Cách Nhận Biết Người Hiểu Luật Nhân Quả

CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI HIỂU LUẬT NHÂN QUẢ

1/ Luôn nhận lỗi về mình. Trong mọi tình huống tai hoạ xảy ra thì không bao giờ đỗ lỗi cho người khác.

2/ Không vội vàng kiêu mạn khi có vận may đến với mình. Luôn nghĩ rằng tất cả đều do phước mà ra chứ không bao giờ nghĩ do bản thân giỏi mà có.

3/ Có tinh thần trách nhiệm cao. Làm việc gì cũng rất cẩn thận, không bao giờ làm việc hời hợt cho dù là một công việc rất nhỏ.

4/ Luôn nhẫn nhục trong hầu hết mọi tình huống. Không căm thù hay có ý định trả thù vì họ luôn suy nghĩ những gì vừa xảy ra đều bắt nguồn từ một cái nhân nào đó, họ luôn muốn hoá giải mọi hận thù bằng lòng nhẫn nhục của mình, mong mọi chuyện đều trôi qua cho nhanh.

5/ Luôn siêng năng, không lười biếng. Vì họ biết lười là tội sẽ tăng và phước sẽ giảm. Nên họ luôn muốn dấn thân, xông pha vào mọi việc để tăng được phước, vì họ hiểu không có phước thì sẽ rất nguy hiểm.

6/ Thái độ khoan dung, độ lượng. Cho dù biết người đó có tội nhưng trong thâm tâm người tin nhân quả thì họ không có ghét người đó, họ ghét là ghét "cái hành động sai trái" chứ họ không có ghét con người đó, mà họ chỉ cảm thấy xót xa cho người phạm tội đó nhiều hơn.

7/ Sống kỹ lưỡng, không xuề xoà. Sống gần những người này rất thích, thích mà sợ - vì trí tuệ họ cao nên sống gần họ mình học được rất nhiều, họ kỹ lưỡng từng chút trong cuộc sống.

8/ Biết kính người đáng kính. Người đáng kính trong xã hội rất nhiều!

9/ Không dám cầu phước ( dành cho người tin sâu nhân quả, cao hơn ý thứ 5 một chút ), làm việc gì thì biết việc đó là tốt chứ không mong có phước. Vì cái tâm mong có phước coi vậy chứ lại là cái tâm ích kỷ, nó rất nhỏ nhưng vẫn là tâm ích kỷ, mà có ích kỷ sẽ tạo ra tội, rất nguy hiểm.

10/ Không chấp vào lý không, chẳng thà chấp lý có. Tại vì họ biết cái gì cũng có nhân có quả, không đỗ thừa và chấp vào cái lý không. Biết cuộc sống vô thuờng nhưng không chấp vào cái lý không.

11/ Không chấp nhận tập quán xấu, cho dù tập quán đó đã có hàng trăm năm. Ví dụ lễ hội chém heo, giết trâu, giết bò, hoặc tế thần. Nếu họ từ một miền khác đến nơi khác sinh sống, mà cái nơi mới có những hũ tục thì họ cũng tìm cách để thay đổi chứ họ không chấp nhận và hùa theo cái sai.

🌼 NHỮNG NGỘ NHẬN VÀ SAI LẦM CỦA MỘT NGƯỜI TIN NHÂN QUẢ CẠN CỢT

1/ Cổ súy cho nhân quả nên không bao giờ cứu người đáng thuơng, họ chấp vào nhân quả cho rằng người đó phải nhận quả báo. Suy nghĩ đó là của những kẻ không có trí, mà suy nghĩ xa hơn là của những kẻ không có đạo đức mà cứ tưởng mình hiểu nhân quả, đó là cái tội rất nặng.

2/ Vung tay quá tráng. Ví dụ những người thích làm phước mà làm phước quá đáng, ở nhà Cha Mẹ không có tiền ăn mà lại cứ đi thích làm phước, làm phước riết đổ nợ.

3/ Hiểu nhân quả không sâu nên chỉ biết đi bố thí bằng vật chất ( tiền, gạo,... ). Vì mắc nợ vật chất rất cạn cợt. Bố thí Pháp vẫn là bố thí cao nhất, một người có trí thì phải biết nhiều cách để bố thí, chứ không phải chỉ bỏ ra của cải rồi thôi. Phải biết hướng dẫn người ta biết làm phước để cho họ vuơn lên. Có như thế điều tốt đẹp mới lan tỏa.

4/ Không hiểu được sự biến thiên của Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả cực kỳ linh hoạt, một nhân có thể cho ra nhiều quả nó tùy thuộc cái tâm lúc chúng ta làm thì cái quả nó sẽ ra khác nhau. Nhân hữu lậu ( vật chất ) mà ra quả Vô Lậu ( tinh thần, chứng đắc ) tùy vào cái ý muốn của mình. Còn có nhân Vô Lậu mà lại ra quả Hữu Lậu...

5/ Xem thường vai trò bí mật của Thần Thánh. Những thành tựu mình đạt được cứ nghĩ là do mình giỏi mình tài, nhưng không ngờ rằng còn có Thần Thánh ( trung gian ) phụ trợ gieo cái duyên để cho cái nhân cái phước đời trước ra quả. Những kẻ này sâu thẳm trong tâm rất là kiêu mạn, mà tâm kiêu mạn thì nó kéo theo vô số tội lỗi phía sau.

6/ Sợ cái tội nhỏ mà bỏ cái phước lớn. Ví dụ không dám bắt ruồi muỗi mà để cho một cộng đồng người phải sốt rét, truyền nhiễm. Có suy nghĩ sai lầm là lên án hay tẩy chay Nông dân phải xịt sâu rầy để trồng lúa, nhưng hiện nay bắt buộc phải làm để con người có lương thực, chỉ khi nào khoa học kỹ thuật cao, lương thực vẫn có nhưng không sát sinh sâu rầy.

7/ Mê tín chữ phước. Khi nghe nói gì có phước là nhào đầu vô liền mà không cân nhắc trước khi làm. Ví dụ nghe ai nói đọc quyển kinh hay trì chú gì đó có nhiều phước hơn tất cả, cứ nghe xong là đem về cắm đầu vô mà tụng mà trì, trong khi không phải bài kinh nào cũng có phước.

8/ Suy luận nhân quả sai lầm. Chỉ duy nhất Đức Phật là hiểu rõ về Nhân Quả, còn lại ( kể cả Bồ Tát, A La Hán ) vẫn không hiểu hết Nhân Quả như Phật! Con có đức sẽ đầu thai vào gặp cha mẹ có đức, cho nên muốn có con giỏi thì cha mẹ tích đức là vậy.

9/ Có tin nhân quả nhưng vẫn kém đạo đức. Ví dụ biết làm điều đó là sai mà vẫn làm, vì lòng tham, biết khi làm sẽ gieo nhân xấu nhưng vì cái lợi trước mắt mà chấp nhận quả báo về sau, thật ra là vì không có đạo đức thì đúng hơn.

10/ Mê tín về thế giới siêu hình. Ví dụ cúng kiếng vô ích, phí tiền phí bạc vì không hiểu về thế giới siêu hình. Rất dễ bị người khác lừa gạt.

Thiên đường không lối

🙏Đừng ngại chia sẻ nếu điều này mang lại tốt đẹp

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh