Tứ Đại Pháp Kinh: Bất Tư Duy Pháp

TỨ ĐẠI PHÁP KINH: BẤT TƯ DUY PHÁP

CHƠN như, chơn thể, chơn tâm

tánh phăng tầm đặng thoát đường tu

minh ái dục ngục tù

THỪA lệnh Thượng Ðế dạy tu ngươn này

BẤT sinh bất diệt mới hay

tưởng phân biệt sẽ thay vô cùng (vô phân biệt)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

DUY tâm duy vật nổ tung

PHÁP tánh thể hiện, thung dung thoát trần

BẤT TƯ DUY PHÁP còn gọi là CHƠN LÝ VÔ THỪA (hay Phật Thừa cũng vậy) là pháp không thể nghĩ bàn (bất tư duy) được bằng phàm tâm trí tục Ðó là những công án giúp cho các Vị tiến hóa cao, quán tưởng đêm ngày cho vỡ lẽ, thời lập tức đắc đạo vô thượng thể nhập vào “như như chánh trí” hay còn gọi là “Ðại Viên Cảnh Trí”.

Các con mới tu, đọc cho có ý niệm, chớ có nên đem phàm trí tranh cãi, phiếm đàm, xàm luận, làm rối loạn bản thể của con rồi hư hết! (CHỚ KHINH THƯỜNG LỜI KHUYÊN DẠY NÀY CỦA CHA).

Mua đá năng lượng:

Thực ra, các vị Phật, vị Tổ, đều đắc đạo vô thượng hết, giải thoát hoàn toàn, cũng là Thượng Ðế hết, hay nói đúng hơn các vị đó cũng chính là CHA phân thân điển quang để đóng vai đó mà thôi.

Thế nên, Kinh do các vị đó sáng tác cũng đều không thể nghĩ bàn bằng phàm trí (như Pháp Bảo Ðàn của Huệ Năng, Quán Tâm Pháp của Ðạt Ma, Tín Tâm Kinh của Tăng Xán, Niết Bàn, Kim Cang, Bát Nhã, Duy Ma Cật của Thích Ca).

Tại sao CHA nói của "Thích Ca" mà không nói của Phật. Chỗ này cũng thuộc về Bất Tư Duy Pháp, không thể nghĩ bàn bằng phàm trí vì:

Chư Phật chẳng sở hữu

Lấy chi có lời dạy

Mà chép thành kinh sách

Ðặng truyền lại đời sau.

Ðây cũng là một công án để các con quán tưởng cho vỡ lẽ. Giờ đây, CHA bắt đầu an trú vào "Tam Muội Chánh Ðịnh" đặng thuyết giảng "Chơn Lý Vô Thừa", cho các con tiến hóa cao, quán tưởng tu học cho vỡ lẽ, thời sẽ đắc đạo Vô Thượng trong tức khắc không thể kịp nghĩ bàn. Nghĩ bàn là ra khỏi chơn lý nghe con! Khi trở về một công án, thời các công án khác đều bừng sáng lên cả.

- Thượng Ðế tượng trưng cho Chơn Lý Tối Thượng. Giải thích Chơn Lý Tối Thượng tức xa lìa Thượng Ðế.

- Nhận biết được tư thể tánh của nội tâm, tức chứng được Chơn lý.

- KHÔNG và CÓ chẳng ở nơi thực tại, thực tại là cái "ngay bây giờ". Cái chẳng phải hữu tạo, hữu tồn, hữu nhiên, hữu tại. Cái chẳng phải vô tạo, vô tồn, vô nhiên, vô tại. HỮU chẳng phải là thực tại chơn lý, cái vô cùng ở quá khứ cùng với cái vô cùng ở tương lai cũng chính là cái ngay bây giờ. Vì chưa hiểu như thế nên con người phân biệt quá khứ, hiện tại và vị lai.

- Thấy SẮC mà TÂM không móng lên một niệm sắc, không thấy sắc (hay thấy không sắc cũng vậy) mà TÂM chẳng móng lên một niệm không. Ðó chính là "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc". Trong SắcKhông, trong KhôngSắc vậy!

- Trong thế giới KHÔNG có thế giới SẮC, trong thế giới SẮC có thế giới KHÔNG. Chẳng có sự phân biệt giữa thế giới KHÔNG và thế giới SẮC; nếu còn phân biệt tức chưa phải là bậc đã đắc đạo Vô Thượng "VÔ PHÂN BIỆT".

- VÔ PHÂN BIỆT tức "KHÔNG", ý thức tất cả những hiện tại, không hơn không kém, không đúng không sai, không thiện không ác, không đẹp không xấu, chứ chẳng phải không phân biệt gì cả. Chẳng biết phân biệt tức vô tri giác, Ngoan Không Vô Ký, nguy hiểm vô cùng.

- ÐÚNG không thể là ÐÚNG, nếu không có sai

SAI không thể là SAI, nếu không có đúng

THIỆN không thể là THIỆN, nếu không có ác.

ÁC không thể là ÁC, nếu không có thiện.

XẤU không phải là XẤU, nếu không có đẹp.

ÐẸP không thể là ÐẸP, nếu không có xấu.

- Còn phân biệt Ðúng Sai, tức chẳng hiểu thực tại là gì?

Còn phân biệt Ðẹp Xấu, tức chẳng hiểu tình thương là gì?

Còn phân biệt Thiện Ác, tức chẳng hiểu cuộc sống là gì?

- Con người chẳng hiểu như thế, nên còn phân biệt ÐÚNG SAI, phân chia THIỆN ÁC, phân loại TỐT XẤU. Tư tưởng phân biệt không thể là cái hiện giờ, cái thực thể của nội tâm. Cái kín mít mà trống rỗng, sờ sờ ngay trước mắt. Cái bao la mà chẳng có độ lớn trọn vẹn, chẳng thể giới hạn bởi Hữu cùng hoặc Vô cùng.

- Cuộc sống là cái đang chết mà chẳng biến đổi. Thực tại là cái đang qua mà chẳng tạo thành. Tình thương là cái đang thể hiện mà chẳng xuất hiện.

- Cái toàn bộ của cuộc sống không thể giải thích, giải thích bằng những bộ phận rời rạc: Kinh tế hoặc chính trị, văn hóa hoặc giáo dục, khoa học hoặc kỹ thuật. Cái này không thể là cái này nếu không có những cái kia. Cái kia không thể là cái kia, nếu không có những cái này.

- Xưa nay, TA có bị ràng buộc đâu mà đi tìm con đường giải thoát. Người nào đi tìm con đường giải thoát, tức tự ràng buộc lấy chính mình.

- Theo bất cứ ai, kể cả Phật, tức tự xa lìa chính Tâm mình và như thế khó mà được giải thoát.

- Nếu Luân Hồi thực có, thời chẳng có ai thành Phật. Nếu Niết Bàn thật có thời chẳng có ai trôi lặn trong vòng sinh tử.

- "Thể tính Chơn Như Bất Biến Thường Hằng Vĩnh Cữu" xưa Thích Ca gọi là Phật Tánh, Ki Tô gọi là Tự Thể, chẳng phải cấu tạo bằng vật chất, cũng chẳng phải cấu tạo bằng Chơn Không. Nếu bằng vật chất, sẽ bị biến đổi bởi định luật của tự nhiên. Nếu bằng Chơn Không tức chẳng biết tư duy, chẳng tiếp nhận đau khổ hay sung sướng. Ðến nỗi cái gọi là "Phật Tính" cũng chẳng phải Phật Tính nốt. Nếu Phật là Phật, thời Phật chẳng hiện hữu.

- Chẳng thấy được Tánh, gọi là thấy Phật. Chẳng thấy được Phật mới là thấy "Tánh", ấy mới thật là thấy Tánh thành Phật, vì chính ngay bản thân của "Thấy" là Phật Tính rồi.

- Ai tự xưng mình chứng ngộ chơn lý, tức chẳng hiểu chơn lý là gì! Ai tự khoe mình là Phật, tức chẳng hiểu Phật là gì! Chứng được chơn lý, tức tự biết: không tu, không chứng, không ngộ, không thành, không Phật, không Pháp, không sanh, không tử.

- Ðộng loạn là hiện thể của Ðại định, Ðại định là tự thể của loạn động. Rời loạn động, tìm đại định là đã xa lìa Định rồi, vì chính ngay bản thân của LOẠN đã là ÐỊNH.

- TÀ là hiện thể của CHÁNH, Chánh là tự thể của Tà. Chánh ghét, Tà ưa, thích Chánh tức là càng rơi vào Tà, vì chính ngay cái là "Chánh" cũng là "Tà".

- PHÁP (vật) là hiện thể của TÂM, Tâm là tự thể của Pháp. Bỏ Pháp tìm Tâm cũng chính là bỏ Tâm tìm Pháp, vì chính ngay bản thân của Pháp (vật) đã là Tâm rồi.

- Chúng sanh là hiện thể của chư Phật, chư Phật là tự thể của chúng sanh. Càng lìa xa chúng sanh để tìm chư Phật, tức là lìa xa chư Phật vậy.

- Luân Hồi là hiện thể của Niết Bàn, Niết Bàn là tự thể của Luân Hồi, càng chạy trốn Luân Hồi để đi tìm Niết Bàn tức là càng trôi lặn trong vòng sinh tử vậy.

- Giác Ngộ là tự thể của Vô Minh, Vô Minh là hiện thể của giác ngộ. Lánh xa Vô Minh để tìm Giác Ngộ là đã bị Vô Minh che lấp rồi.

- Dục tính là hiện thể của Phật tính, Phật tính là tự thể của Dục tính. Chống lại Dục tính tức chống lại Phật tính vậy, vì chính ngay bản thân của Dục tính đã là Phật tính rồi.

- Sanh tử là hiện thể của Vô sanh tử, Vô sanh tử là tự thể của Sanh tử. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Sanh tử đã là Vô sanh tử, thời thoát khỏi Luân Hồi Sanh Tử.

- Danh tự là hiện thể của Vô danh tự, Vô danh tự là tự thể của Danh tự. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Danh tự là Vô danh tự, thời đọc được "vô tự chơn kinh".

- Ngôn từ là hiện thể của Vô ngôn từ, Vô ngôn từ là tự thể của Ngôn từ, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ngôn từ là Vô ngôn từ, thời nghe được "tiếng nói của chơn ngã" tức "vô ngôn chơn thuyết".

- Ý niệm là hiện thể của Vô niệm, Vô niệm là tự thể của Ý niệm, nếu chứng được chính ngay bản thân của Ý niệm cũng là Vô niệm, thời biết được "Tự Thể Nội Tâm" tức "vô duyên chơn tâm".

- Ðọc được VÔ TỰ CHƠN KINH, nghe được VÔ NGÔN CHƠN THUYẾT, biết được VÔ DUYÊN CHƠN TÂM đều cùng một bản chất như nhau.

- CHƠN là tự thể của VỌNG, Vọng là hiện thể của Chơn. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Vọng cũng là CHƠN, thời "Phật tính thể hiện".

- TRƯỢC là hiện thể của THANH, Thanh là tự thể của Trược. Nếu chứng được ngay chính bản thân của Trược cũng là Thanh, thời đạt đến cực Thanh, cực Tịnh, cực An Lạc.

- Hữu vi là hiện thể của Vô vi, Vô vi là tự thể của Hữu vi. Nếu chứng được chính ngay bản thân của Hữu vi đã là Vô vi rồi, thời đạt đến "Hư Không" tức "Diệu Hữu chơn thông".

- Chúng sanh vốn KHÔNG, làm sao chư Phật CÓ được? Luân Hồi vốn KHÔNG, làm sao Niết Bàn CÓ được? Dục tính vốn KHÔNG, làm sao Phật tính CÓ được? Vô minh vốn KHÔNG, làm sao Giác ngộ CÓ được? Sai vốn KHÔNG, làm sao đúng CÓ được? Thiện vốn KHÔNG, làm sao ác CÓ được? Tà vốn KHÔNG, làm sao Chánh CÓ được? Vật vốn KHÔNG, làm sao Tâm CÓ được? Trược vốn KHÔNG, làm sao Thanh CÓ được? Hữu vi vốn KHÔNG, làm sao Vô vi CÓ được? Trói buộc vốn KHÔNG, làm sao Giải thoát CÓ được? Chơn lý vốn KHÔNG, làm sao Thượng Ðế CÓ được?

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh