Sống Để Trao Tặng: Những Tâm Hồn Tri Kỷ

SỐNG ĐỂ TRAO TẶNG: NHỮNG TÂM HỒN TRI KỶ

Cuộc đời là một vở kịch

Có câu nói rằng: “Cuộc đời là một vở kịch, mà mỗi người đóng một vai”. Sự thực là trong vở kịch cuộc đời, mỗi con người vừa là đạo diễn, diễn viên, nhà phê bình và khán giả.

Linh hồn ở thế giới tinh thần chính là đạo diễn vở kịch cuộc đời trên Trái đất. Tâm hồn cùng người hướng dẫn nghiệp quả đã thiết kế các cuộc đời trần thế trước mỗi lần đầu thai.

Mỗi con người là một nhà phê bình nghệ thuật. Họ tự nhìn lại cách ứng xử của mình trong quá trình sống. Sau cái chết, tinh thần của con người lại cùng người hướng dẫn đánh giá tổng thể cuộc đời đã qua, để chuẩn bị cho việc thiết kế cuộc đời mới.

Mỗi con người trong thân xác vật lý cũng là diễn viên trên sân khấu trần gian. Diễn viên cần chủ động thực hiện vai diễn của mình, theo kịch bản của đạo diễn. Với tâm hồn, ngôi nhà đích thực là thế giới tinh thần còn cuộc đời chỉ là một chuỗi các vở kịch ngắn ngủi.

Mỗi con người cũng lại là khán giả xem vai diễn của người khác và quan sát chính mình trong những chuyến du hành về quá khứ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Sự đổi vai giữa các tâm hồn tri kỷ

Luật nghiệp quả có thể được các tâm hồn vận dụng rất thú vị và sáng tạo trong thiết kế cuộc đời của chính họ.

Việc phát hiện ra tiền kiếp tại Hà Lan mà trong đó Nhi Lan là đứa con ham chơi của người cha đông con khắc khổ trở thành chìa khóa để hiểu về mối quan hệ vợ chồng hiện nay của chị. Hãy làm một phép so sánh giữa kiếp sống quá khứ và cuộc đời hiện nay của đôi bạn này.

Nhi Lan trong kiếp sống làm đứa trẻ ham chơi có điểm mạnh là đam mê cá nhân và điểm yếu là tính cách ích kỷ, vô trách nhiệm, không hợp tác. Người cha trong kiếp sống ở Hà Lan có điểm mạnh là tinh thần trách nhiệm và điểm yếu là tính cách khô khan, cứng nhắc, không chia sẻ.

Thách thức của Nhi Lan là hoàn cảnh cản trở việc tập trung vào đam mê cá nhân. Bài học chính của Nhi Lan và cũng là bài học chung của hai cha con là sự cân bằng giữa vui sống với đam mê cá nhân và chia sẻ trách nhiệm với người thân. Kết quả học tập của Nhi Lan ở kiếp sống trên không tốt. Chị mắc nợ tâm hồn kết đôi, với món nợ là tinh thần trách nhiệm. Tâm hồn tri kỷ cũng không thành công lắm trong bài học chung, nhưng bài học riêng là tinh thần trách nhiệm, anh ấy đã hoàn thành.

Trong kiếp này, người chồng có điểm mạnh là đam mê nghệ thuật, đa tài và điểm yếu là thiếu trách nhiệm, thích đổ lỗi và không chia sẻ. Nhi Lan có điểm mạnh là tinh thần trách nhiệm, linh hoạt, cởi mở và đơn giản; và điểm yếu là nóng nảy, không lắng nghe với cái tôi quá lớn. Thách thức của người chồng là hoàn cảnh sống không thuận lợi việc phát triển đam mê cá nhân, cụ thể là gia đình đông con, chỗ ở không ổn định, tài chính không dư dả.

Bài học chính của người chồng và cũng là bài học chung của hai anh chị là sự cân bằng giữa vui sống với đam mê cá nhân và chia sẻ trách nhiệm với người thân. Đam mê nghệ thuật của chồng là cơ hội cho Nhi Lan cân bằng nghiệp quả với anh ấy. Bài học kiếp này đang được thực hiện dở dang.

Rõ ràng, linh hồn Nhi Lan và linh hồn tri kỷ đã đổi bài học và thách thức cho nhau giữa hai cuộc đời này. Vì sao các tâm hồn thân thiết cần đổi vai qua các lần đầu thai? Đổi vai để cân bằng nghiệp với nhau qua các lần đầu thai, để cùng học một bài học trong những vai trò khác nhau và để phối hợp trong việc tạo ra các thách thức, bài học và để hỗ trợ nhau trong việc thực hiện mục đích cuộc đời.

Tất nhiên với các linh hồn tri kỷ, đổi vai cũng giúp tính yêu thêm phong phú và sâu sắc. Đổi vai để nhận ra người mình yêu bất chấp vẻ bề ngoài, để đến với nhau vượt qua thử thách và để yêu nhau theo một cách khác.

Nếu chỉ đánh giá trong một đời thì sự phân vai giữa các cặp đôi dường như rất bất công. Nhìn xuyên qua một chuỗi các cuộc đời, những tâm hồn kết đôi có thể thấy phần còn lại của cán cân nghiệp quả. Nhờ đó các đôi đang gặp mâu thuẫn sẽ đồng cảm với nhau hơn, thay vì coi bạn đời là đối thủ.

Sống để trải nghiệm phong phú

Một trong những mục đích sống lớn nhất là để trải nghiệm. Linh hồn có mặt ở thế giới vật lý trong cơ thể thô nặng này để trải nghiệm sự khác biệt với chiều vũ trụ thứ bảy - quê hương của linh hồn nơi tràn ngập ánh sáng.

Mở rộng trải nghiệm là lý do chủ yếu để con người có những cuộc đời giàu có bên cạnh cuộc đời nghèo đói, những cuộc đời tri thức bên cạnh những cuộc đời nghệ sỹ, những cuộc đời với thân thể xinh đẹp bên cạnh những cuộc đời thân thể thiếu hụt.

Không có loại trải nghiệm xấu và không có loại trải nghiệm tốt, chỉ có trải nghiệm khác nhau. Tất cả trải nghiệm đều xuất phát từ sự lựa chọn của con người, dù tâm thức thấp của họ có nhận thức được quy luật tự do ý chí hay không. Tất cả trải nghiệm đều góp phần vào việc tiến hóa của con người.

Có một người rất buồn rầu vì mình đã học đủ thứ từ khoa học, đến kinh doanh, đến âm nhạc. Cái nào bà cũng rất hứng thứ lúc ban đầu nhưng đều bỏ dở cả. Bà tìm đến một nhà tư vấn tâm linh. Hóa ra kiếp trước bà là một nghệ sỹ ballet người Nga. Cả cuộc đời nghệ sỹ này luẩn quẩn giữa sân khấu và phòng tập, với những động tác chính xác từng chi tiết. Linh hồn trước khi muốn học về lòng dũng cảm và sự sáng tạo, bằng cách thử làm nhiều việc khác nhau chỉ vì sự đam mê được khám phá mà không cần kết quả vật chất cụ thể nào như tài chính hay chức danh. Bài học cuộc đời đã được người phụ nữ này cảm nhận và hoàn thành xuất sắc, dù đứng trên thông lệ xã hội, bà có vẻ là người thất bại chẳng học nổi cái đi đến nơi đến chốn. Bà có thể tốt nghiệp và chuyển sang bài học cuộc đời khác.

Trải nghiệm cần phong phú. Nếu một trải nghiệm cứ lặp đi lặp lại nghĩa là có hai khả năng xảy ra. Một là có một vấn đề quan trọng mà con người chưa rút ra được từ các trải nghiệm giống nhau này nên bài học được lặp đi lặp lại. Hai là có một thế mạnh mà con người lựa chọn để phát huy liên tục trong nhiều cuộc đời, trở thành mục đích cuộc đời.

Ngay cả trong hai trường hợp này, sự thay đổi các khía cạnh của các trải nghiệm có bản chất lặp lại là cần thiết để qua đó con người trưởng thành lên. Cũng như viên kim cương cần mài dũa nhiều mặt mới sáng ra, tâm hồn cần những trải nghiệm phong phú.

Các linh hồn thân thiết không gặp đi, gặp lại nhau trong nhiều lần đầu thai, chỉ để đóng những vai giống nhau. Bởi vì như vậy, họ sẽ hạn chế trải nghiệm và khả năng trưởng thành của chính mình. Xen kẽ giữa những lần là bạn đời, thì hai tâm hồn tri kỷ cũng chọn các vai trò khác như bố mẹ, con cái, anh chị em, bạn bè thân...

Trong mỗi kiếp sống như hai người bạn đời, mối quan hệ của hai tâm hồn tri kỷ lại có màu sắc khác nhau. Ví dụ về mặt hình thức, trong một kiếp này, chàng và nàng cùng xinh đẹp. Nhưng trong một kiếp khác, họ lại cùng xấu xí. Tuy nhiên, mối quan hệ sẽ gặp thách thức nhiều nhất khi một người vẫn đẹp, còn người kia thì không. Đây chính là lựa chọn của hai vợ chồng Nhi Lan. Kiếp trước, chàng và nàng là nam thanh nữ tú. Kiếp này, chị chọn một hình thức rất bình thường, còn anh vẫn rất hào hoa.

Một ví dụ khác, trong một kiếp này, chàng và nàng là tình yêu đầu đời. Còn trong một kiếp khác, họ lại gặp nhau rất muộn mằn, vì hai người cần phải trải qua nhiều thử thách để hiểu về chính mình và tình yêu. Ngược lại, có những trường hợp kiếp trước hai người chung sống với nhau cả đời, nhưng kiếp này mỗi người đã yêu nhiều người trước khi quen biết nhau. Nếu họ đã chín chắn, tình yêu này sẽ là tình cuối.

Với Nhi Lan, chị đã anh đã sớm chia lìa trong cuộc đời tại Trung Quốc. Trong kiếp này, hai người đều là tình đầu và họ vẫn song hành với nhau đến tận hôm nay.

Sống để trải nghiệm cân bằng

Có hai cách trải nghiệm chính: Kết nối với trải nghiệm của người khác thông qua một mối quan hệ và tự mình trải nghiệm. Trong cả hai trường hợp, một người chỉ có thể hiểu người khác thông qua kinh nghiệm của bản thân mình. Đó là lý do trải nghiệm cần cân bằng và phong phú.

Nền tảng của quy luật nghiệp quả là cân bằng trải nghiệm. Một trong các mục đích sống là để sáng tạo ra các trải nghiệm hạnh phúc mà hạnh phúc gắn với sự cân bằng. Bài học về sự cân bằng giữa vui sống với đam mê cá nhân và chia sẻ trách nhiệm với người thân của hai vợ chồng Nhi Lan chỉ có thể được thực hiện được khi hai người chung sống với nhau, giống như cân đĩa cần có hai bên.

Mục đích của mỗi người trong một mối quan hệ là trưởng thành, không phải tích lũy “công đức” và “nợ nần” với người yêu. Nhi Lan đã hy sinh toàn bộ sự nghiệp cá nhân vì gia đình trong mười năm gắn bó với vai trò nội trợ. Thời gian trả nợ của chị với người chồng kiếp này và người cha kiếp trước sắp hết. Hy vọng rằng đến giai đoạn sau quan hệ vay trả này sẽ được thay thế bằng sự chia sẻ yêu thương. Nếu kéo dài sự mất cân bằng này, Nhi Lan sẽ lại thành chủ nợ.

Hiện nay, hai vợ chồng Nhi Lan vẫn đang trong giai đoạn cân bằng nghiệp quả và học các bài học đã tạo ra từ các kiếp trước. Trong tương lai, họ cần hỗ trợ nhau thực hiện những mục đích cuộc đời mà mỗi người vẫn đang theo đuổi là nghệ thuật và giáo dục.

“Ngàn sau sỏi đá cũng cần có nhau”

Hai người có cơ hội tìm lại được tình yêu vì họ đã từng yêu nhau sâu đậm và sẽ cần đến nhau rất nhiều, trong cuộc đời này cũng như suốt hành trình tiến hóa. Việc chia tay của Nhi Lan và chồng, nếu xảy ra chỉ nên là tạm thời để giải quyết các bài toán tình huống. Khoảng cách sẽ giúp hai người tự cân bằng và suy ngẫm sau thời gian mâu thuẫn quá dài.

- Các vị thầy vô hình: Chị ấy có thể phải chọn. Chị có thể phải chọn một đứa hoặc hai đứa song tất cả sẽ trở về. Chồng chị ra đi rồi sẽ trở về. Bởi vì chị cần anh ấy chăm sóc.

- Người hướng dẫn: Chị ấy nên làm thế nào với các con để bọn trẻ không chị chia cắt với cha mẹ?

- Các vị thầy vô hình: Anh ấy ra đi và anh ấy sẽ trở về.

- Người hướng dẫn: Về công việc của chị ấy, các bạn có lời khuyên gì không để chị ấy có thể đảm bảo tài chính cả gia đình.

Cái họ cần là gìn giữ một sự gắn kết chân thành bằng tình yêu thương, cho dù có lúc phải tạm rời xa nhau. Nếu thiếu sự gắn kết này, dù sống chung hay ly hôn, thì việc hoàn thành bài học bài chung và mục đích cuộc đời về dài hạn của hai bên sẽ gặp rất nhiều hạn chế.

- Các vị thầy vô hình: Công việc mới sẽ đến. Chị ấy sẽ có việc làm rất tốt. Chị ấy sẽ có chức vụ cao hơn. Chị ấy sẽ thay đổi việc làm. Chị ấy sẽ đi rất nhiều. Chị ấy sẽ cần chồng giúp đỡ để trông nom con.

- Các vị thầy vô hình: Hãy tin vào anh ấy. Anh ấy sẽ giúp được chị vì chị cần anh ấy.

Tuy nhiên, viễn cảnh hôn nhân ngay trước mắt Nhi Lan là một sa mạc cằn khô mà sự thấu hiểu và tình yêu là những cơn mưa, như lời một ca khúc:

“Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngàn sau sỏi đá cũng cần có nhau.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh