5 Loại Tổn Thương Căn Bản Của Đứa Trẻ Bên Trong.

5 LOẠI TỔN THƯƠNG CĂN BẢN CỦA ĐỨA TRẺ BÊN TRONG.

Bạn thân mến!

Không ai muốn bị tổn thương, nhưng hầu như tất cả chúng ta lúc này hay lúc khác, đều mang trong mình những tổn thương trong quá khứ. Một số vết thương nhỏ, một số rất lớn. Một số vết thương là thể chất, một số là tâm lý, và một số là cả hai. Tất cả các vết thương đều cần được chữa lành; vết thương tâm lý thường phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Mối quan hệ của chúng ta với nỗi đau của chúng tôi là một yếu tố quan trọng trong việc vết thương mau lành đến đâu và liệu nó có trở thành vết thương thiêng liêng hay không. Một vết thương thiêng liêng là một vết thương giúp mở ra cho chúng ta một nơi sâu sắc và thiêng liêng hơn trong chính chúng ta - mở ra cho chúng ta tâm hồn của chính mình. Chính sự không hoàn hảo và trầy xước này của chúng ta là cơ hội để linh hồn bộc lộ chính mình. Bạn có biết rằng nơi bị tan vỡ chính là nơi có thể cho phép ánh sáng bên trong của chúng ta chiếu rọi xuyên qua.

Khi còn là một đứa trẻ, mỗi chúng ta được sinh ra với những loại tổn thương khác nhau vì hành trình chữa lành những tổn thương này là một phần quan trọng trong kế hoạch cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, mọi vấn đề chúng ta gặp phải, trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, luôn có liên quan đến những loại tổn thương khiến chúng ta đau khổ. Mức độ đau khổ về thể chất và tâm hồn của chúng ta là một dấu hiệu cho thấy vết thương của chúng ta sâu đến mức nào. Bởi vì, mọi vấn đề chúng ta gặp phải ở hiện tại, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống đều chỉ là triệu chứng mà nguyên nhân gốc rễ nhiều khả năng bắt nguồn hoặc có liên quan đến các tổn thương mà chúng ta mang trong giai đoạn 0-7 tuổi khiến chúng ta đau khổ hoặc bế tắc. Mỗi loại tổn thương sẽ kích hoạt những cảm xúc và phản ứng khác nhau. Mức độ đau khổ và chịu đựng về thể chất và tâm lý của bạn là một dấu hiệu cho thấy tổn thương của bạn sâu đến mức nào.

Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ với các bạn về 5 loại tổn thương cơ bản của đứa trẻ bên trong - là nguyên nhân gốc rễ gây ra nhiều bệnh tật về thể xác, cảm xúc hoặc tinh thần khi chúng ta bắt đầu trưởng thành đó là những loại tổn thương mang tên: Bị từ chối, bị bỏ rơi, bị sỉ nhục, bị phản bội và bất công.

Có một sự thật rất không thoải mái để chấp nhận rằng không bao giờ có người khác làm tổn thương chúng ta, mà chính là cách chúng ta nhận thức về sự cố đang diễn ra cái mà được tạo ra bởi việc một trong các tổn thương của chúng ta được kích hoạt. Bạn nên biết rằng chúng ta nhận thức và diễn dịch các sự kiện bên ngoài thông qua các bộ lọc của chúng ta - một trong số đó là các loại tổn thương của chúng ta - khi chúng ta đau khổ. Khi chúng ta cho phép những niềm tin đã có sẵn của chúng ta nắm lấy và thuyết phục chúng ta, chúng ta tự làm tổn thương chính mình vì mỗi niềm tin mà chúng ta đang có được liên kết với một trong năm loại tổn thương cơ bản trên.

Bây giờ hãy cùng tôi đi đến từng loại tổn thương để nhận diện và đưa sự nhận thức của bạn vào đó nhé!

🌼🌼🌼 1. VẾT THƯƠNG BỊ TỪ CHỐI/CHỐI BỎ (The wound of rejection) 🌼🌼🌼

Có nghĩa là bạn đã từng bị ai đó chống lại, coi thường hoặc phủ nhận khi họ không thích điều gì đó ở bạn! Vết thương bị từ chối này có thể là do cha mẹ từ chối con cái của họ, hoặc đôi khi con cái cảm thấy bị cha mẹ từ chối ngay cả khi không có lý do để cảm thấy theo cách này.

Kể từ trải nghiệm/ sự kiện sớm nhất về sự bị

từ chối/ chối bỏ này, một chiếc mặt nạ sẽ bắt đầu hình thành như một sự tự bảo vệ chống lại cảm giác đau lòng này có liên quan đến việc đánh giá thấp bản thân và được đặc trưng bởi một tính cách lảng tránh. Theo cách đó, phản ứng đầu tiên khi một người cảm thấy bị từ chối là chạy trốn (fleeing) trước rất nhiều tình huống xảy ra trong đời họ: im lặng khi có tranh luận xảy ra, cắt đứt mối quan hệ tình cảm trong sự lặng im... vân vân...

Một phần tính cách của chúng ta khi trưởng thành được hình thành từ những vết thương tình cảm mà chúng ta phải chịu đựng khi còn nhỏ. Do đó, người bị vết thương bị từ chối/ chối bỏ có xu hướng đánh giá thấp bản thân và cố gắng để đạt được SỰ HOÀN HẢO ở tất cả mọi mặt trong đời sống của họ. Và riêng vs cá nhân mình, mình đã nhìn ra mô thức gốc rễ là Rejection khi mình muốn đi chữa lành mô thức hệ quả là mưu cầu sự hoàn hảo này và mình cũng phát hiện ra việc mình có vết thương bị từ chối/ chối bỏ này đến từ việc bố mình muốn mình là một đứa trẻ hoàn hảo và mỗi khi mình “không hoàn hảo” thì bố mẹ mình không chấp nhận/ từ chối việc chấp nhận con người đó của mình... thật là thú vị đúng ko?

Theo cách này, việc thích ở một mình, thích sự độc lập (thái quá) là điều bình thường ở những người mang vết thương Rejection; bởi vì càng nhận được nhiều sự chú ý thì càng có nhiều cơ hội để bị từ chối/ chối bỏ. Việc này giúp mình giải thích dc rất nhiều hành vi, thói quen và sở thích của mình trong quá khứ rằng mình không thích giao du với nhiều người, mình ít bạn (từ bé) và mình chỉ cảm thấy dc thoải mái và an toàn nhất khi mình ở một mình... và rất thích ở một mình nữa.

Mình vẫn đang trên hành trình quan sát, nhận thức và chữa lành điều này trong mình mỗi ngày... Và các buổi sáng hàng ngày của mình chủ yếu là thời gian mình dành cho việc một mình để tập luyện, làm vườn, chuẩn bị bữa ăn trong ngày... nhưng giờ mình quan sát thấy một sự khác biệt là nếu có một ai đó muốn join vào thời gian này của mình, mình cũng rất thoải mái khi... 2 mình hoặc 3,4 mình bên cạnh.

🌼🌼🌼 2. VẾT THƯƠNG BỊ BỎ RƠI (The wound of abandonment) 🌼🌼🌼

Hầu hết chúng ta mang trong ký ức của mình sự tổn thương này từ thời thơ ấu dù câu chuyện tạo ra nó có thể khác nhau... Trên hành trình chữa lành các vấn đề liên quan đến tổn thương bị bỏ rơi của chính mình, anh bạn của tôi đã chia sẻ với tôi về hành trình chữa lành tổn thương lớn này trong cuộc đời anh ấy! Và tôi hiểu rằng không nhất thiết phải luôn luôn có một sự kiện thảm khốc để hình thành một tổn thương bị bỏ rơi.

Văn hóa của chúng ta cũng như các nước Á Đông nói chung không có ý thức nghiêm túc về khái niệm tổn thương tâm lý và điều này đã dẫn đến vết thương đa thế hệ. Những tổn thương từ cấp độ thấp đến cao được truyền từ cha mẹ sang con cái và lặp đi lặp lại trong các thế hệ gia đình.

Khi bạn phớt lờ một đứa trẻ đang la hét, chúng thường sẽ la hét to hơn một lúc và cuối cùng chúng sẽ bỏ cuộc. Nhưng đứa trẻ liên tục bị cha mẹ bỏ qua khi la hét sẽ thường hành động ngày càng nhiều cho đến khi chúng bùng nổ. Đây là 1 hình ảnh ẩn dụ cho cơ chế hoạt động của một loại tổn thương bất kỳ. Nếu chúng ta bỏ qua nó quá lâu, chúng ta sẽ nổ tung hoặc co lại thành không có gì cho đến khi nào đó sẽ bùng nổ mà không có lý do.

Một tổn thương bị bỏ rơi có thể được hình thành theo nhiều cách:

Chấn thương khi sinh (tách mẹ khi sinh, sinh trong lồng ấp)

Bị bỏ rơi ở trường học

Bị bỏ rơi ở nhà, trường nội trú

Cha mẹ ly dị

Thiếu vắng sự hiện diện của bố hoặc mẹ trong các sinh hoạt hàng ngày

Bố/ mẹ mất sớm

Một thành viên trong gia đình sắp chết

Lớn lên trong một môi trường lạnh lẽo không cảm xúc

Lạm dụng trẻ em, lạm dụng tình dục hoặc bị bạo hành bằng lời nói... vân vân...

Tất cả những trải nghiệm/ kí ức này có thể hình thành niềm tin vào bộ não của trẻ: Tôi không đáng được yêu thương, tôi đã bị bỏ rơi, có gì đó không ổn với tôi, thế giới này không an toàn, tôi không thể tin vào tình yêu, tôi phải làm mọi thứ một mình, tôi chỉ đáng yêu nếu tôi cư xử theo một cách nhất định...

Và bạn có biết rằng khi một tổn thương bị bỏ rơi đã bị kích thích sâu sắc, nó có thể tạo ra những hệ quả rất nghiêm trọng khi bạn trưởng thành. Một số người trong chúng ta đi cả cuộc đời với những vết thương sâu từ thời thơ ấu không bao giờ được giải quyết...

Bằng cách nào đó, chúng ta thường cố gắng thuyết phục bản thân mình rằng “Tôi đang rất ổn mà!”... cho đến khi bạn gặp bế tắc với một vấn đề cụ thể nào đó trong cuộc sống.

Một vết thương bị bỏ rơi là vô hình trước mắt, nhưng nó để lại những dấu hiệu nhận biết về cách chúng ta liên quan đến thế giới bên ngoài, cách chúng ta cảm nhận bên trong và cách chúng ta cư xử trong các mối quan hệ hàng ngày. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tổn thương bị bỏ rơi là cách chúng ta phản ứng với những lời chỉ trích hoặc cách chúng ta đối mặt với các xung đột trong mối quan hệ. Bất cứ khi nào tình yêu đến, bản năng đầu tiên của họ là chạy trốn hoặc trở nên lo lắng. Nỗi sợ hãi của họ rằng họ bị lừa dối, bị phản bội... Họ rất khó tin tưởng và dám đón nhận tình yêu, rất khó khăn để bước vào một mối quan hệ nơi tình yêu đang trôi chảy tự do và bình đẳng giữa các đối tác.

Những bạn mang loại tổn thương này thường có những vấn đề như sau:

Luôn muốn kết giao với rất nhiều người, luôn cảm thấy cần phải có người bên cạnh, rất khó khăn để có thể ở hoặc làm gì đó 1 mình

Lo lắng và sợ hãi khi chứng kiến ai đó trong gia đình, trong nhóm bạn, trong một tập thể rời đi

Thường là người chủ động kết thúc 1 mối quan hệ trước khi người kia có cơ hội ra đi

Ghen tuông hoặc nghi ngờ rằng đối tác của bạn sẽ làm tổn thương, lừa dối hoặc ra đi ngay cả khi ở đó không có dấu hiệu của hành vi chia tay hay tan rã

Tự nghi ngờ, bất an và thiếu tin tưởng vào giá trị bản thân

Trong những trường hợp cực đoan hơn khi bị kích hoạt sâu trong các sự kiện như chia tay, ly dị hoặc mất mát: họ có thể cảm thấy hoàn toàn mất kiểm soát cảm xúc, phản ứng quá mức, lo lắng, sợ hãi, mất ngủ, giảm cân hoặc tăng cân không kiểm soát và những suy nghĩ hay hành vi ám ảnh....

Bạn thử soi lại ký ức/ trải nghiệm trên chính mình xem bạn có mang loại tổn thương này trong đứa trẻ bên trong của bạn không và thử kết nối một số vấn đề bạn đang có ở hiện tại có phải xuất phát từ những nguyên nhân gốc rễ của loại tổn thương này hay ko nhé!

🌼🌼🌼 3. VẾT THƯƠNG BỊ BẤT CÔNG (The wound of injustice) 🌼🌼🌼

Điều gì đã xảy ra đối với những người mang tổn thương này từ khi còn nhỏ? Đó thường là những đứa trẻ sinh ra và được nuôi dưỡng trong những gia đình mà bố mẹ rất nghiêm khắc và thích sử dụng kỷ luật để thể hiện tình yêu với con cái mình. Những đứa trẻ này thường không nhận được nhiều sự đánh giá cao từ cha mẹ mình hoặc chúng cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương không cân bằng so với những anh/chị/em ruột khác của mình từ ba mẹ. Quyền lợi và khả năng của chúng ko được tôn trọng đúng mực.

Đứa trẻ sống với tổn thương này trong khoảng từ 3 đến 5 tuổi, vì không ai giúp chúng ta định hình tính cách cá nhân của mình, chúng ta là ai, trước những bậc cha mẹ luôn tỏ ra lạnh lùng, thiếu những cử chỉ tình cảm và luôn đòi hỏi nhiều chuẩn mực đối với con cái mình. Chúng ta đã không được học cách để bày tỏ cảm xúc thật của mình trước mặt ba mẹ. Vì chúng ta đc dạy rằng việc giữ thể diện trước mặt người khác quan trọng hơn. Do đó, gần như là điều không thể để đứa trẻ dc là chính mình...

Những người có tổn thương này thường gặp những vấn đề trong hành vi đại loại như: Luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong mọi việc và mọi con người mà họ tiếp cận; Thường không cho phép mình học cách để cảm nhận (thường xuyên giấu đi cảm xúc thật hoặc cố tìm cách để kìm nén chúng lại kể cả là những cảm xúc thoải mái); Rất khó khăn với bản thân và cơ thể của mình, bởi vì anh ấy luôn để tâm đến thể diện của mình trước mặt người khác; Rất sợ bị sai hay mắc lỗi hay ám ảnh về sự thất bại; Họ thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ, trong việc ủy thác công việc cho ai đó vì họ luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong công việc và không thực sự tin tưởng khi giao việc cho người khác làm giúp mình; Không dễ dàng để đón nhận sự phê bình hay những góp ý thẳng thắn từ mọi người, chính vì vậy họ rất khó thừa nhận rằng bản thân mình đang có vấn đề và cần thay đổi. Họ thường khá cứng nhắc trong vấn đề bộc lộ cảm xúc hay cử chỉ chăm sóc tới một ai đó.

Những người mang tổn thương về sự bất công này luôn có một nỗi sợ đó là sợ bị lạnh nhạt và đặc biệt là sợ sự thiếu công bằng. Họ luôn đòi hỏi sự công bằng ở mọi nơi, mọi tình huống, mọi mối quan hệ trong cuộc sống. Một điểm rất dễ thấy nữa là họ là những người luôn cảm thấy khó khăn khi nhận (đặc biệt là nhận nhiều hơn những người khác vì đối với họ nó thể hiện sự không công bằng và họ không hề cảm thấy thoải mái khi được nhận). Họ cũng luôn mắc kẹt trong việc đưa ra quyết định vì luôn phân vân giữa các lựa chọn và họ chỉ dám đưa ra quyết định khi họ cảm thấy chắc chắn 100% về một điều gì đó...

Những người mang tổn thương bị đối xử bất công bản chất chính là bởi họ bị thiếu một nhu cầu rất lớn không được đáp ứng đó chính là sự tự do (để được là chính mình) từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy khi trưởng thành, họ (một cách vô thức) luôn đòi hỏi bản thân thái quá bằng cách không tôn trọng giới hạn của bản thân, điều này khiến họ luôn sống trong rất nhiều căng thẳng, chỉ trích bản thân, không thoải mái để mình được tận hưởng sự vui vẻ, thư giãn, hưởng thụ cuộc sống. Thậm chí họ còn gặp khó khăn trong việc công nhận những thành tích của bản thân (luôn thấy rằng nó chưa đủ, chưa tốt...)

Tổn thương này mình quan sát từ chính những trải nghiệm của bản thân trong gia đình mình và nhận thấy nó đến từ văn hoá và những niềm tin về cách nuôi dạy con cái của các bậc cha mẹ đặc biệt là ở nhưng nước Á Đông với quá nhiều quan điểm parenting chưa đúng đắn! Nó làm mình có một mong muốn về việc mở một retreat chữa lành cho những bạn đang làm cha làm mẹ và đặc biệt là những bạn nào có ý định muốn thực hiện vai trò này trong tương lai. Vì mình hiểu rất rõ: Chỉ khi chúng ta chữa lành cho đứa trẻ bên trong của mình, con cái của chúng ta cũng được chữa lành! Nếu không chúng ta cũng đang nuôi dạy và yêu thương con cái của mình (một cách vô thức) thông qua những tổn thương của chính đứa trẻ bên trong của chính mình mà thôi.

🌼🌼🌼 4. VẾT THƯƠNG BỊ SỈ NHỤC(The wound of Humiliation) 🌼🌼🌼

Những người liên tục bị sỉ nhục, mắng nhiếc, trách móc từ khi còn nhỏ được tạo ra để nghĩ rằng những người khác không tán thành và luôn chỉ trích mình. Cha mẹ nuôi dưỡng nỗi sợ hãi này ở con cái họ bằng cách nói với chúng rằng chúng là một đứa trẻ hư, hậu đậu, học dở, lười nhác... hoặc than phiền về chiều cao/ cân nặng hoặc ngoại hình hay một khuyết điểm nào đó của trẻ hoặc ở cấp độ nặng hơn phụ huynh hoặc thầy, cô giáo xử phạt hay kỷ luật trẻ trước mặt người khác.... Tất cả những điều này sẽ phá hủy lòng tự trọng của một đứa trẻ, bạn có biết không?

Trong số những tổn thương quan trọng của đứa trẻ bên trong cần được chữa lành tận gốc, loại tổn thương này là khó thấy nhất. Những đứa trẻ chịu những trải nghiệm về loại tổn thương nhạy cảm này sẽ bắt đầu hình thành một niềm tin mạnh mẽ trong tâm trí rằng chúng bị coi thường, bị phán xét, bị so sánh, bị hạ thấp danh dự và đến một lúc nào đó chúng tự cảm thấy xấu hổ về chính bản thân mình. Có một điều cần biết là trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, con người chúng ta bắt đầu học cách tự lập về thể chất trong việc phát triển các chức năng của cơ thể như: học ăn một mình, tự đi vệ sinh cá nhân... Nếu bố mẹ trong giai đoạn này bảo bọc, chăm chút, hỗ trợ và thậm chí là chỉnh đốn hay kiểm soát chúng ta quá mức, đứa trẻ là chúng ta sẽ cảm thấy mình không thể làm mọi thứ một mình, mình làm mọi thứ một mình thật tệ, cha mẹ mình xấu hổ về mình... (vì mình ăn không gọn gàng, vì mình vệ sinh cá nhân bị dơ...)

Chính những nỗi sợ hãi này thường dẫn đến sự hình thành tính cách phụ thuộc vào người khác. Khi trưởng thành, những người từng có những trải nghiệm liên quan đến tổn thương bị sỉ nhục/hạ thấp khi còn nhỏ thường rất thiếu sự tự tin khi bắt đầu làm một việc gì đó trong cuộc sống. Họ chưa làm nhưng họ đã nghĩ đến việc họ thất bại sẽ thế nào. Họ cũng luôn đánh giá rất thấp bản thân và khả năng của mình trong một đám đông hay trong một tập thể. Họ sẽ thường tự chê bai hay trừng phạt mình rất nhiều vì nghĩ rằng mình không đủ tốt. Ví dụ, họ sẽ không thích cân nặng của mình, họ luôn phàn nàn về chính thân hình của mình và rồi họ thường thu hút một đối tác người mà sẽ quan tâm tới ngoại hình của họ và chính người đó sẽ tạo ra một môi trường tốt để họ tự phán xét về chính cơ thể của mình. Ngoài ra những người mang tổn thương này còn luôn sợ bị coi là ích kỷ, vô tâm, ngay cả khi anh ta chỉ đang làm những gì anh ta cần; họ cũng có suy nghĩ rằng mình không xứng đáng với gia đình hoặc với sếp, với những người quan trọng trong cuộc sống; họ luôn cảm thấy bị mắt kẹt để có thể cư xử giữa hai người hoặc hai tình huống cần phải lựa chọn; và họ cũng thường cảm thấy có lỗi khi cho phép mình tận hưởng một điều gì đó tốt đẹp như một chuyến du lịch hay một thứ đồ giá trị... Thậm chí họ không chỉ hạ thấp bản thân mình mà đôi khi còn có thể bạo ngược và trở nên ích kỷ như một cơ chế phòng thủ, và thậm chí có xu hướng làm nhục người khác như một lá chắn bảo vệ chính bản thân anh ta.

Bất cứ ai đã từng phải chịu đựng những trải nghiệm từ loại tổn thương này đều phải làm việc với những vấn đề liên quan đến sự độc lập, tự do và vấn đề liên quan đến thứ tự ưu tiên trong cuộc sống của họ và học cách để làm thế nào hiểu rõ hơn về nhu cầu và nỗi sợ hãi của chính mình.

🌼🌼🌼 5. VẾT THƯƠNG BỊ PHẢN BỘI (The wound of Betrayal) 🌼🌼🌼

Một sự phản bội luôn liên quan đến một niềm tin tan vỡ. Niềm tin càng sâu sắc, sự phản bội càng sâu sắc --- và vết thương càng sâu. Có nhiều hơn một loại phản bội. Một mặt, có sự phản bội của chính mình. Mặt khác, có loại mà mọi người làm với bạn. Hầu hết mọi người thường chỉ nghĩ về việc bị phản bội trong tình yêu khi họ nghĩ về loại tổn thương này, nhưng loại tổn thương này có những biểu hiện vi tế hơn rất nhiều. Tất cả những cách khác nhau để tạo ra vết thương phản bội ai đó đều có hai điểm chung: hoặc là phá vỡ một điều gì đó đã được thiết lập trước giữa hai người; hai là chúng ta lợi dụng sự tin tưởng của người khác.

Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta thường vô cùng tin tưởng người lớn, đặc biệt là cha mẹ, người thân, thầy cô giáo... Khi một trong số đó là thủ phạm lạm dụng, sẽ có một vết thương sâu trong tâm lý trẻ con và quá trình chữa bệnh sẽ kéo dài và phức tạp.

Khi một đứa trẻ bị phản bội, chủ yếu bởi cha mẹ chưa thực hiện lời hứa nào đó với con, điều này tạo ra nỗi sợ tin tưởng người khác. Xu hướng không tin tưởng này có thể chuyển thành đố kị và những cảm giác tiêu cực khác, vì người ta có thể cảm thấy không xứng đáng với những gì đã hứa và về những gì người khác có. Những người thường xuyên bị phản bội khi còn nhỏ sẽ mang chiếc mặt nạ trở thành một người thích kiểm soát. Họ là những người cần mọi thứ chính xác theo cách họ muốn. Họ có thể cảm thấy cần phải thực hiện một số kiểm soát nhất định đối với người khác, điều mà họ thường biện minh là một phần trong tính cách mạnh mẽ của họ. Người có tổn thương bị phản bội này phải làm việc dựa trên sự kiên nhẫn, khoan dung và kiến thức, và họ phải học cách ở một mình và học cách giao phó trách nhiệm và quyền hạn cho người xung quanh.

🌷🌷🌷 Kết bài:

Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng cách mời bạn tiếp tục quan sát và ý thức về những vết thương của bạn. Bạn có biết rằng mỗi người chúng ta được sinh ra với những vết thương này là vì chữa lành chúng là một công việc quan trọng trong kế hoạch cuộc sống của chúng ta.

Hãy nhớ rằng chỉ bằng tình yêu đích thực mà chúng ta có thể chữa lành cho chúng. Vì tình yêu là một từ đồng nghĩa với sự chấp nhận, mỗi khi bạn nhận ra rằng bạn đang bị khởi lên những tổn thương như từ chối, từ bỏ, làm nhục, phản bội hoặc đối xử bất công với người khác hoặc chính mình, hãy chào đón bản thân trong những tình huống này mà không chỉ trích chính mình. Cho mình quyền có vết thương. Đơn giản chỉ cần hạnh phúc khi thấy vết thương của bạn giảm đi, mà không nghĩ rằng một ngày nào đó chúng sẽ được chữa lành.

DomDom Healing

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh