Trước Thềm Đạo: Chương 10

TRƯỚC THỀM ĐẠO: CHƯƠNG 10

Một lần nửa, tôi có nên mạo hiểm đi vào những đường lối quanh co của Siêu Hình Học không? Bạn gần Chơn Lý hơn H., tuy nhiên quan điểm của anh ấy cũng có một điều đúng. . . Thật vậy, một khi đã hoàn hảo thì Chơn Nhơn có thể đi vào mọi cảnh giới và điều mà bạn gọi là “Việc làm tự động” thật ra không phải là không tùy thuộc vào Chơn Nhơn, nhưng Chơn Nhơn chỉ cần chú ý chút xíu cũng đủ để giữ xác thân được khang kiện, cho nên hình dung từ “tự động” có thể được áp dụng trọn vẹn vào sự hoạt động thể xác của vị Jivanmoukta. Nếu ở chúng ta sự tiêu hóa và tuần hoàn đều tự động thì ở một vị Jivanmoukta tất cả những cử động của xác thân và cả khối óc nữa đều có thể được coi như là tự động. Những cử động này không bao giờ khiến Ngài phải do dự hay suy nghĩ. Tất cả những sự khởi động của xác thân và giác quan Ngài, của cả khối óc Ngài nữa, đều điều hòa với Ý Chí Tối Cao và rất “vô tâm” vậy. Công việc điều hòa này là việc của Chơn Nhơn, đó là kết quả của biết bao nhiêu cố gắng hữu ý của Chơn Nhơn trong dĩ vãng, giống như cử động của ngòi bút trong tay người viết, của ngón tay người gảy đàn, hay của con mắt người đọc sách thành thạo. Chắc bạn biết rằng xưa, ở một thời kỳ nào đó, khi những cơ quan của xác thân đang phát triển, trái tim và bao tử (dạ dày) đã cần phải được huấn luyện rất nhiều trước khi có thể làm việc một cách tự động được như bây giờ. Đã biết như vậy rồi, chắc bạn sẽ không khó khăn gì mà hợp nhất sự “tự động” với sự quyết định trực tiếp của Chơn Nhơn.

oOo

Trạng thái thăng bằng của cái trí dĩ nhiên không phải là lương tri của Niết Bàn. Khi dục vọng không còn đủ sức mạnh chi phối con người nữa thì y “được thăng bằng trong cái Trí”, “được vững vàng trong trí khôn của mình”, “có một lý trí vững chắc”, như thế nghĩa là những dục vọng phải đầu hàng và Chơn Nhơn hay Thượng Trí thắng thế.

oOo

Bạn hãy nhớ bài học quên mình. Bạn hãy đến Thượng Đế với con mắt đẫm lệ, với tấm lòng sám hối thành thực. Ngài sẽ ban rải sức mạnh cho bạn và khiến bạn tránh khỏi điều dữ. Đó là cái phương pháp duy nhất để tự phát triển không có phương pháp nào khác nữa, nhứt là trong thời đại Mạt Pháp này. Bạn cũng có thể nhớ đến tôi, nếu điều đó giúp được bạn, nhưng nếu khi nhớ đến tôi, bạn lại không nhớ đến Thượng Đế Tối Cao, Nguồn Cội đầu tiên của mọi An lạc và mọi Ánh sáng, thì bạn nên gạt bỏ tôi ra ngoài tư tưởng bạn, và hãy cố gắng chỉ theo Thượng Đế thôi, đừng để cho một ý nghĩ nào có thể làm mờ tối sự Chói rạng của Ngài. Bạn hãy cố gắng giữ cho lòng được trong sạch bằng cách luôn luôn nghĩ đến Ngài, và rồi bạn sẽ có được đủ mọi điều.

oOo

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Anh N. đã lầm lẫn rất nhiều, để rồi lại thoát ra khỏi sự lầm lẫn ấy rất nhanh. Anh hành động như vậy có thích đáng không? Tôi không thể nói rõ điều này ra được, nhưng hình như anh ấy phải đi theo một số phận không cưỡng lại được, và tôi hy vọng anh ấy sẽ trở lại Con Đường Đạo, lòng được rửa sạch không còn chứa đựng gì ô trọc làm hoen ố linh hồn cao thượng của anh.

oOo

Tôi mong rằng B. sẽ kiên nhẫn giữ lấy chức vụ của mình và sẽ trả sạch quả báo. Tất cả chúng ta đều trải qua một cuộc khủng hoảng lớn lao, và ở khắp mọi nơi sự đau khổ đã lên cao tột bực, không sao tả xiết. Tất cả các Huynh hãy kiên nhẫn; những ngày tốt đẹp hơn sẽ trở lại và rồi các Huynh sẽ lại tìm thấy an lạc và ánh sáng.

oOo

Những tác phẩm Thông Thiên Học với mục đích làm cho khoa học tân thời phải nhìn nhận Tinh Thần; vì thế nên dĩ nhiên những tác phẩm này nói nhiều về khoa vật lý học hơn là khoa Siêu hình học của đời sống cao siêu. Lấy óc phê bình mà nhận xét, khi đọc tất cả những tác phẩm Thông Thiên Học, người ta có thể nghĩ rằng cách trình bày Chơn Lý như thế dường như hơi nghiêng về hình hài, vật chất. Đối với kẻ sùng tín kinh Phệ Đà ở Ấn Độ thì Thượng Đế Tối Cao (Parabrahman) của người Thông Thiên Học dường như là một trạng thái của vật chất tế nhị, huy hoàng, chớ không phải là Tinh Thần Tuyệt Đối. Tuy nhiên, nếu những tác phẩm Thông Thiên Học không trình bày Chơn Lý theo cách đó thì không bao giờ có thể ảnh hưởng đến đầu óc khoa học của người đời nay và thất bại trong mục tiêu gần nhất của nó. Trí óc người thường không sao có thể hiểu nỗi được cái quan niệm lý tưởng cao cả về Thượng Đế (Brahman). Vì thế cho nên tuy rằng ý kiến bạn về Hóa Thân của Thượng Đế được đúng về nét đại cương, nhưng người Thông Thiên Học khi nói với phần nhiều những đầu óc khoa học thì dĩ nhiên không sao tránh khỏi phải khoác lên Hóa Thân của Thượng Đế một lớp vật chất rất mỏng; y không thể bỏ qua mà không nói đến hình hài cùng “dĩ vãng” của một Đấng Hóa Thân của Thượng Đế. Đối với tôi thì dĩ nhiên thời gian và không gian là những ảo tưởng lớn nhất của chúng ta, đó là nơi “chứa chất ảo tưởng”; nhưng nếu bạn lại đứng ở quan điểm này mà giải thích về những sự việc liên quan đến thời gian thì bạn sẽ không sao tránh khỏi thất bại. Mọi lời nói, mọi sự thảo luận chỉ có thể nói đến cái giả tướng của sự vật mà thôi, vì vậy nên A. B. đành phải dùng cái ngôn ngữ dường như không đúng chút nào, theo anh nghĩ. Tuy nhiên, về phần tôi, tôi muốn nhắc cho độc giả nhớ rằng sự suy luận tỉ mỉ này chỉ được áp dụng cho đời sống thế tục mà thôi; còn như đối với Chơn Lý, sự suy luận đó chỉ là “ảo tưởng” giống như danh từ và hình hài của mọi vật trong vũ trụ. Đứng vào quan điểm chủ trương rằng mọi vật đều hay thay đổi, tôi không tin người ta đã hoàn toàn lầm lẫn khi nói Đức Krishna trong một đại kiếp xa xôi nào đó đã mang hình hài con người, và tôi cũng không nghĩ rằng điều tuyên bố này trái ngược với điều mà bà H. P. Blavatsky đã viết trong cuốn Giáo Lý Bí Truyền (La Doctrine Secrète). Giữa một vị Chơn Sư và một Đấng Hóa Thân của Thượng Đế có một sự khác biệt rất xa, mặc dầu người ta coi Đấng Hóa Thân của Thượng Đế như là một vị đã mang hình hài con người như chúng ta đây trong một dĩ vãng xa xăm. Vị Jivanmoukta cũng khác Đấng Hóa Thân của Thượng Đế. Còn vị Videhamoukta đã hợp nhất với Thượng Đế Ngôi Hai Tối Cao và đã biến thành một nguồn thần lực, nhưng rồi Ngài lại đi xuống cảnh giới thấp hơn, hay Ngài phóng ra một hình ảnh, hay Ngài rời bỏ cái trạng thái chí phước vô hình của Ngài mà tự biểu lộ ra trong vài ba giai đoạn tiến hóa của thế gian để điều chỉnh những mãnh lực bị rối ren và lập lại sự thăng bằng. Một Đấng Cao Cả như vậy vẫn có thể nhớ lại những sự thiếu sót, những giới hạn của mình khi xưa, nhưng sự nhớ lại dĩ vảng này không còn có thể trói buộc Ngài nữa, cũng giống như nhà ảo thuật khônng còn bị lầm lẫn vì những hình ảnh giả tạo mà chính y đã làm ra.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh