Hành Trình Một Linh Hồn: Chương 9

HÀNH TRÌNH MỘT LINH HỒN: CHƯƠNG 9

Tối qua tôi ngủ thật ngon giấc, sáng dậy tôi thức vào giờ thường lệ hết sức tươi tỉnh, nhưng không nhớ lại chút gì chuyện đã xảy ra trong đêm. Bản câu hỏi của tôi đã sẵn sàng, và tôi mong Acharya sẽ thấy nó không dài cho lắm.

Tôi đang đọc lại những câu hỏi của mình thì cửa mở ra và Acharya chào tôi:

- Anh không cần phải xin lỗi về số câu hỏi của anh. Tôi có cản anh đừng hỏi nhiều vì tôi biết là lắm chuyện sẽ trở nên sáng tỏ khi anh có kinh nghiệm riêng ở cõi tình cảm, và ngắt lời quá nhiều thì không ích gì cho người nói lẫn người nghe. Tôi sẽ cố gắng hết sức để trả lời thắc mắc, dùng chữ sao cho giải thích rõ ràng những khó khăn của anh.

Hỏi (H): Trong những lần nói chuyện thầy không đề cập chút gì tới quan niệm thông thường về Thiên Đàng mà đại đa số người theo Thiên Chúa giáo được dạy nên ước ao. Có chỗ nào như vậy không, hay nó chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng của linh mục, mục sư thuộc giáo phái khăng khăng nói rằng có nơi như thế?

Đáp (Đ): Hoàn toàn không có nơi nào là Thiên Đàng, mà có trạng thái tâm thức thường được ai ở trong tâm trạng ấy cho là thiên đàng. Người thì nói rằng trạng thái tâm thức ấy gặp ở những cảnh cao của cõi tình cảm. Người khác thì nhất quyết rằng nó chỉ gặp ở cõi trí mà thôi. Có người bảo thiên đàng và cõi trí khác nhau. Thiên đàng (Paradise) là chữ của người Hy Lạp chỉ những cảnh giới cao của cõi tình cảm, còn cõi trời (Heaven) thì họ dạy rằng nằm ở cõi trí, sau khi con người đã rời cõi trung giới quay trở về nhà của chân nhân hay linh hồn. Ở những cảnh cao đó, người ta bao quanh mình bằng hình tư tưởng của các thiên thần, có đẳng cấp y theo kinh sách xưa của

Do thái giáo. Họ thấy hình như thật mà chuyện chẳng hại ai nếu họ tin đó là thật, vậy cải chính với họ để làm chi?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nhiều kẻ còn tạo ra hình tư tưởng của Thượng Đế hay thánh Peter, và anh có nói gì đi nữa cũng không thể thuyết phục được họ là đang sống trong ảo ảnh. Rồi có ngày họ phát triển trí tuệ hơn một chút, khi đó họ sẽ bắt đầu tìm hiểu cái gì là sự kiện thật và cái gì là ảo ảnh.

Tôi để ý là tuy anh hỏi về Thiên đàng theo quan niệm thông thường, nhưng anh không đề cập đến Địa ngục theo niềm tin dân gian. Lẽ tự nhiên là không có Địa ngục cũng như không có Thiên đàng. Thường thường người ta không thấy ai ở cõi trung giới tạo ra hình tư tưởng của địa ngục và sống trong cảnh ấy, vì người ta xét mình khe khắt đến thế mấy cũng không cho rằng địa ngục là chỗ đúng cho họ. Đa số ai sống trong hình tư tưởng của họ về Thiên đàng theo nghĩa thông thường, cảm thấy rất hạnh phúc vì nghĩ rằng họ xứng đáng được ở trong cảnh đó, hoặc cho rằng mình hết sức may mắn ở được chỗ mà không chắc là đủ tiêu chuẩn để được nhận vào. Cảnh thiên đàng theo nghĩa dân gian hiểu mà do người ở cõi trí tạo ra thì khác hẳn, tuy nó có cùng mục đích cho ai liên hệ.

H: Trong bài nói chuyện kỳ thứ ba, thầy cho hay sẽ giải thích sự khác biệt giữa cuộc sống của thú vật ở cõi trung giới và của người ở đó. Nó khác nhau ra sao?

Đ: Có sự khác biệt rất đáng kể giữa cuộc sống của thú vật và của người nơi cảnh ấy. Nói về thú thì nó ít khi ở cảnh cao hơn cảnh thứ ba (từ dưới đếm lên), vì cuộc sống của người ở những cảnh cao không thú vị mấy cho con thú, và chỉ trong trường hợp ngoại lệ ta mới thấy có người mang theo với mình con thú họ thương đặc biệt, khi họ tiến sang những cảnh cao hơn.

Khi qua đời ở cõi trần, con thú sẽ nghỉ ngơi một lúc ngắn ở cõi trung giới, thường lâu nhất là 10 - 15 năm. Tới ngày giờ cho hồn khóm đi tái sinh, là cái thực thể tâm linh mà con vật thuộc về, những thú vật có tính chất riêng và sống riêng biệt nhau ở cõi tình cảm được thu hút trở vào hồn khóm, cá tính riêng của chúng lập tức không còn nữa. Kinh nghiệm của những sinh vật làm nhuộm màu hồn khóm, sinh lực của hồn khóm phân chia trở lại thành nhiều phần, mỗi phần trở vào thân xác mới của các con vật học hỏi thêm kinh nghiệm. Như tôi đã giải thích trước đấy, sự việc tiếp tục mãi cho tới lúc hồn khóm sẵn sàng cá nhân hóa, thoát kiếp thú thành người.

Con thú luôn luôn hạnh phúc trong những năm sống ở cõi tình cảm, ngay cả với trường hợp rất hiếm như khi con chó chết vì đau khổ do chủ đem nó cho người khác, hay bỏ nó lại với người lạ khi họ phải đi xa; con vật như thế mau lẹ tìm được gia đình khác nhận nó. Ở cõi tình cảm anh không hề thấy con chó nào xin ăn, trong khi anh đó chứng kiến nhiều người tiếp tục ăn uống sau khi chết, chỉ vì con người ta tạo thói quen như vậy. Chó hay mèo chỉ ăn khi đói mà ít khi ăn vì ham ăn ham uống. Sang cõi trung giới, nó không đói nữa nên không bao giờ xin ăn. Chó săn khi còn sống được huấn luyện đi săn do đó sau khi chết nó tiếp tục làm thế. Bản năng của nó là tìm con mồi, sự tìm kiếm chính là hình tư tưởng nên con mồi hiện ra ngay và con chó lập tức cong đuôi phóng người rượt. Bắt được mồi hay không chẳng quan trọng cho lắm, vì con mồi chỉ là hình tư tưởng và không thể bị giết chết như kiểu suy nghĩ bình thường, nhưng con chó thỏa thích với việc săn đuổi và tiếp tục sống đời hạnh phúc.

Con ngựa lúc sống từng là con thứ cưng của ai thích ngựa sẽ mau lẹ có được chủ khác cũng thích ngựa, và việc thường lệ là cỡi ngựa dạo chơi hay đua ngựa sẽ diễn ra, mang lại lợi ích và niềm vui thú cho cả người và ngựa. Trong vài trường hợp khi con ngựa cưng chết đi, người chủ ở cõi trần nghĩ tới con vật mạnh mẽ vào ban đêm lúc họ đi ngủ. Con vật cảm được “lời kêu gọi” ấy và đôi khi có thể tiếp xúc lại với chủ, ở bên cạnh họ vài giờ. Tuy vậy đó không phải là việc nên làm vì ngựa hay chó cảm được sự mất chủ khi người này trở về xác thân của họ, lúc giấc ngủ đã xong. Thành ra nếu thương con vật thì tốt hơn nên để nó quấn quít chủ mới ở bên kia.

Vài trường hợp hiếm có là tình thương giữa người và vật quá mạnh mẽ tới mức hồn khóm mà con vật là một phần, lại ràng buộc với người này. Nó chỉ xảy ra vào giai đoạn cuối của hồn khóm, lúc chỉ còn hai linh hồn trong đó cho tới lúc cá nhân hóa thành người. Vì người ấy đã làm quá nhiều cho hồn khóm, bằng cách giúp con vật ràng buộc vào họ, xóa sạch được dấu vết của lòng sợ hãi, trộn hồn khóm gồm hai con chó hay hai con mèo thí dụ vậy, trong hai hay ba kiếp liên tục sẽ tái sinh vào cùng một gia đình. Theo cách đó khi việc cá nhân hóa thành người xảy ra nó được thu ngắn rất đáng kể. Tôi có thể kể vài thí dụ là chuyện thật thuộc loại này cho anh nghe, nhưng tôi không có nhiều thì giờ.

Thời gian con thú ở cõi tình cảm thì quá ngắn, khiến cho những điều kiện nơi đây không ảnh hưởng sâu đậm sự tiến hóa của hồn khóm, nên khi hết ngày giờ nơi đó con thú biến mất khỏi nhà mà nó tự ràng buộc vào, quay trở về hồn khóm để tái sinh nơi cõi trần học thêm kinh nghiệm.

  1. Tại sao Charles không tiếp xúc với chúng ta trong cuộc du hành sang cõi tình cảm lần thứ hai? Có phải là hắn không còn quan tâm đến tôi vì cuộc sống mới của hắn nay rất khác biệt và hứng thú hơn cuộc sống cõi trần, hay vì hắn không thể nhập bọn với ta nếu không được thầy giúp?

Đ: Tôi rất mừng là anh đã nêu những thắc mắc này, vì tuy tôi phải mất thì giờ để giải thích điều anh muốn biết, chuyện cần nhất là anh phải hiểu rõ ràng tại sao cơ hội di chuyển ở cõi trung giới lại thay đổi khác nhau, giữa khách đi chơi qua đó và người thường trú nơi đây.

Khi người ta sống ở cõi trần thì thể tình cảm là thể phụ, được anh dùng trong lúc ngủ để sinh hoạt ở cõi trung giới. Thể ấy làm bằng vật chất tình cảm, có những hạt tương ứng với những cảnh khác nhau của cõi này, và bao lâu mà anh còn thể xác thì các hạt này trộn lẫn cái nọ với cái kia. Anh có thể đi lên bất cứ cảnh cao hay xuống cạnh thấp nào của cõi này chỉ bằng cách sử dụng ý chí, và tùy theo cảnh mà anh đến, những hạt trong thể tình cảm của anh trở thành linh động làm anh đi được tới lui như thế.

Nói cho thật rõ thì khi anh ở cảnh thứ nhất (từ dưới đếm lên), hạt tương ứng với cảnh ấy linh hoạt vào lúc đó, nhưng thí dụ là anh đi từ thứ nhất lên cảnh thứ tư, nó có nghĩa nay những hạt thuộc cảnh thứ tư trở nên linh hoạt còn hạt thuộc mấy cảnh khác ở trong tình trạng lặng yên, bao lâu mà sinh hoạt của anh diễn ra ở cảnh thứ tư.

Trong lúc anh còn thân xác vật chất thì sự việc diễn ra như thế, nhưng khi anh qua đời bỏ lại thể xác thì thể tình cảm, trước kia là một khối gồm những hạt di động không ngừng xen kẽ với nhau, này xếp đặt thành hình khác hẳn. Để anh hiểu được trọn vẹn chuyện này, thử tưởng tượng thể tình cảm sau khi chết như một hình bầu dục, như quả cam có tâm ở giữa và bảy lớp vỏ riêng biệt phân cách nhau bao quanh tâm ấy. Bảy lớp vỏ gồm vật chất tương ứng với bảy cảnh khác nhau ở cõi trung giới mà nay anh đã biết đôi điều. Vào lúc qua đời, thể tình cảm xếp đặt lại phần vật chất tạo nên thể, khiến cho lớp vỏ ngoài cùng hay đậm đặc nhất, làm bằng những nguyên tử tương tự với những hạt mà anh cần để sinh hoạt ở cảnh thứ nhất tức cảnh đậm đặc nhất của cõi ấy.

Sau một thời gian anh rời cảnh thứ nhất đi qua cảnh thứ hai, bỏ lại lớp vỏ ngoài đó khiến cho những hạt nguyên tử tương ứng với cảnh thứ hai của cõi này hóa ra linh hoạt, và thành lớp vỏ ngoài cùng của thế tình cảm của anh.

Chuyện y vậy tiếp diễn khi anh đi qua những cảnh cao hơn, mỗi lần đổi cảnh thì lớp vỏ ngoài rới rớt đi làm lộ ra lớp vỏ trong bên dưới, khiến nó linh hoạt cho phép anh có ý thức hoàn toàn ở cảnh này. Nếu bây giờ muốn đi xuống dưới trở lại, thí dụ từ cảnh thứ tư xuống cảnh thứ nhất, người cư ngụ thường trực ở đó phải dùng những hạt nguyên tử nằm trong tâm của trái cam, tức hạt nguyên tử trường tồn, để thực hiện thay đổi này. Nó đòi hỏi nỗ lực ý chí lớn lao hơn trường hợp của người sống tạm thời là du khách qua cõi tình cảm, vì người đã khuất phải thu hút để tạo một lớp vỏ mới bao quanh thể tình cảm của mình, tương ứng với vật chất tình cảm ở cảnh mà họ muốn sinh hoạt.

Charles không đi với chúng ta trong lần du hành thứ hai sang cõi trung giới vì tôi không mời hắn đi, nên hắn không biết là có dự định để đi. Nay anh có thể nhìn ra là nếu chúng ta có Charles đi cùng trong buổi du hành ấy, tôi sẽ cần giải thích chi tiết với hắn về cách thức phải làm để cho phép hẳn trở lại cảnh thứ nhất là chỗ hắn đang sống. Không phải vì Charles bận rộn với đời sống ở cõi trung giới mà anh không gặp lại em trong mấy ngày qua, mà giản dị là người trung bình sống ở cõi tình cảm không náo nức muốn liên lạc với người cõi trần, không như anh muốn lập tức tiếp xúc với Charles sau khi hắn tử trận.

Anh hỏi là Charles có thể tới nhập bọn với chúng ta mà không cần giúp đỡ? Chắc chắn là hắn làm được, miễn là hắn nghĩ đến chúng ta đủ mạnh, làm cho ta biết ước muốn của hắn. Thí dụ hắn có thể chờ trong phòng ngủ của anh mỗi tối nếu muốn, tới lúc anh ngủ và thoát ra khỏi thể xác; khi ấy hắn có thể cho anh hay là muốn theo tới bất cứ chỗ nào anh đi. Anh chàng không tỏ ao ước mạnh mẽ ấy nên gần đây anh không gặp lại hắn. Còn nếu anh lo ngại thì xin trấn an rằng vào lúc này, Charles đang bận rộn với một người khác phái vừa qua đời; hắn rất vui thích chỉ dẫn cô chung quanh, tỏ cho cô thấy hắn biết nhiều hơn cô lúc này ra sao về cảnh sống bên đó. Tôi đề nghị anh để hắn yên một thời gian, vì về sau tôi nghĩ anh sẽ liên lạc trở lại với hắn, có lợi cho cả hai người.

H: Thầy chưa nói gì về việc tại sao có người sinh ra tàn tật, khiếm thị, câm điếc. Có lý do nào chăng?

Đ: Chắc chắn là có lý do và nói đôi điều về luật Karma hay nhân và quả sẽ trả lời thắc mắc của anh. Chuyện thiết yếu anh cần nhớ thật rõ trong trí, là tất cả những điều bi thảm ấy hoàn toàn do người liên hệ tạo ra, do hành động của họ trong những kiếp trước chứ không do một Hóa Công độc ác nào, thích chứng kiến con người bị đau khổ.

Trẻ nhỏ sinh ra bị tàn tật vì trong một kiếp trước, họ là nguyên nhân gây nên đau khổ tột cùng cho người khác hay con vật khác. Người say mềm vì rượu có thể đánh đập tàn nhẫn một đứa trẻ, làm thể xác bị tật mà y khoa không chữa được; điều ấy không nghi ngờ gì sẽ khiến họ sinh ra tàn tật ở kiếp sau, bắt buộc phải đau khổ theo cùng một cách. Người sinh ra bị câm và điếc thường khi do ở kiếp trước họ là cha mẹ của trẻ câm điếc nhưng thay vì tạo cảnh gia đình vui vẻ cho con, cha mẹ lại tỏ ra thất vọng là có con khác thường, trút sự bực bội lên trẻ mà em không thể chống đỡ làm cho cuộc sống của em hóa tệ hơn.

Ngay cả người tiến hóa xa biết lý do trẻ sinh ra câm điếc hay bất bình thường về bất cứ mặt nào, thường khi không nhận thức rằng có con khác thường là một cơ hội vô cùng tốt đẹp để họ tạo nên karma tốt, bằng cách đối đãi con với nhiều thiện cảm và hiểu biết. Anh có thể nói rằng công lý ngày nay rất khác với công lý đời xưa, nhưng các hành động không suy nghĩ trong kiếp trước của ta phải được trang trải, ngay cả khi ở những kiếp đã qua con người ít nhạy cảm với sự đau đớn hơn là so với ngày nay, và quen với cách đối xử tàn tệ hơn. Đừng quên rằng dụng ý là cái quyết định mức đau khổ.

Nhân quả cũng xảy ra tương tự đối với sự tàn nhẫn về tình cảm và trí tuệ. Chuyện rất hay thấy là bà mẹ này là quả phụ, gây cản trở không cho con trai thành hôn, chỉ vì bà ích kỷ muốn giữ con lại trong nhà. Cha/mẹ biện luận rằng lập gia đình sẽ tạo nên chuyện bất lợi hay làm gia đình mất bớt lợi tức, hay họ quá đau yếu không thể sống một mình. Thế nên con trai/con gái cảm thấy có bổn phận, bỏ qua cơ hội có cuộc hôn nhân hạnh phúc và dành cả đời quên mình để chăm sóc cho mẹ/cha ích kỷ. Người con không phải lúc nào cũng nhìn ra được là mẹ/cha ích kỷ, trong khi ai khác thấy ngay ra điều ấy.

Kết quả của lòng ích kỷ đó là để cho công bình, nếu trong kiếp tương lai thiếu phụ này cảm thấy thương yêu ai thì người ấy qua đời, vì lý do này hay kia trước khi có cuộc hôn nhân. Sau nhiều năm cô lành vết thương lòng, gặp người khác thương yêu mình và xem ra không có lý do nào để chuyện không diễn tiến tốt đẹp, nhưng số mạng có thể can thiệp lần nữa, với kết quả là một bên trong lứa đôi mắc bệnh nan y, khiến cho hôn nhân không thành. Vì người đời không biết lý do nằm đằng sau chuyện xảy ra, họ tin rằng kẻ trong cuộc là trò chơi của con Tạo nhẫn tâm, nhưng nó không phải vậy vì anh không thể bị đau khổ trừ phi chính anh đã sinh ra nguyên nhân của đau khổ đó.

H: Tại sao có người sinh ra dưới “ngôi sao tốt” có tiền bạc dư thừa, sức khỏe đầy đủ và mọi điều xem ra là lợi thế, còn người khác sinh ra trong khu ổ chuột, không có lợi thế tự nhiên nào, và đôi khi mắc bệnh do cha mẹ truyền sang?

Đ: Môi trường mà mọi người sinh ra là do họ tự tạo cho mình trong một kiếp trước, cũng theo luật nhân quả. Khi một ai sinh ra dưới “ngôi sao tốt” như anh mô tả, có nhiều tiền và sức khỏe tuyệt hảo, tự nhiên là người đời xem họ đúng là được Trời thương, nhưng cơ hội có một đời sống dễ dàng chỉ đến với ai đáng được hưởng như vậy. Người sinh trong ổ chuột, bị thua kém nhiều bề và có lẽ còn mắc bệnh di truyền bị xem là thiếu may mắn, nhưng tôi có thể bảo đảm với anh rằng người sau cũng nhận lãnh trở lại cái họ đã gieo.

Muốn xem thí dụ ai có quyền được sinh ra dưới “ngôi sao tốt”, anh chỉ cần nhìn vào người nghèo trên thế giới để thấy trường hợp điển hình. Đã bao nhiêu lần anh thấy cảnh một người không có nhiều tiền của mà tỏ lòng rộng rãi, cố gắng giúp người khác kém may mắn hơn họ? Cảnh hay xảy ra là lắm khi họ bị người thiếu lương tâm lợi dụng. Hành động rộng rãi của người như vậy khiến họ được sinh ra trong điều kiện tương lai hết sức khác biệt, và ít khi họ mất cơ hội mà tiền của dự dả tạo ra, vì họ tiếp tục giúp người đồng loại như đã làm trong quá khứ, mang lại lợi ích cho chính mình và thế giới.

Nếu những cơ hội này bị bỏ qua không dùng, con người tạo nhân quả xấu thay vì tốt và để họ sinh vào cảnh ít thuận lợi theo quan điểm người thường thì có lẽ hay hơn.

Sinh ra trong cảnh nghèo hèn không nhất thiết là bị kém may mắn lớn lao. Trong những trường hợp ấy, họ có cơ hội vượt qua những giới hạn của môi trường họ sinh ra bằng chính nỗ lực của mình. Ta hay thấy người như vậy khắc phục được trở ngại của hoàn cảnh và lớn Iên thành đạt, ngay cả thành nhà lãnh đạo thế hệ của họ. Phải có can đảm mới làm được thế, nhưng nỗ lực thực hiện chẳng những cải thiện tâm tánh của họ, mà còn cho phép họ tạo nên nhân quả tốt trong kiếp đó. Sự gắng sức và việc họ từ chối không để cho các giới hạn tự nhiên cản đường mình, thường bảo đảm rằng trong kiếp sau môi trường của họ cải thiện nhiều lần hơn.

H: Thầy có thể giải thích tại sao có giống dân da màu và giống khác da trắng? Có phải người da trắng luôn luôn là người tiến hóa hơn ai da màu? Hôn nhân dị chủng có phải là điều tốt? Ai đã là người da trắng thì có bao giờ sinh làm người da màu không?

Đ: Theo quan điểm huyền bí thì không có lý do gì để nói là người da trắng nhất thiết tốt hơn người da màu. Màu da một ai không nói lên mức tiến hóa của họ, mà thường là do yếu tố khí hậu trong nước mà họ sinh ra. Việc sinh vào một quốc gia nào thường được quyết định cho họ, tuy rằng chân nhân được phép chọn lựa phần nào. Trước khi bắt đầu việc tái sinh nơi cõi trần, chân nhân được cho thấy những đặc tính mà nó thiếu, và bởi mỗi quốc gia có các đặc tính riêng của chúng, cái trên thực tế biểu lộ ra trong tất cả công dân của nước ấy, chân nhân thường sinh vào gia đình trong nước có những đặc tính và tính chất tiềm tàng mà linh hồn còn thiếu, để các điều này được tạo ra trong bản tính tương lai của nó.

Mấy chục ngàn năm về trước người trên mặt đất có da màu. Tuy ngày nay Úc châu là nước da trắng, người thổ dân tại Úc là người da đen. Ở Nam Phi người sinh sống ban đầu nơi đó là người da màu, và tuy một số lớn vẫn còn sống nơi ấy, Nam Phi hiện giờ (trong thập niên 1940) do người da trắng kiểm soát. Tất cả chúng ta trong những kiếp trước đều sinh ra làm người da màu. Khi văn minh tiến triển, nhưng quốc gia nay là phương tây có người đến cư ngụ và để cho các nước ấy phát triển càng mau càng tốt, những đấng Cao Cả trông coi vận mạng các quốc gia đã dàn xếp cho một số linh hồn tiến hóa trên thế giới, sinh làm con cái của những người tiên phong cư ngụ ở các nước tây phương.

Bởi khí hậu tại các nước này thường lạnh hơn khí hậu các nước Đông phương nói chung, mặt trời có ít ảnh hưởng hơn trên da của người, với kết quả là giống da trắng sinh ra. Tiến bộ ngày nay phần lớn phát xuất từ các nước tây phương, vì điều ấy việc nên có là những người kinh nghiệm nhất trên thế giới, các linh hồn già dặn, sinh ra trong cơ thể của người tây phương. Anh quốc từng là nước thống lĩnh trong các thế kỉ qua, do đó nhận được số linh hồn tiến hóa xứng đáng với phần của nó, nhưng nay Hoa Kỳ đang nhận lấy trách nhiệm đó với vị trí khó khăn ấy. Chắc chắn không phải vì tình cờ mà một ai được quyết định sinh ra làm người Anh, Mỹ, Đức hay Trung Hoa.

Hiển nhiên anh thấy là tất cả người da trắng không phải đều tiến hóa hơn tất cả người da màu. Mỗi quốc gia trên thế giới cần có một số linh hồn đã tiến hóa cao và có kinh nghiệm hướng dẫn nó, giúp sự tiến hóa của nó, thế nên luôn luôn có một số linh hồn già dặn sinh trong mỗi quốc gia. Nói như vậy tôi không muốn hàm ý rằng có linh hồn già dặn sinh ra với thân xác là người thổ dân của Úc châu. Điều này không thể nào xảy ra vì họ không phải là một quốc gia mà là một giống dân đang tàn lụi dần, thế nên những ai sinh ra với thể xác ấy là người nguyên thủy thuộc về giống dân đó, nhưng không tiến kịp hay tiến xa bằng ai cũng ban sơ thuộc cùng giống dân mà đã tiến sang những giống dân khác từ lâu.

Hãy so trường hợp đó với Ấn Độ, trong nước này anh thấy có hàng triệu linh hồn chưa tiến hóa, mà anh cũng thấy một số lớn người trí thức tiến bộ và nhiều người hết sức thiên về mặt tinh thần. Ấn luôn luôn là nước mà dân chúng quan tâm rất mực về việc phát triển tâm linh. Hãy tin tôi, nước này có một nền văn hóa lâu đời và nó cũng sẽ đóng một vai trò lớn lao cho sự tiến bộ của thế giới trong nhiều thế kỉ về sau. Chuyện rõ ràng là một nước như thế cần có những linh hồn sinh ra với nó có khả năng hướng dẫn vận mạng của hàng triệu người khác để trong tương lai, quốc gia có thể thực hiện vai trò nó được giao phó.

Về câu hỏi người thuộc sắc dân khác nhau có nên thành hôn với nhau không thì khó mà trả lời. Đôi khi chuyện xảy ra là người sinh vào những quốc gia khác biệt có liên hệ với nhau ở những kiếp trước, thí dụ như hôn nhân. Khi họ gặp lại trong kiếp này như là người thuộc hai nước riêng rẽ, sự thu hút mang họ lại với nhau ở kiếp trước có thể vẫn mạnh mẽ như xưa. Trong một số trường hợp thành hôn với nhau lần nữa có thể là điều lợi cho họ; chỉ bằng cách xem xét kinh nghiệm quá khứ riêng của mỗi người mới cho ra ý kiến có giá trị. Tôi nghĩ rằng thường thường người da trắng và người da màu không nên thành hôn với nhau, vì thói quen và văn hóa của các giống dân khác lạ khó mà hòa hợp tốt đẹp, vì vậy cuộc hôn nhân dị chủng không diễn ra thuận lợi cho cả hai. Kết quả có thể là sinh ra con hai giòng máu và ai cũng thấy rõ là trẻ như thế bị bất lợi.

Ai sinh làm người da trắng không nhất thiết kiếp sau cũng làm người da trắng trở lại. Đây cũng là việc do nhân quả mà ra, và có nhiều yếu tố chi phối nên không có câu trả lời tổng quát cho thắc mắc này. Trong trường hợp người da trắng nghĩ rằng mình cao hơn và bóc lột người khác, chỉ vì kẻ sau là người da màu thì luật nhân quả sẽ tác động. Có thể họ bị sinh làm người da màu trong kiếp tới, hầu cho họ học được bài học khoan hòa và thông cảm, đặc tính mà họ thiếu sót thấy rõ trong kiếp qua.

H: Thầy không nói về chuyện gì xảy ra cho người tự tử. Đó có phải là tội phạm lớn lao?

Đ: Việc chấm dứt đời mình không những là tội phạm mà còn là hành vi hết sức điên rồ. Anh không giải quyết những khó khăn của mình bằng cách chạy trốn chúng, làm vậy chỉ là trì hoãn việc giải quyết sang kiếp tới. Người ta có thể biện luận rằng hoàn cảnh mà họ phải đối đầu là nguyên nhân khiến họ đi tìm cái chết, trong khi những hoàn cảnh ấy được xem là cần thiết cho sự tiến hóa của họ, và họ phải trải qua chúng chẳng sớm thì muộn.

Cũng y như đứa trẻ trốn học ở trường sẽ phải học lại lớp thấp thêm một học kỳ, cho tới lúc trẻ ý thức rằng muốn lên lớp cao hơn em phải ít nhất có điểm tối thiểu của mỗi môn học, khi ai tự tử trở lại cõi trần vào kiếp tới, một loạt nhiều cảnh ngộ sẽ hiện trở lại tạo ra các rối rắm và khó khăn y hệt mà họ đã trốn chạy khi xưa. Nay họ phải đối đầu và vượt qua chúng vì nếu bỏ chạy lần nữa, họ chỉ làm đình trệ cuộc tiến hóa của chính mình, bao lâu chưa trực diện và khắc phục những trở ngại này và nhờ vậy học được bài học mà khó khăn muốn dạy, thì họ không tiến bước chút nào trên đường tới sự toàn thiện.

Tự tử thường dẫn tới lòng hối hận tột cùng sau đó, và chỉ trong một thời gian rất ngắn sau khi sang cõi tình cảm, nỗi ao ước trên hết của đa số người tự tử là sửa được hành động của mình và sống trở lại. Chuyện không may là họ không thể trở về cõi trần mà phải chờ cho tới lúc tái sinh, họ cũng được cho biết rất rõ là bất kể kiếp tới là sao, họ sẽ phải gặp trở lại những khó khăn y hệt như vậy lần nữa.

Vì người ta bị đau khổ do hối hận cực độ và vì họ sẽ làm bất cứ cái gì để nhập vào thể xác trở lại, ngay cả khi điều ấy có nghĩa đối đầu với hậu quả, người tự tử thường từ chối không chịu có nỗ lực ý chí cần thiết để thải ra thể sinh lực, vật mà anh nhớ là thấy quấn quanh thế tình cảm vào lúc qua đời. Do sự bám víu này của thể sinh lực người trần gọi họ là vong linh “vất vưởng” chưa siêu thoát (earthbound) bao lâu mà họ còn khăng khăng từ chối không chịu bỏ thể sinh lực.

Bởi họ tự tử nên không được người cứu trợ vô hình thông cảm và giúp đỡ, như anh thấy tất cả ai qua đời theo cách bình thường được trợ giúp tận tình với lòng xả kỷ. Vì vậy họ tiếp tục bị vật vờ bởi không hiểu biết, không thể sinh hoạt đúng mức ở cõi trần hay cõi trung giới, cảm thấy cô đơn vô kể là cái tâm tình sinh ra trong trạng thái đó. Sau một thời gian dài như vô tận, nhờ thay đổi tư tưởng họ sẽ thu bút được người tới giúp đỡ, để sau đó có thể bắt đầu cuộc sống ở cõi tình cảm.

Đôi khi tình trạng hết sức khó chịu trong cảnh sống lưng chừng đó, làm con người chán ghét cùng cực Thượng đế và nhân loại nói chung, nên họ vơ vẩn quanh nơi đã tự tử, và tìm cách thúc giục người khác cũng tự hủy mình giống vậy. Lý do của hành động này là sự cô đơn kinh khủng trong cảnh sống hiện giờ của họ, họ cảm thấy là nếu xúi giục được người khác làm điều mà mình đã làm, họ sẽ không hoàn toàn cô đơn trong cảnh thê thảm của mình. Trong những trường hợp rất hiếm họ thành công với nỗ lực ấy, và nhân quả của việc làm đó là họ phải chịu đau khổ lớn lao ở kiếp sau. Tự tử không bao giờ là sự thoát nạn mà chỉ là việc đình hoãn, và không một cảnh ngộ nào trên đời lại tệ đến mức người ta phải dùng cách ấy để trốn tránh nó.

H: Nếu có Thượng Đế hay thần thánh quản trị đời người thì tại sao ngài lại cho phép có chiến tranh, nhất là khi đa số nhân loại mong muốn có hòa bình?

Đ: Sao anh gợi ý rằng chiến tranh là do Thượng đế sinh ra, hay cho phép xảy ra? Chắc chắn chiến tranh là kết quả của hành vi con người cùng khuynh hướng hung bạo của họ. Chiến tranh sẽ còn hoài bao lâu mà còn những quốc gia phân biệt trên thế giới, và một số quốc gia muốn thống trị cùng bóc lột các quốc gia khác. Có nhân quả cho quốc gia cũng như nhân quả cho cá nhân, và nhóm người tụ họp với nhau thành một quốc gia nào đó xen vào chuyện của một quốc gia khác phải luôn luôn gánh lấy hậu quả của hành động như vậy, dù xấu dù tốt. Trong nhiều trường hợp một nước sẽ biện luận rằng nó muốn điều tốt lành cho dân tộc mà nó chế ngự, nhưng lịch sử thường chứng tỏ là nước bị trị không hề chịu nằm yên dưới gót giày của kẻ chế ngự, hay nó cũng không tiến hóa mau như khi được để yên tự tìm đường phát triển cho mình.

Chiến tranh sinh ra chiến tranh và cứ như thế mãi, cho tới khi nhân loại nhận thức rằng mọi người là thành viên của gia đình nhân loại, cần được đối xử với lòng thiện cảm và hiểu biết và được giúp đỡ như là chuyện tự nhiên. Tới ngày giờ ta sẽ không còn những quốc gia riêng rẽ vì mọi người sẽ sống chung hòa hợp, mỗi nhóm trao đổi với các nhóm khác đồ vật mà nơi họ ở dể dàng sản xuất, cùng với những món chế tạo mà họ có thể làm ra tốt nhất. Các nước riêng biệt khi ấy sẽ trở thành chỉ là những tiểu bang trong một quốc gia thế giới, và người khôn ngoan của mỗi nhóm sẽ cai trị, làm luật mang lại lợi ích cho tất cả.

Đúng là đa số người mong muốn hòa bình, nhưng không may là chiến tranh hay hòa bình lại thường do ai nắm quyền vào lúc ấy quyết định. Trách nhiệm của bất cứ quốc gia hay nhóm người nào khi mở cuộc chiến quả thật rất to lớn, và rất ít khi hay gần như không bao giờ một cuộc chiến tranh như vậy lại hữu lý, bất kể biện luận nào có thể được đưa ra nhằm chứng tỏ là không có cách nào khác. Chẳng bao lâu thế giới sẽ thấy rằng ngay cả những nước thắng cuộc chiến hiện đại (thế chiến thứ hai) cuối cũng vẫn bị thua, và sau cuộc chiến tình trạng thế giới trở nên khó khăn tới mức lợi điểm họ tưởng là chiếm được, lại thua sút các vấn đề hậu chiến mà họ gặp phải. Đừng bao giờ nghĩ rằng những đấng Cao Cả chăm lo cho cuộc sống muốn có chiến tranh. Những vị Toàn Thiện ấy làm hết mọi điều trong khả năng mình để dẫn dắt nhân loại theo hướng hòa bình và tiến bộ, nhưng nỗ lực các ngài bị giới hạn vì con người được cho có Tự do Ý chí. Đó là tính chất riêng biệt của loài người.

H: Với ai rất tiến hóa thì họ có tự động đạt tới tâm thức liên tục, cho phép họ nhớ lại đã làm gì khi ra ngoài thể xác trong lúc ngủ?

Đ: Câu trả lời của tôi tùy thuộc vào việc anh cho người tiến hóa là như thế nào. Người trung bình có từ năm đến sáu trăm kiếp trong những thân xác khác nhau, tính từ kiếp đầu tới kiếp chót làm người và đạt được chứng đạo (còn gọi là điểm đạo) lần thứ năm trở thành vị Đạo sư. Tuy trung bình sáu trăm kiếp là khoảng thời gian cần để học tất cả những bài học trên thế giới này, nhưng chỉ trong khoảng năm mươi kiếp chót thì còn người mới phát triển về mặt huyền bí, và học cách dùng những quyền năng tiềm ẩn trong tất cả mọi người, thí dụ như trực giác, thông nhãn và khả năng xuất hồn có ý thức khi nào cần.

Nói tổng quát thì anh có thể cho là người tiến hóa đã phát triển những quan năng này, những ai chưa tiến hóa lắm cũng có thể được cho cơ hội để phát triển theo đường hướng đặc biệt ấy, và trường hợp riêng của anh là thí dụ. Còn anh có khoảng năm mươi kiếp trước mắt trước khi đạt tới vị thế là người Toàn Thiện, nhưng vì nhu cầu của anh lớn nên đã được cho chỉ dẫn đặc biệt, và đổi lại tôi hy vọng anh sẽ tỏ lòng biết ơn bằng cách truyền lại hiểu biết này cho ai khác ít may mắn hơn chứ? Nếu anh tiếp tục làm việc như đang làm hiện nay, anh sẽ thấy là trí nhớ về chuyện gì xẩy ra cho anh lúc ở ngoài thể xác sẽ càng ngày tăng rõ rệt, hiểu biết của anh về sự sống sau cái chết sẽ cho phép anh tiến mau lẹ hơn bình thường.

Cùng lúc ấy, nó sẽ mang lại cho anh nhiều sự bình tâm và an lạc. Đừng nghĩ rằng đã phát triển được khả năng này thì anh khác với hay cao hơn những ai khác, người có lẽ mong muốn được cơ hội như anh. Lòng kiêu hãnh luôn luôn là cái nguy hiểm, vì nó thường khiến người ta không được trợ giúp nữa và kết quả là ai như vậy rơi trở lại vào hố chán nản.

H: Số những kiếp làm người nữ có bằng với số lần làm người nam, hay phái tính chỉ là chuyện tình cờ?

Đ: Câu hỏi chót của anh dễ trả lời. Không, phái tính không phải chỉ là cái ngẫu nhiên, và số lần làm nam giới không bằng số lần làm nữ giới. Có những đặc tính mà chỉ thể xác nam hay nữ mới cho ta phát triển mà thôi. Tới lúc đạt được sự toàn thiện thì tất cả chúng ta đã phát triển tới mức tối thiểu mọi đức tính hợp lại thành lý tưởng của người tuyệt hảo, và một số đức tính được nẩy nở hơn mức tối thiểu. Tự nhiên là ai tiến hóa qua hành động sẽ có đặc tính khác với ai phát triển nhờ sống đời thánh nhân, nhờ tham thiền lâu dài nhằm nỗ lực giúp đỡ đồng loại.

Tất cả những loại người toàn thiện đều cần thiết, và có nhiều con đường cho chúng ta theo để làm tròn vận mạng của mình. Nếu ai thiếu can đảm và khả năng có quyết định hợp lý, tận tâm cai trị đồng bào của mình, điều ấy có thể muốn nói không chừng họ sẽ sinh ra làm người nam trong hai hay bà kiếp liên tiếp, để có đầy đủ cơ hội phát triển chuyện họ cần. Ngược lại ai thiếu bản năng làm cha hay làm mẹ, và cũng không thể có sự tận tâm quên mình hay thương yêu người khác ngay cả khi tình yêu ấy bị chối bỏ, điều ấy có thể muốn nói là nên có một hay hai kiếp làm người nữ, để học những bài học đó.

Trên lý thuyết người ta nên có số lần làm người nam và nữ bằng nhau trong tổng số kiếp sống của họ, nhưng trên thực tế chuyện không xảy ra giống vậy, vì có người phát triển dễ hơn trong loại thể xác này so với thể xác kia. Tới ngày giờ đạt được sự toàn thiện, con người sẽ có tất cả những đặc tính của cả hai phái được phát triển tương đối khả quan. Khi anh có cơ hội gặp gỡ vài vị Toàn Thiện như thế, anh sẽ thấy điều tôi nói với anh là đúng.

Acharya tiếp tục.

- Điều này chấm dứt những câu hỏi của anh và sau khi anh viết lại từ bản tốc ký, đọc lại, tôi hy vọng anh sẽ thấy là câu đáp mà tôi đưa ra làm sáng tỏ những điểm anh nêu lên. Tốt hơn anh nên đi ngủ sớm vì hẳn anh phải mệt, đừng bận tâm đến việc tập trung tư tưởng trước khi ngủ để sáng nhớ lại anh đã làm gì ban tối. Tôi sẽ không đến thăm anh ít nhất là trong một tuần, vậy anh có nhiều cơ hội để tự kinh nghiệm như tôi đã nói với anh hôm qua; nếu gặp trục trặc thì tôi ở ngay cạnh để giúp anh. Cầu mong anh được bình an, tôi phải đi đây.

Một tuần sau.

Tôi có thể tả dài dòng nhiều chuyện xảy ra trong tuần này nhưng tôi không muốn làm bạn chán, nên sẽ chọn ra trong các chuyện, sự việc nào xem là quan trọng hay lý thú.

Vào tối THỨ HAI tôi tới được nhà của Daphne, thấy nàng mời bạn bè đến giải trí. Tôi được giới thiệu với mấy người trong bọn, chuyện trò hứng chí về thời sự trên thế giới, và thấy họ hiểu biết rất nhiều về các đề tài ấy. Họ chiếu phim cho tôi coi, mô tả những khu vườn nhà trong thung lũng này. Chúng đẹp hơn bất cứ gì tôi đã thấy trước đây. Khi được cho thấy khu vườn để tự nhiên, không có tay người xếp đặt, tôi thấy tinh linh tí hon cao không quá 12 - 15cm, nhảy nhót trong và ngoài phim. Khi chúng đáp xuống một bông hoa, cánh hoa khẽ rung lên nhờ có một con bướm lớn hay con ong đậu vào. Tinh linh có hình ảnh giống hệt của những tiên nữ vẽ trong chuyện mà trẻ con mọi lứa tuổi ưa thích, ngoại trừ một khác biệt quan trọng là tuyệt nhiên chúng không có cánh. Điều này dễ hiểu vì nói cho hợp lý thì cánh không cần thiết chút nào ở cảnh mà tinh linh cư ngụ.

Sang tối THỨ BA, tôi ra khỏi thể xác dự tính lên cảnh thứ ba lần nữa, nhưng khi lơ lửng ngay trên giường mà cơ thể đang nằm, cái đầu tiên tôi nghe là giọng của Charles theo kiểu nói đặc biệt của nhà binh. Em bảo:

  • Tới lúc anh phải đi với em. Kể từ đêm mà anh và Ông bạn Ấn Độ của anh đi London với em, em đã tới đây ít nhất ba lần, lần nào thì xác anh cũng có đó mà anh đi đâu mất biệt. Em không biết anh bỏ đi đâu nên không thế theo. Lần này em quyết định tới sớm để bảo đảm là bắt kịp anh. Tôi nói.
  • Chú Charles, anh xin lỗi. Anh không biết là chú tìm anh, tại anh qua đỗi bận rộn và những gì đã thấy làm anh thích thú quá.
  • Mình lên phòng trên lầu nhỏ của anh đi, em nhớ nó là chỗ anh thích. Charles bảo, rồi ta sẽ nói chuyện dài như ngày xưa.
  • Phải đó, chú em, đi nhé.

Thế thì chúng tôi lên chỗ kín đáo của tôi, chuyện vãn về những ngày đã qua và tôi kể phần nào mọi chuyện đã xảy ra cho tôi đến hôm nay. Charles nói:

  • Em rất mừng là anh may mắn gặp được Acharya, tại em lo lắng sau khi qua đời, thấy anh vô cùng rầu rĩ và thiểu não. Em ráng hết sức mình để nói chuyện với anh nhưng không làm cho anh nghe được. Hai chúng ta thân nhau biết bao hồi còn nhỏ, tuy em luôn luôn xem anh già khú đế hơn em. Em quý anh biết chừng nào từ ngày anh chỉ em chơi banh, dạy cho em bài học đầu tiên cách nắm khúc côn cầu. Cuộc đời mới ngộ làm sao! Em thường nghĩ là sống để tìm thú vui và sống hết mình càng nhiều càng tốt, rồi về sau cưới cô nàng xinh đẹp nào đó, sinh con đẻ cái tạo gia đình. Hồi mới gặp Acharya ông làm em chú ý về sự kiện rằng người ta vẫn y vậy sau khi chết, chỉ có cảnh sống là khác thôi và em thấy quả đúng vậy.
  • Phải, tôi đáp. Anh nghe Acharya thuật là em không buồn cho lắm. Ông nói em đã kết bạn với một cô vừa mới qua đời. Phải thể không?

Hắn có đỏ mặt chăng hay là tôi tưởng tượng?

  • Đúng, có chuyện đó, Charles nói. Em nghĩ có cô bạn để đi loanh quanh đó đây sẽ làm qua ngày giờ. Trong trường hợp cô này em chắc nó gợi lòng kiêu hãnh của em vì cô tưởng em tài giỏi lắm, chỉ vì em biết vài điều hơn cô. Hồi ở cõi trần, đời cô không vui mấy nên em nghĩ đi chơi rong chỗ này chỗ nọ, xem múa hát, ăn nhà hàng là chuyện thích thú lúc này.
  • Ô, Charles này, tôi nói, có điều anh muốn hỏi em. Khi bỏ thể xác và sang cảnh này thì có còn liên hệ tình dục không?

Lần này tôi tin chắc là hắn đỏ mặt nhưng hắn nói ngay:

  • Có chứ, có cái đó và em nghĩ đa số người làm nhưng nó không giống hệt như cõi trần. Chuyện này dẫn tới chuyện kia y như vậy và trước kia lúc còn sống, nếu anh hỏi y câu này và em ngượng nghịu kể cho anh nghe chuyện tình yêu thầm kín của em, thì bây giờ em cũng thấy ngượng ngùng nói về mấy cái đó.

Tôi bảo:

  • Anh không có ý tò mò chuyện riêng tư, chỉ muốn có càng nhiều chi tiết càng tốt về sự khác biệt giữa cảnh sống cõi trần và cõi tình cảm, và ở những cảnh khác nhau của cõi sau. Anh có kể em nghe việc gặp lại Daphne ở cảnh cao nơi nàng đang học nhạc. Hồi nàng còn sống anh rất quí mến nàng, và hẳn sẽ hỏi làm vợ ngay vừa khi đủ sức cưới vợ. Tuy nàng và anh chưa thành hôn với nhau, anh cảm thấy là tình thân trong sạch tiếp tục ở những cảnh cao này sẽ không những kéo dài trong suốt khoảng đời ở cõi tình cảm của nàng với anh, mà còn tạo nhiều lợi ích to lớn cho cả hai trong kiếp tới. Để tối nào đó em đi theo và anh giới thiệu em với Daphne nhé?
  • Được, em thích lắm. Charles đáp.

Tôi đề nghị tối thứ năm và hắn ưng thuận.

Charles cho hay hắn vừa mới tiếp xúc được với ba của chúng tôi lúc gần đây, ông qua đời mấy năm về trước. Theo lời tả của hắn tôi cho là ba đang sống ở cảnh thứ hai. Charles kể là hắn gặp ba ở chỗ trồng toàn hồng, tôi nhớ hồi tôi con nhỏ tính của ba là vậy; hắn nói lần mới đây khi gặp ông, ba tỏ ra buồn rầu vì con chó nhỏ tự nhiên đến ở với ông nay đột ngột biến mất, ba cho là nó đi lạc. Tôi giải thích với Charles việc thực sự đã diễn ra nhưng hắn không tỏ ra chú ý cho lắm. Hai chúng tôi tiếp tục trò chuyện cho tới khi có một cảm giác bồn chồn lạ lùng đến với tôi. Tôi chỉ có đủ thời gian bảo Charles đừng quên thứ năm và rồi tỉnh dậy trên giường, không nhớ mình đã về làm sao.

Tối THỨ TƯ tôi có kinh nghiệm đáng sợ nhất, có ác mộng với Daphne dự phần trong đó. Dường như Daphne và tôi ở trong một hang tối. Vì lý do nào đó chúng tôi không thể thoát khỏi một con vật giống như khỉ đột dữ dằn, ngồi trên sàn gần chúng tôi, mắt long lên sòng sọc nhìn vào Daphne, thấy rõ là nàng hấp dẫn nó theo một cách ghê gớm nào đó. Tôi biết là trong giấc mơ tôi muốn bảo vệ Daphne, nhưng con khỉ đột to lớn mạnh khủng khiếp làm tôi biết là không sao chống cự lại. Có vẻ nó thấy ngộ nghĩnh chuyện chúng tôi muốn trốn chạy, vì nó la rống và cười hăng hắc khi chúng tôi bỏ chạy cuống cuồng trong hang, tìm đường thoát nạn.

Ngay cả trong giấc mơ tôi thấy mồ hôi trán nhỏ giọt và tôi ráng nghĩ tới Acharya, với hy vọng là thầy sẽ đến cứu, nhưng chẳng có gì xảy ra và làm như chúng tôi phải chịu trận. Một lúc sau con khỉ đột đứng dậy tiến lại Daphne, đưa cánh tay lông lá chộp lấy nàng, và bắt đầu kéo nàng về đầu kia của hang. Daphne la hét chống lại hết sức mình, trong cảnh tuyệt vọng tôi đâm bổ vào con vật kinh khiếp và dù không có vũ khí, tối cố gắng lấy tay bóp cổ nó với hy vọng làm con vật quay sang chú tâm vào tôi. Cho tới bây giờ tôi làm như vẫn còn ngửi được hơi thở hôi hám của con vật, vì giữa chừng cuộc vật lộn thì tôi tỉnh dậy trên giường, xuất hạn dầm dề với chăn mền quấn rối quanh thân. Tôi không hiểu chút nào ý nghĩa của sự việc, tôi sẽ kiểm lại với Daphne càng sớm càng tất với hy vọng nàng biết đôi chút về chuyện này.

Sáng tối THỨ NĂM tôi bắt đầu công việc của người cứu trợ nơi cõi trung giới. Đây là tối mà tôi đã xắp đặt để mang Charles lên cảnh thứ ba. Charles tới trễ và khi đến thì lộ vẻ lo lắng, vì hắn bảo một người bạn của hắn là Bill Fletcher bị bắn rơi, tử nạn trong một vụ phi cơ địch thả bom ở London. Em kêu tôi đi cùng với em để giúp đỡ, nên chúng tôi lập tức đi London ngay. Charles biết chỗ để tìm Bill, và sự trợ giúp của chúng tôi được ba người cứu trợ hăng hái mà thiếu kinh nghiệm ở cõi tình cảm hoan nghênh. Sau khi cả bọn chúng tôi cố công hết sức trong hai tiếng đồng hồ, Bill chịu nghe và dùng ý chí thoát khỏi thế sinh lực, lập tức trở thành một người khác hẳn. Charles và tôi lo cho anh chàng, chúng tôi đi cùng với anh đến nhà và làm những gì có thể làm, để chuẩn bị cho người vợ trẻ của anh với tin báo tử mà cô sẽ nhận vào sáng hôm sau.

Kế đó Charles muốn ở lại với Bill, nói rằng hắn biết rõ anh ta đang đau khổ như thế nào, tôi quay trở lại chỗ thả bom để xem còn có thể giúp điều chi. Một xe cứu thương chạy ngang qua và tôi quyết định đi theo nó. Xe chạy về một bệnh viện lớn của London và một cái cáng được cẩn thận khiêng vào tòa nhà, trên đó có cô gái trẻ nằm. Cũng cô gái ấy nhưng trong thể tình cảm thì đang đi bên cạnh cái cáng, với dáng điệu hớt hơ hớt hải. Sau khi khám nghiệm, thể xác của cô được mang tới một khu đã đầy bệnh nhân mới vào lúc gần đây.

Việc diễn ra gọn gàng, không hối hả và thật hữu hiệu khiến tôi thán phục, cô gái được đặt vào giường và có thu xếp để tiếp máu cho cô. Cô cuống cuồng tìm cách liên lạc với bác sĩ và ý tá đang săn sóc thể xác bất tỉnh của mình, nhưng sau một lúc ngắn cô chịu nghe tôi nói. Tôi nói cô sẽ không sao đâu, vì trực giác tôi thấy vậy. Tôi bảo rằng nếu cô bình tĩnh và đừng xem chuyện diễn ra thì có ích cho cô, cùng lúc này dùng ý chí của mình để phụ vào nỗ lực của bác sĩ và điều dưỡng viên. Bây giờ ngồi đây nhìn lại tôi không biết tại sao mình lại đề nghị với cô như thế. Tôi không biết chút gì là nói vậy có giúp được hay không, nhưng tôi thấy nên nói như thế và làm ngay. Tôi có thể thấy rõ là có một sợi dây mỏng bằng chất ether, nối dài giữa thể tình cảm của cô và thể xác đang nằm trên giường ở bệnh viện, nên biết là cô chưa chết và tin chắc là cô sẽ không thiệt mạng. Tôi ở lại với cô nói chuyện suốt đêm, sau đó cô kể là căn nhà của mình nằm cạnh căn nhà bị trúng bom, và cô hết sức lo âu về số phận của bà mẹ lớn tuổi. Tôi bắt đầu chỉ cô đôi điều hiểu biết mà tôi vừa mới được dạy cho hay.

Có nhiều người cứu trợ cõi tình cảm đi lại trong khu, và một người trong bọn tôi chưa gặp trước đó cho biết, anh tên Jim và khen ngợi nỗ lực của tôi, anh bảo ước sao có thêm nhiều người có hiểu biết cần thiết để giúp trong những vụ cấp cứu tương tự.

Sang tối THỨ SÁU, tôi có kinh nghiệm thật độc đáo tới mức phải tả lại chi tiết sinh hoạt trong đêm đó. Tôi gặp Daphne trong phòng của nàng ở Học Viện. Chuyện đầu tiên tôi hỏi là việc thấy nàng trong ác mộng của tôi, nhưng nàng đoán chắc là không có dự vào ác mộng đó. Hai chúng tôi quyết định thử tự mình đi lên cảnh kế là cảnh thứ tư, nhưng chúng tôi gặp vấn đề là không ai trong hai chúng tôi biết mốc điểm nào để tượng hình trong trí. Chúng tôi ngồi bên ngoài học viên và tập trung tư tưởng; tôi ráng nghĩ đến một bệnh viện tâm thần như Acharya đã nói mà không có gì xảy ra. Tôi ước sao có Acharya để giúp và hẳn tôi đã tạo ra hình tư tưởng của ông, vì sau khi nỗ lực lần tới của chúng tôi bị thất bại, tôi nghe có tiếng cười nhẹ sau lưng và thấy ông đứng ở đó. Ông bảo sẽ giúp chúng tôi và cho chúng tôi những mốc điểm ở từng cảnh mà chúng tôi phải nhớ nằm lòng.

Chúng tôi nắm lấy tay thầy và khi mở mắt ra, thấy khung cảnh tôi không sao tả lại đầy đủ, vì nó là một trong những thung lũng tuyệt đẹp tôi được biết. Một phần nơi ấy là rừng, đất phủ cỏ dầy nhiều màu xinh đẹp như ở Nam Phi, sờ vào êm tay; mọc lẫn với cỏ là hoa dại tràn Ian rực rỡ. Chen lẫn nhau thấy có hoa chuông xanh, hồng đất, thủy tiên, uất kim hương, hồng dại, lưu ly, họa poppies máu đỏ hết sức tươi thắm, khó mà tưởng tượng được. Tôi không biết có còn thiếu loại hoa dại nào chăng, vì mặt đất khắp nơi thật là một tấm thảm đầy màu sắc, diễm lệ tới độ làm ta nín thở sững người kinh ngạc.

  • Tôi nghĩ hai bạn sẽ hài lòng với mốc điểm này, Acharya nói, vì nó có tên là Vườn Tiên (The Fairy Glen). Có thể tả nó như là cái nôi của thế giới thiên thần vì thung lũng này là nơi cư dân của đường tiến hóa đó trở về, sau khi làm xong phận sự giao phó cho chúng. Tôi đề nghị trong tương lai khi có dịp hai bạn lên xem xét thung lũng này một cách yên lặng và kín đáo, vì thiên thần có cách riêng của các ngài để giữ không cho người thiếu hiểu biết vào. Các ngài tạo nên bức tường dầy bằng chất liệu cõi trung giới khiến cho không ai có thể nhìn xuyên qua, ngay cả khi họ biết là có chỗ như thế. Ở cảnh này tường như vậy có tác dụng giống như bức tường gạch ở cõi trần.

Chúng tôi lại nắm tay nhau lần nữa và dùng ý chí sang cảnh kế, cảnh thứ năm. Khi mở mắt tôi thấy hết sức lạ lùng là đứng ở giữa nơi như sa mạc, chỉ có điều cỏ mọc khắp nơi thay vì cát. Đằng xa là một thành phố vĩ đại có nhiều tháp nhọn và tháp canh, chung quanh tường cao lớn bao bọc. Bên trên thành phố có cái gì rọi giống như mặt trời, vì nó tỏa ra ánh sáng cho mỗi tòa nhà làm chúng chiếu rực rỡ như vàng óng.

  • Này các bạn, đó là Kim Đô (Golden City), vì thầy hướng dẫn nói, và tôi khuyên các bạn tới thăm, tìm hiểu về nó. Bạn sẽ thấy trong đó có tất cả những gì người ta đã nghĩ ra, hay tưởng tượng về Thiên đàng theo cái hiểu biết của dân gian, và được các giáo sĩ, mục sư của Thiên Chúa giáo nói tới nhiều. Trọn cả đô thị là một hình tư tưởng vĩ đại, và bạn sẽ gặp trong đó hình tư tưởng của Thượng đế Chúa Cha, của đức Chúa và 12 tông đồ của ngài, cùng nhiều vị thánh mà giáo hội giảng dạy.

Kế tiếp chúng tôi nắm tay nhau và dùng ý chí đi lên cảnh thứ sáu. Chỉ trong tích tắc chúng tôi đứng ở bờ hồ có tường đá cao bao bọc. Đằng xa bên trái có một khe thông rất nhỏ, tôi tự hỏi nó dẫn tới đâu.

  • Hãy nhớ kỹ trong đầu hình ảnh này, Acharya khuyên. Hồ này được dùng chính yếu cho người muốn có sự yên tĩnh tuyệt đối để làm việc đặc biệt của họ. Có một môn phái trên thế giới tiến hóa hoàn toàn nhờ tham thiền. Trong lúc sống họ được dạy là có nơi này, tương tự như người Thiên Chúa giáo được dạy có chỗ gọi là Thiên đàng. Những thuyền con mà bạn thấy được người tới đây dùng, khi thuyền đi trên hồ thì chúng không qua mặt được nhau. Ấy là vì có những dòng nước ngầm bên dưới khiến thuyền đi vòng hết trọn hồ, mỗi thuyền trôi 24 tiếng đồng hồ (theo giờ cõi trần) thì quay về chỗ cũ, và cuộc tham thiền của những người này cần dùng bấy nhiêu thời gian để hoàn tất.

“Tôi thấy bạn để ý tới khe thông bên trái, nó dẫn tới một cái hồ tương tự nhưng nhỏ hơn, cũng có vách đá cao bao quanh. Hồ đó do một người tới đây ở tạo ra. Một hôm buổi tham thiền của họ bị phá rối vì nhiều người khác dùng hồ này vào cùng lúc. Hình tư tưởng mà họ sinh ra mạnh đến nỗi tạo thành một cái hồ cho riêng mình. Ở đây tôi nói khẽ với các bạn gần như là thì thầm, vì nếu nói với giọng bình thường bạn sẽ nghe nó vang dội quanh họ như tiếng sấm. Người chung quanh biết về đặc tính này nên cẩn thận không hề gây ra tiếng đồng nào. Vì tính chất lạ lùng ấy người tỏ gọi hồ là The Waters of Perpetual Silence. Giờ tôi phải rời các bạn, bạn có thể quay trở về không cần tôi giúp mà chẳng gặp khó khăn nào”.

Như ông tiên đoán, Daphne và tôi trở lại những chặng đã qua không chút khó khăn, nhưng khi về cảnh thứ tư và thấy lại Vườn Tiên lần nữa, hai tôi quyết đình nán lại chơi một lúc. Chúng tôi để ý thấy có dấu hiệu hoạt động rộn rịp trong thung lũng, làm như sắp có buổi lễ diễn ra. Dường như có đến hàng ngàn dân cư tụ tập trong thung lũng. Chúng tôi ngồi xuống nhìn, có vài “viên chức” để ý tới chúng tôi và khi một người trong bọn tiến về, chúng tôi nghĩ chắc sẽ bị mời ra khỏi nơi đây, nhất là Acharya đã báo trước rằng loài người không phải lúc nào cũng được hoan nghênh tại chỗ này.

Một vị với dáng điệu thong thả và thật đường hoàng bay từ từ đến chúng tôi, ông có cái đầu thanh nhã rất trí thức và lộ phẩm cách tinh thần, làm chúng tôi tự động đứng dạy khi ông bay tới. Y phục của ông trông lạ mắt, nó giống như của một quan chức triều đình Trung Hoa. Màu sắc của chiếc áo khoác dài hết sức tuyệt mỹ, còn hình thêu trên đó thì rõ ràng là hình nhiều bông hoa dại nở trong thung lũng. Nét mặt ông không tỏ vẻ là chúng tôi sẽ gặp rắc rối nên hai tôi mỉm cười đáp lại, hy vọng là thái độ của mình sẽ trấn an ông. Việc xảy ra sau đó có hơi lạ lùng một chút vì nó là cuộc trò chuyện diễn ra mà không lời nào thốt lên, câu hỏi và câu trả lời theo nhau cái nọ sau cái kia, mau lẹ hơn là khi phải dùng lời để diễn tả.

Tôi cảm nhận là ông hỏi có thể làm gì được cho hai tôi. Tôi đáp lại chỉ bằng cách để tư tưởng tự nó tỏ ra trong trí, rằng Daphne là người thường trú ở cõi tình cảm còn tôi vẫn còn thể xác ở cõi trần, và có mặt ở đây vào lúc thể xác ngủ yên. Có vẻ như ông hiểu hoàn toàn, và nói là ông được vị “Chủ Lễ” (Chief) sai mời chúng tôi đến gặp ngài. Chúng tôi tỏ ý rất sẵn lòng theo ông và lập tức tiến về lễ đài ở trung tâm. Khi đến gần, tôi thấy là dân cư đứng ngồi quanh một khoảng trống lớn hình tròn. Hoa dại đan xen vào nhau được giăng ra để ngăn đám đông, và tôi không khỏi so sánh nét mỹ lệ của “hàng rào” loại này với hàng rào ta dùng dưới thế.

Bên trong vòng tròn có một khán đài được dựng lên, làm hoàn toàn bằng những cụm rêu lớn màu lục với cây cột lớn ở mỗi góc, cột làm bằng hoa dại đủ màu đủ cỡ đan quấn vào nhau; ngay cả mái bên trên khán đài cũng làm bằng một lọai dương xỉ rất thanh nhã, giống loại dương xỉ mỏng manh (maiden - hair) mọc ở cõi trần. Trọn cảnh cho ra hình ảnh hết sức thanh tú, rêu trên sàn của khán đài được sắp xếp thành nhiều ghế có lưng, trông rất dễ chịu làm người ta lập tức muốn ngồi vào. Phía trước có hai ghế lớn gần giống như hai cái ngai và tuy chúng cũng làm bằng rêu, lại có nét tinh xảo khéo léo hơn những ghế khác.

Trong khi chúng tôi chờ vị “Chủ Lễ” xuất hiện, người hướng dẫn là ông vừa nói cho hay vài điều sắp xảy ra. Ý chính của những điều này là đám đông tụ tập nơi đây để chứng kiến một lễ tốt nghiệp. Ông giải thích rằng khi ngày giờ tới cho một nhóm tinh linh tiến sang giai đoạn kế trong cuộc tiến hóa của chúng là trở thành thiên thần, chúng phải chứng tỏ về khả năng thông thạo của mình tại một trong những buổi lễ như thế này. Khi “Hội Đồng Giám khảo” hài lòng với sinh vật thì chúng biến đổi từ tinh linh sang thiên thần với nhiều trách nhiệm hơn. Ông cho hay các linh hồn trẻ tiến hóa theo một trong ba đường làm việc đặc biệt:

  1. Đường quyền lực, làm việc bằng Âm nhạc và Màu sắc;
  1. Hướng dẫn loài thảo mộc, cây cỏ biến đối và tiến bộ nhờ thiên thần thí nghiệm ở cõi trung giới; và
  1. Làm việc với loài người.

Ông giải thích là tinh linh chung đụng rất thường với người, nhất là với trẻ con. Chúng thường chơi đùa với trẻ nhỏ qua đời và lên cõi trung giới, dạy các em cách sử dụng chất liệu mềm dẻo ở cõi trung giới để đúng là sống với chuyện thần tiên của các em, bằng cách muốn thì có hình bất cứ nhân vật tưởng tượng nào, hình này hiện hữu bao lâu mà tư tưởng của người dự chuyện được duy trì vào đó. Tôi được làm cho hiểu rằng cảnh này ở cõi trung giới là dành cho thiên thần, giống như cõi trần là dành cho loài người. Chim chóc trở về nơi đây trong khoảng thời gian giữa hai kiếp sống, y như thú vật sau khi chết cư ngụ ở cảnh thứ sáu và thứ bảy, lúc chúng chờ đợi tái sinh xuống trần. Chim cũng như cá, bướm và nhiều sinh vật có cánh khác, cuối cùng chuyển sang làm tinh linh và là một phần của đường tiến hóa thiên thần. Chúng không hề là một phần của đường tiến hóa nhân loại.

Tới đây có một nhóm từ bìa rừng đi ra, nếu tôi có tưởng tượng chiếc thảm thần trong chuyện thần tiên ra sao thì đây chính là nó! Nhóm gồm hai nhân vật chính, cả hai ngồi xếp bằng trên cái chỉ có thể tả là chiếc thảm nghi lễ, bay cách mặt đất chừng một thước, ở mỗi góc phía trước thảm chim ngậm mỏ những sợi dây kết hoa đủ màu sắc tưởng tượng, và trong khi chúng bay đằng trước làm như kéo chiếc thảm đi, những thiên thần khác dự vào cuộc diễu hành bay uy nghi hai bên thảm. Nhiều con chim nhỏ hơn bay tới lui, thả rơi cánh hoa hồng trên đường mà đoàn diễu hành đi qua; mỗi con chim bay sà xuống mặt đất, dùng mỏ nhón lấy cành hoa hồng từ những bụi hồng mọc khắp nơi, lập tức bay về vị trí của nó ở đằng trước cuộc diễu hành và từ đó thả cành hoa rơi xuống. Trong lúc cuộc diễu hành chậm rãi tiến bước, bầu không khi tràn ngập tiếng ca hát véo von từ cổ họng của hàng ngàn con chim đủ mọi loại.

Đoàn diễu hành tới chỗ, hai nhân vật chính yếu được tiền hô hậu ủng lên hai chiếc ngai dành sẵn cho họ trên khán đài, vị đầu tiên là vị “Chủ Lễ” và vị thứ hai là vị “Đạo Trưởng”, ta đoán biết ra khi nhìn lễ phục mà ngài mặc. Trong lúc những viên chức khác ngồi vào chỗ của họ trên khán đài, người hướng dẫn trình diễn Daphne và tôi với vị Chủ Lễ, ngài tỏ ý muốn hai tôi cũng ngồi tại khán đài. Daphne được cho một ghế bên tay phải của ngài, con tôi một ghế ngay bên trái của vị Đạo Trưởng. Trước khi nghi lễ thực sự bắt đầu, một dàn hòa tấu lớn gồm toàn là thiên thần chơi nhạc, bản nhạc hết sức vui tươi và cung điệu nhịp nhàng. Khi bản hòa tấu chơi xong thì có yên lặng trở lại, ngay cả vô số chim cũng không phát ra bất cứ tiếng ríu rít nào.

Thiên thần xướng thanh tiến vào vòng trong và với chiếc kèn nhỏ bằng bạc, loan báo phần đầu của buổi lễ. Một nhóm nhỏ gồm các tinh linh đi vào khu lễ đài, và tuy không một lời nào thốt ra, câu hỏi đi từ vị chánh chủ khảo sang nhóm này. Nó liên hệ đến việc biểu lộ của âm thanh, tượng trưng bằng dòng sông lững lờ trôi, chậm rãi chảy qua rừng với cây cao ở hai bên bờ sông. Lập tức nhóm lấy ra các loại sáo, tiêu và một loại cây guitar trông lạ mắt. Chúng bắt đầu chơi và tôi thấy tư tưởng chậm chạp thành hình, vẽ ra chính xác điều chúng nỗ lực mô tả bằng âm thanh. Ngay sau phần này là một lệnh khác muốn chúng tạo ra nhạc diễn tả thời tiết. Tức khắc nhạc cụ thay đổi, chúng mang ra nhiều cái trống, một bộ chập chõa và hai cái tiêu hay sáo lớn trông rất lạ, gần giống như kèn oboe.

Chúng chơi đàn và dù không nhìn vào hình tư tưởng với đường nét thật rõ ràng trước mặt, ta nhận ra không khó chủ đề của bài nhạc đang chơi là một trận bão biển. Ta gần như có thể nghe được tiếng răng rắc của cột buồm và dây buồm, căng cứng lên vì sức gió. Sấm chớp cũng có phần của nó và khi nhóm này chơi xong, đám đông nhất loạt đứng dậy như một khối, giơ tay lên trời thay vì vỗ tay và reo hò như con người thường làm. Đó là tất cả những việc mà nhóm đầu được yêu cầu biểu diễn, và tôi tin chắc là chúng qua được kỳ thi.

Nhóm thứ hai này được loan báo vào sân, chỉ có năm người trong bọn. Chúng được yêu cầu trưng ra cho thấy kết quả của việc ghép cấy, áp dụng cho cả hoa, bụi cây nhỏ và những loại trái cây khác nhau. Câu trả lời lập tức hiện ra như là hình tư tưởng, cho thấy rõ ràng sự thay đổi về kích thước và màu sắc. Chúng cũng được hỏi những loại hoa nào có thể được trồng chung với nhau trong một luống, và những lọai nào diệt trừ một hay nhiều loại khác. Rồi câu hỏi liên quan đến việc luân canh (trồng hoa màu này sau hoa màu kia trong năm sao cho có lợi nhất) và tại sao nó lại cần thiết. Xem ra nhóm thứ hai này cũng làm hài lòng cả ban giám khảo và đám đông.

Chiếc kèn bạc vang lên lần nữa, khi ấy nhóm thứ ba gồm một số tinh linh rất nhỏ tiến vào vòng tròn, và các vị giám khảo tỏ ra hình tư tưởng là ba trẻ nhỏ. Chúng là hình tiêu biểu của trẻ người Anh khoảng 5 tới 7 tuổi, liến thoắng với nhau về câu chuyện thần tiên Cô Bé Lọ Lem. Lập tức các tinh linh nhập cuộc với ba em nhỏ, tranh cãi ai sẽ đóng vai chính, khi việc này được giải quyết xong tôi để ý là các tinh linh đóng những vai mà trẻ con thường không thích chơi, chúng trở thành hai cô chị xấu xí và ông bố khó chịu, nhường vai cô bé Lọ Lem, bà tiên là mẹ đỡ đầu và hoàng tử lại cho các em nhỏ. Câu chuyện thần tiên rút ngắn diễn ra, nhưng khúc mà bà tiên hóa phép ra chiếc xe ngựa và y phục của Lọ Lem biến đổi thì diễn ra rất thực, thực hơn bất cứ cái gì đã từng diễn ra ở cõi trần. Tôi tưởng tượng là lòng không ích kỷ mà tinh linh biểu lộ là cái làm cho chúng đậu hay rớt kỳ thi.

Sau một lúc nghỉ ngắn với nhạc vui tươi, tất cả thành viên của ba nhóm dự thi được gọi trở vào sân, thiên thần xướng danh báo hiệu việc này với chiếc kèn bằng bạc của mình. Các giám khảo trở lại quanh vị Chủ Lễ và vị Đạo Trưởng rồi họp với nhau, như thể bàn bạc về điều họ vừa chứng kiến, và sau vài phút vị chánh chủ khảo đứng trước mặt vị Chủ Lễ, được ngài ưng thuận cho các tinh linh thăng chức vào hàng ngũ thiên thần.

Khi đó vị Đạo Trưởng đứng dậy, cúi chào vị Chủ Lễ và trịnh trọng đi ra sân nơi các tinh linh đang đứng. Đây là lần đầu tiên lời nói được dùng, vị Đạo Trưởng giơ hai tay lên khỏi đầu, khấn nguyện bằng ngôn ngữ lạ tai tôi đã nghe ở sân cỏ thuộc cảnh thứ ba. Thiên thần xướng thanh khi đó trao cho ngài một thanh kiếm lớn, lưỡi chiếu sang chói trong ánh sáng trong trẻo ở cõi trung giới. Nâng kiếm lên trời, ngài nói thêm đôi lời và chậm rãi đi về tinh linh đầu tiên đứng trong một hàng dài trước mặt. Vị này đặt thanh gươm lên cầu tinh linh đó và nói hai chữ dường như có nghĩa “Thượng đế phù hộ con” (tại sao tôi nghĩ như vậy thì tôi không biết). Trong lúc tôi ngắm nhìn, hình dáng của tinh linh khi ấy như là một ông lão nhỏ bé biến thành hình một cô gái trẻ. Chuyện y vậy cũng xảy ra cho tất cả ai tốt nghiệp. Vài tinh linh nam trở thành nam thiên thần trong khi những kẻ khác đổi phái tính. Tất cả những hình hài mới tạo đều có bề ngoài non trẻ.

Tôi sắp nói lời cảm ơn vị Chủ Lễ đã cho chúng tôi cơ hội tuyệt diệu này thì bỗng nhiên, tôi cảm biết cơ thể gọi về và thấy mình tỉnh dậy trên giường ở Colombo.

Sang tối THỨ BẢY, khi ra khỏi thân xác, tôi thấy Jim, người cứu trợ ở cõi tình cảm mà tôi đã gặp ở bệnh viện tại London, đang chờ tôi. Anh tới để nhờ trợ giúp. Anh kể rằng anh rất thán phục cách tôi đối phó với trường hợp của cô gái có tên Mary hồi tối ngày thứ năm, và nghĩ tôi có thể giúp nhiều hơn. Cô gái này nghe một người khách vô ý tứ khi đến thăm nói là mẹ cô đã thiệt mạng trong trận dội bom, cô sầu não quá tới mức người ta không an ủi được. Bởi cô còn một em gái nhỏ tên Irene mới 7 tuổi, nếu Mary cũng qua đời nữa thì quả là thảm kịch. Tôi rất rất mừng được cho cơ hội này để thực hành những gì vừa mới biết. Khi chúng tôi đến bệnh viện, tôi thấy cơ thể nóng sốt của Mary lăn lộn qua lại trên giường còn chính cô thì đi tới lui trong khu, hai tay vò đầu như đang suy nghĩ nát óc.

Thấy tôi đến cô mừng rỡ và khi tôi dỗ dành an ủi, cô bình tĩnh lại. Tôi dùng tư tưởng tạo ra cái ghế salon thoải mái và trong lúc hai chúng tôi ngồi ở đó, tôi giúp cô theo những gì biết được nhờ Acharya chỉ dạy trước đây. Tôi hướng câu chuyện về Irene, và vạch ra là đứa bé sẽ bị đau khổ rất nhiều nếu cả mẹ và chị cùng mất đi. Tôi nói chắc với Mary - với thẩm quyền mà tôi không có - là cô sẽ sống sót nếu có nỗ lực, và nếu cô chịu làm vậy cô vẫn có thể tiếp xúc được với mẹ cô trong lúc ngủ. Cô hỏi là tôi sẽ giúp cô chăng, tôi hứa sẽ làm như lời và thế là nhận phần nào trách nhiệm vào người. Tôi báo sẽ trở lại vào tối hôm sau.

Sang tối CHỦ NHẬT, Mary ngồi chờ tôi và rất bình tĩnh. Tôi đề nghị đi tìm mẹ cô. Tôi chỉ cho cô thấy việc di chuyển dễ dàng ra sao ở cõi trung giới và chẳng mấy chốc, cách đi lại này làm cô thắc mắc cũng như là thích thú. Cô dẫn tôi đến tòa nhà nhiều căn chỗ cô ngụ. Chúng tôi thấy Irene trong một căn của hàng xóm, bên cạnh giường em là bà mẹ đang ngồi, tìm cách dỗ dành đứa trẻ khóc nức nở không thể thấy được bà. Mới đầu bà mẹ tưởng Mary cũng đã thiệt mạng, nhưng khi bà ý thức chuyện không phải như thế và cô chị có thể săn sóc cho Irene, bà bình tĩnh trở lại. Tôi để ba mẹ con nói chuyện và sau khi dàn xếp để gặp họ về sau, tôi quay lại bệnh viện. Tôi nhìn Jim và những bạn đồng sự của anh làm việc, ghi nhớ cách thức của họ.

Khi Mary, mẹ cô và Irene đi vào, tôi dành trọn buổi tối ráng giúp họ theo cách Acharya đã giúp tôi. Bà mẹ là người chưa tiến hóa lắm, tôi nghe một người cứu trợ cõi trung giới nói là phải mất hai ngày mới thuyết phục được bà dùng ý chí tách mình ra khỏi thể sinh lực. Cuối cùng có vẻ như bà hiểu rằng dây ràng buộc với gia đình không bị cắt đứt, và bà vẫn có thể gặp các con vào buổi tối. Điều này làm bà vui vẻ nhiều hơn. Tôi nghĩ bà sẽ hài long trong một thời gian với cuộc sống ở cảnh thứ nhất. Chuyện chót tôi làm trước khi quay về thể xác, là dùng quyền năng ý chí mà tôi có để gây ấn tượng cho Irene rằng khi thức dậy, em phải nhớ đôi điều về những gì được chỉ dẫn trong khi ngủ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh