Phiêu Lưu Ngoài Thân Thể: Chương 5. Phát Triển Khả Năng Tự Nhiên Của Bạn

PHIÊU LƯU NGOÀI THÂN THỂ: CHƯƠNG 5. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TỰ NHIÊN CỦA BẠN

Ngồi xuống trước sự kiện tựa như một đứa trẻ nhỏ, và chuẩn bị từ bỏ mọi khái niệm định kiến, khiêm tốn tuân theo bất kì cái gì và bất kì đâu mà tự nhiên dẫn tới, nếu không bạn sẽ chẳng học được gì cả. H. Huxley

Để cho tâm trí bạn cởi mở đón những thay đổi vào mọi lúc. Đón chào nó. Tìm hiểu nó. Chính chỉ có thông qua việc xem xét đi và xem xét lại các ý kiến và tư tưởng của bạn mà bạn mới tiến bộ. Dale Carnegie

Xem xét lại các khái niệm của ta về thực tại

Nhiều vấn đề tâm lí ảnh hưởng tới khả năng của ta để có được chứng nghiệm xuất vía. Bản thân các khái niệm của ta và cách thức ta xem xét chủ đề này cũng có ảnh hưởng lớn lao đến kết quả thu được. Điều đó hoàn toàn thông thường vì những giới hạn cá nhân, nỗi lo sợ và niềm tin làm ức chế khả năng của ta chứng nghiệm và tận hưởng tiềm năng đầy đủ của mình. Điều này đặc biệt đúng khi ta bước vào một dạng thám hiểm mới.

Việc tự đánh giá theo bảng dưới đây sẽ khái quát ngắn gọn lại các chủ điểm và vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng của bạn để có chứng nghiệm xuất vía. Sự đáp ứng của bạn có thể đưa ra cách hiểu thấu đáo có ích về niềm tin, giả thiết và kết luận của bạn vào dạng thám hiểm duy nhất này.

Thật khách quan tự kiểm điểm lại các phản ứng tình cảm và trí tuệ của bạn đối với từng câu hỏi. Nếu bạn phát hiện ra một lĩnh vực có giới hạn tiềm năng hay xung khắc thì dành thời gian tìm hiểu nó; Tìm kiếm những lí do nền tảng cho niềm tin hiện tại của bạn.

Việc nhận định lại niềm tin là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự chuẩn bị xuất vía. Tôi đã thấy rằng các nỗi sợ, giới hạn và hiểu sai có ý thức và theo tiềm thức là những chướng ngại chung mà ta phải đương đầu trong thám hiểm xuất vía. Nhận ra các giới hạn và nỗi sợ cá nhân là bước tiến chính tới việc giảm bớt hay khử bỏ mọi vật cản ta có thể kinh nghiệm thấy. Dành mọi thời gian mình cần và tự do mở rộng mọi chủ đề bạn tin là có liên quan. Tôi khuyên rằng viết ra câu trả lời thật chi tiết.

Bảng tự đánh giá

1. Quan niệm Bạn tin bạn là ai? Bạn tự xét mình riêng thế nào? Mô tả chi tiết quan niệm riêng của bạn.

2. Quan điểm cá Nhận biết và cảm giác của bạn như thế nào về chứng nghiệm xuất vía? Bạn có coi chúng là một cuộc phiêu lưu không?

3. Động cơ

Có phải động cơ cá nhân của bạn là thu được câu trả lời? Để giải quyết một bí ẩn hay một vấn đề? Đó là sự tò mò? Có phải là để thu được sự kiểm chứng cá nhân loại nào đó không? Nói rõ.

4. An toàn

Bạn có cảm thấy hoàn toàn an toàn khi có chứng nghiệm xuất vía không? Bạn có điều gì băn khoăn, như bạn có thể bị lạc hay chết không? Nói rõ.

  1. Khả năng hay tài năng đặc biệt
  2. Tầm quan trọng
  3. Ước muốn
  4. Cam kết
  5. Sợ hãi

Bạn có tin rằng cần phải có một loại khả năng đặc biệt hay tài năng để có chứng nghiệm xuất vía không?

Bạn có coi việc thám hiểm này là quan trọng cho sự phát triển cá nhân của mình không? Theo thang điểm 1-10, nó quan trọng ở mức nào?

Bạn có ước muốn và nghị lực bên trong để theo đuổi đến cùng không? Bạn muốn có được lợi ích hay thông tin gì từ chứng nghiệm này? Ước muốn của bạn mạnh đến đâu?

Bạn có sẵn lòng dành cả thời gian và nỗ lực cần thiết để đạt được mục tiêu của bạn không? Bạn có sẵn lòng cam kết dành ba mươi phút mỗi ngày trong một tháng để đạt mục tiêu không?

Bạn có lo lắng hay sợ hãi về loại thám hiểm này không? Bạn có cảm thấy không xác định, đen tối hay thách thức mới không? Nỗi sợ của bạn là logic hay là kết quả của việc thiếu thông tin?

  1. Niềm tin tôn giáo
  2. Mức độ khó khăn
  3. Tin tưởng
  4. Trông đợi
  5. Vấn đề hay giới hạn cá nhân
  6. Mục tiêuViệc thám hiểm xuất vía có ăn khớp với niềm tin và khái niệm tôn giáo của bạn không? Bạn có coi đây là một chứng nghiệm tâm linh không?

Bạn có tin rằng chứng nghiệm này là tự nhiên và dễ dàng hay khó đạt được? Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy?

Bạn có tin tưởng rằng bạn có thể đạt được mục tiêu mong muốn của mình không?

Bạn có trông đợi kết quả tích cực hay không? Trông đợi cá nhân của bạn là gì?

Bạn có nhận thấy có vấn đề cá nhân nào giới hạn khả năng của bạn để có chứng nghiệm xuất vía không? Nếu có, viết ra.

Bạn có làm cho việc thám hiểm này thành mục tiêu cá nhân vững chắc không? Đó có phải là mục tiêu viết ra không? Đó có phải là mục tiêu quan trọng không? Đó có là điều ưu tiên nhất không?

Nhiều chủ đề được bao quát trong bảng tự đánh giá này không yêu cầu phải giải thích. Tuy nhiên trong một vài lĩnh vực có thể cần làm rõ ràng hơn.

Cam kết và mục tiêu

Thái độ tích cực của bạn và sự cam kết tiến hành thám hiểm xuất vía là điều chủ chốt cho sự thành công. Nếu bạn theo đuổi thám hiểm này với mối quan tâm nửa vời thì kết quả của bạn sẽ phản ánh ước muốn của bạn. Mặt khác, nếu bạn say mê, quyết tâm và cam kết thì sự thành công của bạn được bảo đảm thực tế.

Điều quan trọng là phải làm cho cuộc thám hiểm này có vị trí ưu tiên cá nhân hàng đầu trong một thời gian xác định. Trong lớp tập huấn của tôi, tôi khuyên mọi người nên có cam kết tối thiểu ba mươi ngày. Tôi hướng dẫn từng học viên để đặt ra thời gian cần thiết hàng ngày thực hiện ít nhất một kĩ thuật xuất vía. Trong ba mươi ngày, hội tụ tất cả năng lực tinh thần và tình cảm mà bạn có thể tập trung được cho mục tiêu của bạn về chứng nghiệm xuất vía có ý thức. Với nhiều người, việc viết ra mục tiêu hàng ngày giúp cho việc cô đọng nó bên trong tâm trí và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nó. Chẳng hạn, trước khi đi ngủ mỗi đêm viết hai mươi lần, "tôi chứng nghiệm xuất vía ngay," "tôi có chứng nghiệm xuất vía hoàn toàn ý thức ngay," hay "tôi xuất vía ngay."

Khi bạn làm cho việc thám hiểm này trở thành ưu tiên cá nhân hàng đầu và tổ hợp với các mục tiêu viết ra thì điều đó sẽ làm cường độ cam kết của bạn được khuếch đại lên. Trong thực tế, bạn bắt đầu một dây chuyền các sự kiện gần như bí ẩn - cam kết và ước muốn bên trong của bạn bắt đầu tạo khuôn tâm tiềm thức của bạn. Thường giấc mơ của bạn trở nên đáng nhớ hơn và tăng dần tỉnh táo. Người ta thường kể lại các giấc mơ bao hàm cả chuyển động, như bay. Những giấc mơ này là một chỉ dẫn rằng tâm tiềm thức của bạn đang đáp ứng lại cam kết của bạn để chứng nghiệm xuất vía. Những giấc mơ này và những dấu hiệu bên trong liên kết với chúng thường là một điểm khởi đầu cho việc chứng nghiệm hoàn toàn ý thức.

Viết ra mục tiêu của mình hàng ngày và tự cam kết chắc chắn theo đuổi đến cùng.

Mục tiêu viết ra

Trong một lớp mới đây do tôi hướng dẫn, một phụ nữ hỏi tôi về một sự kiện hay kinh nghiệm nào đã có ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng của tôi để có các chứng nghiệm xuất vía. Sau một lúc suy nghĩ, tôi hiểu rằng hơn hết mọi thứ, quyết định của tôi viết ra danh sách các mục tiêu tâm linh cá nhân đã có một hiệu quả mạnh. Chẳng hạn, "Tôi dễ dàng tách khỏi thân vật lí" và "tôi chứng nghiệm cái ta cấp cao của mình ngay."

Điều này có vẻ kì lạ, đưa cam kết về mục tiêu của mình lên trang giấy lại có một hiệu quả mạnh tác động lên kết quả tôi chứng nghiệm. Trong mỗi chứng nghiệm xuất vía, mục tiêu cá nhân của tôi dường như nhoáng lên trong tâm trí tôi vào đúng lúc để tôi tác động lên chúng. Khi tôi tiến bộ hơn, mục tiêu của tôi lại tiến hoá lên. Thường, sau khi trở về từ một cuộc phiêu lưu xuất vía, tôi ghi lại chứng nghiệm của mình và hiểu rằng bây giờ tôi có nhiều mục tiêu và câu hỏi hơn. Dường như là mỗi chứng nghiệm đều trộn lẫn chính nó. Sức mạnh của việc đặt các mục tiêu viết ra, vững chắc là điều hiển nhiên; chúng hội tụ ý nghĩ của chúng ta, cả ý thức lẫn tiềm thức. Mọi thứ vật lí và phi vật lí đều bắt đầu từ ý nghĩ, và ý nghĩ của ta càng xác định bao nhiêu thì xác xuất biểu lộ của chúng càng lớn bấy nhiêu.

Trong hai chứng nghiệm xuất vía đầu tiên, ý nghĩ của ta là chủ chốt cho kết quả tức khắc ta chứng nghiệm. Điều hoàn toàn thông thường là ý nghĩ hội tụ đầu tiên của ta sẽ đẩy chúng ta vào môi trường hay tình huống phi vật lí trực tiếp có liên quan tới ý nghĩ đó.

Các mục tiêu xác định được viết ra tạo nên một dấu ấn mạnh vào tâm tiềm thức và rất có thể được thực hiện bởi trạng thái tâm thức phi vật lí của chúng ta. Nếu chúng được sử dụng đúng thì có thể lập chương trình cho các cuộc phiêu lưu xuất vía hướng tới một mục đích hay mục tiêu xác định. Tầm quan trọng của điều này không thể bỏ qua được: đó là bước đầu tiên tiến tới việc kiểm soát có ý thức, hiệu quả về trạng thái xuất vía. Đây cũng là lí do nền tảng cho việc tại sao những khẳng định và quán tưởng lại hiệu nghiệm đến như vậy.

Lo sợ và giới hạn

Lo sợ và giới hạn áp đặt một kiểm soát kì lạ lên cuộc sống chúng ta. Niềm tin cá nhân, các giới hạn và nỗi sợ tạo nên bức tường lo lắng vô hình quanh ta. Những cảm giác lo lắng này tự biểu lộ như những giới hạn mà ta kinh qua trong cuộc sống đời thường.

Sợ hãi, lo lắng và nảy sinh giới hạn là chướng ngại vật số một cho sự thành công mà ta phải đương đầu. Mỗi ngày chúng ta phải đương đầu với những quyết định và chọn lựa để hành động. Những quyết định này xác định ra tiến trình cuộc sống chúng ta và kết quả mà ta kinh nghiệm được.

Nếu bạn nhìn vào cuộc sống của những người thành công bạn sẽ thấy rằng họ có chung một thuộc tính quan trọng nhất. Tất cả họ đều phải đương đầu và vượt qua nỗi sợ và giới hạn của mình để đạt tới mục tiêu mong muốn của họ. Thí dụ các nghệ sĩ, nhạc sĩ, các diễn giả có tính hướng nội, người đã chinh phục được nỗi sợ sân khấu, các phi công người đã có thời sợ độ cao và thậm chí cả trẻ con sợ bóng tối.

Mỗi nỗi sợ và lo lắng trong cuộc đời ta đều là một chướng ngại cá nhân mà ta phải vượt qua, một rào chắn cá nhân tách ta khỏi các mục tiêu mong muốn. Bản thân cuộc sống có thể được xem như một chuỗi những thách thức và chướng ngại mà chung cuộc ta phải đương đầu và vượt qua. Cách ta phản ứng lại mỗi thách thức sẽ xác định ra những thành tựu cá nhân mà ta kinh nghiệm qua trong cuộc sống mình.

Nỗi sợ và những giới hạn trong cuộc sống vật lí của ta sẽ ảnh hưởng nhiều lần tới cả các cuộc thám hiểm xuất vía. Trong thực tế, nỗi sợ của chúng ta sẽ biểu lộ như những bức tường và rào chắn phi vật lí hạn chế sự tự do và tính cơ động của của ta.

Chẳng hạn, trong ba năm thám hiểm xuất vía tôi đã chứng nghiệm một vật nặng, lớn ép xuống tôi ngay sau khi tách khỏi thân. Tôi nhận ra vật đó là một cái gương vàng lá, chạm khắc công phu; nó lớn đến nỗi tôi không thể cử động được dưới sức nặng đè xuống của nó. Tôi bắt đầu đẩy tấm gương với toàn bộ sức mạnh của mình, cố gắng đi, cố gắng lại để loại bỏ nó. Một thất vọng tràn ngập dâng lên trong tôi khi sức nặng của tấm gương tiếp tục đè nghiến tôi. Trong nỗi thất vọng, tôi tập trung tất cả sự chú ý của mình, mọi năng lượng và sức mạnh vào việc đẩy sức nặng đè xuống này và thét lên, "Tôi có sức mạnh." Ngay lúc đó, tôi cảm thấy trào lên sức mạnh và dễ dàng nâng chiếc gương và ném nhẹ nhàng nó sang bên.

Vào thời điểm đó, tôi chứng nghiệm một cảm giác mạnh mẽ mới về tự do và cơ động. Tôi nhẹ tựa chiếc lông và có thể đi bất kì đâu tôi thích. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy hoàn toàn tự do, hoàn toàn trong kiểm soát. Tôi có thể di chuyển, nhận biết và hiểu với một tỉ lệ nhanh hơn. Bằng cách nào đó tôi biết rằng tôi đã mở được cánh cửa sang mức khả năng cá nhân mới và trưởng thành.

Mỗi nỗi sợ và giới hạn ta kinh nghiệm được là một cơ hội cho chúng ta học hỏi và trưởng thành. Nhận biết của ta về điều này có thể trợ giúp chúng ta trong việc đương đầu với mỗi thách thức mới.

Niềm tin

Vấn đề có vẻ đáng ngạc nhiên, bạn không cần phải tin vào các chứng nghiệm xuất vía mà vẫn có được điều đó. Vô số cá nhân trên toàn thế giới đã báo cáo về các chứng nghiệm xuất vía tự phát. Phần lớn những người này đều không có hiểu biết trước hay có sẵn niềm tin vào du hành xuất vía. Hiện đã có nhiều cuốn sách của Raymond Moody và những tác giả khác mô tả chi tiết những chứng nghiệm cận tử và xuất vía và kết quả gây ấn tượng của chúng.

Việc truyền thụ vật lí này chủ yếu là kết quả của một kết luận không được bàn thảo, đã truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác: vì chúng ta kinh nghiệm và quan sát chính mình như con người vật lí nên rất tự nhiên đi đến kết luận rằng chúng ta là thân thể mình. Dựa trên cảm nhận vật lí, điều này tỏ ra là một kết luận hợp lí. Ta còn có thể là cái gì khác được?

Khi ta lớn lên, chúng ta được bảo lặp đi lặp lại rằng ta là con người vật lí. Mỗi ngày trong cuộc đời ta, kết luận này lại được tăng cường thêm qua gia đình, bạn

Chỉ có một vấn đề với những kết luận này - chúng đã được xây dựng hoàn toàn dựa trên phạm vi giới hạn của các giác quan vật lí của chúng ta. Như bất kì nhà vật lí nào cũng có thể nói cho bạn, chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ của năng lượng bao quanh ta. Đặt toàn bộ khái niệm của ta về thực tại chỉ dựa trên một mình nhận biết vật lí là một công thức được dành cho việc tạo ra những kết luận không đầy đủ, không chỉ về bản thân chúng ta mà còn về mọi thứ quanh ta. Một thí dụ cổ điển là nhận biết trước đây rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Trong hàng ngàn năm điều hiển nhiên với mọi người là mặt trời quay quanh trái đất. Mới gần đây thôi, chúng ta còn được dạy trong khoa học rằng nguyên tử được cấu tạo từ những hạt nhỏ quay đều xung quanh một hạt nhân ổn định, vững chắc. Ngày nay, theo cơ học lượng tử, bức tranh đẹp đẽ, có trật tự này về thực tại siêu nguyên tử là không chính xác và không đầy đủ.

Một trong những kết luận phổ quát hiện tại được dạy trong trường phổ thông trên khắp thế giới là giả thiết khoa học rằng bộ óc sinh học là nguồn gốc của ý thức. Y học kết luận từ lâu rằng bộ óc là nguồn gốc hiển nhiên của mọi ý thức. Nó còn có thể là cái gì khác được nữa? Thế mà ngày nay hàng chục triệu chứng nghiệm cận tử và xuất vía vẫn đưa ra những bằng chứng hiển nhiên rằng trạng thái ý thức của chúng ta vẫn còn tiếp tục ngay cả khi chúng ta đã tách rời với thân vật lí.

Bước đầu tiên trong việc xoá bỏ huấn luyện vật lí là thừa nhận sự tồn tại của nó. Từ nay trở đi, bắt đầu chú ý tới nhiều giả thiết và kết luận tạo nên cuộc sống chúng ta. Lưu ý đến tất cả mọi điều tinh tế được xây dựng nên trong xã hội chúng ta và cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn, Lắng nghe mọi phát biểu có liên quan tới bạn và những người xung quanh bạn như những con người vật lí: tóc tôi, da tôi, tay anh ấy, chân cô ấy. Điều này dường như có vẻ tầm thường, nhưng ta lại nghe thấy những loại phát biểu này vô số lần hàng ngày. Mỗi phát biểu đều coi chúng ta như các hoạt động thân vật lí để huấn luyện ta quen với chính khái niệm đó. Trong thôi miên điều này được gọi là một gợi ý. Người ta đã chứng minh rằng khi gợi ý được lặp đi lặp lại hàng ngày trong suốt một thời kì thì chúng sẽ sinh ra một sự huấn luyện cực kì hiệu quả cho tâm trí chúng ta.

Mỗi năm có hàng triệu người được huấn luyện theo những gợi ý thôi miên để thay đổi thói quen hay hình mẫu hành vi hàng ngày - thường trong một hay hai phiên. Trong nhiều thập kỉ, các gợi ý đã được dùng rất thành công để chấm dứt hút thuốc hay thay đổi thói quen ăn uống. Nếu ý thức con người có thể được huấn luyện trong một giờ để thay đổi một thói quen lâu dài như hút thuốc hay ăn uống quá mức thì thử hình dung việc huấn luyện về cuộc sống xã hội có thể sẽ còn mạnh mẽ đến đâu.

Trong thực tế, việc thường xuyên coi chúng ta như con người vật lí đã tạo nên khuôn mẫu hình ảnh chính chúng ta để chấp nhận giả thiết này là thực tại. Điều này đặc biệt mạnh mẽ khi các chuyên gia khoa học và y học hiện đại thường xuyên tăng cường cho chính giả thiết đó. Kết quả thật rõ ràng: chúng ta chấp nhận hình ảnh chính mình là con người vật lí thực sự. Điều này hiển nhiên là sai lầm lớn nhất thống trị loài người. Thực sự, thân vật lí chỉ đơn thuần là một phương tiện sinh học tạm thời ta dùng để biểu diễn trong một môi trường dầy đặc. Đây là lí do chủ yếu để cho hàng triệu người, với các chứng nghiệm cận tử hay xuất vía, có được sự thay đổi sâu sắc do chính các chứng nghiệm của họ. Thường lần đầu tiên tự cá nhân họ phát hiện ra (không phải tin tưởng hay hi vọng gì) rằng họ là con người tâm linh cư trú trong một phương tiện vật lí tạm thời. Đó là việc hiểu biết mạnh mẽ, thay đổi cả cuộc đời mà khó mô tả bằng lời được. Nghĩ chỉ một thời điểm mà toàn bộ khái niệm về mình bị thay đổi hoàn toàn mãi mãi. Nhiều người không nói về những chứng nghiệm đó chút nào vì họ đơn thuần đã đi quá xa các khái niệm vật lí hiện tại về thực tại.

Tôi tin rằng mục tiêu nền tảng cho các chứng nghiệm cận tử và xuất vía là để cho mỗi chúng ta một thoáng nhìn cá nhân vào bản chất tâm linh của mình. Chỉ có thông qua chứng nghiệm về cái ta tâm linh phi vật lí của mình chúng ta mới có thể hoàn toàn vượt qua ảnh hưởng hạn chế của sự truyền thụ xã hội và vật lí. Chỉ có bằng từng bước giải phóng mình khỏi những giới hạn vật lí, dầy đặc chúng ta mới có thể biết được sự thật về chúng ta và vũ trụ.

Các thành phần của chứng nghiệm xuất vía

Giống như các yếu tố xác định thường có trong chứng nghiệm cận tử, chứng nghiệm xuất vía cũng có nhiều giai đoạn được kể lại chung. Sau đây là những giai đoạn thường hay được nói đến nhất.

  1. Giai đoạn rung động. Tại giai đoạn này, rung động năng lượng chạy khắp thân. Tiếng o o, o o hay ì ầm cùng với cảm giác đôi khi tê dại và cứng đơ (không thể chuyển động được), thường đi kèm với rung động. Sự biến đổi và cường độ rung động và âm thanh được báo cáo lại là hết sức lớn; chúng có thể dao động từ nhẹ nhàng và êm ả cho tới mãnh liệt và đáng ngạc nhiên. Trong giai đoạn rung động, ý thức chúng ta được dịch chuyển sang thân-năng lượng phi vật lí. Rung động và âm thanh (tín hiệu bên trong) không phải là các sự kiện vật lí, như một số người tưởng, mà là việc nhận biết có ý thức về thân tần số cao hơn của ta dường như tách ra khỏi (lệch pha với) thân vật lí.
  2. Giai đoạn tách ra. Khi thân-năng lượng vi tế tách ra khỏi thân vật lí thì nói chung có một cảm giác rõ rệt về sự nâng lên, nổi lên hay lăn ra khỏi thân vật lí. Sau khi việc tách ra hoàn thành, rung động và âm thanh lập tức giảm đi.
  1. Giai đoạn thám hiểm. Một khi ta đã thoát ra khỏi năng lượng thường được chứng nghiệm như bản sao của thân vật lí nhưng bao gồm một dạng năng lượng tần số cao hơn. Do cấu trúc vi tế của nó, thân-năng lượng này cực kì đáp ứng ý nghĩ. Phương pháp di động ta dùng ở đây là hoàn toàn không giới hạn; ta có thể bước đi, chạy, bay, nổi. Để duy trì cuộc thám hiểm của mình, chúng ta phải tiếp tục tập trung sự chú ý vào bên trong môi trường mới và thân-năng lượng mà ta đang chứng nghiệm.
  2. Trạng thái trở lại. Trở lại - việc tái hợp nhất của thân-năng lượng vi tế và thân vật lí - tự động xuất hiện chỉ bằng cách nghĩ về thân vật lí. Đôi khi, trong lúc trở về việc tái hợp nhất của hai thân được thực hiện bằng rung động tạm thời, tê dại và cứng đơ. Những cảm giác này nhanh chóng mờ đi khi ta trở nên hợp nhất và đồng pha với thân vật lí.

Bốn bước tới thành công

Bước đầu tiên cho sự thành công của chứng nghiệm xuất vía có tự kiểm soát là cần phải duy trì bình tĩnh về tinh thần và tình cảm khi bạn bắt đầu nhận ra bất kì dạng chuyển động hay dịch chuyển trong nhận biết. Khả năng của bạn giữ được bình tĩnh là điều chủ chốt để đạt tới và duy trì mọi mức độ kiểm soát khi xuất vía. Cảm giác ban đầu liên kết với các chứng nghiệm xuất vía có thể là rất đáng ngạc nhiên cho người mới bắt đầu. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chưa được chuẩn bị cho chứng nghiệm. Nhiều lần sự kích động này được gây ra bởi cảm giác và âm thanh mạnh mẽ có thể xuất hiện ngay trước và trong quá trình tách. Một số người trở nên bị xúc động hay bị bất ngờ bởi những âm thanh và cảm giác bên trong này đến độ họ lập tức nghĩ tới thân vật lí của mình. Điều này gây ra việc đột nhiên "bật về" thân vật lí. Điều mấu chốt là cần phải đón chào các rung động và âm thanh bất thường mà vẫn còn giữ được thật bình tĩnh.

Bước thứ hai là tổ hợp thói quen tự kiểm soát. Bất kì khi nào bạn chứng nghiệm mọi cảm giác hay âm thanh liên kết với thám hiểm xuất vía thì ngay lập tức bắt đầu động viên những cảm giác và âm thanh đó lan toả khắp con người bạn. Chẳng hạn, nếu bạn chứng nghiệm một âm thanh o o mạnh hay một cảm giác rung động bất thường thì ngay lập tức bắt đầu thôi thúc cảm giác hay âm thanh đó trải rộng. Hội tụ sự chú ý hoàn toàn vào tận hưởng tỉ lệ rung động mới, cao hơn của bạn. Rồi khuyến khích về mặt tinh thần cảm giác rung động hay âm thanh để tràn ngập toàn bộ con người bạn.

Bước thứ ba là hướng trực tiếp bản thân bạn ra xa khỏi thân vật lí. Điều này dễ dàng được thực hiện bằng đối thoại miệng hay trong tâm trí để hướng và duy trì bạn xa thân vật lí. Chẳng hạn, "Tôi đang nổi lên, nổi lên ..." hay "Tôi đang trở nên nhẹ hơn, nhẹ hơn nữa ..." hay "tôi đang di chuyển ngay tới phòng khách [hay sân sau, hay bất kì nơi nào xa với thân bạn]." Bất kì câu nào hướng và tách bạn khỏi thân vật lí đều có hiệu quả.

Nhớ đừng có nghĩ tới, hay ám chỉ về thân vật lí của bạn theo bất kì cách nào, hình dạng nào. Ngay cả một suy nghĩ ngẫu nhiên hướng tới thân vật lí của bạn cũng gây ra một sự quay về thân đột nhiên.

Bước thứ tư là duy trì sự tập trung hoàn toàn của bạn tách xa hẳn thân vật lí. Cách dễ nhất để đạt tới điều này là tạm thời quên thân mình và trở nên hoàn toàn gắn với môi trường mới bạn đang chứng nghiệm. Sự thành công và việc kéo dài chứng nghiệm xuất vía của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng hội tụ chú ý của bạn. Suy nghĩ hay cảm giác có liên quan tới thân vật lí của bạn sẽ lập tức bật trả bạn về nó.

Bạn phải luôn nhớ rằng chúng ta là con người phi vật lí, đầy quyền năng, hiện tại đang cư trú trong một phương tiện xác thịt tạm thời. Khả năng của chúng ta để kiểm soát các chững nghiệm xuất vía là phần tự nhiên của sự phát triển cá nhân. Mỗi chứng nghiệm là một cuộc phiêu lưu khám phá rất hứng thú. Trong thực tế, chúng ta đang khám phá và khôi phục lại bản tính và ngôi nhà chân thực của chính mình.

Nhận biết và đáp ứng với trạng thái rung động

Rung động và âm thanh bên trong thường là những chỉ dẫn cho việc chứng nghiệm phi vật lí đang tới. Tôi nói tới âm thanh và rung động bên trong như trạng thái rung động. Các rung động này thường bắt đầu ở sau gáy và rồi lan toả nhanh chóng ra toàn bộ thân. Chúng thường đi kèm với cảm giác tê dại và tiếng vo vo hay âm thanh o o.

Theo một nghiên cứu xuất vía qui mô quốc gia do Tiến sĩ Stuart Twemlow tiến hành năm 1979 thì 55 phần trăm trong số 339 người tham dự báo cáo về "một cảm giác năng lượng" trong chứng nghiệm xuất vía của họ. Bên cạnh đó, 50 phần trăm nói rằng họ cảm thấy rung động trong thân và 38 phần trăm nói rằng họ nghe thấy tiếng ồn trong các giai đoạn đầu của chứng nghiệm. Đa số thường báo cáo về tiếng ồn như tiếng o o (29 phần trăm), tiếng ì ầm (19 phần trăm), và tiếng nhạc hay hát (16 phần trăm).

Ban đầu việc chú ý tới mọi tín hiệu bên trong mà bạn chứng nghiệm trong giấc ngủ hay giấc mơ cũng như khi bạn tỉnh dậy là rất có ích. Chú ý chặt chẽ tới bất kì cảm giác hay âm thanh rung động nào, cho dù chúng rất tinh tế. Nhiều người thường đều đặn chứng nghiệm cảm giác và âm thanh rung động nhưng không để ý đến chúng, coi như đó chỉ liên quan tới giấc mơ hay như những hiện tượng vật lí không giải thích được.

Sự nhận biết và đáp ứng của bạn với những cảm giác và âm thanh này nhiều lần sẽ xác định tiến trình tách của bạn trở nên thành công đến đâu. Một số người bị kinh ngạc bởi những cảm giác và âm thanh này đến mức họ nghĩ ngay tới thân vật lí của mình. Điều này gây ra sự bật trở về thân vật lí bất thình lình.

Phản ứng tích cực của bạn đối với các cảm giác và âm thanh ban đầu liên kết với việc thám hiểm xuất vía sẽ giúp bạn thuận lợi cho mọi cơ hội tách khỏi thân vật lí và chứng nghiệm cuộc phiêu lưu tối hậu. Bạn càng hiểu biết và càng chuẩn bị kĩ thì bạn càng có thể có nhiều cơ may thành công. Việc nhận biết và đáp ứng với trạng thái rung động là một bước quan trọng trong sự chuẩn bị của bạn. Danh sách sau đây có thể giúp bạn nhận diện các tín hiệu bên trong liên kết với các pha đầu của chứng nghiệm xuất vía.

  • Âm thanh o o, vo vo hay ì ầm
  • Cảm giác tê tê hay năng lượng bất thường
  • Tiếng nói, tiếng cười hay có người gọi tên bạn
  • Nặng nề hay chìm dần
  • Tê dại hay cứng đơ ở bộ phận nào đó trong thân bạn
  • Phi trọng lượng hay lan toả cảm giác nhẹ lâng lâng
  • Bất kì một rung động bên trong khác thường nào
  • Cảm giác năng lượng tựa điện
  • Tiếng bước chân hay âm thanh khác chứng tỏ sự hiện diện của một người
  • Lắc lư, quay tròn hay một loại chuyển động nào đó bên trong
  • Tay hay chân nâng lên khi bạn đang ngủ
  • Dâng tràn năng lượng chảy khắp thân bạn
  • Bất kì mọi tiếng động nào khác thường: tiếng gió, động cơ, nhạc, chuông vân vân

Hiện tại, một số lí thuyết có đề cập tới nguyên nhân và bản chất của rung động liên kết với chứng nghiệm xuất vía. Dựa trên kinh nghiệm mình, tôi tin rằng các rung động là kết quả trực tiếp của việc thân phi vật lí, tần số cao hơn tách ra khỏi (lệch pha với) thân vật lí. Tôi đi đến kết luận này bởi vì cường độ rung động giảm ngay sau khi đạt được việc tách hoàn toàn. Cách thức chúng ta phản ứng lại với những rung động ban đầu này thường sẽ xác định ra việc ta tách khỏi thân vật lí hiệu quả như thế nào. Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản cho việc đáp ứng lại trạng thái rung động.

  1. Giữ bình tĩnh. Rung động, âm thanh, tê dại và cứng đơ là các chứng nghiệm thông thường.
  2. Cho phép và khuyến khích rung động lan toả khắp toàn bộ thân. Nhớ đừng nghĩ tới thân vật lí; mọi chuyển động vật lí sẽ cắt ngang tiến trình rung động.
  3. Khi bạn cho phép rung động lan toả, quán tưởng bản thân mình chuyển ra xa khỏi thân vật lí hướng tới một vùng khác trong nhà bạn. Việc quán tưởng này có thể được tăng cường bằng cách hướng bản thân bạn, nghĩ trong tâm trí tới chỗ khác và lặp đi lặp lại ý nghĩ: "tôi di chuyển ngay tới cửa [hay bất kì vị trí nào xa khỏi thân bạn]."
  1. Sau khi đạt được việc tách hoàn toàn, rung động ngay lập tức giảm đi. Tại điểm này điều quan trọng là phải hội tụ và duy trì sự chú ý hoàn toàn của bạn xa khỏi thân vật lí.

Tôi đã thấy rằng việc hiểu biết về trạng thái rung động, nhận biết và đáp ứng tích cực lại nó là một trong những điều mấu chốt để kiểm soát được chứng nghiệm xuất vía. Trong năm đầu chứng nghiệm xuất vía của tôi, tôi thường ngạc nhiên và đôi khi thậm chí sợ hãi bởi cường độ của trạng thái rung động. Khi nhìn lại tôi hiểu rằng tôi đã học theo một con đường khó khăn. Trong những năm bảy mươi còn có ít thông tin về chủ đề này và những điều được viết ra hiếm khi nói tới chủ đề rung động và âm thanh.

Sau khi lặp lại những chứng nghiệm rung động và tiếng o o khi ngủ, mơ và thực hiện kĩ thuật xuất vía, tôi bắt đầu hiểu rằng những rung động kì lạ này là bản dạo đầu tự nhiên cho chứng nghiệm xuất vía. Những rung động và âm thanh bất thường này là một trong những chỉ dẫn sớm nhất rằng tôi đã sẵn sàng tách ra khỏi thân mình. Sau nhiều lần chứng nghiệm, tôi bắt đầu tận hưởng rung động và thậm chí còn bắt đầu trông đợi chúng. Hồi tưởng lại, tôi hiểu rằng thái độ tôi đối với trạng thái rung động có tác động chính lên khả năng của tôi để khởi đầu và kiểm soát chứng nghiệm xuất vía của mình. Khi mối bận tâm lo âu của tôi với các rung động và âm thanh dần chuyển sang việc đoán trước thì khả năng cá nhân tôi đã tăng lên đáng kể. Cuối cùng, tôi đi tới điểm mà trạng thái rung động là một người bạn mang tới niềm vui thì nó chính là việc báo trước cho sự bắt đầu của một cuộc thám hiểm thú vị.

Sau hơn một năm vật lộn, cuối cùng tôi cảm thấy thoải mái với toàn bộ tiến trình. Từ thời điểm đó, bất kì khi nào tôi cảm thấy hay nghe thấy âm thanh, rung động, tiếng nói bên trong hay bất kì dạng cảm giác năng lượng bất thường nào, tôi cũng ngay lập tức cổ vũ cho rung động hay âm thanh đó lan toả. Rồi tôi quán tưởng bản thân mình đi xa khỏi thân vật lí và hướng tới cửa buồng ngủ.

Cách tổ hợp như thế này rất thành công. Tôi bắt đầu nhận ra các rung động và âm thanh trong khi ngủ, trong giấc mơ và trong khi thiền định. Cường độ các rung động và âm thanh có thay đổi; đôi khi chúng rất tinh tế, lúc khác chúng lại quá mạnh. Tôi cũng thấy rằng nếu tôi chứng nghiệm rung động nhẹ nhàng thì tôi có thể tập trung vào chúng và cổ vũ chúng mở rộng và lan toả khắp thân tôi. Chẳng hạn, có một lần tôi tỉnh dậy giữa đêm với một rung động nhẹ ở sau gáy. Tôi nhắm mắt, hoàn toàn thư duỗi và tập trung vào rung động, cổ vũ cho cảm giác lớn lên và chuyển từ gáy sang toàn bộ thân. Dần dần rung động dường như chạy dọc theo xương sống rồi đi ra ngoài, bao bọc thân người và chân tay. Sau đó dường như vài phút, rung động đạt tới đỉnh và tôi đơn thuần chỉ muốn bản thân mình xuất vía bằng cách tưởng tượng ra bản thân mình đi tới cửa phòng ngủ. Trong vài giây tôi đã đứng ở cửa phòng ngủ và sẵn sàng thám hiểm.

Tiến trình này hoàn toàn tự nhiên và cực kì thích thú khi bạn trở nên quen thuộc với nó. Bên cạnh đó, việc kiểm soát và hiểu biết theo cách mới của bạn về trạng thái rung động cũng cho bạn một khả năng mở rộng để tận dụng mọi cơ hội có thể cho việc thám hiểm xuất vía. Bạn phải luôn nhớ, các cảm giác và âm thanh về trạng thái rung động là một điểm tham chiếu quan trọng mà bạn có thể từ đó tiếp tục nâng cao khả năng của mình để có được các chứng nghiệm xuất vía có kiểm soát.

Trạng thái ngái ngủ

Hàng ngày chúng ta chứng nghiệm trạng thái tâm thức tương tự như thời kì giữa giấc ngủ và nhận biết tỉnh thức hoàn toàn. Sự chuyển biến này thường được gọi là trạng thái ngái ngủ. Khi chìm dần vào giấc ngủ, thông thường ta chứng nghiệm được điều này như một trạng thái kiểu mơ ngắn nhưng có ý thức.

Tương tự như thôi miên, trạng thái ngái ngủ là một trạng thái nhận biết sáng tạo cao độ trong đó tưởng tượng trong tâm trí còn rõ rệt và hiện thời, rất giống việc đổi phim trong tâm trí ta. Trong khi đang ở trạng thái này, chúng ta có khả năng sử dụng một mức độ kiểm soát có ý thức và thực tế có thể dùng sự tưởng tượng bên trong cho những mục tiêu xác định. Với nhiều người, trạng thái này là một bàn đạp tuyệt vời cho các chứng nghiệm xuất vía.

Các nghệ sĩ và nhà phát minh sáng tạo đã dùng trạng thái ngái ngủ để tiếp tục công trình của họ. Chẳng hạn, Thomas Edison nổi tiếng về giấc ngủ ngày của mình. Ông đã phát triển một kĩ thuật để duy trì trạng thái ngái ngủ trong khi làm việc cho nhiều phát minh. Ngồi trong một chiếc ghế ưa thích, ông dùng một dạng Thiền định và thư dãn để đi vào trạng thái ngái ngủ. Để kiểm soát trạng thái tinh vi này giữa ngủ và tỉnh thức, Edison cầm một số vòng bi trong tay cầm, lòng bàn tay quay xuống, khi tay ông vẫn tựa trên chỗ tì tay. Ngay phía dưới tay, ông đặt một cái bát kim loại. Nếu ông chìm dần vào giấc ngủ thì tay ông sẽ buông ra, vòng bi rơi xuống bát kim loại và đánh thức ông dậy. Người ta kể rằng ông cứ lặp lại kĩ thuật này cho tới khi ông nhận được hứng khởi hay thông tin ông tìm.

Vì trạng thái ngái ngủ rất giống với thôi miên sâu nên nó có thể được dùng có hiệu quả để lên chương trình cho bản thân ta trong một thám hiểm xuất vía ngay hay trong tương lai. Từ nay trở đi, khi bạn rơi vào trạng thái buồn ngủ và tỉnh thức, bắt đầu chú ý tới trạng thái chuyển tiếp mà bạn trải qua mọi đêm. Với nhiều người, đây là bằng chứng đặc biệt hiển nhiên trong những giây phút cuối cùng của nhận biết tỉnh thức khi họ chìm dần vào giấc ngủ. Kĩ thuật sau đây có thể được dùng cả cho khi đi vào giấc ngủ lẫn khi vừa tỉnh dậy.

Bắt đầu có ý thức nhận biết trạng thái ngái ngủ ngay trước khi chìm vào giấc ngủ. Để tăng thêm nhận biết của bạn về trạng thái này, việc nói hay viết yêu cầu hay mục tiêu: "Tôi vẫn còn nhận biết khi chìm vào giấc ngủ" tỏ rất có ích.

Khi bạn chìm vào giấc ngủ, tập trung sự chú ý hoàn toàn của bạn vào tưởng tượng trong tâm trí, dường như nó trôi từ tâm trí bạn ra.

Hết sức cố gắng, bắt đầu thu xếp và kiểm soát một cách có ý thức sự thay đổi các hình ảnh và cảnh tượng xuất hiện trong tâm trí. Hình dung bản thân bạn nổi lên và thoát ra khỏi thân bạn. Điều này có thể được quán tưởng như một khinh khí cầu nóng, một chiếc máy bay hay như một chiếc thang máy đang lên, hay bạn cũng có thể tưởng tượng bản thân mình như một đám mây trôi nổi. Bất kì cái gì thoải mái và dễ tưởng tượng trong tâm trí bạn cũng đều có tác dụng. Trôi theo cảm giác và các hình ảnh trong tâm trí bạn; vui thích với quán tưởng và để cho trí tưởng tượng của bạn cất cánh.

Khi bạn vẫn còn tập trung vào sự tưởng tượng bên trong lặp lại cho mình, "tôi xuất vía ngay".

Kết quả của kĩ thuật này giống như các phương pháp xuất vía khác. Bạn sẽ vừa buồn ngủ, thức tỉnh trong trạng thái rung động hoặc tỉnh dậy nổi trên hay gần thân bạn. Điều mấu chốt là vẫn còn bình tĩnh và minh bạch; duy trì sự chú ý hoàn toàn xa khỏi thân vật lí của bạn.

Mới thoáng nhìn kĩ thuật này dường như có vẻ khó, nhưng trong thực hành nó lại đơn thuần chỉ là vấn đề duy trì nhận biết lâu nhất có thể được khi ta dần chìm vào giấc ngủ. Khả năng tự nhiên của chúng ta để nhận ra và điều khiển ý thức ta chỉ bị hạn chế bởi định kiến của mình. Nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ cố gắng mở rộng nhận biết của mình ra ngoài ý thức khi tỉnh; khi giấc ngủ kéo tới chúng ta đơn thuần đầu hàng các cảm giác buồn ngủ và dần mất ý thức. Tôi hi vọng rằng từ bây giờ trở đi khi bạn chìm vào giấc ngủ, bạn sẽ xét tiến trình "rơi vào giấc ngủ" dưới một ánh sáng khác. Khi bạn thực nghiệm với trạng thái ngái ngủ bạn sẽ thấy rằng bạn ưa thích hơn việc điều khiển sự chú ý của bạn thay vì chỉ cho phép tâm trí bạn mờ dần vào vô ý thức. Bên cạnh đó, khi bạn bắt đầu chú ý kĩ hơn tới cảnh tượng bạn nhìn thấy, bạn sẽ thu được nhưng cảm nhận mới đáng quan tâm trong bản thân bạn: động cơ, lòng ham mê, nỗi sợ và các khả năng. Khi được nhận biết và sử dụng đúng, trạng thái ngái ngủ có thể là một công cụ mạnh mẽ và sáng tạo để mở rộng cảm nhận của ta bên ngoài các giới hạn vật lí. Giống như Edison quen dùng trạng thái này của ý thức để thu được hứng khởi cho nhiều phát minh của ông, chúng ta cũng có thể dùng nó để mở rộng hiểu biết của ta bên ngoài vật lí.

Cách quán tưởng sau đây có thể có hiệu quả cho các cá nhân hay nhóm. Trong lớp tôi, chúng tôi quen dùng nó như việc thư dãn và chuẩn bị trước khi thực hiện một kĩ thuật xuất vía.

Kĩ thuật chuẩn bị

Thở sâu vài cái rồi thư dãn hoàn toàn. Nhắm mắt rồi bắt đầu quán tưởng đỉnh đầu bạn mở ra và một luồng năng lượng lỏng, trắng lung linh đang chảy vào đỉnh đầu bạn. Cảm thấy chất lỏng này ấm áp và mềm mại khi nó chảy chậm qua đỉnh đầu bạn rồi đi tới trán, mắt và mồm. Hoàn toàn thư dãn và cảm thấy mọi căng thẳng của bạn đều trút vào trong luồng chất lỏng lung linh ấm áp này. Cảm thấy chất lỏng đó hút hết mọi căng thẳng và sợ hãi của bạn. Cảm thấy luồng chất lỏng ấm áp này chảy chầm chậm qua đầu bạn và trôi xuống cổ bạn. Cảm thấy năng lượng ấm áp này chảy qua tim bạn và lan toả đi khắp thân bạn. Cảm thấy hơi ấm và năng lượng của nó chảy xuống lưng bạn. Cảm thấy nó hút hết căng thẳng của bạn, nỗi đau, nỗi sợ và những giới hạn của bạn khi nó tràn đầy mọi phần tay và chân bạn. Cảm thấy toàn thể thân bạn tràn đầy với năng lượng lỏng trắng kì diệu này. Cảm thấy mọi tế bào, mọi đường gân thớ thịt, mọi tổ chức cơ quan của bạn tắm trong chất lỏng trắng ấm áp này.

Bây giờ cảm thấy năng lượng lỏng này trở nên ấm hơn nữa. Cảm thấy nó rung động và trở thành một miếng bọt biển lỏng, một chất từ lỏng. Cảm thấy nó bắt đầu hút ra và hấp thu những rung động tiêu cực của bạn. Cảm thấy nó hút hết những cảm giác sợ hãi và cáu giận; cảm thấy nó hút hết mọi gắn bó với thân bạn. Cảm thấy một cách sinh động rằng mọi nỗi sợ, lo âu, giới hạn và cáu giận của bạn bị hút hết vào năng lượng lỏng rung động, ấm áp này. Cảm thấy luồng chảy; cảm thấy nó rút hết những rung động tiêu cực của bạn khỏi thân thể chất bạn, khỏi tình cảm bạn, tâm trí bạn. Cảm thấy nó có ở mọi mức độ con người bạn.

Thấy và cảm thấy chất lỏng ấm áp, rạng rỡ bắt đầu sậm mầu lại khi nó hút tất cả các rung động tiêu cực của bạn. Cảm thấy mọi tế bào, mọi đường gân thớ thịt và cơ quan, mọi hệ thống năng lượng trong thân bạn đều nhả ra hết những chất cặn bẩn, thả ra chương trình tiêu cực, thả ra những giới hạn và sợ hãi. Cảm thấy rõ rệt mọi rung động tiêu cực của bạn đều bị buông bỏ và thả năng lượng của chúng vào chất lỏng trắng ấm áp chảy qua bạn. Cảm thấy điều này xảy ra ở mọi mức độ trong con người bạn. Cảm thấy bức tường xúc động của bạn biến mất. Cảm thấy sự gắn bó của bạn với bản ngã và thân bạn bắt đầu bị thả bỏ vào luồng năng lượng lỏng ấm áp này.

Khi những năng lượng tiêu cực của bạn được thả hết vào chất lỏng ấm áp này thì thấy chất lỏng đó trở nên ngày càng sậm mầu hơn. Cảm thấy nó rút hết những chất cặn bẩn khỏi thân thể chất bạn, tình cảm bạn và tâm trí bạn. Cảm thấy tất cả mọi thứ ô trược của bạn đều bị hút hết vào chất lỏng đó.

Bây giờ quán tưởng các huyệt ở lòng bàn chân và bàn tay bạn. Mở dần các huyệt này và để chất lỏng mầu nâu nóng bắt đầu chảy ra khỏi thân bạn. Cảm thấy mọi xúc động tiêu cực của bạn - nỗi sợ và những giới hạn của bạn - chảy hết ra khỏi thân bạn. Thấy và cảm thấy rõ rệt các xúc động và rung động tiêu cực hoàn toàn chảy hết ra khỏi thân bạn.

Cảm thấy mọi phần trong con người bên trong của bạn, cái ta bên trong bạn, trở nên sạch hơn khi những năng lượng và ý nghĩ tiêu cực chảy ra khỏi thân bạn. Khi đã sạch hết, nhìn thấy và cảm thấy những nỗi lo sợ, giới hạn và năng lượng tiêu cực của bạn thoát ra khỏi thân thể chất của bạn, khỏi thân tình cảm và trí tuệ của bạn. Cảm thấy mọi năng lượng tiêu cực chảy ra khỏi bạn từ bàn chân và bàn tay.

Thấy rõ ràng mọi lo âu, giới hạn và gắn bó của bạn chảy ra từ thân bạn. Cảm thấy thân bạn được thanh lọc hết năng lượng tiêu cực mới tốt lành làm sao. Bạn chưa bao giờ có được sự lau chùi sạch bên trong hoàn toàn đến như vậy và bạn cảm thấy hoàn toàn sạch sẽ và thuần khiết. Bạn cảm thấy nhẹ như lông hồng, cách biệt với những giới hạn và ý nghĩ tiêu cực đậm đặc vốn cầm giữ bạn trong vật chất.

Nhận biết bên trong rằng tất cả năng lượng tiêu cực của bạn đều đã bị quét sạch khỏi thân bạn, bị quét sạch mãi mãi khỏi thân thể chất, tình cảm và trí tuệ của bạn. Cảm thấy sức mạnh thuần khiết của việc tẩy rửa này như việc thân và tâm bạn được nạp lại năng lượng và hoàn toàn thuần khiết khỏi mọi chương trình tiêu cực, giới hạn và nỗi sợ. Biết tuyệt đối rằng mọi năng lượng tiêu cực của bạn đã được tẩy sạch và loại bỏ hết.

Sâu bên trong, cảm thấy tỉ lệ rung động của bạn tăng lên; cảm thấy bạn mới nhẹ làm sao. Cảm thấy vui sướng khi bạn chứng nghiệm một con người mới của bạn với rung động cao hơn, cái ta cao hơn của bạn. Thư thái và tận hưởng những rung động cao hơn, mịn hơn khi bạn trở thành nhẹ hơn và nhẹ hơn nữa. Cảm thấy bản thân bạn trở thành nhẹ như lông hồng, nổi lên, nổi lên chẳng khó nhọc gì, nhẹ như đám mây, nổi lên và đi xa khỏi thân bạn.

Tách ra

Phần lớn các tài liệu hiện tại về chứng nghiệm xuất vía đều chỉ ra rằng chúng ta tự động nổi lên hoặc nâng lên khỏi thân mình tựa như một dạng ảo thuật nào đó. Theo chứng nghiệm của tôi và thông tin thu được từ hơn hai trăm người, tôi tin sự cảm nhận này là không chính xác. Điều rất thông thường là đi vào trạng thái rung động nhưng không tách khỏi thân. Điều này đôi khi xảy ra thậm chí cho cả các nhà thám hiểm xuất vía có kinh nghiệm. Vẫn chưa rõ tại sao, trong pha rung động, đôi khi chúng ta không thể hay sẽ không tách khỏi thân vật lí. Có thể kể ra một số lí do: năng lượng hay sự gắn bó tâm lí với thân vật lí; nỗi sợ; không đều trong rung động; hay đơn thuần chỉ vì thiếu thông tin liên quan tới cách phản ứng với chứng nghiệm. Tôi tin rằng điều nêu cuối cùng này là lí do thông dụng nhất.

Có một số điều bạn có thể làm để giải quyết tình huống này. Thứ nhất, tập trung và duy trì suy nghĩ và tưởng tượng của bạn dựa trên cảm giác đi xa khỏi thân bạn. Quán tưởng hay lôi kéo bạn xa khỏi thân mình. Thứ hai là nếu cần yêu cầu tách hoàn toàn khỏi thân vật lí; chẳng hạn, "tôi đi ra cửa ngay." Thứ ba là nếu việc này chưa kết quả, đơn thuần yêu cầu sự trợ giúp: "Tôi yêu cầu giúp đỡ rời khỏi thân mình." Khi yêu cầu trợ giúp, điều quan trọng là bạn phải hoàn toàn cởi mở để nhận được điều mình yêu cầu.

Chủ đề tách ra và trạng thái rung động có tầm quan trọng quyết định và đáng được nhấn mạnh nhiều hơn những gì các nhà cận tâm lí và nhà văn đã nói đến cho tới nay. Và nếu coi nó là quan trọng thì không nên bỏ qua nó.

Các phương pháp tách

  1. Nổi lên. Vì thân-năng lượng bên trong là phi trọng lượng theo các chuẩn vật lí nên thông thường rất dễ dàng nổi lên khỏi thân vật lí của bạn. Phương pháp tách ra này dường như là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Điều mấu chốt là phải tập trung vào cảm giác nổi và cho phép bản thân bạn được dịch xa khỏi thân bạn.
  2. Ngồi dậy và ra xa. Phương pháp này tương tự như kĩ thuật nổi ngoại trừ rằng chúng ta chỉ ngồi dậy rồi bước ra xa khỏi thân vật lí của mình. Đây là phương pháp chủ yếu tôi dùng trong suốt mười năm đầu chứng nghiệm xuất vía. Do tính chất tựa vật lí của phương pháp này nên nói chung nó dễ kiểm soát hơn là phương pháp nổi hay trực tiếp. Kiểu tách này thường được báo hiệu bởi trạng thái rung động. Tôi tin là việc rút tương đối chậm ra khỏi thân vật lí được chứng nghiệm bằng phương pháp này sẽ tạo ra rung động và âm thanh mạnh mẽ như thường được kể lại.
  3. Lăn qua. Phương pháp này cực kì hiệu quả. Sau khi bạn nhận ra trạng thái rung động bạn chỉ cần lăn sang một bên. Điều này có vẻ kì lạ nhưng nó cũng buồn cười. Nhiều người đã nói với tôi là họ lăn ra khỏi giường và rơi xuống nền nhà cười phá lên về mình. Phương pháp này được nhiều người dùng có hiệu quả; tác giả Robert Monroe nói trong cuốn sách của mình Các cuộc hành trình xa xôi, rằng ông thường dùng kĩ thuật lăn khi tách khỏi thân-năng lượng thứ nhất và chuyển sang dạng năng lượng thứ hai.
  4. Yêu cầu tách ra. Khi bạn đi vào trạng thái rung động, chỉ cần yêu cầu tách ra: "Tôi tách ra ngay" hay "Tôi chuyển sang phòng bên." Mọi yêu cầu quả quyết để hướng bạn xa khỏi thân vật lí đều có hiệu quả. Như trong mọi yêu cầu phi vật lí, đưa ra đòi hỏi quả quyết để hành động ngay. Luôn luôn nhớ duy trì sự chú ý hoàn toàn của bạn xa khỏi thân vật lí; mọi suy nghĩ hay lời nói có liên quan tới thân bạn sẽ đưa bạn trở lại ngay lập tức.
  1. Tự kéo bạn ra. Điều này có thể đạt được bằng cách với tay phi vật lí của bạn và nắm lấy bất kì vật lớn nào, rồi kéo phần còn lại của thân năng lượng bạn ra khỏi thân vật lí. Phương pháp này có thể đáng quan tâm bởi vì bạn nhanh chóng biết rằng thân năng lượng bên trong của bạn không có chung những giới hạn của thân vật lí của bạn. Nói cách khác, thân-năng lượng của ta có khả năng tuân theo ý nghĩ của ta. Tôi ngẫu nhiên phát hiện ra điều này mười năm trước đây khi tôi đi vào trạng thái rung động trong khi ngủ trên chiếc giường treo. Duỗi tay năng lượng ra trước mình, tôi tự nhiên quyết định thử một thực nghiệm và định nắm lấy đỉnh giường. Tôi lấy làm ngạc nhiên là cánh tay tôi vươn dài quá một mét rưỡi và tôi nắm được đỉnh giường. Tại điểm đó, tôi kéo toàn bộ thân phi vật lí của mình ra khỏi thân vật lí. Sau khi đứng dậy, tôi nhìn lại tay tôi; nó đã trở lại kích thước vật lí thông thường. Rất đỗi ngạc nhiên, tôi nhận ra rằng hình dáng cánh tay phi vật lí của tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩ tôi. Hiểu biết này là quan trọng bởi vì nó cho phép chúng ta mở rộng khả năng của mình theo nhiều cách sáng tạo.
  2. Phương pháp trực tiếp. Thường được gọi là phóng chiếu trực tiếp hay tức khắc, kĩ thuật này cao cấp hơn các kĩ thuật khác - thường bạn thấy mình rất ý thức trong một môi trường mới hoàn toàn. Việc chuyển bất ngờ từ nằm trên giường sang đứng hay nổi ở một vị trí khác có thể là đáng ngạc nhiên nếu bạn không được chuẩn bị. Nói chung, ít có hay không có ý nghĩa di chuyển, chỉ là việc nhận biết tức thời về sự tỉnh táo trong một vị trí mới hay môi trường mới. Kiểu tách này thường được báo cáo lại trong chuyển đổi giấc mơ. Nó là phương pháp được ưa chuộng của nhiều nhà thám hiểm xuất vía có kinh nghiệm.
  3. Yêu cầu trợ giúp. Đôi khi, do những lí do chưa biết được, việc tách ra có thể trở nên khó khăn. Nhiều năm trước đây khi tôi gặp phải một khó khăn nào đó, tôi tìm ra một cách đơn giản để giải quyết nó. Tôi đi vào trạng thái rung động và sẵn sàng nâng lên, nhưng bởi lí do thân-năng lượng của tôi bị gắn chặt và nặng nề. Hết hi vọng tôi giơ tay ra và buột miệng yêu cầu giúp đỡ. Trong vài giây tôi cảm thấy cái nắm của một bàn tay kéo tôi ra khỏi thân mình. Cảm giác về bàn tay mới vững chãi và hiện thực đáng ngạc nhiên. Khi tôi rời khỏi thân vật lí, tôi ngước nhìn xung quanh nhưng không thấy ai cả.

Trong khoá tập huấn của tôi, nhiều người đã kể lại những câu chuyện tương tự về sự giúp đỡ. Bởi những bằng chứng này khác, tôi tin rằng rất có thể là mọi lúc chúng ta có chứng nghiệm xuất vía với ý thức đầy đủ, thì ai đó gần gũi với chúng ta cũng đang quan sát sự tiến bộ của chúng ta. Người quan sát này, dù đó là người hướng dẫn, bạn bè hay người yêu, đều sẵn sàng trợ giúp nếu cần. Tôi chắc chắn rằng sự giúp đỡ là luôn có cho chúng ta vào mọi lúc, nhưng chính chúng ta phải yêu cầu sự trợ giúp đó. Không có yêu cầu như vậy, người bạn tâm linh hay người hướng dẫn thường không định can thiệp vào chứng nghiệm đang tiến triển của chúng ta. Tôi cũng nghĩ rằng người hướng dẫn ở ngoài tầm nhìn của ta vì họ biết rằng sự hiện diện trực quan của họ sẽ phá vỡ tiến triển tự nhiên của chúng ta. Nhìn lại, giá mà tôi yêu cầu trợ giúp thường xuyên hơn thì có lẽ tôi đã tiến bộ nhanh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn, tôi nghĩ rằng tôi đã đánh giá cao sự kiện là chúng ta không đơn độc trong thám hiểm của mình. Một cảm giác an ủi và an toàn không thể lầm đến từ sự kiện là chúng ta có sự trợ giúp vào bất kì lúc nào ta yêu cầu. Hiểu biết này giúp cho ta đương đầu thành công với mọi nỗi sợ hay lo âu mà ta có thể trải qua khi thám hiểm môi trường năng lượng mới.

Hành động

Khi bạn nhìn lại cuộc sống mình, chần chừ có bao giờ đưa bạn đến gần hơn mục tiêu hay thành tựu không? Có bao giờ bất hoạt đem lại cho bạn sự thành công, hoàn thành hay phát triển cá nhân không?

Tất cả chúng ta đều là người bị thói quen chi phối. Ta lặp lại cùng những suy nghĩ và hành động quen thuộc bởi vì chúng tương tự nhau, không thách thức và được xem là an toàn. Ta chỉ đơn thuần đi theo con đường cá nhân ít trở ngại nhất. Đối với nhiều người trong chúng ta, khuynh hướng giữ lại như trước đã trở thành một thành phần trung tâm của thói quen cá nhân và cuộc đời ta.

Nhiều người trong chúng ta coi sự thay đổi - bất kì thay đổi nào - cũng đều là những kinh nghiệm tiêu cực. Thay đổi bị bao phủ bởi nghi ngờ và bị coi như đe doạ cho hình mẫu suy nghĩ và niềm tin đã được thiết lập. Kết quả cuối cùng thường là sự tiếp tục của thói quen cá nhân bất hoạt.

Chung cuộc ta phải tự hỏi mình liệu ta có hoàn toàn bằng lòng sống toàn bộ cuộc đời ta tuân theo cùng những thói quen suy nghĩ và hành động không? Bạn có bằng lòng chấp nhận mù quáng, không kiểm chứng, những tư tưởng và quan niệm thịnh hành của xã hội bạn không? Bạn có thực sự thoả mãn khi chấp nhận các niềm tin, hi vọng và đức tin thay cho kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân không?

Tự hỏi mình, bạn sẽ tin vào cái gì hôm nay nếu bạn được sinh ra ở Iran hay Iraq? Bạn sẽ mang những quan niệm và kết luận tôn giáo và xã hội nào? Bạn sẽ chết cho niềm tin nào?

Nếu bạn muốn trả lời cho những bí ẩn của cuộc sống bạn thì thời gian hành động là bây giờ, và thám hiểm xuất vía có thể đưa ra câu trả lời mà bạn tìm kiếm.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh