Gõ Cửa Thiên Đường: Tự Đánh Giá Bản Thân

GÕ CỬA THIÊN ĐƯỜNG: TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN

“Hãy đối mặt với những mảng tối trong bạn và xua đi bằng ánh sáng, sự tha thứ. Khi bạn dũng cảm đương đầu với quỷ dữ là lúc các thiên thần phải cất tiếng hát”.

- August Wilson

Trước khi bắt đầu thay đổi, chúng ta cần biết rõ điều cần thay đổi là gì và chúng ta muốn mang lại những gì cho cuộc đời mình.

Như tôi đã nói ở phần mở đầu, cuộc đời là một kho báu những cơ hội đang đợi chúng ta khám phá. Bạn chọn khám phá điều gì là tùy bạn, nhưng bạn cần biết cách lựa chọn sáng suốt để kho báu đó thực sự có giá trị. Chắc chắn bạn sẽ không muốn tốn thời giờ nhặt đồ đồng nát để choán chỗ trong kho báu mà giá trị chúng mang lại chẳng bao nhiêu.

Bạn có bao giờ chơi trò gắp đồ chưa? Bạn cho một đồng xu vào máy rồi dùng cái cần điều khiển để gắp ra món đồ có giá trị và tránh không bị vướng vào những món ít giá trị làm mất hết thời gian chơi. Cuộc đời thật ra cũng giống như trò chơi gắp đồ đó.

Trong trò chơi cuộc đời, bạn cũng muốn kho báu của bạn chứa đựng những món đồ thật sự có giá trị. Ðể làm được điều này, trước tiên bạn cần thành thật đánh giá bản thân. Muốn thành thật, bạn phải can đảm và mong muốn thay đổi. Vậy bạn hãy can đảm đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực nào đang lên tiếng, sẵn sàng loại bỏ nỗi sợ nào xuất hiện trong suốt quá trình này.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Bạn có nhận thấy trong khi cố gắng đạt được mục tiêu, chúng ta vẫn thường tự ngáng chân mình không? Xét về góc độ thể chất và tâm lý, con người được cấu tạo để tránh những thay đổi. Cơ thể chúng ta được duy trì ở trạng thái cân bằng sao cho nhiệt độ, nhịp tim, lượng đường trong máu và các hệ cơ quan trong cơ thể luôn vận hành ở mức tối ưu nhất. Thông thường, chúng ta không dành thời gian để nghĩ về những điều này vì bộ máy cơ thể tự động vận hành. Chỉ khi nào một trong những bộ máy gặp vấn đề gì đó, khi có một bộ phận nào không vận hành đúng cách, làm chúng ta không khỏe, chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến nó.

Xét về góc độ tâm lý và tình cảm, con người có khuynh hướng không muốn thay đổi, nhưng đó chính là lý do chúng ta bắt đầu tạo ra vô số vấn đề cho mình. Chúng ta cần nhớ rằng không có thay đổi thì không có phát triển. Khi nào chúng ta còn tiếp tục giữ những nghi ngại, sợ hãi về bản thân và năng lực của mình, khi đó chúng ta vẫn còn cản trở không cho những khả năng của mình được phát huy để làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Kinh nghiệm cuộc đời dạy chúng ta rằng không có con đường nào toàn hoa hồng. Sự thay đổi càng quan trọng thì những nỗi sợ, những thử thách đi cùng với nó càng nhiều. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng chính những kinh nghiệm đau khổ sẽ mang lại cho bạn sự lạc quan lớn lao. Và chỉ khi nào can đảm đối mặt với những thử thách bạn mới thực sự cảm nhận được những khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời. Tôi thường nói với thân chủ của mình hãy so sánh điều này với việc sinh con: đau đớn vô cùng nhưng hạnh phúc vô cùng.

Kiểm tra cảm xúc tổng quát

Mua đá năng lượng:

Nếu cảm thấy trong người không khỏe, có thể bạn sẽ đi đến bác sĩ. Bạn cũng nên làm điều này với cảm xúc. Hãy thử phân tích một chút hệ thống vận hành cảm xúc của bạn.

  • Bạn đang cảm thấy tức giận? Với ai? Tại sao?
  • Bạn đang thất vọng? Với bản thân? Với ai đó? Với công việc? Với cuộc sống cá nhân?
  • Bạn đang cảm thấy lo lắng? Về điều gì? Tài chính? Sức khỏe? Giao tiếp xã hội? Tình yêu? Nghề nghiệp?

Chẳng có gì sai nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều nào trên đây. Chúng ta luôn luôn trải qua mọi cảm xúc. Nhưng nếu bạn đang để cho một cảm xúc tiêu cực hay vết thương lòng nào làm bạn sống khổ sở, hãy dũng cảm đào sâu gốc rễ vấn đề để tìm cách giải thoát cho mình. Chúng ta đều rất giỏi giữ lại những cảm xúc tiêu cực và than vãn về cuộc đời mà không để ý rằng chính việc đó làm mất đi bao nhiêu năng lượng của mình.

Nếu không khỏe, bạn uống thuốc để khỏi bệnh. Vậy bạn làm gì để “điều trị” căn bệnh cảm xúc cho mình? Hãy ngồi xuống và nghĩ cho ra điều bạn cần làm để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực đó ra khỏi bản thân rồi làm ngay. Bạn cần phải sống đúng với điều mình tin tưởng, đừng tự nhủ rằng bạn sẽ xử lý nó khi có thời gian rảnh. Hãy điều trị ngay những vấn đề cảm xúc, y như khi cơ thể bạn không khỏe vậy.

----Hãy nhớ----

Cảm xúc của chúng ta cũng giống như một ngôi nhà đang xây dở; hãy lên danh sách những việc cần làm và lần lượt gạch từng dòng mỗi khi làm xong một việc.

Ðừng tìm cách điều trị một lần rồi nghĩ rằng đã xong. Hãy quay lại kiểm tra nhiệt độ cảm xúc để xem bạn đã khá hơn ra sao. Càng nhận thức rõ cảm xúc của mình bao nhiêu, bạn càng có khả năng thay đổi bản thân và cuộc đời mình bấy nhiêu.

Tại sao bạn sợ?

Ai cũng sợ. Ðiều quan trọng là ta ứng phó với nỗi sợ ra sao. Mặt tích cực là việc khảo sát nỗi sợ giúp ta hiểu bản thân mình rõ hơn. Và khi hiểu được nguồn gốc của nỗi sợ, chúng ta có thể kiểm soát nó thay vì để nó kiểm soát mình. Về mặt tiêu cực, nếu chúng ta không đối diện với nỗi sợ, nó sẽ lớn mạnh lên và đến một lúc nào đó sẽ ngăn cản ta phát triển. Tôi thường so sánh nỗi sợ với căn bệnh nhiễm trùng lâu ngày không được chữa trị. Nếu được chữa ngay từ đầu, tình trạng nhiễm trùng sẽ biến mất nhanh chóng. Nhưng nếu không được chữa ngay, nhiễm trùng sẽ lan ra cho đến khi việc chữa trị trở nên vô cùng khó khăn và đau đớn.

Tôi có một thân chủ muốn xin lời khuyên về việc có nên nhận lời làm việc cho một công ty mới thành lập hay không giữa cơn khủng hoảng kinh tế. Cô là chuyên gia tổ chức sự kiện và công ty mới thành lập nhắm tới lĩnh vực tổ chức các buổi tiệc tưng bừng cho mọi khách hàng với giá cả phải chăng. Ðây rõ ràng là thời điểm rất thích hợp để làm những việc như vậy. Nhưng thay vì nhìn vào những điều tích cực, cô lại chăm chăm nghĩ tới những tình huống xấu có thể xảy ra và vì quá sợ thất bại, cô ta không thể tự mình đưa ra quyết định nào để đi tiếp.

Tôi giải thích với cô rằng cuộc đời cũng giống như một cuộc đua. Nếu chưa chạy đã nghĩ rằng thua thì sẽ không thể về đích được. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ tiếp tục ngáng chân bạn trên đường và không cho bạn đạt được tốc độ cao nhất.

Tôi vốn sợ nói chuyện trước đám đông và điều này gây rất nhiều khó khăn cho tôi vì tôi thường tổ chức những sự kiện thu hút hàng trăm người đến nghe thuyết trình. Tôi đối đầu với nỗi sợ này bằng cách học nhìn đám đông là những con người xa lạ và tôi không gặp khó khăn khi nói chuyện với từng người riêng biệt. Tôi cũng tự nhắc mình rằng từng con người này đến đây là để được nghe tôi nói chuyện nên tôi cần vượt qua được nỗi sợ của mình. Nhờ thay đổi cách nghĩ về vấn đề này tôi đã có thể chuyển hóa nỗi sợ thành động cơ giúp mình thành công trong những buổi nói chuyện với công chúng.

Cách chắc chắn nhất để hủy hoại thành công của mình là để nỗi sợ làm chủ. Có phải bạn sợ nghĩ đến một điều gì đó vì bạn sợ mình không thể có nó? Có phải bạn sợ dấn thân? Bạn có tin rằng điều bạn cần ít quan trọng hơn điều người khác (hay tất cả mọi người khác) cần không? Có phải bạn sợ rằng nếu đến được nơi bạn hằng cố gắng thì nó lại chẳng như bạn từng tưởng tượng và có thể bạn sẽ đánh mất điều gì đó thậm chí còn tuyệt vời hơn trên đường đi đến đó? Có phải bạn sợ bắt đầu một việc gì mới bởi vì nghĩ rằng bạn không đủ giỏi? Nếu bạn còn là người cầu toàn thì có khả năng bạn sẽ luôn trì hoãn và rồi chẳng bao giờ làm gì cả. Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời về kinh doanh hay về sản phẩm mà bạn lại sợ nó sẽ không thành hình đúng ý bạn đến nỗi bạn không làm gì để thực hiện nó, nhiều khả năng sẽ có lúc bạn ngồi xem bản tin trên TV về ai đó đã làm chính cái điều mà bạn nghĩ ra nhưng sợ không dám thực hiện đấy. Hoặc có thể bạn luôn tự nhủ phải có ai đó “thông minh” hơn bạn và đã nghĩ ra chuyện đó rồi nên bạn chẳng bao giờ bận tâm kiểm tra tính khả thi của nó.

Việc cố gắng thành công không phải lúc nào cũng dễ dàng, điều bạn cần làm là tự tin vào khả năng của mình và mạnh dạn hành động.

Cũng cần chỉ ra sự khác biệt giữa khái niệm sống không sợ hãi và sống bất chấp. Bạn không nên sống một cách bất chấp mà nên sống một cuộc đời trọn vẹn, nghĩa là không cho phép những nỗi sợ ngăn cản mình thực hiện những việc mà bạn hoàn toàn có khả năng thành công.

Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết chúng ta sợ những gì mình không biết. Nhưng nếu cứ sống trong sợ hãi thì bạn đâu còn thời gian và tâm trí để tiếp thu kiến thức và biến cái không biết thành biết. Càng khám phá những tình huống mới bạn càng trở nên thân thuộc với nó và nỗi sợ càng giảm đi. Thêm nữa, mỗi lần khám phá nỗi sợ và đi vào lãnh địa mới, bạn càng xây dựng lòng tin cho mình để tiếp tục đối phó với tương lai bất ngờ phía trước mà tương lai luôn như thế, bởi cuộc đời là một hành trình liên tục, khiến ta luôn phải học hỏi và trưởng thành mỗi ngày.

Tôi có một thân chủ muốn xin lời khuyên về việc có nên nhận lời làm việc cho một công ty mới thành lập hay không giữa cơn khủng hoảng kinh tế. Cô là chuyên gia tổ chức sự kiện và công ty mới thành lập nhắm tới lĩnh vực tổ chức các buổi tiệc tưng bừng cho mọi khách hàng với giá cả phải chăng. Ðây rõ ràng là thời điểm rất thích hợp để làm những việc như vậy. Nhưng thay vì nhìn vào những điều tích cực, cô lại chăm chăm nghĩ tới những tình huống xấu có thể xảy ra và vì quá sợ thất bại, cô ta không thể tự mình đưa ra quyết định nào để đi tiếp.

Tôi giải thích với cô rằng cuộc đời cũng giống như một cuộc đua. Nếu chưa chạy đã nghĩ rằng thua thì sẽ không thể về đích được. Những suy nghĩ tiêu cực sẽ tiếp tục ngáng chân bạn trên đường và không cho bạn đạt được tốc độ cao nhất.

Tôi vốn sợ nói chuyện trước đám đông và điều này gây rất nhiều khó khăn cho tôi vì tôi thường tổ chức những sự kiện thu hút hàng trăm người đến nghe thuyết trình. Tôi đối đầu với nỗi sợ này bằng cách học nhìn đám đông là những con người xa lạ và tôi không gặp khó khăn khi nói chuyện với từng người riêng biệt. Tôi cũng tự nhắc mình rằng từng con người này đến đây là để được nghe tôi nói chuyện nên tôi cần vượt qua được nỗi sợ của mình. Nhờ thay đổi cách nghĩ về vấn đề này tôi đã có thể chuyển hóa nỗi sợ thành động cơ giúp mình thành công trong những buổi nói chuyện với công chúng.

Cách chắc chắn nhất để hủy hoại thành công của mình là để nỗi sợ làm chủ. Có phải bạn sợ nghĩ đến một điều gì đó vì bạn sợ mình không thể có nó? Có phải bạn sợ dấn thân? Bạn có tin rằng điều bạn cần ít quan trọng hơn điều người khác (hay tất cả mọi người khác) cần không? Có phải bạn sợ rằng nếu đến được nơi bạn hằng cố gắng thì nó lại chẳng như bạn từng tưởng tượng và có thể bạn sẽ đánh mất điều gì đó thậm chí còn tuyệt vời hơn trên đường đi đến đó? Có phải bạn sợ bắt đầu một việc gì mới bởi vì nghĩ rằng bạn không đủ giỏi? Nếu bạn còn là người cầu toàn thì có khả năng bạn sẽ luôn trì hoãn và rồi chẳng bao giờ làm gì cả. Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời về kinh doanh hay về sản phẩm mà bạn lại sợ nó sẽ không thành hình đúng ý bạn đến nỗi bạn không làm gì để thực hiện nó, nhiều khả năng sẽ có lúc bạn ngồi xem bản tin trên TV về ai đó đã làm chính cái điều mà bạn nghĩ ra nhưng sợ không dám thực hiện đấy. Hoặc có thể bạn luôn tự nhủ phải có ai đó “thông minh” hơn bạn và đã nghĩ ra chuyện đó rồi nên bạn chẳng bao giờ bận tâm kiểm tra tính khả thi của nó.

Việc cố gắng thành công không phải lúc nào cũng dễ dàng, điều bạn cần làm là tự tin vào khả năng của mình và mạnh dạn hành động.

Cũng cần chỉ ra sự khác biệt giữa khái niệm sống không sợ hãi và sống bất chấp. Bạn không nên sống một cách bất chấp mà nên sống một cuộc đời trọn vẹn, nghĩa là không cho phép những nỗi sợ ngăn cản mình thực hiện những việc mà bạn hoàn toàn có khả năng thành công.

Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết chúng ta sợ những gì mình không biết. Nhưng nếu cứ sống trong sợ hãi thì bạn đâu còn thời gian và tâm trí để tiếp thu kiến thức và biến cái không biết thành biết. Càng khám phá những tình huống mới bạn càng trở nên thân thuộc với nó và nỗi sợ càng giảm đi. Thêm nữa, mỗi lần khám phá nỗi sợ và đi vào lãnh địa mới, bạn càng xây dựng lòng tin cho mình để tiếp tục đối phó với tương lai bất ngờ phía trước mà tương lai luôn như thế, bởi cuộc đời là một hành trình liên tục, khiến ta luôn phải học hỏi và trưởng thành mỗi ngày.

Có phải nỗi sợ do bạn tự tạo ra?

Phần lớn nỗi sợ phản chiếu suy nghĩ trong ta. Ví dụ, bạn đang ngồi đọc sách trên ghế đá trong công viên vào một ngày mùa xuân nắng ấm. Bạn cảm thấy thư thái, thoải mái cho đến khi có ai đó đến ngồi cạnh và làm bạn mất tập trung. Bạn bắt đầu tự hỏi người này là ai, sao lại chọn ngồi cạnh bạn, liệu người đó có động cơ nào khác không, và tự nhiên chẳng vì lý do gì bạn lại trở nên dè chừng anh chàng tội nghiệp mà có thể cũng chỉ đang tận hưởng một ngày đẹp trời y như bạn. Nếu sợ đi thang máy, bạn sẽ bắt đầu thêu dệt trong đầu những điều xấu có thể xảy ra ngay khi vừa bước vào thang máy. Nào là thang máy chắc sẽ bị kẹt và bạn sẽ bị nhốt trong đó hàng giờ mà chẳng có ai đến cứu... cứ thế cho đến khi bạn thực sự khiến mình bị tê liệt bởi chính nỗi sợ chỉ do trí tưởng tượng của mình tạo ra.

Winston Churchill từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Tôi là một người lạc quan. Những vai khác đối với tôi chẳng có ích lợi gì cả.” Ðiều Churchill đã hiểu nhưng nhiều người trong chúng ta không hiểu được là khi chọn nhìn ly nước đầy, chúng ta chọn nhìn đời một cách lạc quan. Còn khi nhìn ly nước vơi, chúng ta chọn nhấn mình trong chính sự tiêu cực và mảng đen tối của mình.

“Hãy nhận thức rằng khoảnh khắc hiện tại là tất cả những gì bạn có. Hãy biến hiện tại thành tâm điểm của đời bạn”

- Eckhart Tolle

Sao không trì hoãn sự lo lắng cho đến khi điều không hay thực sự xảy ra? Tôi không nói rằng bạn nên sống vô trách nhiệm và không suy tính đến tương lai. Hãy học cách chấp nhận rằng bạn sẽ không kiểm soát được những điều chưa xảy đến và có thể không bao giờ xảy đến nên bạn có thể an nhiên hưởng thụ những điều đang xảy ra ngay lúc này.

Một vấn đề khi lo lắng là việc bạn lo lắng thường không xảy ra mà một việc khác lại xuất hiện. Thế là, bạn lại trách mình đã lo lắng không đúng chuyện. Gần đây, tôi có nhận được một cú điện thoại của một người phụ nữ gọi đến đài và bảo rằng cô ta “không thể chấp nhận” sự ra đi của bố mình chỉ vì ông không mất giống như lý do mọi người đã dự đoán. Ông có nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà theo cô có thể lấy đi sinh mạng của ông bất cứ lúc nào, nhưng ông lại ra đi hoàn toàn bất ngờ sau một cơn xuất huyết não, một chuyện mà không ai có thể nghĩ tới được. Cô ta lại cho rằng đáng ra mình “phải biết trước” điều này. Nhưng làm sao cô ta biết trước được. Tất cả mọi lo lắng trên thế giới đều không thể thay đổi được những điều sẽ đến.

----Hãy nhớ----

Khi bạn ngồi trên cỗ tàu nhào lộn mang tên cuộc đời, bạn có thể chọn nhìn nó một cách hưng phấn thay vì kinh khiếp.

Vấn đề của nhiều người trong chúng ta là khi cuộc sống đang tốt đẹp và vui vẻ thì chúng ta lại bắt đầu lo lắng về điều gì đó không hay có thể xảy đến. Những suy nghĩ tiêu cực tạo ra một chu kỳ tiêu cực. Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ đến một điều tiêu cực, bạn sẽ dễ dàng bị kéo vào vòng xoáy những suy nghĩ tiêu cực và sợ hãi hơn nữa. Khi đó, bạn bắt đầu vận hành cuộc sống căn cứ trên nỗi sợ, cố gắng loại bỏ những điều không hay mà bạn tự nhủ sẽ xảy đến thay vì tự tin đi tới vì tin tưởng rằng bạn có khả năng tạo ra những điều tốt đẹp cho bản thân.

Một người phụ nữ đến cầu cứu tôi vì bà ấy sợ đi máy bay đến nỗi không thể đến dự đám cưới của con trai mình. Trong đầu bà lúc nào cũng nghĩ đến điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, bao gồm cả những chuyện như: Lỡ phi công ngủ quên thì sao? Lỡ phi công bị lên cơn đau tim thì sao? Bà không hề chú tâm đến những điều thật sự có thể xảy đến; thay vì bà tìm ra đủ mọi lý do lạ kỳ để thuyết phục mình về điều xấu nhất có thể. Nếu muốn loại bỏ thói quen suy nghĩ theo kiểu “biết đâu,” bạn cần tỉnh táo học cách chuyển sự tập trung của mình sang những điều tích cực.

Bạn sợ điều gì?

Ðể từ bỏ nỗi sợ trước tiên bạn cần biết mình sợ điều gì. Hãy ngồi xuống và viết ra những điều tồi tệ mà bạn tin rằng sẽ xảy đến nếu bạn bắt đầu có những thay đổi trong quan hệ, môi trường sống, tài sản, tâm linh và sức khỏe của mình. Hãy viết ra đầu đề cho những khía cạnh mà bạn muốn cải thiện. Phía dưới tiêu đề đó, bạn hãy viết ra những gì bạn muốn thay đổi và điều bạn lo sợ sẽ xảy ra nếu làm như thế. Ví dụ:

  • Tôi muốn thay đổi công việc, nhưng nếu bỏ việc, tôi có thể không tìm được việc làm mới (không thích công việc mới, mất những ngày nghĩ tích lũy được tới giờ, không nhận được quyền lợi về chăm sóc sức khỏe tốt bằng hiện tại).
  • Tôi muốn sống chung với bạn trai (gái) của mình nhưng nếu làm thế, tôi có thể phát hiện ra chúng tôi thực sự không hợp nhau như tôi nghĩ (nhận ra tôi chưa sẵn sàng cho một quan hệ nghiêm túc, mất đi một phần tự do của mình, phải chịu nhiều trách nhiệm hơn tôi muốn, mất cơ hội gặp gỡ một ai khác).
  • Tôi muốn giảm cân, nhưng nếu quyết tâm làm thế, tôi có thể phát hiện ra nó khó hơn tôi nghĩ (khó lòng mà bỏ được những món tôi ưa thích, phải mất tiền đi tập Gym, giảm được cân nhưng lại chẳng cảm thấy hạnh phúc hơn).
  • Tôi muốn dọn đến sống ở một thành phố khác, nhưng nếu làm thế, tôi có thể mất liên lạc với bạn bè (tìm việc làm khó khăn, không tìm được căn hộ như ý, phát hiện ra rằng đến chơi ở đấy thì vui nhưng sống ở đấy thì không thích).
  • Tôi muốn mở một việc kinh doanh tại nhà, nhưng nếu quyết định làm việc tại nhà, tôi có thể không bao giờ đi chơi nữa (không bao giờ có thể bỏ công việc qua một bên để dành thời gian cho mình, không có những giao tiếp với đồng nghiệp tại công ty, dành quá nhiều thời gian do dự mà không dành đủ thời gian để làm việc).
  • Tôi thực sự muốn nuôi chó, nhưng nếu có một con chó, tôi có thể không thích đi dạo với nó (mỗi buổi sáng hoặc buổi tối, phát hiện ra việc này đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn tôi nghĩ, phát hiện ra rằng tôi bị dị ứng với lông chó).

Bạn có thể khởi sự dùng danh sách nêu trên, nhưng bạn cần nghĩ đến những điều bạn thực sự sợ. Hãy dành thời gian để viết ra hết những điều bạn nghĩ và không cần phải viết hết tất cả cùng một lúc. Cứ viết ra một vài điều rồi lúc khác lại tiếp tục. Khi viết xong, hãy đem bảng danh sách đó ra bồn rửa chén (cho an toàn) và châm lửa đốt nó đi.

----Hãy nhớ----

Khi lửa bén vào những nỗi sợ bạn ghi ra trên tờ giấy, hãy nhắc đi nhắc lại điều này: Tôi buông bỏ những nỗi sợ này. Tôi không còn sợ phải thay đổi để đạt được những điều tôi muốn trong đời.

Buông trôi sự tiêu cực và trút đi mọi nỗi sợ

65% cơ thể con người làm từ nước. Chúng ta có thể sống đến 3 tuần mà không cần thức ăn, nhưng lại rất khó sống thiếu nước trong 3 ngày. Từ thời cổ đại nước đã là biểu tượng của sự tái sinh, cũng như nguy hiểm và hủy hoại. Nước tạo ra sóng và hãy hình dung, con người chúng ta cũng đang sống với những đợt sóng cảm xúc cuộn trào trong người - lúc mạnh lúc yếu. Thỉnh thoảng, chúng ta tạo ra những con sóng dữ trong lòng mình.

Tôi rất tin năng lượng của nước sẽ cuốn đi mọi tiêu cực trong ta. Khi làm việc với thân chủ tôi vẫn luôn giữ một ly nước lọc trên bàn. Cuối ngày, tôi đổ ly nước đó vào bồn, mở vòi nước và hình dung dòng nước mới và sạch này sẽ cuốn đi những sóng năng lượng tiêu cực mà những thân chủ để lại.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh