Sống Để Trao Tặng: Du Hành Qua Các Kiếp Sống Lần Thứ Hai

SỐNG ĐỂ TRAO TẶNG: DU HÀNH QUA CÁC KIẾP SỐNG LẦN THỨ HAI

Bay vào vùng lưu trữ nghiệp quả

Sau khi lướt qua nhóm linh hồn thân thiết, Nhi Lan đã bay đến một thế giới khác.

- Người hướng dẫn: Hãy tiếp tục bay. Không sao hết. Hãy tiếp tục bay đi, bay tới nơi mà chị cần tới. Hãy tiếp tục bay đi. Bây giờ chị nhìn thấy gì xung quanh?

- Nhi Lan: Chị thấy nhiều màu hơn (Im lặng rất lâu).

- Người hướng dẫn: Hãy tiếp tục đi. Chị còn thấy gì ở đó nữa?

- Nhi Lan: Chị thấy chị lao rất nhanh. Chị nghĩ chị rời bỏ chỗ đó rồi, chị đi, đến một nơi khác (im lặng một lúc). Một nơi tối hơn (ngừng khóc).

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Vùng tối hơn mà Nhi Lan mô tả chính là vùng thông tin nghiệp quả, nơi chị sẽ trải nghiệm lại những khung cảnh quan trọng trong các kiếp trước của mình. Đây mới thực sự là điểm dừng chính của chuyến đi.

Bà mẹ ba con ở Hà Lan: “vất vả nhưng bình an”

Nhi Lan đã quay trở lại một tiền kiếp ở Hà Lan thế kỷ mười sáu.

Tinh thần chị trong thời hiện tại đi từ ngoài vào trong nhà nhìn thấy chính chị trong một khung cảnh quá khứ đó và mô tả lại như sau. Chị được trải nghiệm lại một bữa ăn gia đình của quá khứ.

- Nhi Lan: (Chị nhìn thấy) Ngôi nhà. Chị vào trong nhà rồi. Đồ dùng bằng gỗ có lò sưởi, kiểu châu Âu. Có người ở bên bàn ăn và đang ăn cơm. Một ông bố. Ông ấy béo, đầu hói. Quần áo tông màu trắng. Bà nội thì mặc cái váy, đeo tạp dề, đội mũ. Chắc là châu Âu những năm thế kỷ 16. Một đàn con. Ba đứa. Gái 15, 13-15 tuổi, cháu trai khoảng 9 tuổi, một đứa bé lắm 4 tuổi. Chị là bà vợ (thì thầm). Chị đeo vòng cổ bằng ngọc (thì thầm). (Mọi người) đang ăn súp, có cả gà quay. Chị đang cắt thức ăn (thì thầm). Nhà chị không phải là nông dân. Chị là người có tiền. Có thể là Hà Lan, chị không biết.

Rồi chị được chứng kiến lại hai khung cảnh lao động.

Thứ nhất là một buổi làm việc ngoài cánh đồng.

- Nhi Lan: Chị đi đục lỗ. Chị ở trang trại. Những đứa trẻ chạy nhảy tung tăng. Tụi trẻ cười đùa. Chúng nó hạnh phúc (im lặng rất lâu, đi đâu đó).

Cảnh lao động thứ hai là trong sân nhà. Trong cả hai cảnh, những đứa con của Nhi Lan đều vui chơi gần cha mẹ.

- Nhi Lan: Chị đang ở ngoài sân. Chị cầm một cái cào hay cái gì dài lắm. Chị đang phơi một cái gì đó. Chị đang đi lại ở trong sân. Chồng chị đang làm gì đó ở xung quanh đây. Trẻ con vui vẻ, chúng nó chỉ chơi thôi.

Nhi Lan đúc kết ý nghĩa của kiếp sống này là “vất vả nhưng bình an”.

- Người hướng dẫn: Chị cảm thấy thế nào?

- Nhi Lan: Chị thấy bình an, chị vất vả nhưng mà chị thấy bình an.

Người con cô đơn ở Trung Á: “Mẹ ơi, con yêu mẹ!”

- Người hướng dẫn: Bây giờ chị hãy đi ra khỏi khung cảnh hiện tại. Chúng ta hãy đi sang một khung cảnh khác nơi có sự kiện quan trọng với chị.

- Nhi Lan: Quay rất nhanh, quay rất nhanh, như là lốc xoáy (im lặng rất lâu).

Sau khi rời bỏ khung cảnh của kiếp sống ở Hà Lan, Nhi Lan trở về một cuộc đời khác ở Trung Đông. Chị đi qua ba khung cảnh gồm một khung cảnh lao động, một khung cảnh với cha và một khung cảnh với mẹ.

Trong khung cảnh thứ nhất, Nhi Lan là đứa con gái nhỏ, khoảng 12, 13 tuổi đang ở trong một khu chợ.

- Nhi Lan: Như là một khu chợ (giọng thay đổi hẳn). Rất đông người.

- Người hướng dẫn: Đó là châu Âu hay châu Á?

- Nhi Lan: Chị nghĩ là Trung Đông. Họ đi lạc đà. Chị có một sợi dây buộc ngang bụng, hình như là thắt lưng. Chị nhìn thấy chị quấn khăn ở trên đầu. Áo choàng màu trắng, buộc cái dây như dây gai. Đi dép và buộc sợi dây đay. Chị còn bé quá khoảng 12, 13 tuổi.

Chị hoàn toàn đồng nhất mình với đứa trẻ, chăm chỉ bán hàng, quên rằng mình đang ở trong quá khứ.

- Nhi Lan: Chị bán một cái gì bằng sắt đen đen, tròn, nó có một cái chóp nhọn. Chị không biết nó tên là gì. Rất đông người. (im lặng rất lâu). Chị đi giao hàng. Có người mua (dừng lại một lúc để thực hiện việc mua bán). Chị bán được tiền.

- Người hướng dẫn: Hãy tiếp tục.

Đứa bé làm việc để kiếm tiền cho cha. Nhưng mối quan hệ của hai cha con rất xa cách.

- Nhi Lan: Chị đi. Chị dừng lại rồi. Chị có một cái túi nặng. Chị gặp bố chị. Ông ấy rất nhiều râu. Ông ấy già lắm, quấn cái khăn to, gần 50 tuổi. Đầu có 1 cái tẩu rất dài. Ông ngồi khoanh chân, mặc quần rất rộng. Chị không biết chị đang ở đâu. Chị đưa tiền cho bố. Ông ấy chẳng nói gì cả. Chỉ cho tiền vào túi. Chị vào bếp lấy đồ ăn. Chị ăn một mình, súp gì như là khoai tây, bánh mỳ dẹt. Chị ngồi ăn một mình, chị không thấy có ai. (Trong nhà) chả có cái gì cả.

Lầm lũi và cô đơn, Nhi Lan chợt hỏi mẹ chị ở đâu. Bé được trở về khung cảnh tuổi thơ trước đó khoảng sáu, bảy năm khi mẹ qua đời.

- Người hướng dẫn: Chị có thể chuyển sang khung cảnh khác.

- Nhi Lan: Chị muốn biết mẹ chị ở đâu?

- Người hướng dẫn: Hãy đi đến khung cảnh trong kiếp sống đó mà mẹ chị xuất hiện.

- Nhi Lan: Mẹ chị nằm trên giường. Bà ấy yếu lắm. Bà ấy trông già lắm. Bà ấy không sống được lâu nữa đâu. Chị bé lắm. Chỉ khoảng năm tuổi thôi. Chị đang đứng ở đầu giường. Chị nhìn mẹ chị. Chị khóc. Mẹ chị không nói gì, chỉ nhắm mắt. Mẹ là mẹ của chị. Bây giờ mẹ vẫn là mẹ của chị (bật khóc). Chị muốn nói: “Mẹ ơi mẹ, con yêu mẹ. Mẹ đừng chết (sụt sùi). Mẹ đừng để con một mình (khóc)”.

Nhi Lan khóc rất lâu bên giường mẹ, cho đến khi người hướng dẫn nhắc nhở chị cần đi tiếp.

Tiểu thư khuê các ở Trung Quốc: “Chỉ muốn lấy anh ấy thôi!”

Trong tiền kiếp thứ ba, Nhi Lan là một tiểu thư khuê các Trung Quốc. Chị đã được sống lại sáu bối cảnh của cuộc đời cực kỳ quan trọng này.

Giai đoạn thứ nhất là khi nàng mười tám tuổi.

- Người hướng dẫn: Chị có thể chuyển sang khung cảnh khác.

- Nhi Lan: Chị đang ở Trung Quốc. Là buổi trưa. Một cái vườn rất đẹp có những cái cầu. Chị mặc một cái áo rất đẹp. Kiểu lụa dài, màu đỏ. Có những cái đai màu vàng. Chị đi một đôi guốc đỏ. Chị đeo rất nhiều trang sức. Chị có nhiều người hầu theo sau. Chị trẻ lắm. Chỉ khoảng 17- 18 tuổi thôi. Chị đẹp lắm. Chị là tiểu thư, với rất nhiều người hầu xung quanh. Chị đang đi dạo trong vườn. Vườn rộng lắm. Vườn của nhà chị. Tên chị là Nhi Lan. Tay chị cầm một cái quạt. Chị ngồi xuống, thị nữ sửa tóc cho chị. Chị đùa nghịch trên bãi cỏ. Đến giờ phải đi về. Chị phải về nhà.

Khung cảnh thứ hai là về mối quan hệ giữa Nhi Lan và cha.

- Nhi Lan: Chị vào nhà. Phòng khách rất rộng. Rất nhiều đồ gỗ trạm trổ. Rất nhiều ngà voi. Rất nhiều đồ ngọc. Có một cây ngọc rất to. Rất nhiều đồ cổ. Chị ngồi bên bàn uống nước. Bố chị đi vào. Ông to lớn, bệ vệ lắm. Có người theo hầu. Chị không đi đến chào bố, mà bố lại chào chị, không đúng truyền thống gì cả. Bố chị chiều chị lắm. Chị xin bố mua ngựa. Chị muốn học cưỡi ngựa. Cái gì chị thích bố chị cũng mua. Chị tập cưỡi ngựa. Chị cưỡi giỏi rồi.

Sự kiện thứ ba là một tai nạn xảy ra với người nàng

- Nhi Lan: Chị phi ngựa trên cánh đồng. Các tiểu thư chỉ đứng ở xa thôi. Các người hầu không đuổi được chị. Chị phi rất nhanh. Con ngựa của chị màu trắng rất đẹp. Một người đàn ông cưỡi ngựa với chị. Người đó rất tuấn tú. Ngựa của người đó màu nâu. Chị rất vui. Chị nghĩ là chị yêu người đó. Rồi người đó bị ngã ngựa. Chảy máu nhiều lắm. Chị lay gọi, chị gọi, chị gọi. Nhưng người đó không mở mắt ra. Anh ấy không mở mắt ra. Anh ấy là chồng của chị bây giờ (hoảng hốt). Anh ấy chết rồi. Anh ấy chết rồi. Anh ấy chết rồi (khóc).

Khung cảnh thứ tư là về tâm trạng của Nhi Lan sau tai nạn.

- Nhi Lan: Chị đeo tang. Một vòng tang. Chị không đi đâu nữa. Chị không gặp ai nữa. Chị chỉ ở trong phòng một mình thôi. Chị không bao giờ cười nữa. Chị không muốn sống nữa.

Khung cảnh tiếp theo là những năm tu hành cuối đời của Nhi Lan.

- Nhi Lan: Chị đi dạy học. Chị mặc áo giản dị lắm. Chị dạy trẻ con nghèo. Chị đã bỏ nhà đi rồi. Chị sống một cuộc đời làm lũ. Chị không muốn sống cuộc sống đó (cuộc sống trước kia) nữa. Trông chị giống một nhà sư. Chị là nhà sư. Chị lên chùa dạy học. Chị sống như thế đến hết đời.

Khung cảnh cuối cùng là lời trăng trối của nhà sư.

- Nhi Lan: Chị không muốn lấy chồng nữa. Chị muốn kiếp sau gặp anh ấy lại. Chị chỉ muốn lấy anh ấy thôi. Kiếp này chị chưa lấy anh ấy được. Chị lấy anh ấy ở kiếp sau (khóc).

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh