cuộc đời trần thế chúng ta sống ở dưới đáy giếng, nơi đó chúng ta có thể ngẩng mặt lên để nhìn thấy ánh sáng mặt trời của thế giới bên ngoài. Và tuy rằng ánh sáng soi xuống giếng sâu vực thẳm nhưng nó vẫn là một thứ ánh sáng, cũng như thể Ánh Sáng của đấng Duy nhứt soi sáng sự vô minh u tối của cõi lòng chúng ta. Người Đạo Đồ đã thoát ra khỏi cái vực thẳm của Phàm Nhơn, và thấy rằng cái ánh sáng mà y tưởng rằng của y, thật ra là cái Ánh Sáng Vô Tận của tất cả mọi chúng sinh.

Trong khi nó sinh hoạt trong Thể Thượng Trí, Chơn Nhơn đã nhận thức được cái Tâm Thức Thiêng Liêng trong tất cả chúng sinh. Khi nó nhìn vào một Chơn Nhơn khác, tâm thức của nó vươn lên như để nhận ra tánh cách Thiêng Liêng của người kia. Nhưng trên cõi Bồ Đề, nó không còn vươn lên như để đón chào người kia từ bên ngoài nữa vì nó đã hợp nhứt với cái tâm thức của y. Không còn có sự cách biệt giữa "Anh" và "Tôi" nữa, vì cả hai đều là một, cả hai đều là những khía cạnh của một cái gì nó thấm nhuần và bao gồm lấy họ.

Tuy nhiên, trong sự hỗn hợp lạ lùng đó, cái ý niệm về cá tính không có mất đi đâu, dẫu cho cái ý niệm về sự cách biệt giữa Người với Ta đã hoàn toàn mất hẳn. Điều này dường như là một sự mâu thuẫn, nhưng quả thật đúng như vậy. Con người nhớ lại tất cả những gì thuộc về dĩ vãng. Y vẫn tự là y vẫn chính là người đã làm việc này việc nọ hay việc kia trong cái thời quá khứ xa xăm. Y không thay đổi gì cả, trừ phi ngày nay y đã tiến triển nhiều hơn là con người của y hồi trước, và cảm thấy rằng y bao gồm trong mình của y nhiều phương diện biểu hiện khác nữa. Nếu ở đây và ngay bây giờ, một trăm người trong chúng ta có thể đồng một lúc nâng cao tâm thức của chúng ta lên cõi giới Bồ Đề thì tất cả chúng ta sẽ là một cái tâm thức duy nhứt, nhưng đối với mỗi người thì đó dường như là cái tâm thức riêng biệt của mình tuyệt đối không thể thay đổi, trừ phi bây giờ nó cũng bao gồm luôn cả những người khác.

Đối với mỗi người, thì hình như là chính họ đã đồng hóa hay bao gồm luôn tất cả những người khác. Như thế, ở thế gian, chúng ta đứng trước một điều ảo tưởng, và với một chút cố gắng hơn nữa, chúng ta sẽ thấy rõ rằng tất cả chúng ta đều là những khía cạnh khác nhau của một cái tâm thức rộng lớn hơn, và những gì mà từ trước đến nay ta vẫn tưởng là những cái đức tánh của chúng ta, trí tuệ của chúng ta, nghị lực của chúng ta, bao giờ cũng vẫn là đức tánh của Ngài, trí tuệ của Ngài, nghị lực của Ngài. Chúng ta đã thật sự nhận chân được ý nghĩa của câu châm ngôn cổ truyền: "Ngươi là Cái ấy".Bàn về điều này ở cõi trần thế và hiểu được nó, hoặc tưởng rằng mình đã hiểu được nó về mặt lý trí, là một việc; nhưng bước vào cái thế giới huyền diệu đó và biết được nó một cách chắc chắn không có gì lay chuyển được, lại là một việc khác.

Khi tâm thức Bồ Đề hoàn toàn ghi ấn tượng vào bộ óc xác thịt, nó đem đến một giá trị mới cho tất cả mọi hành động và giao tế của chúng ta trong đời sống hằng ngày. Chúng ta không còn xem xét một người hay một vật, bất luận với mực độ ưu ái hay thiện cảm đến đâu; mà chúng ta chính cái người đó hay vật đó, và chúng ta biết được y hay nó cũng như chúng ta biết cái tư tưởng của bộ óc chúng ta, hay sự cử động của chính bàn tay chúng ta. Chúng ta nhận định những chủ ý của người khác cũng như chủ ý của ta, dẫu cho chúng ta hiểu rằng một phần của chúng ta, với một sự kiến thức rộng rãi hơn, hoặc một quan điểm khác hẳn, có thể hành động một cách khác hẳn.

Tuy nhiên, ta không nên tưởng rằng khi một người bước vào cảnh giới thấp nhứt của cõi Bồ Đề, thì y sẽ đương nhiên ý thức được một cách toàn vẹn sự hợp nhứt của y với tất cả mọi loài. Sự ý thức toàn vẹn đó chỉ có được khi người ta đạt tới cảnh giới cao nhứt của Cõi Bồ Đề, với nhiều công phu khó nhọc. Bước vào cõi giới này tức là kinh nghiệm được một sự bành trướng tâm thức rất rộng lớn, tức là nhận thức được rằng mình hợp nhứt làm một với mọi người. Nhưng trước đó, người thí sinh còn phải trải qua một thời gian công phu cố gắng tu luyện đại khái giống như ở Hạ Giới, khi tham thiền, chúng ta cố gắng khai mở tâm thức đối với cõi trên gần nhứt cõi chúng ta. Tiến lên lần từng bước một, vượt qua từng cảnh giới nọ đến cảnh giới kia, người thí sinh phải đạt tới mục đích, vì dẫu rằng ở cõi giới cao như thế, sự cố gắng cũng vẫn còn cần thiết cho những ai muốn tiến bộ.

Khi đã trải qua một cuộc Điểm Đạo thứ nhứt, và đã bước một cách có ý thức vào cõi Bồ Đề, từ nay người thí sinh còn phải cố gắng tuần tự vượt qua từng cảnh giới này đến cảnh giới khác. Y còn phải loại trừ ba điều chướng ngại, nó ngăn trở sự tiến bộ của y. Từ nay, y đã vĩnh viễn bước vào Thánh Đạo, Phật Giáo gọi y là vị Tu-Đà-Hườn (Sotapatti), có nghĩa là "người đã xuôi theo giòng", hoặc đã "nhập lưu". Bên Ấn Độ Giáo gọi y là Parivrajaka, nghĩa là "người lữ hành" tức là một người không còn lưu luyến một nơi nào trong ba cõi Hạ Giới làm nơi cư ngụ hay ẩn trú riêng của mình nữa.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh