Sống Để Trao Tặng: Cuộc Đời Của Nhi Lan

SỐNG ĐỂ TRAO TẶNG: CUỘC ĐỜI CỦA NHI LAN

Tuổi thơ vất vả mà hạnh phúc

Nhi Lan đã có tính cách lo toan từ nhỏ. Khoảng ba tuổi, bé được mẹ mua cho đôi dép nhựa mà bé thích mê. Đến nhà ai chơi, Nhi Lan cũng bỏ dép ra, lồng chúng vào nhau, cắp vào một bên nách, rồi mới yên tâm đi chân đất vào nhà. Bố giảng giải cho con gái là cứ yên tâm để dép bên ngoài cửa. Thất bại. Mẹ đề nghị bỏ đôi dép quý của cô con gái vào túi xách của mình. Thất bại. Cuối cùng, cô bé được tặng một cái giỏ nhỏ để chủ động quản lý đồ dùng cá nhân.

Khi có thêm hai em, chị cả Nhi Lan giúp bố mẹ các việc như xếp hàng mua đồ theo tem phiếu thời bao cấp và trông nom nhà cửa.

Nhi Lan xuất hiện trên báo lần đầu tiên khi còn học mẫu giáo, trong tấm ảnh tay ôm đàn, mặt rạng ngời sung sướng, dù em không biết đánh đàn. Đơn giản là Nhi Lan luôn nổi bật ở vị trí lãnh đạo, dù chỉ là lãnh đạo lớp mẫu giáo. Suốt thời học sinh, em là người đứng đầu các tổ chức của trường lớp.

Đúng ngày thi đại học, Nhi Lan bị sốt cao. Rồi em trải qua nhiều tháng trời nằm viện do biến chứng từ đợt sốt đó. Bố mẹ đã cùng cô con gái chiến đấu với căn bệnh đã cướp đi tính mạng của rất nhiều bệnh nhân cùng điều trị tại bệnh viện trong thời gian đó. Năm sau, Nhi Lan thi lại và đỗ đại học.

Tình yêu định mệnh

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Sống bên hồ Gươm, mọi người trong gia đình Nhi Lan có thói quen đi đi dạo quanh hồ. Đó là đêm giao thừa, Nhi Lan ra khỏi nhà, mang theo một chiếc ly thủy tinh. Nàng đi cùng một nhóm bạn học, hòa vào đám đông ồn ào quanh hồ. Rồi họ gặp một nhóm bạn học khác cũng rất ồn ào, đi ngược bộ ngược chiều. Trong nhóm kia, có một anh chàng cao to và đẹp trai, tay cầm một chai rượu. Rượu được rót vào ly để chúc mừng năm mới. Và câu chuyện tình yêu bắt đầu.

Bóng tối của đêm Ba mươi đã giúp chàng và nàng vượt qua khoảng cách đầu tiên về hình thức. Trở ngại thứ hai là tuổi tác. Nàng trượt đại học một năm còn chàng thì bằng cách nào đó đi học từ lúc bốn tuổi. Men rượu say đã giúp cả hai nhầm tưởng nhau là bạn đồng niên, giữa một đám bạn chung của buổi gặp gỡ đầu tiên. Sự lãng mạn cũng đã giúp hai người vượt qua khác biệt về tính cách.

Nàng được rất nhiều anh chàng để ý từ thời còn đi học. Trận ốm thập tử nhất sinh đã làm gián đoạn vài ba mối quan hệ tiềm năng. Tuy nhiên, nàng đã quyết yêu chàng dù chàng chỉ bằng tuổi em gái nàng. Chàng có một hiểu biết đáng kinh ngạc về lịch sử, tôn giáo, triết học, ngoại ngữ. Chàng cũng đam mê nghệ thuật dân gian, đặc biệt là hội họa và kiến trúc.

Nàng nói cười như đứa trẻ chẳng giữ gì trong lòng, còn chàng lầm lỳ như một ông già ôm một khối kiến thức hàn lâm. Mối quan hệ của chàng và nàng tiến quá nhanh khiến cha mẹ hai bên hoảng hốt. Mâu thuẫn giữa hai người yêu nhau chỉ có đủ thời gian sinh ra mà không có đủ thời gian để giải quyết.

Ngày cưới đến gần. Nàng chạy trốn đến một thành phố khác, vì không biết có còn yêu chàng hay không. Có quá nhiều khác biệt. Cuối cùng nàng đầu hàng sức mạnh của số phận.

Chàng cũng giấu nàng một điều thầm kín, được viết trên một tờ giấy nhét kín đáo vào trong cuốn sổ tay. Trên tờ giấy đó, thằng bạn thầy bói khi bị trút rượu say mềm, đã mô tả người vợ tương lai của chàng, với đầy đủ ưu và nhược điểm y như là nó đứng trước bức ảnh biết nói của nàng. Nên chàng cũng đành đầu hàng số phận.

Gánh nặng gia đình

Hai vợ chồng mở một công ty riêng mà Nhi Lan là giám đốc. Sau lần sảy thai đầu tiên của chị, công ty bị chuyển nhượng. Hai vợ chồng chuyển từ nhà riêng về sống với cha mẹ của anh. Sau đó, hai đứa con lần lượt ra đời. Từ một người ham thích các hoạt động cộng đồng và quản lý, chị trở thành bà nội trợ bận rộn.

Nhi Lan được bố mẹ chồng giúp đỡ rất nhiều vì anh con trai tài hoa của họ không mấy khi ở nhà. Với quá nhiều đam mê, quá nhiều năng khiếu, quá nhiều kiến thức, quá nhiều bạn bè, anh lúc nào cũng đang ở đâu đó với các lò gốm, với các khu khảo cổ, với các họa sỹ, với người dân tộc, với rừng núi thiên nhiên… Khi trở về, anh thường mang theo những bức tranh cần được treo, những bức tượng cần được lau chùi, những đồ gốm cần được xếp đặt, những con gà chọi, chim cảnh, cóc, rùa, chó và mèo cần được chăm sóc.

Bố mẹ anh đã hy vọng rằng con trai mình dành thêm thời gian ở nhà khi có vợ con. Nhưng sau khi kết hôn anh còn đi nhiều hơn, có thể vì tin tưởng rằng đồ đạc và chim thú quý của mình đã có thêm vợ anh chăm sóc.

Mâu thuẫn vợ chồng

Chồng Nhi Lan thoắt ẩn thoát hiện trong gia đình sau những chuyến đi dài. Ở nhà, anh muốn bản thân và những vật quý được nâng niu. Nếu không, anh sẽ rất bực mình. Khi nghe người thân phàn nàn về việc anh thường xuyên vắng nhà còn đồ sưu tầm của anh chất đầy nhà, anh nổi cáu và lại đi tiếp.

Nhi Lan càng ngày càng luộm thuộm, căng thẳng và nhiều lời. Các cuộc to tiếng giữa hai vợ chồng về tiền bạc, trách nhiệm gia đình, thú vui xã hội, mâu thuẫn tính cách… ngày càng thường xuyên. Trong trận chiến, chỉ có tiếng cằn nhằn của chị và tiếng đổ vỡ của đồ đạc do anh gây ra.

Chồng Nhi Lan là người duy nhất trong gia đình kiếm tiền. Bọn trẻ gây ra rất nhiều chi phí, ngoài công sức chăm sóc chúng, nên Nhi Lan rất cần chồng chu cấp tài chính cho các con. Ngược lại, lũ chim và những món đồ cổ lại cần nhiều công sức chăm sóc ngoài chi phí mua chúng, nên anh chồng cũng cần vợ để chăm lo các đam mê của anh. Hai vợ chồng đều cần nhau, nhưng không còn như đôi chim câu ríu rít thủa ban đầu nữa.

Khủng hoảng tuổi trung niên

Nhìn lại cuộc đời vào tuổi bốn mươi, Nhi Lan thấy các mơ ước thời tuổi trẻ đã trở nên xa vời. Niềm an ủi của chị là những đứa con xinh đẹp như thiên thần mà ai cũng nức nở khen giống bố như đúc ra từ một khuôn. Nhi Lan cảm thấy đánh mất chính mình.

Chị sắp xếp thời gian lấy thêm bằng đại học thứ hai và tìm kiếm một công việc hành chính đơn giản. Song không có cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào chú ý đến người phụ nữ nội trợ với kinh nghiệm làm việc duy nhất là giám đốc công ty riêng mười năm trước. Khủng hoảng về cái tôi của Nhi Lan đạt đến đỉnh điểm.

May mắn thay, tổng giám đốc một tập đoàn đã nhận chị vào làm thư ký riêng. Đúng lúc đó, chị lại mang thai em bé thứ ba. Nhi Lan muốn giữ đứa trẻ, chấp nhận bỏ việc. Mọi thứ trở lại tình trạng bế tắc trước đây.

Bước ngoặt cuộc đời

Chồng Nhi Lan bất ngờ được nhận vào làm giảng viên tại một trường đại học Mỹ. Cả gia đình chị chuyển sang Mỹ sinh sống.

Con út của Nhi Lan vừa ra đời thì con cả đầu bắt đầu đi học. Không ô tô và không tài khoản ngân hàng, hàng ngày, bốn mẹ con dắt tay nhau đi bộ đến trường. Nhi Lan cùng hai đứa con nhỏ hơn lang thang trước cửa trường, trong khi đứa lớn nhất ở trong lớp học. Ba mẹ con ăn trưa luôn ngoài đường với sữa và thức ăn mang theo trong các hộp nhựa. Khi đứa lớn tan học vào giữa buổi chiều, cả bốn mẹ con dắt tay nhau đi bộ về.

Mẹ Nhi Lan gọi điện thoại sang cho con gái vừa khóc vừa nói: “California quá rộng. Thư viện thì đầy sách. Tranh, tượng, đồ cổ, chim cảnh và chó nuôi vẫn có sẵn, chỉ đắt hơn ở Việt Nam thôi. Chồng con sẽ chẳng có thời gian cho bốn mẹ con. Cha mẹ ở xa quá không giúp con được, con và các cháu sẽ chết mất”.

Những năm đầu tiên định cư ở nước Mỹ cực kỳ vất vả và thiếu thốn, nhưng Nhi Lan lại thấy tự do. Không thể dùng bằng cấp của Việt Nam để xin việc ở đây, chị học thêm chương trình đại học về giáo dục. Nghề giáo viên dễ xin việc, vừa kết hợp được với việc chăm sóc ba đứa con. Chị cũng coi đây là cơ hội để đổi sang nghề nghiệp yêu thích từ lâu.

Học xong chương trình đại học, Nhi Lan lại nhận được học bổng học thạc sỹ. Song chị hoãn chương trình cao học vì không đủ sức vừa chăm sóc con vừa đi học. Khi con gái lớn vào cấp ba và con trai út bắt đầu đi học, Nhi Lan cũng nhận bằng thạc sỹ và bắt đầu đi tìm việc.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh