Phiêu Lưu Ngoài Thân Thể: Chương 3. Biên Giới Mới

PHIÊU LƯU NGOÀI THÂN THỂ: CHƯƠNG 3. BIÊN GIỚI MỚI

Cộng đồng khoa học thế giới ngày nay đồng ý rằng phải tồn tại một cấu trúc năng lượng vô hình.. - David Seckel

Nhà vũ trụ học, Đại học California

Trong vài thập kỉ vừa qua khoa học đã trở nên ý thức được những giới hạn nghiêm trọng của cảm nhận thị giác con người. Mắt người chỉ nhậy cảm với một giải bức xạ hẹp. Chúng ta chỉ thấy được sóng với chiều dài giữa 0,00007 cm và 0,00004 cm; phần còn lại của phổ sóng điện từ chúng ta không thấy được. Trong thực tế, chỉ vài phần trăm nghìn của một centimet mà tạo ra khác biệt giữa thấy được và không thấy được. Tuy thế tất cả chúng ta đều đang lặn ngụp trong biển cả năng lượng, chìm ngập trong một đại dương sóng điện từ: tia gamma, tia X, tia cực tím và tia hồng ngoại, vi ba, sóng radio, sóng ngắn, ta cũng chỉ đặt tên được cho vài loại sóng. Khi ta cảm thấy nhiệt năng của mặt trời chẳng hạn, chính là ta đang cảm nhận kết quả của tia hồng ngoai không thấy được; bước sóng của chúng, 0,00008 cm cho tới 0,032 cm, quá dài hơn một chút để võng mạc của ta có thể phát hiện cho dù da ta vẫn ghi nhận các tia đó như nhiệt.

Phổ sóng điện từ

10-14 10-13 10-12 10-11 10-10 10-9 10-8 10-7 10-6 10-5 10-4 10-3 10-2 10-1 1 101 102 103 104 105 106 107 108 109

Chiều dài sóng (theo cm)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

  • Không biết 8 Sóng nhiệt
  • Tia vũ trụ 9 Ra đa
  • Tia Gammas 10 Vô tuyến tr. hình
  • Tia X 11 Sóng ngắn radio
  • Tia cực tím 12 Sóng phát thanh
  • ánh sáng thấy được 13 Sóng radio dài
  • Tia hồng ngoại 14 Không biết

Trong thực tế, sự cảm nhận của ta về vũ trụ đều dựa trên một phần nhỏ li ti của năng lượng quanh ta. Điều còn đáng ngạc nhiên hơn nữa là việc thừa nhận rằng công nghệ khoa học hiện tại của chúng ta chỉ phát hiện được một phần của toàn bộ phổ năng lượng. Phần lớn các nhà khoa học đều tin rằng phổ sóng điện từ còn tiếp tục xa bên ngoài tầm nhìn kĩ thuật của chúng ta và có thể là vô hạn.

Khi ta đặt điều này vào toàn bộ khung cảnh ta phải thừa nhận rằng mỗi chúng ta chỉ biết được thông qua thị giác ba phần trăm nghìn (0,00003) của centimet của bức xạ năng lượng quanh ta. Chúng ta, những người thấy được quá ít về vũ trụ, lại nhanh nhảu đi đến kết luận và đánh giá dựa trên những giới hạn chật hẹp của tầm nhìn của mình. Toàn bộ khung cảnh về vũ trụ, và về bản thân thực tại, bị giới hạn chặt chẽ bởi phạm vi chật hẹp của các giác quan vật lí của ta.

Khi nhìn quanh, ta thấy một thế giới các vật rắn chắc. Trên bề mặt, thực tại dường như bao gồm hình dạng ba chiều và chất liệu. Tuy thế, khi khoa học khám phá sâu hơn vào trung tâm vô hình của vật chất thì đã tìm ra những phát hiện khác thường. Phương trình nổi tiếng của Einstein E = MC2 nói với ta rằng vật chất không gì khác hơn là một dạng năng lượng - theo nghĩa năng lượng được cất giữ, được đóng khung tạm thời để cấu trúc nên các vật thể vật lí quanh ta.

Một khi ta nhận ra rằng mọi vật chất thực tế đều là năng lượng thì ta có thể bắt đầu hình thành nên một cái nhìn mới về bản thân mình và thế giới quanh ta. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng những cái bao quanh ta không phải là những gì chúng dường như thế.

Cái nhìn mới này còn được trải rộng xa hơn nữa khi ta xem xét lại những phát hiện mới nhất về vật lí lượng tử. Các nhà lí thuyết lượng tử không còn coi năng lượng có bản chất kiểu hạt nữa. Các hạt siêu nguyên tử không còn được xem như những vật tĩnh mà như các thực thể bốn chiều trong không-thời gian. Trong thực tế, các hạt cơ bản của thực tại chúng ta (hạt quark và các hạt tương tự) không còn được xem như chất liệu chút nào. Khi các nhà vật lí quan sát các hạt cơ bản, họ mô tả chúng như các mẫu hình động, chuyển động và thay đổi thường xuyên từ hạt nọ sang hạt kia. Cơ học lượng tử đã chỉ ra cho chúng ta rằng các khối xây dựng cơ bản của thực tại chúng ta không phải là vật liệu mà là các mẫu hình năng lượng liên hệ lẫn nhau để tạo thành một mạng lưới vũ trụ không phân chia được.

Vật lí lượng tử đã chứng minh rằng các khái niệm vật lí hiện tại của chúng ta về hình dạng và chất liệu đều lỗi thời; không chỉ năng lượng vật chất, mà mọi năng lượng về cơ bản là có bản chất phi vật lí. Nhà vật lí Werner Heisenberg đã làm sáng tỏ quan điểm khoa học mới này khi ông nói, "Nguyên tử không phải là một vật."

Sau nhiều thập kỉ khám phá khác thường, vật lí hiện đại đã đi tới ngõ cụt. Chuyển động quan sát được của các hạt siêu nguyên tử dường như ít hay không có trật tự logic. Các hạt cơ bản thay đổi vị trí và quĩ đạo của chúng, xuất hiện rồi biến mất, và chuyển động theo đủ mọi cách bí ẩn. Nhưng điều còn đáng ngạc nhiên hơn là việc nhận ra rằng thực tế chúng có thể bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của nhà khoa học, người đang quan sát chúng.

Khi một thế kỉ mới bắt đầu, những bí ẩn lớn nhất của khoa học vẫn còn chưa được giải quyết. Vật chất và năng lượng là gì? Đâu là các khối xây dựng vô hình của thực tại vật lí? Càng ngày các nhà vật lí và thiên văn học toàn thế giới càng thừa nhận rằng phải tồn tại một hệ thống năng lượng vô hình nằm ngoài tầm nhìn kĩ thuật của chúng ta. Nhiều năm trước đây một số ít nhà thiên văn học đã quan sát rằng những miền đặc biệt trong không gian đã tồn tại với khối lượng không đủ để giải thích cho chuyển động của chúng. Trong những năm 1980 điều kiện bí ẩn này được gọi bằng thuật ngữ "vật chất tối." Việc phát hiện ra vật chất tối lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng bởi nghiên cứu tập trung của nhà thiên văn Vera Rubin. Trong tạp chí The Astronomers, Donald Goldsmith đã nêu đại cương công trình của bà và ý nghĩa của nó.

Bằng cách phân tích chuyển động của các ngôi sao nằm ngoài, các quan sát của Rubin để lộ ra những lượng khổng lồ vật chất không thấy được trong các thiên hà xoắn ốc như dải Ngân hà của chúng ta. Các nghiên cứu về chuyển động của thiên hà theo chùm, được các nhà thiên văn khác thực hiện (và một số quan sát do chính Rubin thực hiện) chỉ ra rằng chùm các thiên hà rất có thể chứa các khối lượng vật chất không thấy được cực kì lớn. Quả vậy, ngay trước công trình của Rubin, các nhà thiên văn đã thấy rằng phần lớn các chùm thiên hà lớn dường như còn chứa nhiều vật chất, vượt xa lượng vật chất có thể giải thích được bởi những ngôi sao đang chiếu sáng trong các thiên hà đó. Nhưng người ta thường lấy các nghiên cứu chi tiết của Rubin về chuyển động của các ngôi sao bên trong thiên hà của chúng ta và những thiên hà khác để thuyết phục các nhà thiên văn học rằng gần như mọi thiên hà, không chỉ những thiên hà trong các chùm thiên hà lớn, còn có nhiều khối lượng dưới dạng không thấy được hơn là khối lượng trong các ngôi sao.

Nói ngắn gọn, công trình của Rubin đã thiết lập sự tồn tại của một thành phần chưa được xác nhận trước của vũ trụ, một thành phần không phải là phần bổ sung nhỏ cho điều ta biết mà (nói một cách đại thể) cho bản thân vũ trụ. Mọi thứ ta thấy - mọi ngôi sao, chùm sao, miền tạo sao, và đám mây khí được chiếu sáng bởi các ngôi sao mới sinh - dường như có khối lượng không quá 10 phần trăm của khối lượng toàn bộ của một thiên hà lớn như Ngân hà của chúng ta. Do đó nghiên cứu của Rubin kéo theo rằng tất cả vật chất thấy được trong vũ trụ chỉ tạo nên một loại sương nhẹ trên chiếc bánh vũ trụ, mà chủ yếu bao gồm vật chất không thấy được.

Việc khám phá ra vật chất tối (khối lượng không thấy được) đưa ra bằng chứng về một cấu trúc con vô hình của vũ trụ. Trong hai thập kỉ qua các nhà vật lí và thiên văn học trên toàn thế giới đã đi tới cùng một kết luận: một cái gì đó vô hình đang tương tác với vật chất.

Năm 1981 nhà vật lí học lí thuyết lừng danh David Bohm đã đề nghị rằng cấu trúc con của siêu nguyên tử chỉ có nghĩa nếu ta giả thiết sự tồn tại của các chiều phụ, phức tạp hơn bên ngoài tầm nhìn của chúng ta. Khái niệm này đang trở nên phổ biến. Nhiều trí tuệ khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ hai mươi đã bình luận rằng một cái gì đó bí ẩn đang xuất hiện ngay bên ngoài tầm nhìn kĩ thuật của chúng ta. Einstein, Heisenberg, Planck, Pauli, Schrodinger, Jeans, Eddington, Bohr và de Broglie tất cả đều bày tỏ một niềm tin rằng vật lí và huyền môn có liên hệ với nhau thế nào đó. Ngài James Jeans có thể đã tóm lược niềm tin này khi ông phát biểu, "Vũ trụ bắt đầu trông giống như một tư duy vĩ đại hơn là một cỗ máy vĩ đại."

Cấu trúc đa chiều của vũ trụ

Khi xem xét lại sự tiến hoá của khoa học trong vài thập kỉ qua chúng ta có thể thấy những bằng chứng hỗ trợ cho cấu trúc đa chiều của vật chất và vũ trụ ngày một tăng. Những khám phá mới nhất của vật lí lượng tử đưa ra rất nhiều thí dụ. Điều cũng có ý nghĩa là ngày một nhiều các nhà vật lí, vật lí thiên văn, nhà thiên văn học tin vào sự tồn tại của các vũ trụ song song. Nhà vật lí nổi tiếng Fred Alan Wolf tóm tắt khung cảnh này khi ông phát biểu, "Bởi việc đưa ra vật lí lượng tử chúng ta tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ và đáng ngạc nhiên về sự tồn tại của các vũ trụ song song ngay đầu thời đại."

Khái niệm về các vũ trụ song song

Tư tưởng về các vũ trụ hay chiều song song không phải là mới. Lí thuyết tương đối của Einstein ban đầu tiên đoán sự tồn tại của không-thời gian bốn chiều và các lỗ đen. Tuy nhiên, phải đến tận năm 1935 Einstein và người trợ lí Nathan Rosen tại đại học Princeton mới trình bày lí thuyết mới liên quan tới sự vận hành của các lỗ đen. Họ đề nghị rằng thay vì đó là một lỗ hay kẽ hở không-thời gian đơn giản, như ban đầu người ta tưởng, thì lỗ đen hiện tại là chiếc cầu nối một vũ trụ này với một vũ trụ có thể khác. Einstein và Rosen cho rằng các lỗ đen là "cầu nối" tới bất kì đâu và bất kì thời gian nào. Trong vật lí học ngày nay khái niệm này được coi là Cầu Einstein-Rosen.

Cầu Einstein-Rosen ban đầu được chấp nhận rộng rãi như một lí thuyết khoa học liên quan tới sự tồn tại có thể của các vũ trụ hay chiều song song. Công trình của Einstein và Rosen chuẩn bị cho các thế hệ nhà vật lí tiếp theo nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh khái niệm về vũ trụ song song. Chẳng hạn, "cách hiểu nhiều thế giới" do nhà vật lí Hugh Everett III trình bày năm 1951 chịu ảnh hưởng lớn bởi công trình trước đó của Einstein và Rosen. Lí thuyết của Everett cho rằng nhiều thế giới hay vũ trụ cùng tồn tại với chúng ta; tuy nhiên chúng vẫn tiếp tục chia ra thành các chiều phân biệt, tách biệt mà không thể thâm nhập lẫn nhau được. Theo Everett mỗi thế giới hay chiều đều có chứa một bản khác nhau của cùng một người đang sống trong kiếp sống mình và thực hiện nhiều hành động khác nhau vào cùng một thời điểm. Lí thuyết này, mặc dầu gây ra bàn cãi rất nhiều, đã trở nên nổi tiếng trong vật lí hiện đại và được một số người xem là đưa ra một cách giải thích có thể cho thực tại lượng tử.

Vũ trụ vật lí thấy được

Vũ trụ khác

Cách hiểu hiện đại về Cầu Einstein-Rosen

Trên sáu mươi năm qua khái niệm về vũ trụ năng lượng song song và cầu nối lẫn nhau đã được một số nhà vật lí học nổi tiếng phát triển, trong số đó có Arthur Eddington, Christian Fronsdal, David Finkelstein, John Wheeler, G. Szertes, và Charles Misner. Nhưng chính một nhà vật lí khác, Martin Kruskal tại Princeton mới là người đầu tiên phát triển một khái niệm viết ra về nó. Năm 1961 Kruskal đã trình bày bản đồ lỗ đen chỉ ra mối nối lẫn nhau giữa vũ trụ vật lí của chúng ta và các vũ trụ khác, các vũ trụ vô hình.

Năm 1963 nhà vật lí và toán học Ôstralia Roy P. Kerr đã xây dựng các phương trình chính xác liên quan tới việc quay của lỗ đen. Phương trình của Kerr chỉ ra sự tồn tại của một số vô hạn các vũ trụ song song, tất cả đều nối trực tiếp với lỗ đen. Ông đề nghị rằng một chuỗi vô hạn hay nhiều mảnh chắp của vũ trụ trải rộng đồng thời hướng về quá khứ và tương lai. Khái niệm này dường như có vẻ kì lạ nhưng công trình của Kerr được các nhà vật lí trên toàn thế giới đánh giá cao. Nhiều người coi các phương trình của ông phải là một trong những phát triển quan trọng nhất trong thiên văn học lí thuyết giữa thế kỉ hai mươi.

Vũ trụ của họ

Bản đồ lỗ đen của Kerr chỉ ra một vũ trụ song song

Bên cạnh đó, H.Reissner ở Đức và G.

Nordstrom ở Đan mạch cũng phát biểu một kịch bản về lỗ đen nối với các vũ trụ khác. Do công trình của họ, một lỗ đen tích điện đôi khi còn đợc gọi là "lỗ đen - Reissner-Nordsreon."

Tôi tin rằng sự tồn tại của các lỗ đen, Cầu EinsteinRosen và các phương trình, bản đồ và lí thuyết của Everett, Kruskal, Kerr và Reissner, Nordstrom tất cả đều là bằng chứng về bản chất và cấu trúc đa chiều của vũ trụ. Những bằng chứng ngày một nhiều do các nhà vật lí và nhà thiên văn trên toàn thế giới công bố chỉ ra một khám phá quan trọng nhất của thế kỉ hai mươi: vũ trụ chúng ta là một sự liên tục đa chiều của năng lượng liên nối lẫn nhau.

Mảnh vô hạn của cácvũ trụ song song trong

Lỗ đen quay của Roy Kerr

Bằng chứng lịch sử hỗ trợ cho vũ trụ đa chiều

Khi nhìn lại lịch sử ta thấy rằng tư tưởng về cõi trời hay vũ trụ phi vật lí là một trong những niềm tin cổ nhất và được loài người chấp nhận rộng rãi nhất. Khái niệm về cõi trời xuất hiện trong mọi nền văn hoá và tôn giáo.

Ki tô giáo và Do thái giáo dạy về sự tồn tại của ba vũ trụ hay chiều: thế giới vật lí, thiên đường và địa ngục. Những người Ki tô giáo chính thống còn thêm một chiều thứ tư với khái niệm nơi chuộc tội. Trong kinh Koran, Mohammed nói tới bảy tầng trời hay vũ trụ. Thời kì gần đây nhất quan điểm thông thiên học do bà Blavatsky nêu ra thì mô tả bảy chiều. Khái niệm bảy chiều này cũng được tổ hợp vào nhiều quan điểm triết học Thời đại mới. Khi ta xem xét lại các tôn giáo và văn hoá trên toàn thế giới thì khái niệm về cõi trời hay vũ trụ vô hình, không hoài nghi gì nữa, chính là niềm tin phổ quát nhất của loài người. Trong thực hành ngày nay mọi tôn giáo và văn hoá đều tổ hợp khái niệm này. Cho dù điều này rất có thể là một lí thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất trong lịch sử loài người, những bằng cớ kiểm chứng được liên quan tới các cõi trời vô hình vẫn tiếp tục lẩn tránh loài người. Như các bạn sẽ phát hiện ra, thám hiểm xuất vía đưa ra việc kiểm chứng cá nhân mạnh mẽ rằng các "cõi trời" tôn giáo được mô tả trong các kinh sách của tôn giáo bạn quả thực là tồn tại. Thám hiểm mắt thấy tai nghe chứng minh rằng thực tại cõi trời trong kinh thánh là các môi trường năng lượng vô hình vĩ đại tạo nên vũ trụ đa chiều.

Đường hầm năng lượng

Bằng chứng phụ cho niềm tin vào các vũ trụ phi vật lí và những đường hầm năng lượng nối chúng đã từng được thể hiện trong văn học và các tác phẩm nghệ thuật của các nền văn hoá trong suốt hai ngàn năm qua. Chẳng hạn các nghệ sĩ trong nhiều thế kỉ đã vẽ những đường hầm dẫn năng lượng tới một môi trường mới toả sáng hay cõi trời.

Hoạ sĩ người Hà lan Hieronymus Bosch (14601516), trong tác phẩm nổi tiếng của mình The Ascent into the Empyrean đã minh hoạ một người được hộ tống đi qua đường hầm năng lượng. Tại cuối đường hầm là ánh sáng chói lọi chỉ ra cõi trời (chiều năng lượng tần số cao).

Vũ trụ phản hấp dẫn Vũ trụ phản hấp dẫn

Vũ trụ khác Vũ trụ khác

Vũ trụ phản hấp dẫn

Vũ trụ chúng ta Vũ trụ khác

Bản đồ Penrose về một lỗ đen quay. Biểu đồ lặp lại vô hạn lần cho quá khứ và tương lai. Các vũ trụ bên ngoài lỗ đen là các hình vuông trắng; các vũ trụ bên trong lỗ đen là các hình vuông mầu tối hay mầu sáng.

Hai thế kỉ sau William Blake (1757-1827), nhà thơ, nhà huyền học và hoạ sĩ người Anh đã tạo ra một kiệt tác mang tên Jacob's Ladder Cái thang của Jacob. Trong bức tranh màu nổi bật ông đã vẽ nhiều người và thiên thần đang đi lên xuống theo một vòng tròn rực rỡ hay đường hầm ánh sáng.

Sau đó vào thế kỉ mười chín Gustave Doré (18321883) đã tạo ra bức khắc nổi tiếng về Dante và Beatrice khi họ chứng nghiệm cái nhìn đẹp đẽ. Trong chi tiết đồ hoạ ông đã vẽ một đường hầm phi vật lí dẫn tới ánh sáng.

Tôi tin đường nối kì lạ này là có thể hiểu được: các lượng tần số cao hơn thì lối mở đường hầm lập tức trở thành phần lân cận phi vật lí song song. Đường hầm năng lượng thông thường được quan sát trong chứng nghiệm cận tử hiện tại là lối mở hay khe hở tạm thời có tổ chức cao đi vào màng năng lượng phi vật lí và dường như tự động mở ra để cho phép các dạng sống đường hầm năng lượng mà Bosch, Blake, Doré, Einstein và Rosen mô tả và các ống dẫn năng lượng được nêu đại cương trong cuốn sách này tất cả đều là mô tả cho cùng một sự kiện - một đường hầm năng lượng nối chiều vật lí với thành phần phi vật lí tương ứng.

Một bằng chứng phụ cho niềm tin này là hàng triệu những chứng nghiệm cận tử được báo cáo lại trên toàn thế giới trong hai mươi năm qua. Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của các câu chuyện cận tử là mô tả sinh động của họ về một đường hầm dẫn tới ánh sáng chói lọi hay một môi trường mới. Theo những nghiên cứu tập trung do Raymond Moody, Melvin Morse, Kenneth Ring và các bác sĩ điều trị khác tiến hành thì mô tả này về đường hầm năng lượng dẫn tới ánh sáng chói lọi được báo cáo lại trong mọi nền văn hoá và quốc gia trên thế giới. Ta chú ý tới sự tương tự giữa Cầu Einstein-Rosen (minh hoạ ở trước) và các quan sát do vô số người thực hiện, những người đã có chứng nghiệm cận tử.

Các quan sát thu được từ các cuộc thám hiểm xuất vía gợi ý rằng đường hầm ánh sáng là việc mở màng năng lượng phi vật lí, vốn phân cách chiều vật lí với về hình dạng nguyên thuỷ của nó.

Đường hầm năng lượng được quan sát trong các chứng nghiệm cận tử

Chứng nghiệm đường hầm có nhiều ý nghĩa hơn là phần lớn mọi người nhận biết được. Nó không chỉ đưa ra bằng chứng cơ bản về một phương pháp truyền logic cho tâm thức sau cái chết vật lí mà nó còn trực tiếp liên quan tới các lí thuyết vật lí hiện đại về các vũ trụ song song và lỗ sâu năng lượng, cũng như quan sát của tôi liên quan đến vũ trụ đa chiều. Thời gian đã tới cho khoa học hiện đại nghiên cứu thực tại này. Hàng triệu chứng nghiệm cận tử và xuất vía xuất hiện trong mọi nền văn hoá và xã hội trên thế giới không thể là một điều trùng hợp ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, vô số báo cáo về đường hầm năng lượng từ năm trăm năm lại đây không thể bỏ qua được. Nghiên cứu khoa học về các chiều năng lượng phi vật lí song song và lối mở đường hầm của chúng sẽ là một bước tiến lên chính trong khoa học hiện đại, vì nó sẽ làm sáng tỏ con đường để hiểu biết đúng đắn về vũ trụ đa chiều của chúng ta.

Cách nhìn mới đáng lưu ý về vũ trụ

Khi các nhà khoa học tiếp tục tập trung vào vật chất bên ngoài thì một nhóm người khác đã không sợ hãi đi thám hiểm chính trung tâm của vũ trụ. Bỏ qua các phương pháp khoa học truyền thống, họ đã phiêu lưu xa ra ngoài những giới hạn của tiến hoá kĩ thuật hiện nay và trải rộng thám hiểm của con người vào những miền còn chưa được khám phá của vũ trụ. Điều này đạt được bởi việc tổ hợp một dạng nghiên cứu mới, cách mạng: thám hiểm phi vật lí tự kiểm soát vào trong cấu trúc con vô hình của vũ trụ. Những khám phá được tiến hành trong những thám hiểm phi vật lí này đưa ra cách hiểu sâu sắc mới, cách mạng về cấu trúc vô hình của vũ trụ, về sự tồn tại của chúng ta và về sự tiếp tục của chúng ta sau cái chết.

Vũ trụ chúng ta không phải như nó hiện được biết. Các ngôi sao thấy được, các đám mây bụi, khí và những mảnh vũ trụ mới chiếm chưa đầy 10 phần trăm khối lượng mà các nhà khoa học biết hiện tại. Các nhà thiên văn, vật lí thiên văn và vật lí hiện tại đang vất vả tìm kiếm năng lượng vô hình vốn nâng đỡ cho thiên hà chúng ta và vũ trụ vật lí của chúng ta.

Dựa trên các quan sát xuất vía, mọi chiều năng lượng đều tồn tại ở đây và bây giờ. Vũ trụ thấy được và vô hình đều là sự liên tục của các tần số năng lượng. Mỗi chiều đều tồn tại độc lập tương ứng với tần số riêng của nó, tuy thế chúng tất cả đều được nối theo luồng năng lượng phi vật lí. Mỗi chiều năng lượng đều được liên nối với chiều năng lượng lân cận nó để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh - vũ trụ đa chiều. Nhà vật lí trứ danh David Bohm hoàn toàn đúng khi ông quan sát rằng "Thực tại là một tổng thể không phân chia." Toàn bộ vũ trụ đa chiều (tần số) là một tổng thể không tách rời; không có sự tách biệt không gian hay thời gian. Bohm đã đi trước thời đại nhiều thập kỉ khi ông nói, "Người ta đang đi tới một khái niệm mới về một tổng thể không thể phá vỡ, một tổng thể chối từ khả năng phân tích cổ điển thế giới thành những phần tồn tại độc lập và tách biệt... Những liên nối lượng tử không thể phân chia của tổng thể vũ trụ là một thực tại cơ bản."

Quên tất cả các khái niệm không gian về lên xuống, gần xa. Toàn bộ vũ trụ đa chiều là ở đây và bây giờ. Khái niệm vật lí gần nhất mô tả cho cấu trúc của vũ trụ là độ dầy đặc. Mỗi chiều gặp phải sau khi ta mất đi thân vật lí đều dần kém dầy đặc hơn trong chất liệu rung động của nó. Trong thực tế, có thể so sánh vũ trụ với phổ sóng năng lượng có chiều sâu và vẻ đẹp không sao so sánh được. Mỗi tần số trong phổ năng lượng đều được chúng ta chứng nghiệm và quan sát như một chiều phân biệt, tách biệt, tuy thế tất cả đều được liên nối để tạo nên một vũ trụ tráng lệ vượt ra ngoài không gian, hình dạng và chất liệu như ta vẫn cảm nhận nó.

Thám hiểm xuất vía đưa ra bằng chứng mới đáng ngạc nhiên rằng vũ trụ là một sự liên tục đa chiều của việc phát toả năng lượng từ một nguồn phi vật lí; các thiên hà vật lí mà ta quan sát được xung quanh ta đơn thuần chỉ là lớp vỏ phân tử dầy đặc của toàn bộ vũ trụ. Việc hiểu thấu sự tồn tại của vũ trụ đa chiều này là điều khó khăn vì nhận biết hiện tại của chúng ta về không-thời gian và thực tại đưa ra những điểm tham chiếu không chính xác.

Vũ trụ đa chiều

Dòng năng lượng bên trong

Vũ trụ là một sự liên tục các tần số năng lượng toả ra từ một nguồn phi vật lí. Vũ trụ vật lí mà ta quan sát thấy là tầng biểu bì phân tử của vũ trụ đa chiều đầy đủ. Mọi chiều năng lượng đểu tồn tại bên trong cùng không-thời gian như vũ trụ thấy được.

Mọi chiều năng lượng đều tồn tại đồng thời bên trong cùng sự liên tục không-thời gian. Chẳng hạn, khi tôi xuất vía tôi có thể chiếm cùng không gian với một bức tường hay trần vật lí. Tôi không tách khỏi bức tường vật lí bằng khoảng cách mà bằng tần số năng lượng cá nhân của mình. Nhận biết này dẫn chúng ta tới một cuộc phiêu lưu mới hứng thú.

Lập sơ đồ vũ trụ vô hình

Khi khoa học truyền thống tiếp tục tập trung vào tầng biểu bì dầy đặc của vũ trụ thì việc thám hiểm và lập sơ đồ các chiều vô hình đã lặng lẽ bắt đầu. Thông qua việc thử và sai lầm nhiều lần, một vài cá nhân đã đạt được bước nhảy ra ngoài vật chất và những giới hạn của công nghệ vật lí hiện tại. Những quan sát được thực hiện trong các cuộc thám hiểm phi vật lí này soi sáng vào vũ trụ đa chiều với chiều sâu và vẻ đẹp không hình dung nổi.

Nếu chúng ta định hiểu thấu cấu trúc của các chiều vô hình thì chúng ta phải thường xuyên xem xét sự đáp ứng ý nghĩ tự nhiên của các môi trường năng lượng phi vật lí tinh tế này. Bên ngoài chiều phi vật lí (thứ nhất) song song, chúng ta đang thám hiểm một vũ trụ năng lượng tương tác, đáp ứng ý nghĩ. Tuy nhiên, một khi chúng ta nhận ra sự tác động năng lượng qua lại giữa ý nghĩ và năng lượng phi vật lí thì ta có thể bắt đầu tập trung vào những điểm tương đồng năng lượng riêng cố hữu trong một mức hay miền rung động xác định. Điều này được thực hiện tốt nhất thông qua việc phân loại cách một môi trường phi vật lí xác định đáp ứng lại với năng lượng ý nghĩ tập trung. Cách phân loại năng lượng này còn thực tế hơn nhiều so với việc tập trung vào dáng vẻ thấy được và khác biệt giữa các chiều. Hai chiều rung động khác nhau và phân biệt có thể xuất hiện giống nhau đến kì lạ cho dù các tần số rung động của chúng có thể hoàn toàn khác nhau. Đó là lí do tại sao các khái niệm vật lí truyền thống lại không thích hợp cho việc đánh giá các môi trường phi vật lí. Để lập sơ đồ vũ trụ vô hình được hiệu quả, chúng ta phải tạo ra một vạch ranh giới hay phương pháp so sánh mới. Phương pháp thực tiễn nhất để đạt được điều này là phân loại tính đáp ứng ý nghĩ của một vùng phi vật lí xác định.

Tuyệt đại đa số các môi trường phi vật lí gặp phải đều cực kì đáp ứng ý nghĩ. Nói cách khác, khi chúng ta tách khỏi thân mình và đi vào chiều phi vật lí thì ý nghĩ của ta, cả có ý thức lẫn tiềm thức, sẽ lập tức bắt đầu tương tác với và cấu trúc lại năng lượng tinh tế quanh ta. Tính đáp ứng ý nghĩ của các chiều bên trong giải thích tại sao các nhà thám hiểm xuất vía thường mô tả những môi trường họ chứng kiến đa dạng đến vậy. Điều làm phức tạp tình huống này là sự kiện vô số môi trường và thực tại tồn tại bên trong từng chiều riêng của vũ trụ.

Dù có thể có vô số môi trường bên trong vũ trụ, tất cả các môi trường và chiều phi vật lí dường như đều có một số điểm tương đồng và khác biệt. Mỗi chiều và môi trường đều bao gồm những tần số hay độ dài sóng xác định của năng lượng phi vật lí. Bên cạnh đó, mỗi chiều và môi trường phi vật lí dường như là kết quả trực tiếp của ý nghĩ. Tính đáp ứng ý nghĩ tự nhiên của các chiều bên trong đã tạo nên nhiều lẫn lộn và bí ẩn bao quanh các môi trường bên trong. Chúng ta có khuynh hướng tự nhiên đặt quan hệ trực tiếp giữa chứng nghiệm phi vật lí với các điểm tham chiếu vật lí - ta so sánh mọi thứ với các sự vật vật lí mà ta quen thuộc. Trong thực tế, các dạng phân tử quanh ta không phải là vạch ranh giới hợp lệ cho thực tại. Các sự vật và sự kiện vật lí không phải là trung tâm của vũ trụ như nhiều người vẫn tưởng mà chỉ là kết quả cuối cùng của một dây chuyền các phản ứng năng lượng vô hình xuất hiện sâu bên trong phần nội địa vô hình của vũ trụ đa chiều.

Để hiểu thấu bản chất của vũ trụ, chúng ta phải đánh giá lại các khái niệm hiện thời về chất liệu, năng lượng và thời gian. Chúng ta phải cởi mở tâm trí đối với quan điểm mới về thực tại. Để hiểu đúng cấu trúc nền tảng của vũ trụ, chúng ta phải nghiên cứu nguyên nhân vô hình của hình dạng và chất liệu. Tôi tin quyền năng rất lớn của thám hiểm xuất vía là khả năng của chúng ta thực hiện chính điều đó.

Thông tin liên quan tới các chiều phi vật lí còn có giá trị nhiều hơn là điều phần lớn chúng ta có thể nhận biết được. Nó không chỉ giúp chúng ta thích nghi và điều chỉnh bên trong môi trường phi vật lí mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại vật lí hiện thời của chúng ta.

Cho tới nay đại đa số loài người vẫn chết đi mà không biết những tri thức cốt yếu về nơi đến của mình. Cái chết vẫn còn là một sự trống rỗng đen tối; chúng ta hi vọng và cầu nguyện cho những điều tốt lành, nhưng phần lớn chúng ta tiếp cận tới bước chuyển của cái chết trong thiếu hiểu biết hoàn toàn về nơi đến cuối cùng của mình. Cho tới nay loài người vẫn còn thiếu những thông tin mắt thấy tai nghe, kiểm chứng được về bí ẩn của cuộc sống sau cái chết và các môi trường phi vật lí sẽ được chứng nghiệm.

Chứng nghiệm xuất vía có kiểm soát làm thay đổi tất cả những điều này. Bằng cách theo đuổi thám hiểm phi vật lí, chúng ta có thể chứng nghiệm nhiều môi trường có thể mà sẽ là ngôi nhà tương lai của ta. Theo một nghĩa rất thực chúng ta có thể trinh sát trước và trở nên quen thuộc với quê hương phi vật lí của mình.

Các kiểu môi trường năng lượng

Một chiều phi vật lí riêng biệt có thể (và thường là) chứa ba kiểu môi trường năng lượng : thống nhất, không thống nhất và tự nhiên.

Môi trường thống nhất là bất kì môi trường hay thực tại nào được tạo ra và duy trì bởi ý nghĩ của một nhóm cá nhân. Chẳng hạn, cõi trời của mỗi nhóm tôn giáo được tạo ra bởi ý nghĩ và niềm tin của các cư dân tương ứng. Giống như mọi thực tại, các môi trường thống nhất được tạo khuôn theo tâm thức nhóm. Nhiều môi trường thống nhất cực kì cổ xưa và chống lại sự thay đổi. Điều có vẻ như bất thường là các thành phố và cộng đồng vật lí lại hay là những thí dụ về môi trường năng lượng thống nhất. Mọi thành phố và thị trấn đều được sinh ra và phát triển theo ý nghĩ của các cư dân ở đó. Về cơ bản, năng lượng ý nghĩ con người sử dụng phương tiện sinh vật để thao tác và tạo khuôn cho các phân tử vật lí quanh ta. Kết quả cuối cùng là các cấu trúc vật lí tạm thời ta thấy.

Trong một chứng nghiệm xuất vía hay cận tử, chúng ta chuyển nhận biết có ý thức của ta từ thân vật lí sang thân phi vật lí tần số cao hơn. Để cho sáng tỏ tôi gọi việc này là "chuyển vào trong." Tôi dùng thuật ngữ chuyển vì việc chuyển năng lượng này thường được chứng nghiệm như cảm giác chuyển động vào trong. Mọi tham khảo tới chuyển vào trong hay thám hiểm bên trong đều có liên hệ tới sự nhận biết có ý thức về miền năng lượng tần số cao hơn của vũ trụ.

Khi chúng ta thám hiểm vào trong xa khỏi vật chất, ta phát hiện ra rằng chiều phi vật lí thứ nhất song song với vũ trụ vật lí và cũng là một thực tại thống nhất. Môi trường năng lượng này về dáng vẻ cũng giống vật lí đến mức phần lớn mọi người đều tin là họ đang quan sát thế giới vật lí. Trong thực tế, họ đang quan sát chiều năng lượng bên trong thứ nhất của vũ trụ. Vì chiều này là gần nhất với vật chất xét về tần số nên nó thường được quan sát và chứng nghiệm trong các thám hiểm xuất vía. Chiều này là một thí dụ cổ điển về thực tại thống nhất: cấu trúc của nó rắn chắc và ổn định bên trong tần số rung động của riêng nó. Ý nghĩ của chúng ta, dù có tập trung thế nào, hầu như cũng không tạo ảnh hưởng gì mấy lên cấu trúc năng lượng bên trong môi trường này. Tuy nhiên ý nghĩ của chúng ta sẽ cực kì ảnh hưởng lên thân năng lượng cá nhân ta. Nghĩ về bay sẽ làm cho ta bay. Nghĩ đến bước sẽ làm cho ta bước. Sự phân biệt giữa những thay đổi năng lượng (cá nhân) bên ngoài và bên trong là điều mấu chốt cho việc hiểu cấu trúc cố hữu của chiều hay môi trường phi vật lí. Trong một môi trường thống nhất, suy nghĩ của ta ảnh hưởng tới năng lượng cá nhân nhưng không ảnh hưởng tới năng lượng bao quanh ta. Các cõi trời mà thánh Saint John nói tới trong Mật khải và Mohammed nói tới trong Koran là các thí dụ cổ điển về các môi trường thống nhất. Những thành phố và cấu trúc phi vật lí này tồn tại bên trong các chiều năng lượng thứ hai và thứ ba và còn tiếp tục được tạo khuôn và duy trì bởi tâm thức nhóm của hàng triệu cư dân phi vật lí. Khi chúng ta đi vào những môi trường này thì ý nghĩ của chúng ta sẽ không thay đổi được cấu trúc gặp phải.

Một môi trường không thống nhất là bất kì môi trường hay thực tại phi vật lí nào không được tạo khuôn vững chắc bởi một nhóm. Tôi đã thấy rằng kiểu môi trường này là phổ biến nhất. Dáng vẻ có thể là bất kì cái gì ta tưởng tượng: rừng, công viên, thành phố và đại dương, thậm chí toàn bộ hành tinh. Các môi trường không thống nhất dễ được phát hiện bởi vì, trong khi thường giống môi trường vật lí về dáng vẻ, chúng lại cực kì nhạy cảm với các ý nghĩ tập trung và sẽ thay đổi nhanh chóng và tái cấu trúc theo các ý nghĩ có ý thức và tiềm thức thịnh hành, hiện có trong miền lúc đó.

Nếu bạn thấy mình đang trong một môi trường thường xuyên thay đổi hay dường như không ổn định thì bạn có nhiều phần là đang trong một thực tại không thống nhất. Nếu trường hợp này xảy ra thì điều quan trọng đối với bạn là phải biết rằng ý nghĩ của bạn, cả có ý thức lẫn tiềm thức, đều có thể ảnh hưởng tới thực tại bạn đang chứng nghiệm. Các miền không thống nhất thường được tạo khuôn bởi tâm tiềm thức của ta để có lợi cho ta. Chẳng hạn, nếu bạn đang chứng nghiệm một vấn đề thường lặp lại hay ngăn cản sự phát triển cá nhân bạn, thì điều đó có nghĩa là tâm tiềm thức hay cái ta cao hơn của bạn có thể tạo khuôn môi trường và tình huống để cho phép bạn đương đầu với vật cản đó trên cơ sở rất cá nhân. Bạn có thể đối diện với biểu hiện của nỗi sợ của mình dưới dạng một chiếc máy bay rơi hay tai nạn ô tô, hoặc bạn có thể đương đầu với những giới hạn cá nhân hay quan niệm riêng.

Sự đương đầu cá nhân này có thể lấy bất kì hình dạng nào để trợ giúp hữu hiệu cho chúng ta trong việc chứng nghiệm và vượt qua các giới hạn, rào chắn hay nỗi sợ của mình. Nhiều người báo cáo bản thân họ được phóng chiếu vào một tình huống được kiểm tra hay thử thách họ theo cách rất riêng tư - thường thông qua việc đương đầu với nỗi sợ và giới hạn lớn nhất của họ. Chẳng hạn, nếu bạn sợ hết hồn vì độ cao thì bạn có thể chứng nghiệm bản thân mình đang trèo núi hay đi ngang qua một chiếc cầu hẹp. Một thí dụ hay cho điều này được Robert Monroe mô tả chi tiết trong cuốn Journeys Out-of-body Hành trình xuất vía, trong đó ông mô tả những cố gắng lặp lại để hạ cánh một chiếc máy bay nhỏ trên đỉnh một toà nhà trong khi ông đang xuất vía.

Rất thường các môi trường không thống nhất sẽ xuất hiện giống hệt như những vật vật lí thông thường hay thậm chí bình dị; công viên, mảnh vườn thôn dã, và bãi cỏ xanh thanh bình thường hay được mô tả lại.

Tôi tin có thể là nhiều trong những miền này đã được tạo ra bởi ý nghĩ của các dạng sống phi vật lí khác, những người đã từng sống hay thám hiểm các miền này trong quá khứ. Không giống như thế giới vật lí, khi một môi trường năng lượng được tạo ra nó có thể kéo dài trong nhiều thế kỉ. Sự huỷ hoại phân tử và tế bào không thành vấn đề ở đây; đơn thuần đó chỉ là vật chất của việc hình thành và ổn định năng lượng ý nghĩ. Một ý nghĩ sáng tạo, quả quyết có thể tạo khuôn cho môi trường năng lượng kéo dài gần như không xác định; tuy nhiên một suy nghĩ mạnh hơn (tập trung hơn) có thể làm thay đổi toàn bộ môi trường chỉ trong vài giây. Nhớ rằng mọi môi trường đều là một dạng năng lượng, và mọi năng lượng đều đáp ứng ý nghĩ ở một mức nào đó.

Các môi trường năng lượng (thô) tự nhiên thường là những miền hoàn toàn chưa được tạo dạng của vũ trụ, xuất hiện không có hình dạng xác định nào cả. Những miền này thường được quan sát như khoảng trống mờ ảo, không gian rỗng hay miền mở không có nét đặc biệt, bao gồm những đám mây năng lượng trắng, bạc hay vàng.

Các môi trường năng lượng tự nhiên là cực kì nhậy cảm với ý nghĩ. Bất kì một ý nghĩ tập trung nào cũng lập tức tạo khuôn cho môi trường năng lượng trực tiếp. Đó là lí do tại sao việc có được một mức độ kiểm soát ý nghĩ lại quan trọng đến vậy. Sự tiến hoá cá nhân của chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào cách ta tập trung, kiểm soát và chỉ đạo năng lượng ý nghĩ. Ta sống trong chiều nào cũng không quan trọng, trách nhiệm cá nhân của ta đối với các ý nghĩ và hành động mới là tuyệt đối quan trọng. Mọi ý nghĩ đều mang tính sáng tạo; cả các ý nghĩ và hành động tích cực và tiêu cực đều sẽ tạo ra việc tái cấu trúc tương ứng cho môi trường phi vật lí trực tiếp. Đấy là lí do tại sao những nhà lãnh đạo tâm linh bao giờ cũng nhấn mạnh vào chủ đề "làm vì người khác" và "yêu mến tất cả." Một khi bạn hoàn toàn nhận biết được quyền năng của ý nghĩ của mình thì bạn sẽ không bao giờ tạo ra hay giữ hình ảnh tiêu cực hay huỷ diệt trong tâm trí mình. Các ý nghĩ tiêu cực hay tự giới hạn đều là kẻ thù thực sự mà ta phải đương đầu. Bên trong các chiều phía trong của vũ trụ, ý nghĩ của ta, cả tốt lẫn xấu, đều triển khai ảnh hưởng sáng tạo mạnh mẽ lên môi trường trực tiếp. Điều này đã được quan sát và chứng nghiệm trong chứng nghiệm xuất vía.

Bên cạnh ba kiểu phổ biến nhất về môi trường hay gặp phải trong khi xuất vía vẫn còn hai kiểu khác. Kiểu thứ nhất, mặc dầu hiếm khi được quan sát và báo cáo lại, dường như bao gồm các chiều và môi trường tồn tại bên ngoài năng lượng ý nghĩ. Hiện tại, một vài nhà thám hiểm đã phiêu lưu có ý thức đủ xa trong vũ trụ để đưa ra một mô tả hay mô hình chính xác cho những chiều này. Không có hình dạng hay cấu trúc phổ biến, những miền này của vũ trụ được mặc nhiên công nhận tồn tại bên ngoài không gian, thời gian và năng lượng như ta vẫn quan niệm về chúng. Có thể là các chiều này và cư dân của chúng không thể mô tả được theo các khái niệm tuyến tính của chúng ta. Cho dù vậy, tôi chắc chắn rằng các môi trường phi ý nghĩ và phi dạng vẫn tồn tại sâu trong vùng nội địa của vũ trụ.

Một môi trường được quan sát khác là một miề dường như là bản sao của không gian trống rỗng. Đây là một môi trường năng lượng cực kì thấp. Một số người tin rằng không gian phi vật lí là môi trường thống nhất. Tôi hoài nghi thực sự về lí thuyết này vì không có bức xạ hay rung động năng lượng có thể nhận biết được phát ra từ bản thân không gian rỗng. Mọi việc phát xạ năng lượng mà ta có thể nhận biết được đều dường như phát xuất gần các vị trí có cư dân. Tôi nghĩ rất có thể là không gian "rỗng" thiếu năng lượng cục bộ đủ để bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ; kết quả là nó vẫn còn trong trạng thái tương đối không đổi.

Cũng phải chú ý rằng không gian phi vật lí rỗng dường như trở nên tăng mức phổ biến khi ta thám hiểm vào trong xa khỏi chiều vật lí và hướng về nguồn gốc của mọi năng lượng. Lí do cho điều này vẫn còn chưa rõ. Chúng ta còn cần các quan sát của nhiều nhà thám hiểm phi vật lí trước khi có thể đi tới kết luận.

Vũ trụ đa chiều vậy không phải chỉ là một lí thuyết khác; nó là một sự kiện quan sát được. Bằng cách thực hiện các kĩ thuật xuất vía được trình bày trong cuốn sách này, bạn có thể tự mình kiểm chứng khám phá này. Các chứng nghiệm xuất vía tự bắt đầu và có kiểm soát cho chúng ta một cơ hội đáng quí để thám hiểm sâu bên trong nội địa vô hình của vũ trụ. Sự tập trung khoa học hiện tại vào các hoạt động phân tử dầy đặc sẽ làm chậm việc dịch chuyển sang dạng nghiên cứu dựa trên tần số. Trong thế kỉ hai mươi mốt, khoa học sẽ bắt đầu thừa nhận rằng các dạng dầy đặc xung quanh ta chỉ là phương tiện bên ngoài của năng lượng và rằng toàn bộ vũ trụ vật lí chỉ là một phần nhỏ li ti của vũ trụ đa chiều tráng lệ.

Giải quyết những bí ẩn lớn nhất của chúng ta

Thám hiểm phi vật lí trong các cấu trúc con vô hình của vũ trụ đưa ra cách nhìn sáng suốt mới về nhiều bí ẩn của khoa học và tôn giáo. Sau đây là một vài thí dụ.

Hiện tượng tâm lí

Bản chất đa chiều của vũ trụ giải thích một cách hợp lí cho sự tồn tại của những bí ẩn hiện nay như ngoại cảm, viễn cảm, linh tính, kênh dẫn, linh ảnh, ảo ảnh và chữa bệnh bằng niềm tin. Trong thực tế, tất cả các hiện tượng tâm lí và tâm linh đều là kết quả trực tiếp của tương tác năng lượng tinh tế giữa chiều vật lí và thành phần năng lượng tương ứng song song của nó.

Chẳng hạn, ảo ảnh và hoạt động ma náo loạn đơn thuần chỉ là kết quả tự nhiên của các cư dân phi vật lí hạ thấp tần số (mật độ) rung động các nhân của họ sao cho nó tạm thời có thể thấy được hay tương tác bên trong chiều vật lí dầy đặc. Các sự kiện này và mọi sự kiện "siêu linh" khác đều rất tự nhiên và có thể có trong vũ trụ đa chiều.

Độ cong không thời gian

Theo thuyết tương đối của Einstein, độ cong của không gian có quan hệ trực tiếp với vật chất. Trong thực tế, không gian bị cong xung quanh các thiên thể lớn như các ngôi sao. Để hình dung việc này, bạn có thể nghĩ tới một quả bóng chì đặt trên tấm khăn trải giường căng thẳng. Tấm khăn (không gian) sẽ bị cong theo quả bóng. Sau hàng chục năm nghiên cứu dày công và tỉ mỉ, lí thuyết của Einstein đã được mô tả hợp lệ về mặt toán học bởi những bộ óc tầm cỡ nhất của vật lí hiện đại. Tuy thế việc cong không gian vẫn còn là một bí ẩn khó xử.

Tôi tin bí ẩn này có thể được giải quyết nếu chúng ta thám hiểm sâu thêm vào cốt lõi vô hình của vũ trụ. Theo nhiều nhà thám hiểm xuất vía, cấu trúc con năng lượng trực tiếp của vũ trụ vật lí là một chiều song song của năng lượng phi vật lí tinh tế. Chiều vật lí bên ngoài ta quan sát thấy xung quanh mình bị phân tách với chiều năng lượng của nó bởi một màng năng lượng vô hình. Màng này thường được quan sát thấy trong các chứng nghiệm xuất vía và được báo cáo tạo nên một lối mở kiểu đường hầm tạm thời cho phép một cá nhân đi vào chiều năng lượng tiếp.

Dựa trên các quan sát phi vật lí rộng lớn, tôi khẳng định rằng việc cong không gian là kết quả trực tiếp của việc cong các màng và chiều năng lượng phi vật lí hỗ trợ cho vũ trụ thấy được. Chiều vật lí bên ngoài (vũ trụ thấy được) thực tế tuân theo hình dạng của màng năng lượng vô hình. Màng năng lượng phi vật lí này hoạt động như một bức tường tế bào bên trong, đưa ra sự hỗ trợ và cấu trúc con cần cho sự tồn tại của vũ trụ (chiều) vật lí bên ngoài. Vì màng năng lượng bên trong là khá ổn định và linh hoạt về hình dạng nên dường như có thể màng năng lượng đưa ra hỗ trợ cần thiết cho mọi thiên thể vật lí.

Màng năng lượng

Một loạt các màng năng lượng phi vật lí vô hình tạo ra cấu trúc con và sự nâng đỡ vô hình cho vũ trụ thấy được. Màng năng lượng bên ngoài nhất (dầy đặc nhất) tồn tại song song với vũ trụ vật lí.

Màng năng lượng xuất hiện tại các điểm hội tụ liên chiều và phục vụ như bộ đệm năng lượng. Tương tự như chức năng của màng tế bào, chúng phân tách các tần số năng lượng này với các tần số năng lượng khác. Chẳng hạn, màng năng lượng bên trong thứ nhất phân tách chiều vật lí bên ngoài với chiều song song với nó nhưng là chiều năng lượng vô hình.

Tất cả các màng năng lượng đều có cấu trúc, thậm chí cực kì linh hoạt về hình dạng và chất liệu. Khi bị xuyên hay đi vào, chúng thường lấy dạng một lối mở hay đường hầm đủ cho sự vật lọt vào. Hiệu ứng đường hầm này là một hiện tượng tạm thời. Các màng nhanh chóng trở lại hình dạng thông thường của chúng sau khi một vật hay dạng sống lọt qua chúng hoàn toàn. Hiệu ứng đường hầm tạm thời này đã được hàng triệu người có chứng nghiệm cận tử quan sát và báo cáo lại.

Mỗi màng năng lượng đưa ra một sự hỗ trợ, ổ định và cấu trúc con nền tảng cần cho màng năng lượng lân cận của nó. Chẳng hạn, màng năng lượng đầu tiên đưa ra hệ thống hỗ trợ năng lượng cho vũ trụ vật lí. Đó là bức tường tế bào bên trong, không thấy được, hỗ trợ cho vũ trụ vật lí. Màng năng lượng vô hình này và năng lượng chứa trong nó tạo nên "vật chất tối" được nêu trong lí thuyết của các nhà thiên văn và vật lí.

Mỗi màng đều đưa ra một hệ thống có cấu trúc và tổ chức cao để truyền năng lượng giữa chiều năng lượng tần số cao hơn (kém dầy đặc hơn) và thành phần dầy đặc hơn của nó. Theo một nghĩa nào đó, mỗi màng đều hoạt động như một bộ lọc năng lượng. Năng lượng phi vật lí có thể chảy từ những vùng bên trong của vũ trụ ra vùng ngoài; tuy nhiên, các dạng phân tử và nguyên tử dầy đặc không thể chuyển vào trong mà không thay đổi cơ bản tỉ lệ tần số của chúng (chết).

Độ cong của không gian liên chiều

Sao phi vật lí

Việc nhúng của ngôi sao cầu chưa bị sụp. Bề mặt được nhúng chỉ ra độ cong của không gian xung quanh ngôi sao. Mọi điểm bên ngoài bề mặt nhúng đều không có ý nghĩa vật lí. Mỗi đường tròn vẽ trên bề mặt biểu thị cho tập các điểm nằm tại cùng khoảng cách với tâm sao, trong khi các đường cong trực giao đi qua đáy của lỗ trống là trung tâm của ngôi sao. Từ khoảng cách xa ngôi sao, trường hấp dẫn yếu và bề mặt nhúng mất độ cong của nó. Tuy nhiên nó không trở thành một mặt phẳng ngang như minh hoạ này gợi ý, mà đúng hơn là hình paraboloit. Gần ngôi sao đường cong được nhấn mạnh thêm. Miền tô bóng chỉ ra vùng bị ngôi sao chiếm giữ. Hình lấy từ nguyên bản.

Màng năng lượng đưa ra sự nâng đỡ bên trong vô hình cho toàn bộ vũ trụ đa chiều. Vũ trụ vật lí bên ngoài và những thiên hà đơn thuần không thể tồn tại nếu không có hệ thống nâng đỡ năng lượng chủ chốt này.

Vũ trụ nở rộng

Năm 1928 Edwin Hubble làm chấn động cộng đồng khoa học thế giới bởi phát hiện quan trọng nhất trong thiên văn học hiện đại. Ông đã đưa ra bằng chứng có sức thuyết phục rằng vũ trụ, cho đến thời đó vẫn được coi là một môi trường tĩnh tại và ổn định, thì hiện tại đang mở rộng về kích cỡ. Hubble không chỉ chứng minh rằng vũ trụ đang mở rộng mà còn chứng minh rằng các thiên hà ở xa đang rời khỏi chúng ta với vận tốc còn lớn hơn vận tốc của các thiên hà gần ta.

Vũ trụ đa chiều mở rộng

Dòng năng lượng bên trong vũ trụ vật lí quan sát được

Màng năng lượng thứ

Chiều năng lượng thứ nhất

Màng năng lượng thứ hai

Chiều năng lượng thứ hai

Chiều năng lượng thứ ba

Nguồn năng lượng chưa thám hiểm

Sự mở rộng năng lượng bắt đầu với các chiều bên trong và chuyển dần ra ngoài hướng tới vũ trụ vật lí. Sự mở rộng năng lượng tạo ra việc chuyển động ra ngoài của các thiên hà được quan sát thấy trong vũ trụ. Các màng bên trong cung cấp cấu trúc con và sự nâng đỡ cho các chiều năng lượng bên ngoài dần dầy đặc. Các màng bên trong đang mở rộng đưa ra một khuôn khổ năng lượng ổn định nhưng linh hoạt cho toàn bộ vũ trụ đa chiều.

Khám phá của Hubble tiếp tục làm bối rối các nhà khoa học. Trong vài thập kỉ qua nhiều lí thuyết đã được trình bày để giải thích sự mở rộng không thể tin được này của vũ trụ chúng ta. Ngày nay các nhà thiên văn học, vật lí thiên văn và vật lí lí thuyết phần lớn đã chấp nhận vụ nổ lớn big bang như sự giải thích hợp lí cho việc mở rộng này. Theo lí thuyết vụ nổ lớn thì vũ trụ bắt đầu với việc bùng nổ cực lớn vào xấp xỉ khoảng mười lăm tỉ năm trước đây. Vụ nổ này tạo ra việc mở rộng không gian mà bây giờ ta quan sát thấy. Để làm sáng tỏ ý tưởng về vũ trụ mở rộng, tưởng tượng các thiên hà tựa như các chấm vẽ trên mặt quả bóng. Khi bóng được thổi phồng lên, các thiên hà đi xa nhau theo mọi hướng. Bạn nên để ý rằng các thiên hà bản thân chúng không bay qua không gian; thay vì vậy chính bản thân không gian mở rộng ra.

Ngày nay, phần lớn các nhà khoa học đều giả thiết rằng vụ nổ lớn big bang là nguyên nhân cho sự mở rộng hiện tại của vũ trụ thấy được. Dựa trên những dữ liệu khoa học hiện có, điều này dường như là một kết luận logic. Tuy nhiên, khi ta thám hiểm sâu hơn vào phần bên trong của vũ trụ, thì ta phát hiện ra hệ thống năng lượng phức tạp hơn nhiều so với những gì khoa học vật lí hiện đại biết được.

Theo các quan sát thu được khi xuất vía, cấu trúc con bên trong của vũ trụ (các chiều bên trong và màng năng lượng nâng đỡ chúng) đang mở rộng về kích cỡ. Sự mở rộng này dường như được kiểm soát cực kì chặt chẽ và có hệ thống. Thậm chí còn quan trọng hơn nữa, sự mở rộng này của các chiều bên trong dường như là kết quả trực tiếp của tiến trình chuyển đổi năng lượng đang tiếp diễn xuất hiện bên trong các chiều đáp ứng ý nghĩ vô hình tồn tại bên ngoài chiều phi vật lí thứ hai. Sự mở rộng ra ngoài của năng lượng và không gian phi vật lí dường như là được điều khiển bởi các ống dẫ năng lượng bên ngoài (lỗ đen) nằm trong khắp vũ trụ.

Có một điều là chắc chắn. Nhiều thập kỉ thám hiểm phi vật lí và hàng triệu chứng nghiệm cận tử đều nhất quán chỉ ra một kết luận: cấu trúc con trực tiếp của vũ trụ vật lí là một dạng năng lượng tinh tế mà công nghệ vật lí hiện nay của chúng ta không thể phát hiện nổi. Năng lượng vô hình này có tổ chức, cấu trúc cao độ và nâng đỡ cho vũ trụ vật lí bên ngoài. Khối lượng vô cùng lớn những phụ thuộc lẫn nhau tồn tại giữa các chiều phi vật lí vô hình và lớp vỏ vật lí bề ngoài của vũ trụ chỉ ra một hệ thống năng lượng phức tạp hơn rất nhiều những gì khoa học và kĩ thuật hiện đại hiện đang có thể quan sát được.

Cho dù lí do nền tảng của việc nở rộng vũ trụ đa chiều vẫn còn là một bí ẩn, bây giờ đã rõ ràng là các phản ứng năng lượng phi vật lí vô hình quả có ảnh hưởng tới sự mở rộng vật lí mà ta quan sát được. Lí thuyết big bang là một kết luận hời hợt dựa trên những quan sát vật lí không đầy đủ. Quả vậy, nhiều lí thuyết khoa học dựa trên vật lí về vũ trụ, tiến hoá và cấu trúc vật chất đều thiếu sót nghiêm trọng về tầm nhìn. Điều này sở dĩ có bởi vì các định lí khoa học hiện tại dựa hoàn toàn vào các quan sát và dự đoán vật lí. Một thí dụ cổ điển cho cách nhìn thiển cận này là giả thuyết khoa học nổi tiếng rằng tâm thức là kết quả trực tiếp của các phản ứng hoá học và điện xuất hiện trong não.

Khi ta thừa nhận cấu trúc đa chiều của vũ trụ, ta hiểu rằng các quan sát vật lí đơn lẻ là không thích hợp.

Thiên hà và vật chất mà ta quan sát xung quanh mình không phải là toàn bộ vũ trụ như chúng ta tưởng mà chỉ là chiều bên ngoài dầy đặc hay lớp vỏ phân tử của vũ trụ đầy đủ. Khối lượng vũ trụ thấy được có lẽ còn bé hơn một phần mười của một phần trăm của vũ trụ đa chiều. Rõ ràng mọi kết luận hay lí thuyết khoa học, hoàn toàn chỉ dựa trên các quan sát vật chất, được xây dựng từ dữ liệu không đầy đủ. Mỗi thám hiểm phi vật lí mới vào vùng nội địa của vũ trụ đều chứng minh cho quan sát này. Hỏi bất kì ai trong số hàng triệu người đã có chứng nghiệm cận tử hay xuất vía họ đều đồng ý: vũ trụ còn rộng lớn và phức tạp hơn nhiều những gì khoa học vật lí hiện tại có thể bắt đầu hiểu hay giải thích được. Khi hàng triệu người mỗi năm có chứng nghiệm xuất vía hay cận tử thì thực tại về vũ trụ đa chiều và các phản ứng năng lượng của nó sẽ được thừa nhận như sự kiện quan sát được.

Lỗ đen

Lỗ đen là một vùng trong không gian được công nhận là dầy đặc đến mức sức hấp dẫn của nó giữ lại mọi vật chất xung quanh, kể cả ánh sáng. Có nhiều lí thuyết liên quan tới sự tồn tại của lỗ đen. Một số nhà khoa học tin rằng chúng là "cầu" hay "lỗ sâu" ăn sang vũ trụ khác. Số khác thì gợi ý rằng lỗ đen có thể là đường chuyển tới quá khứ hay tương lai, trong khi một số khác nữa lại bằng lòng rằng chúng sụp đổ vào cái không.

Lỗ đen

khác

Lỗ trắng

Cổ Schwarzschild nối vũ trụ “chúng ta” (tờ trên) với vũ trụ “khác” (tờ dưới)

Trong những năm gần đây rất nhiều những nhà vật lí, toán học và thiên văn học đã bày tỏ niềm tin rằng lỗ đen là đường hầm liên chiều dẫn tới vũ trụ năng lượng khác. Kruskal, Szekers, Kerr, Reissner và Nordstrom đều tạo ra bản đồ khái niệm nối các lỗ đen với vũ trụ song song vô hình. Các lí thuyết về lỗ đen này không phải là chuyện bàn tán tầm phào mà là các khái niệm được các nhà vật lí và thiên văn hiện đại xem xét nghiêm túc.

Dựa trên các quan sát xuất vía, tôi tin rằng lỗ đen vận hành như ống dẫn năng lượng giữa vũ trụ vật lí và các chiều năng lượng bên trong. Những ống dẫn năng lượng này là cần thiết để cân bằng năng lượng được sinh ra giữa các chiều năng lượng bên trong và vũ trụ vật lí bên ngoài.

Trong tương lai, khoa học sẽ có thể kiểm chứng rằng lỗ đen không phải là một sự kiện ngẫu nhiên của tự nhiên mà là một hệ thống chuyển đổi năng lượng có cấu trúc và tổ chức cao độ. Lí thuyết này sẽ được coi là hợp lệ khoa học khi người ta khám phá ra rằng lỗ đen được bố trí chiến lược bên trong trung tâm của từng thiên hà. Khi vũ trụ vật lí tiếp tục mở rộng thì có một nhu cầu ngày càng tăng để các lực năng lượng ngoài được trút ra và cân bằng. Lỗ đen đưa ra thành phần cân bằng năng lượng chủ chốt cho vũ trụ đa chiều mở rộng. Tôi tin rằng lỗ đen được tạo ra bởi lối mở rất rộng trong màng năng lượng chiều bên trong. Lối mở hay khe mở này trong màng năng lượng tạo ra một lối mở tương ứng bên trong vũ trụ thấy được, bên ngoài. Trong thế kỉ hai mươi mốt chúng ta sẽ khám phá ra rằng lỗ đen là một phần thống nhất của hệ thống truyền năng lượng vũ trụ. Chúng không chỉ hấp dẫn tất cả các hạt (kể cả ánh sáng) vào trường hấp dẫn của chúng mà còn phát ra một khối lượng năng lượng khổng lồ mà kĩ thuật hiện tại không phát hiện được. Năng lượng vô hình chảy từ các ống dẫn năng lượng là bản chất cho việc duy trì toàn bộ, cho việc cấu trúc và giữ ổn định các thiên hà vật lí.

Hiệu ứng đường hầm

Các nhà vật lí nhiều năm trước đây đã phát hiện ra rằng các hạt cơ bản như điện tử có khả năng xuyên qua lớp rào chắn vẫn được coi như bất khả xâm phạm và rồi tái vật chất hoá ở phía bên kia. Dựa trên hiểu biết khoa học truyền thống về thực tại siêu nguyên tử, điều này là không thể được. Nhà vật lí Heinze Pagels của Đại học Rockefeller nói tới việc tái vật chất hoá kì lạ này là "quyền xuyên qua tường." Sự chuyển động không thể lí giải nổi của các hạt siêu nguyên tử bây giờ được gọi là hiệu ứng đường hầm.

Tôi tin có thể là hiệu ứng đường hầm quan sát được là kết quả của các hạt cơ bản di chuyển bên trong vũ trụ đa chiều và rồi tái hợp lại trong một miền khác của vũ trụ vật lí. Vì từng hạt vật chất (siêu nguyên tử hay phân tử) đã tồn tại như một đơn vị năng lượng đa chiều, nên người ta trông đợi tiến trình biến mất này, không chỉ trong vật lí mà còn trong cõi tâm thức con người. Theo một nghĩa rất thực, chứng nghiệm xuất vía và cận tử là kết quả của hiệu ứng đường hầm của tâm thức khi nó di chuyển bên trong các tầng năng lượng vô hình của vũ trụ đa chiều và rồi trở lại dạng vật lí của nó.

Có một mối nối không thể lầm tồn tại giữa hiệu ứng đường hầm, vũ trụ song song, vật chất tối, lỗ đen và việc cong không-thời gian. Năm vấn đề này là kết quả trực tiếp của tương tác năng lượng vô hình xuất hiện tại nội địa của vũ trụ đa chiều. Trong thực tế, tất quả của sóng năng lượng phi vật lí toả ra ngoài từ nội địa vô hình của vũ trụ. Toàn bộ vũ trụ vật lí về bản chất là lớp vỏ phân tử mỏng bên ngoài của một sự liên tục năng lượng rất lớn được tạo ra, duy trì và nâng đỡ bởi các sóng năng lượng phi vật lí. Lí thuyết lượng tử, sự tồn tại của lỗ đen, Cầu Einstein-Rosen và bản chất sóng-hạt của ánh sáng tất cả đều ủng hộ cho quan sát này.

Vật lí lượng tử và huyền học

Có một mối quan hệ không chối cãi được giữa vật lí lượng tử và huyền học. Khi vật lí tiến hoá đến việc thừa nhận bản chất tựa tần số của vũ trụ thì mối nối này sẽ trở thành rõ ràng hơn nữa. Điều hợp lí là ban đầu các nhà khoa học sẽ nghiên cứu và phân tích những thông tin mới nhất được trình bày trong các sách gần đây về vật lí mới và các chứng nghiệm xuất vía và cận tử. Khi ta hấp thu và trở nên thoải mái với khối lượng tri thức lớn này thì ta sẽ dần bắt đầu mở rộng nhận biết của ta ra ngoài cảm nhận vật lí hiện tại của mình.

Bước chuyển từ sự tò mò trí tuệ sang chứng nghiệm mắt thấy tai nghe là bước tiếp rất quan trọng mà mỗi chúng ta chung cuộc sẽ tiến hành. Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời thì chúng ta phải đi theo dấu chân của nhà huyền học nhưng vẫn duy trì sự tò mò trí tuệ của nhà vật lí.

Mối nối giữa vật lí mới và huyền học đã được trình bày rất khéo léo trong các cuốn sách The Tao of Physics của Fritjof Capra, The Dancing Wu Li Masters của Gary Zukav và Mysticism and the New Physics của Michael Talbot. Mục đích của tôi là đưa thám hiểm này vào bước tiếp. Những quan sát và so sánh trí tuệ chỉ là bước sơ khởi trong việc hiểu thấu ý nghĩa thực sự của vật lí mới và các khái niệm của huyền học. Những cuốn sách vừa nêu đã dọn đường cho bước nhảy cách mạng chính tiếp sau đây của tâm thức con người: việc chuyển nhận biết con người từ phương tiện phân tử dầy đặc của vật chất sang việc thám hiểm có ý thức các chiều song song phi vật lí của vũ trụ. Không hoài nghi gì nữa, đây là bước tiến cách mạng mà tất cả chúng ta sẽ tiến tới. Sinh, tử và sự tồn tại vật lí hiện tại là các thành phần không thể thiếu của cuộc hành trình cách mạng của chúng ta. Mỗi ngày chúng ta lại gần hơn với việc từ bỏ phương tiện sinh vật và đi vào một cõi giới mới của năng lượng và ánh sáng tần số cao hơn. Bằng cách theo đuổi các kĩ thuật và thông tin được trình bày trong các chương sau, mỗi chúng ta đều có cơ hội vượt ra ngoài sự phân tích trí tuệ và chứng nghiệm sự thật của điều này cho chính mình.

Việc thám hiểm xuất vía có kiểm soát không chỉ mở rộng tầm nhìn của chúng ta về vũ trụ; nó còn đưa ra cái nhìn sâu sắc vào các lĩnh vực mới.

  1. Thực tại là tương đối. Thực tại được chứng nhân của người quan sát. Chúng ta chứng nghiệm các tần số năng lượng gần nhất với mật độ hay rung động cá nhân của mình.
  2. Tâm thức là một dạng của năng lượng phi vật lí trải rộng ảnh hưởng của nó vào trong vật chất thông qua việc sử dụng phương tiện sinh vật.
  3. Mọi dạng sống sinh vật (kể cả cây cối và con vật) đều là các phương tiện tế bào tạm thời được năng lượng có ý thức (tâm thức) sử dụng để biểu diễn trong môi trường dầy đặc.
  4. Cảm nhận hiện tại của ta rằng tâm thức nằm bên trong thân vật lí là không đúng. Tâm thức tồn tại ở một tần số hay chiều dài sóng cao hơn vật chất và phải tương tác với các dạng sinh vật bằng cách dùng các ống dẫn năng lượng hay phương tiện hình dạng. Những phương tiện năng lượng vô hình này truyền và hạ thấp tần số cao hơn của tâm thức vào trong thân vật lí tương đối dầy đặc.
  5. Bộ não sinh vật không phải là nguồn gốc của tâm thức. Thay vì vậy, nó vận hành như một thiết bị sinh vật truyền-và-nhớ cho tâm thức.
  6. Tâm thức là một sự liên tục của năng lượng phi vật lí trải rộng nhận biết của nó qua nhiều tần số (chiều) của vũ trụ.

Tiến hoá của khoa học

Tiến hoá của khoa học phản ánh tiến hoá của tâm thức con người. Khi chúng ta xem xét tiến bộ của vật lí trong thế kỉ hai mươi ta thấy rõ ràng sự phát triển từ các khái niệm và lí thuyết hạt (dựa trên vật lí) sang các quan sát và khám phá phi vật lí (dựa trên tần số). Tiến bộ này đặc biệt hiển nhiên khi ta thừa nhận rằng phần lớn những hạt siêu nguyên tử (quark) mới được phát hiện gần đây bây giờ được coi là tựa tần số dựa theo hành vi của chúng. Sự thừa nhận ngày càng tăng về bản chất tựa tần số của các hạt cơ bản là một bước cần thiết trên con đường cách mạng hướng tới khám phá tối hậu của khoa học về cấu trúc đa chiều của vật chất và bản thân vũ trụ. Bảng sau đây đưa ra một tổng quan ngắn gọn về tiến hoá này.

Tiến hoá của vật lí từ khoa học (vật lí) hạt sang khoa học (phi vật lí) tần số-sóng

1897 Khám phá ra điện tử

1900 Giả thiết lượng tử (Max Planck)

1905 Lí thuyết photon (Einstein )

1905 Lí thuyết tương đối nhỏ (Einstein )

1908 Không-thời gian (Herman Minkowski)

1911 Phát hiện hạt nhân

1913 Mô hình quĩ đạo đặc biệt của nguyên tử (Niels Bohr)

1915 Lí thuyết tương đối lớn (Einstein )

1924 Sóng vật chất (Louis de Broglie)

  • Khái niệm đầu tiên về sóng xác suất (Niels

Bohr, H. A. Kramers, John Slater)

  • Nguyên lí loại trừ (Wolfgang Pauli)
  • Cơ học ma trận (Werner Heisenberg)
  • Thể hiện xác suất cho hàm sóng (Max Born)

1926 Phương trình sóng Schrodinger (Erwin Schrodinger)

  • Cơ học ma trận tương đương với cơ học sóng (Schrodinger)
  • Diễn giải Copenhagen của cơ học lượng tử: không có thực tại sâu - quan sát ảnh hưởng tới thực tại

1927 Nguyên lí bất định (Werner Heisenberg)

  • Thực nghiệm Davisson-Germer (Clinton Davisson, Lester Germer)
  • Phản vật chất (Paul Dirac)

1932 Phát hiện neutron

1932 Phát hiện positron

1932 Logic lượng tử (John von Neumann)

1935 Bài báo về Cầu Einstein-Rosen (Albert Einstein, Boris Podolsky, Nathan Rosen)

1935 Tiên đoán meson (Hidek Yukawa)

1947 Phát hiện meson

1949 Biểu đồ Feynman (Richard Feynman)

1947-1954 Phát hiện mười sáu hạt tựa sóng mới

  • Diễn giải nhiều thế giới về cơ học lượng tử (Hugh Everett)
  • Giả thuyết màng một chiều (David Finkelstein)
  • Bản đồ lỗ đen của vũ trụ song song (Martin Kruskal)
  • Phát hiện quasar
  • Lỗ đen quay nối với vô hạn chuỗi vũ trụ song song (Roy P. Kerr) 1964 Giả thuyết quark
  • Định lí Bell (J.S. Bell)
  • Trật tự ẩn tàng (David Bohm)
  • Nối phi cục bộ (định lí Bell) (Henry Stapp)
  • Thực nghiệm Freedman-Clauser (Stuart Freedman, John Clauser)

1974-1977 Phát hiện mười hai hạt tựa sóng mới

1982 Thực nghiệm Aspect (Alain Aspect)

1993 sóng hấp dẫn (Huise và Taylor)

Trong thế kỉ hai mươi mốt, khoa học sẽ thừa nhận rằng cấu trúc con của vũ trụ quả thực là sự liên tục phi vật lí của năng lượng. Sự thừa nhận này sẽ khởi đầu cho sự hồi sinh của các khám phá khoa học có liên quan tới cấu trúc vô hình của vật chất và bản thân vũ trụ.

Thám hiểm phi vật lí khoa học sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới mới các cơ hội và hiểu biết. Từ vật lí thiên văn cho tới triết học, các quan sát và kết luận khoa học đã có sẽ bắt đầu được xem xét lại và đánh giá lại. Hiểu biết mới thu được từ thám hiểm xuất vía khoa học sẽ làm cho từng khoa học thấy được bên ngoài các hình dạng phân tử dầy đặc và nhìn sâu vào bên trong chính trung tâm vật chất.

Dữ liệu khoa học hiện tại của chúng ta phần lớn là kết quả của các quan sát phân tử. Hệ thống năng lượng và các cấu trúc nền tảng tinh tế vẫn còn chưa được khám phá. Phương pháp khoa học truyền thống và sự phụ thuộc của nó vào kĩ thuật vật lí cuối cùng sẽ tiến hoá tới việc hợp nhất các kĩ thuật nghiên cứu vật lí và phi vật lí. Trong thế kỉ hai mươi mốt, tương tác giữa kĩ thuật vật lí và tâm thức con người sẽ trở thành một khoa học theo đúng nghĩa của nó.

Thử hình dung chúng ta sẽ thu được ích lợi đến đâu nếu một nhóm các nhà khoa học và nghiên cứu viên có tên tuổi đều được huấn luyện thám hiểm xuất vía. Các nhà vật lí có thể tự quan sát các khối xây dựng còn chưa được khám phá của vật chất. Các nhà nghiên cứu y học có thể thám hiểm các lực năng lượng vô hình gây ra ung thư, AIDS, phân huỷ và gây rối loạn tế bào. Các nhà hoá học có thể làm tư liệu về năng lượng không thấy được vốn ảnh hưởng và kiểm soát sự thay đổi phân tử. Các nhà sinh học có thể nghiên cứu chính bản chất của cuộc sống vật lí, còn các nhà tâm lí có thể thám hiểm các cõi giới bên trong không thấy được của tâm.

Hàng ngàn nhà nghiên cứu tò mò, sáng suốt ngày nay đang khát khao khám phá và thám hiểm cấu trúc vô hình của vật chất. Nhiều người trong số họ có ước mơ cháy bỏng được quan sát bên ngoài các giới hạn hiện tại của công nghệ và tìm kiếm cơ hội để mở rộng tầm nhìn của mình ra ngoài mê cung của các lí thuyết lượng tử. Chỉ có tâm thức mới có thể quan sát và ghi lại nhiều sự phức tạp của không thời gian và các thực tại do ý nghĩ tạo ra. Cánh cửa nay đã mở cho những người có lòng dũng cảm muốn bước ra khỏi các định kiến vật lí của mình và thám hiểm các cõi giới lượng tử của năng lượng. Nhà vật lí học nổi tiếng Alan Wolf và là tác giả cuốn sách Paralell Universies Các vũ trụ song song đã phát biểu:

Tâm trí con người là phòng thí nghiệm của vật lí mới. Nó đã hoà hợp với quá khứ và tương lai, tạo ra sự tin chắc hiện có từ những thực tại có thể. Nó thực hiện điều này bằng quan sát đơn thuần. Quan sát bản thân mình trong giấc mơ. Quan sát bản thân mình trong thế giới này khi tỉnh thức. Quan sát chính hành động quan sát. Nếu ta có đủ dũng cảm để phiêu lưu trong thế giới này với tâm thức như đồng minh của ta, qua các giấc mơ và các trạng thái thay đổi của nhận biết thì ta có thể thay đổi được toàn hình bằng cách đem nhiều “ánh sáng” có ý thức hơn đến thế giới địa ngục vốn cũng tồn tại bên cạnh thế giới của chúng ta.

Đây là lúc tăng tốc tiến trình phát sáng toàn hình, là lúc đem tới tia la de tâm thức lớn. Đây là lúc hiểu biết vũ trụ này lần đầu tiên từ trước tới nay.

Tính liên tục của tâm thức

Những người không phải là nhà toán học thường đột nhiên rùng mình bí ẩn khi anh ta nghe nói về các vật “bốn chiều”, bởi cảm giác tựa như bị đánh thức với ý nghĩ về điều huyền bí. Tuy thế không có phát biểu tầm thường nào hơn điều thế giới chúng ta đang sống là một sự liên tục bốn chiều.

- Albert Einstein

Tâm thức là một sự liên tục trải rộng từ sự tỉnh thức vật lí qua các trạng thái tiếp diễn của nhận biết trong các miền phi vật lí của vũ trụ, tồn tại xa bên ngoài tầm nhìn khoa học hiện tại của chúng ta. Sự liên tục của tâm thức này cũng rộng lớn và phân tán như Mọi trạng thái nhận biết đều được nối với nhau; ngay cả cái chết cũng là việc chuyển tâm thức từ vùng này của sự liên tục sang một vùng khác. Sự liên tục của tâm thức không phải chỉ là một lí thuyết, mà là việc mỗi người trong chúng ta đều có thể tự quan sát và kiểm chứng được. Chứng nghiệm xuất vía có kiểm soát cho chúng ta cơ hội duy nhất để thám hiểm sự liên tục năng lượng mắt thấy tai nghe. Theo một nghĩa nào đó, nhận biết của chúng ta tựa như ánh sáng có khả năng tự nhiên phát sáng mọi phần của vũ trụ. Bất kì đâu ta tập trung ánh sáng vào thì vùng đó của vũ trụ (trong thân vật lí hay bên ngoài) đều trở thành có ý thức và thực với chúng ta.

bản thân vũ trụ; mỗi lần ta “chìm” vào giấc ngủ ta lại của vũ trụ vượt ra ngoài hiểu biết vật lí hiện tại của

tục đó. Mỗi giấc mơ, mỗi lần Thiền định và buổi thôi

miên đều là một thoáng nhìn bộ phận vào trong sự liên tục tâm thức của cá nhân mình. Cảm nhận của chúng ta

Sự liên tục của tâm thức (Các mốt nhận biết)

dịch chuyển nhận biết của mình vào bên trong sự liên chúng ta.

về điều này là một bước tiến chính trong tiến hoá của

Mọi chuyển động của tâm thức đều hướng vào vùng nội địa phi vật lí của vũ trụ. Trạng thái của nhận biết mà ta cảm nhận chỉ là một phần nhỏ của tổng thể. Sự liên tục trải rộng sâu vào trong nững miền phi vật lí

  • Chứng nghiệm xuất vía tự phát
  • Chứng nghiệm cận tử
  • Thám hiểm xuất vía có kiểm soát bên trong các chiều phi vật lí khác nhau của vũ trụ
  • Tiếp tục với các chiều phi vật lí của vũ trụ vào vô hạn

Trạng thái tâm thức được minh hoạ ở trên không phải là bản thân sự liên tục mà chỉ là mốt hay phương pháp cảm nhận sự liên tục này của tâm thức. Các trạng thái tâm thức khác nhau, như thiền, ngái ngủ và thôi miên hiển nhiên chèn lấn và tồn tại khác nhau với từng người. Chẳng hạn trạng thái thiền có thể mở rộng trong toàn bộ phổ của sự liên tục tâm thức, nhưng phần lớn mọi người chỉ chứng nghiệm trạng thái yên bình thư thái xuất hiện trong thời kì sóng alpha nhẹ. Đại đa số những người thực hành thiền đều không phải là các bậc thầy yoga được huấn luyện kĩ, những người có thể kiểm soát và mở rộng nhận biết của họ theo ý muốn.

Điều quan trọng cần phải nhận ra rằng trạng thái tâm thức cá nhân ta tồn tại như những cảm nhận hay các đoạn của một tổng thể. Việc thừa nhận này là bước tiến đầu tiên chủ yếu trong việc hiểu bản chất và sự vận hành phi vật lí của tâm thức. Một cách hiểu như vậy có tầm quan trọng chủ chốt bởi vì mọi bí ẩn của sự tồn tại chúng ta và bản thân vũ trụ đều có quan hệ tới tâm thức. Điều này sẽ được xác nhận trong tương lai gần khi người ta phát hiện ra rằng tâm thức mỗi cá nhân là tiểu vũ trụ của bản thân vũ trụ. Giấc mơ, chứng nghiệm xuất vía, chứng nghiệm cận tử đều là sự thừa nhận của nhận biết chúng ta khi ta chuyển ra bên ngoài quan điểm vật lí và thám hiểm sự liên tục phi vật lí của tâm thức. Khái niệm tâm thức con người đang chuyển qua vũ trụ vô hình hiện đang thu được sự ủng hộ. Nhà vật lí và tác giả Alan Wolf mặc nhiên công nhận rằng các giấc mơ tỉnh táo thực tế là những cuộc viếng thăm các vũ trụ song song. Ông cũng lặp lại phát biểu rằng giấc mơ tỉnh táo có thể nên gọi đúng hơn là "nhận biết vũ trụ song song."

Trạng thái của tâm thức mà ta hiện đang cảm nhận, tôi khẳng định, chỉ là một phần nhỏ tí xíu của sự liên tục mà chúng ta sẽ chứng nghiệm sau khi ta rời bỏ vĩnh viễn xác thân vật lí. Mỗi năm hàng triệu chứng nghiệm xuất vía và cận tử đưa ra những bằng chứng đầy thuyết phục rằng điều này là đúng. Các quan sát thu được khi xuất vía chỉ ra rằng các khái niệm hiện tại của ta về tâm thức và nhận biết còn nhiều giới hạn nghiêm trọng. Các trạng thái dựa trên vật lí của tâm thức là tương đối thô và cồng kềnh khi so sánh với các trạng thái phi vật lí. Một khi ta siêu việt lên phương tiện sinh vật của mình thì chúng ta được tự do chứng nghiệm bản chất vô giới hạn của tâm thức chúng ta. Bản chất này tồn tại và mở rộng xa bên ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Sự liên tục của tâm thức mở rộng mãi vào chính trung tâm của vũ trụ; các mức và tần số vô tận của cuộc sống và các hiện thực phi vật lí tồn tại ngay bên ngoài những giới hạn dầy đặc của thị giác chúng ta. Mỗi chúng ta đều có rất nhiều điều trông đợi: những thế giới đẹp đẽ và đầy ánh sáng không thể tin được đang kiên nhẫn đợi chúng ta thám hiểm. Để tự mình chứng nghiệm điều này, chúng ta phải mở rộng nhận biết của mình ra ngoài thân vật lí và thám hiểm sự liên tục tâm thức cá nhân.

Tiến hoá của tâm thức

Khái niệm hiện tại của chúng ta về tiến hoá bắt nguồn từ học thuyết Đác uyn rằng các tổ chức sinh vật thích nghi và thay đổi để đáp ứng các điều kiện vật lí xung quanh chúng. Học thuyết này, được xây dựng hoàn toàn dựa trên các thay đổi quan sát được từ các tổ chức sinh vật, vẫn còn là cơ sở khoa học cho sự tiến hoá trong hơn một trăm năm qua.

Hiện tại, các nhà tiến hoá quan sát và ghi lại chỉ những thay đổi vật lí bề ngoài xuất hiện xung quanh ta, trong khi những thay đổi quan trọng thực sự vẫn còn là điều vô hình. Mỗi ngày chúng ta gặp phải những tình huống mới làm căng thẳng và tạo khuôn chúng ta về mặt tâm lí. Mỗi vấn đề vật lí đều là một cơ hội mới để trưởng thành; mỗi gian khổ đều giúp ta phát triển phẩm chất bên trong về lòng dũng cảm, tình yêu và lòng từ bi; mỗi thách thức mới đều là một cơ hội để học hỏi. Theo một nghĩa nào đó, mỗi chúng ta sử dụng vật chất làm công cụ để biến đổi. Thân thể sinh vật của chúng ta là phương tiện tạm thời để biểu thị và kinh nghiệm trong cõi giới dầy đặc này của vật chất. Chính hành lí thuyết trước đây trong lịch sử loài người. Trên cơ sở các thám hiểm phi vật lí chúng ta có thể nói rằng tiến hoá là sự phát triển dần của năng lượng có ý thức (linh hồn) thông qua việc sử dụng phương tiện sinh vật tạm thời để biểu hiện. Cái sinh và cái tử sinh vật đơn thuần chỉ là việc vào và ra của tâm thức bên trong chiều bề ngoài dầy đặc này của năng lượng. Những thay đổi quan sát được của các tổ chức sinh vật hiện tại là hiệu quả thứ yếu, được tạo ra bởi sự phát triển vô hình của tâm thức.

Việc ta có tin hay không tin cũng chẳng thành vấn đề; mỗi chúng ta sẽ vứt bỏ phương tiện sinh vật tạm thời và tiếp tục tiến hoá. Tất cả chúng ta đều là người tham dự vào hệ thống tiến hóa vĩ đại mà còn trải rộng xa bên ngoài các giới hạn chật hẹp của tầm nhìn vật lí của mình. Sinh và tử bản thân chúng là các yếu tố chủ chốt của sự tiến bộ của chúng ta - việc vào và ra của tâm thức dựa trên phân tử tham gia vào trường tiến hoá.

Trên hai mươi năm qua, những nhận thức đúng đắn mới liên quan tới sự tồn tại tâm linh đã nổi lên. Hai thập kỉ trước đây, những chủ đề như chứng nghiệm cận tử, chứng nghiệm xuất vía, vũ trụ song song, đa chiều và đường hầm năng lượng giữa các vũ trụ còn là điều không được biết tới cho đại đa số loài người. Ngày nay, những chủ điểm này đang được tranh cãi trong nhà trên khắp thế giới. Chỉ trong một thế hệ, các khái niệm của ta về thực tại đã thay đổi cực kì lớn. Sự dịch chuyển này sẽ tiếp tục khi mọi người khai tâm tới cách nhìn mới về chính mình và sự tồn tại của mình.

Trong suốt lịch sử tiến hoá của loài người, tâm thức đã được tạo khuôn bởi vô số người trên toàn thế giới. Sau đây là một vài thí dụ về những cá nhân đã có ảnh hưởng đến tâm thức nhóm và sự tiến hoá của loài người trong vài thập kỉ qua. Tiến trình này của sự tiến hoá của con người sẽ còn tăng tốc trong thiên niên kỉ tiếp khi chúng ta mở rộng việc tìm kiếm câu trả lời bên ngoài những giới hạn dầy đặc của vật chất.

Năm 1975, cuốn sách Life After Life Kiếp sống nối tiếp của bác sĩ Raymond Moody đã tạo ra một sự bùng nổ quốc tế về mối quan tâm tới chủ đề cuộc sống sau cái chết và các thực tại phi vật lí có thể có. Công trình chấn động của Moody về các trạng thái cận tử và thay đổi của nhận biết vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới hàng triệu người trên khắp thế giới. Từ năm 1975 sự chấp nhận phổ biến về nhiều cuốn sách của ông đã mở ra một lĩnh vực tìm hiểu và nghiên cứu hoàn toàn mới. Công trình của Moody đặc biệt ảnh hưởng tới cộng đồng y học, xới lên vấn đề cho hàng trăm người nghiên cứu y học - trong số đó có các tiến sĩ Melvin Morse và Brian Weiss - lục lọi vào nhiều bí ẩn của chứng nghiệm phi vật lí.

Với tầm mức mở rộng lớn, công trình của ông đã làm hợp pháp toàn bộ chủ đề về nghiên cứu phi vật lí và thám hiểm vũ trụ vô hình. Công trình của Moody đã giúp khởi đầu sự dịch chuyển suy nghĩ lớn lao, cả có ý thức lẫn không ý thức.

Kenneth Ring, Stuart Twemlow, Bruce Gréyon và các nhà trị liệu nhìn xa trông rộng đã hỗ trợ thêm cho tiến hoá của tâm thức loài người bằng việc nghiên cứu các báo cáo trên toàn thế giới về chứng nghiệm xuất vía và chứng nghiệm cận tử. Nghiên cứu và cái nhìn sáng suốt của họ đã giúp làm hợp pháp chủ đề về chứng nghiệm phi vật lí, do vậy đặt ra hoàn cảnh cho những thám hiểm mới.

Brian Weiss đã có công thúc đẩy sự chấp nhận trên toàn thế giới thông qua việc trị liệu truy về kiếp trước xem như một cách chữa trị có giá trị. Ngày càng có nhiều các nhà tâm lí và trị liệu tâm lí đang tổ hợp các kĩ thuật truy hồi vào thực hành hàng ngày của họ. Công trình của Weiss là một bước tiến chính trong việc thừa nhận mối quan hệ giữa các trạng thái phi vật lí của tâm thức và sự tồn tại vật lí hiện tại của chúng ta. Bên cạnh đó, cuốn sách của ông cũng chỉ ra tầm quan trọng và tiềm năng của việc thu được tự hiểu biết.

John Stewart Bell, nhà vật lí người Ai xơ len đã phát triển định lí về tính liên nối, đã chứng minh rằng tất cả các hạt vật chất đều được nối bởi một lực không thấy được (không cục bộ). Công trình của ông đã ảnh hưởng sâu sắc tới chiều hướng của vật lí hiện đại. Nhiều nhà vật lí tin rằng định lí về tính liên nối là một trong những khám phá quan trọng nhất của thế kỉ hai mươi.

Hugh Everett, Roy Kerr, Martin Kruskal và các nhà vật lí và toán học khác đã phát triển các lí thuyết và bản đồ khái niệm giả thiết sự tồn tại của hằng hà sa số các vũ trụ song song cũng thực như vũ trụ chúng ta. Tư tưởng về thế giới năng lượng song song này có ảnh hưởng tới các nhà lí thuyết lượng tử, vật lí thiên văn và thiên văn trên toàn thế giới.

Những nhà làm phim như Steven Spielberg, qua các bộ phim như E.TClose Encounters of the Third Kind, đã làm giảm nỗi sợ hãi về cái chưa biết và mở ra cho ta những khả năng mới tồn tại bên ngoài cảm nhận vật lí của ta.

Cái nhìn sáng suốt của Gary Zukav vào mối quan hệ giữa vật lí và tâm thức và nghiên cứu của ông về ý nghĩa và mục đích cuộc sống đã có ảnh hưởng tới hàng triệu người.

Thông báo rõ ràng của Shakti Gawain về tầm quan trọng của quán tưởng sáng tạo đã ảnh hưởng tới hàng triệu người trên khắp thế giới.

Nhà vật lí và nhà văn Fred Alan Wolf đã trình bày và làm sáng tỏ các khái niệm về các vũ trụ song song và thực tại do tâm thức tạo ra cho cả cộng đồng khoa học lẫn đại chúng.

Các tiến sĩ Wayne Dyer, Bernie Siegel, Deepak Chopra và nhiều người khác đã chỉ ra cho chúng ta, thông qua ý nghĩ và ước vọng, tầm quan trọng xiết bao của mối nối giữa thân, tâm và tâm linh.

Các bức tranh sinh động và gợi suy nghĩ của Bruce Joel Rubin về cuộc sống, cái chết và các chiều năng lượng vô hình (Jacob's Ladder, Ghost, My Life) đã có được nửa tỉ người xem.

Thông báo khích lệ của Norman Vincent Peale về cách nghĩ tích cực và ảnh hưởng của nó lên vật chất và cuộc sống đã ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.

Albert Einstein đã đẩy tư duy và lí thuyết khoa học ra ngoài vật lí Newton vào một cõi giới mới của không-thời gian cong và cầu năng lượng bắc sang các vũ trụ khác. Trong khi làm như vậy, ông đã xới lên vấn đề cho việc nổi lên của vật lí lượng tử hiện đại, khái niệm về vũ trụ song song và cách hiểu nhiều thế giới.

David Bohm, một nhà vật lí nhìn xa trông rộng khác, đã phát sinh nhiều ý tưởng liên quan tới thực tại do tâm thức tạo ra và các cấu trúc con năng lượng vô hình. Các khái niệm của ông đã ảnh hưởng tới vật lí hiện đại và là bước tiến trí tuệ chính hướng tới việc thừa nhận về bản chất đa chiều của vũ trụ. Trí tuệ xuyên thấu của ông đã tạo cảm hứng cho toàn bộ một thế hệ mới các nhà vật lí nhìn vượt ra ngoài các hạt vật chất để tìm câu trả lời cho thực tại.

Bốn nhà văn tuyệt vời, Nick Herbert, Michael Talbot, Heinze Pagels và Fritjof Capra đã ảnh hưởng tới sự tiến hoá của tâm thức con người bởi việc mô tả rõ ràng mối nối giữa vật lí mới, siêu hình, tôn giáo và tâm thức.

Robert Monroe, một nhà tiên phong hiện đại, đã có công trình bày chủ đề về thám hiểm xuất vía cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Các cuốn sách và tổ chức nghiên cứu của ông, Viện Monroe, đưa ra việc huấn luyện liên tục, thông tin, sự hỗ trợ và các lớp học liên quan tới nhận biết mở rộng và thám hiểm phi vật lí.

Paul Twitchell là sáng lập viên hiện đại của ECKANKAR. Nhiều cuốn sách của ông (đến hơn ba mươi cuốn) đã giới thiệu và chi tiết hoá ảnh hưởng lịch sử của thám hiểm xuất vía đối với tiến hoá của loài người. Được một số người coi là bậc thầy hiện đại của du hành xuất vía, ông đã có công giới thiệu chủ đề về thám hiểm phi vật lí cho mọi người trên toàn thế giới.

Các nhà làm phim như George Lucas và Gene Rodenberry đã giúp mở rộng trí tưởng tượng con người ra ngoài giới hạn tầm nhìn trái đất về thực tại. Những hình ảnh của họ về tương lai cổ vũ tất cả chúng ta nhìn ra ngoài các giới hạn dầy đặc mà bây giờ ta đang kinh nghiệm.

Các nhà văn viễn tưởng khoa học, xem như một nhóm, là những người nhìn xa trông rộng tài năng nhất. Với những ai còn hoài nghi, xin nhớ những câu chuyện cường điệu của Jules Verne; tầu ngầm, tầu không gian, máy bay và thám hiểm mặt trăng thế kỉ thứ mười chín, đã từng được coi như những ý tưởng kì quặc vào thời đó.

Betty Eadie, tác giả của Embraced by the Light Được bao trong ánh sáng, và những người khác, người đã tiến lên trước để chia sẻ các chứng nghiệm cận tử, sẽ tiếp tục có một ảnh hưởng lên vô thức tập thể của loài người. Những báo cáo ngày một nhiều về các hành trình cá nhân của họ bên trong các chiều vô hình tráng lệ của vũ trụ đã châm ngòi cho sự tranh luận và mối quan tâm toàn thế giới về khái niệm các thực tại phi vật lí và vị trí chúng ta trong vũ trụ. Những báo cáo cá nhân về các cuộc thám hiểm phi vật lí này tại các chiều bên trong của vũ trụ còn đưa ra nhiều điều hơn chỉ là bằng chứng an ủi về tính bất tử của chúng ta. Hàng triệu người đang thức tỉnh để nhận ra rằng câu trả lời cho các bí ẩn của sự tồn tại của chúng ta là đã có sẵn. Một câu hỏi quan trọng đang nổi lên: nếu vài người trong chúng ta có thể chứng nghiệm và thám hiểm các cõi giới phi vật lí của vũ trụ thì tại sao tất cả chúng ta không thể làm được điều đó? Sự nhận biết này là bước tiến chính trong sự trưởng thành của loài người. Tiến trình thay đổi này là tất yếu vì tất cả chúng ta đều đang cùng tiến tới thời điểm mà ta sẽ loại bỏ các phương tiện sinh vật và đi vào các chiều phi vật lí của vũ trụ. Ý nghĩa của các thám hiểm phi vật lí này vào trong vùng nội địa của vũ trụ không phải là bản thân các câu chuyện đó mà là việc nhận ra rằng những thám hiểm như vậy là có thể và thậm chí có thể thực hiện được cho tất cả chúng ta.

Khi tiến hoá của tâm thức tiếp diễn, sẽ có ngày càng nhiều những cá nhân sẽ bước tiếp để đưa ra những cái nhìn sáng suốt mạnh dạn mới vào bản chất của thực tại và mục đích sự tồn tại của chúng ta. Tiến hoá của chúng ta sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những người thuộc mọi nẻo đường của cuộc sống: nhà văn, nhạc sĩ, nhà phát minh, thầy chữa, nhà làm phim và đạo diễn. Thường họ không nhận biết thấy ảnh hưởng của họ lên xã hội. Các ý tưởng và hình ảnh đi vào thế giới giống như những gợn sóng trên mặt hồ, tạo ra một chuyển động nhẹ của ý nghĩ và tâm thức đối với hàng triệu người. Chẳng hạn, các phim E.T, CocoonGhost xuất hiện bên ngoài dường như những chuyện phiêu lưu vô tư; nhưng gần hai tỉ người đã xem các phim đó lại đi xa hơn với một quan điểm mới về các lĩnh vực của đời sống vẫn còn bí ẩn và chưa được khoa học hiện đại khám phá. Với nhiều người, nỗi sợ về điều chưa biết đã bị thay thế bằng một cảm giác ngạc nhiên và thái độ tích cực. Vô thức tập thể của toàn bộ loài người đã được ảnh hưởng tới bởi các tư tưởng được chuyển tới. Nỗi sợ điều chưa hiểu biết của chúng ta đã được giảm bớt đi cả có ý thức lẫn tiềm thức bởi những hình ảnh tích cực và nâng cao được gửi tới.

Trong thế kỉ thứ hai mươi mốt, một dạng giải trí và tưởng tượng sẽ đi kèm với chúng ta trong các mức phi vật lí của vũ trụ. Đây sẽ là một tiến hoá dần từ các phim truyền thống sang các cuộc phiêu lưu ngày càng tăng tương tác bằng việc thực hiện công nghệ thực tại ảo. Trong thế kỉ thứ hai mươi mốt, chương trình thực tại ảo sẽ trở thành một điểm khởi đầu phổ biến cho các thám hiểm xuất vía tự kiểm soát vào nội địa của vũ trụ. Khi chúng ta tiến bộ thêm, điều sẽ trở nên hiển nhiên là tiến hoá của công nghệ và tiến hoá của tâm thức con người có liên quan lẫn nhau theo cách vượt ra ngoài cách hiểu hiện tại của ta. Chung cuộc, mỗi chúng ta sẽ tiến hoá ra ngoài cái kén vật chất và thám hiểm bên trong các chiều phi vật lí của vũ trụ.

Tiến hoá tương lai

Trong vài năm qua với kinh nghiệm thám hiểm phi vật lí của mình, tôi đã hiểu ra là chúng ta càng kinh nghiệm và quen thuộc với các chiều phi vật lí của vũ trụ thì khả năng chọn lựa sau cái chết vật lí của ta càng mở rộng. Các tuỳ chọn phi vật lí (tâm linh) có sẵn cho chúng ta tăng theo hàm mũ với khả năng của ta thám hiểm ngọn nguồn tất cả năng lượng và cuộc sống. Điều này quan trọng hơn điều tôi bắt đầu diễn tả. Đại đa số con người chết đi trong sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về sự tồn tại tâm linh của mình. Ngay cả nhiều người có niềm tin tôn giáo vững chắc, hiểu biết mắt thấy tai nghe của họ về nhận diện tâm linh và sự tiếp tục của họ sau cái chết vẫn là con số không. Vào thời điểm chết, họ chuyển ý thức của mình từ thân vật lí sang dạng phi vật lí tần số cao hơn và lập tức gặp lại những người thân và bạn bè đã khuất của mình. Tất nhiên họ xúc động mà khám phá ra rằng họ vẫn tiếp tục tồn tại, và tràn ngập sung sướng được tái hợp với người thân. Sau vài ngày và vài tuần họ tổ hợp lại vào thực tại rung động mới và bắt đầu thích nghi và hoà hợp với nhóm xã hội tương ứng của mình. Cảm giác gắn liền tập thể này đem tới và gắn bó hàng triệu người với nhau trong các môi trường thống nhất phi vật lí tráng lệ.

Các nhóm người khác nhau mang các khái niệm khác nhau về cõi trời. Chẳng hạn, cách nhìn cõi trời của người theo đạo Hồi khác với quan điểm của người Ki tô giáo. Bạn nên lưu tâm rằng các môi trường phi vật lí là đáp ứng ý nghĩ; mỗi nhóm tôn giáo và xã hội chính đã tạo ra khái niệm của riêng mình về cõi trời tương ứng với niềm tin và quan niệm của nhóm đó. Nhiều môi trường trong số những môi trường năng lượng này cực kì cổ xưa và được thiết lập vững chắc bởi tâm thức tập thể của các cư dân ở đó. Kết quả là cõi trời mà mỗi một trong chúng ta chứng nghiệm sau khi chết được tạo khuôn bởi tâm thức nhóm của các cư dân phi vật lí của nó. Phần nhiều cũng giống như trong thế giới vật lí, phần lớn mọi người bằng lòng thích nghi với thực tại thống nhất mà bạn bè và người thân đã tạo ra và cư trú. Mà tại sao không? Nơi đó dễ chịu bội phần so với thế giới vật chất. Có những vùng đất và môi trường diệu kì để khám phá và phát hiện. Tất cả những cảnh đẹp nhất, nên thơ nhất trên trái đất đều có, còn tráng lệ hơn nhiều. Mọi cây cối và nhành cỏ đều toả ra dải mầu sống động vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Mọi thứ - cây cối, con vật, kể cả đất đai- đều do ánh sáng tạo nên. Ma trận năng lượng đáp ứng suy nghĩ biểu lộ bất kì cái gì các cư dân tập trung suy nghĩ về nó. Điều tự nhiên là các cư dân phải đi đến kết luận rằng đó là thực tại tối hậu - cõi trời.

Các môi trường phi vật lí tráng lệ này được coi là cõi trời, và khi được so sánh với sự tồn tại vật lí, các môi trường thống nhất đó chính cõi trời - ở đó không có chết chóc, bệnh tật, huỷ hoại, tội ác vân vân. Chỉ có một vấn đề: đại đa số các cư dân phi vật lí (phải đến hàng tỉ) vẫn không biết rằng còn tồn tại các chiều năng lượng tráng lệ hơn nữa ngay sau giới hạn của sự nhận biết phi vật lí của họ. Các chiều năng lượng hùng vĩ bao gồm vô hạn tần số năng lượng và ánh sáng thuần khiết, mỗi chiều còn toả sáng hơn chiều trước - một sự tiến triển của ánh sáng sống tồn tại vượt xa các khái niệm mỏng manh của chúng ta về hình dạng và chất liệu và còn tiếp tục nữa về trung tâm của vũ trụ đa chiều.

Thông tin này là quan trọng bởi vì bước đầu tiên để mở rộng nhận biết của chúng ta là nhận ra các giới hạn khác nhau mà ta tự tạo cho mình, cả về mặt vật lí lẫn tâm linh. Hiểu biết này chỉ ra cho tất cả chúng ta nhu cầu mở rộng cảm nhận và chứng nghiệm của mình bên ngoài giới hạn dầy đặc xung quanh ta. Một khi ta đã phát triển được khả năng thám hiểm bên ngoài giới hạn thân mình thì ta có thể thực hiện cũng khả năng đó trong cuộc sống tương lai bên trong ngôi nhà phi vật chất của ta.

Phát triển khả năng thám hiểm bên ngoài thân thể có ảnh hưởng sâu rộng cho tất cả chúng ta. Khả năng chúng ta chứng nghiệm các mức tần số phi vật lí khác nhau của vũ trụ tuỳ thuộc vào khả năng cá nhân ta siêu việt lên trên giới hạn năng lượng hiện tại của chúng ta. Trong thực tế một khi ta biết cách siêu việt lên các giới hạn vật lí của mình thì chúng ta có thể dùng cùng khả năng đó sau khi chết để chứng nghiệm những vùng còn lớn hơn của vũ trụ.

Hiện tại có những người có thể nâng tỉ lệ rung động cá nhân của họ và thám hiểm nhiều chiều của vũ trụ. Những cá nhân duy nhất này không bị giới hạn vào một chiều hay một môi trường. Khả năng thám hiểm bên ngoài giới hạn vật lí hiện tại là một yếu tố chủ chốt cho tiến hoá của chúng ta từ con người ngập chìm trong vật lí sang con người tâm linh không giới hạn. Chỉ có bằng cách siêu việt lên trên những giới hạn dày đặc của mình chúng ta mới có thể hi vọng tự biểu lộ mình một cách có ý thức qua vũ trụ đa chiều. Định mệnh của chúng ta là tiến hoá tới điểm tất cả mọi người sẽ có khả năng mở rộng chính mình, ý thức mình, thông qua toàn bộ chiều dài và chiều rộng của vũ trụ.

Tất cả chúng ta đều là con người liên chiều nhưng hiện tại chỉ tập trung vào một chiều vật chất - năng lượng. Các chứng nghiệm cận tử và xuất vía, giấc mơ, những trạng thái tâm thức thay đổi, ngay cả bản thân cái chết đều là bằng chứng cho bản chất đa chiều của chúng ta. Việc thừa nhận có ý thức và chứng nghiệm cá nhân về bản chất phi vật lí là một bước chính trong tiến hoá cá nhân mỗi chúng ta. Chung cuộc tất cả chúng ta sẽ tiến hoá tới điểm chúng ta có thể chứng nghiệm có ý thức và thám hiểm toàn bộ vũ trụ. Điều này sẽ xuất hiện khi loài người chúng ta trưởng thành để nhận ra rằng ta và vũ trụ là một - đa chiều.

Sau hai mươi năm thám hiểm xuất vía cá nhân, tôi chắc chắn rằng chúng ta đang tiến hoá qua vật chất. Chúng ta đang dùng các dạng sống sinh vật làm công cụ biểu lộ. Thân vật lí của chúng ta là công cụ mà ta dùng để kinh nghiệm và trưởng thành. Mỗi lần sinh vào (thám hiểm) vật chất chúng ta lại tiến bộ thêm bằng cách làm tăng kinh nghiệm của mình. Mọi dạng sống vật lí đều dùng và điều khiển một phương tiện sinh vật tạm thời cho tiến hoá của nó. Giống như con bướm trong tục ngữ, mỗi tổ chức sống đều trú ngụ trong phương tiện sinh vật tạm thời để tiếp tục cuộc hành trình của mình bên trong các mức năng lượng mịn của vũ trụ đa chiều.

Tiến hoá còn nhiều hơn những gì mắt ta có thể thấy được. Đó là bước chuyển và thay đổi của tâm thức từ các dạng sống sinh vật, đơn giản hơn sang các dạng sống phi vật lí, có tổ chức và càng ngày càng phức tạp. Mỗi dạng sống đều tiếp tục cuộc hành trình cách mạng của nó trong vũ trụ đa chiều. Mỗi dạng sống đều tiếp tục trưởng thành và thay đổi, dần học hỏi và thích nghi với những thách thức và phiêu lưu mới, với các dạng biểu lộ mới của nó. Để hiểu đúng việc tiến hoá chúng ta phải thám hiểm và quan sát cấu trúc con của vũ trụ: cấu trúc và hệ thống năng lượng phi phân tử vốn gây ra những thay đổi vật lí mà ta nhận biết được quanh mình.

Ước mơ của Einstein

Ước mơ của Einstein và mọi nhà vật lí khác là hiểu và giải thích được cấu trúc vũ trụ. Trong nhiều thập kỉ, các nhà vật lí đã hi vọng khám phá một lí thuyết duy nhất giải thích và thống nhất được mọi khái niệm năng lượng, không gian và thời gian. Lí thuyết thống nhất duy nhất này thường được gọi là thuyết thống nhất lớn.

Phần lớn các nhà vật lí bây giờ tin rằng các phản ứng năng lượng chưa được khám phá đang xuất hiện ngay bên ngoài tầm nhìn kĩ thuật hiện tại của chúng ta. Khi khoa học hiện đại thám hiểm vào tâm điểm vật chất, người ta đã phát hiện ra một điều không thể tin được: các hạt vật lí sơ cấp không còn có thuộc tính hay tính chất vật chất cố hữu nữa. Các khối vật chất xây dựng cơ bản dần trở thành tựa tần số. Phát hiện này có những hệ quả chưa lường hết.

Khi chúng ta thừa nhận bản chất tựa tần số của các hạt vật lí thì khái niệm về đa chiều năng lượng không còn là điều khó quan niệm như khi ban đầu chúng mới xuất hiện. Chẳng hạn, thực nghiệm cổ điển của Newton với lăng kính đã chỉ ra rằng ánh sáng thấy được chứa các tần số khác nhau xuất hiện như các mầu. Các tần số ánh sáng khác nhau tồn tại bên trong cùng không - thời gian mà chúng ta quan sát, mặc dầu mỗi tần số ánh sáng tồn tại hoàn toàn tách biệt với nhau.

Phổ sóng điện từ biểu hiện cho một loạt các tia, từ tia gamma tới sóng dài radio. Vì các tần số năng lượng khác nhau cùng tồn tại bên trong không-thời gian với ta nên tại sao toàn bộ các môi trường năng lượng lại không thể cùng tồn tại và thậm chí còn tại sao không thể có các thế giới cùng tồn tại với vũ trụ vật lí thấy được của chúng ta? Câu hỏi này đang được các nhà vật lí hiện đại trên khắp thế giới xem xét nghiêm túc. Các nhà vật lí bây giờ bị thuyết phục rằng có một cái gì đó thuộc phần trọng yếu vẫn tồn tại bên ngoài tầm nhìn kĩ thuật của chúng ta. Năng lượng vô hình và chưa được khám phá này được coi là mấu chốt để hiểu cấu trúc của vật chất và vũ trụ.

Tôi tin rằng ước mơ tối hậu của Einstein về thuyết thống nhất lớn có thể thực hiện được bằng cách phát triển các phương pháp mới để thám hiểm và kiểm chứng thực tại của vũ trụ đa chiều. Việc nhận dạng khoa học về vũ trụ đa chiều và sự liên tục của ý thức là yếu tố thiếu sót chính trong cách hiểu của chúng ta về bản chất và cấu trúc vô hình của mọi năng lượng trong toàn vũ trụ. Lí thuyết thống nhất lớn có thể được thực hiện nếu các nhà vật lí hiện đại sẵn sàng chuyển sự chú ý của họ từ các hạt cơ bản sang chức năng sóng phi vật lí. Đây không phải là ước mơ mà là một thực tại cần kiên nhẫn chờ đợi để cho các nhận biết khoa học của chúng ta tiến hoá vượt ra ngoài ám ảnh hiện tại về các hạt vật lí.

Biên giới mới của khoa học

Trong thế kỉ thứ hai mươi mốt, khoa học sẽ thừa nhận rằng câu trả lời cho bí ẩn vật lí khó hiểu về sự tồn tại của chúng ta - môn vũ trụ học của vũ trụ, chất liệu và cấu trúc vô hình của vật chất, sự tiến hoá của loài người, và ngay cả sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết - chỉ có thể tìm được bằng cách thám hiểm cấu trúc con vô hình của vũ trụ. Sự thừa nhận này sẽ là một bước tiến cách mạng chính của khoa học và là điểm ngoặt trong tiến hoá loài người. Dần dần chúng ta sẽ chuyển từ một loài sinh vật hướng ngoại thành một loài tăng dần tính đa chiều. Tiến trình thay đổi này đã bắt đầu. Các nhà vật lí thiên văn học, các nhà vật lí lượng tử và các nhà vật lí hạt hiện nay đang tiến hành nhiều thực nghiệm rộng lớn hỗ trợ cho khái niệm vũ trụ đa chiều. Khuynh hướng này sẽ tiếp tục trong suốt thế kỉ hai mươi mốt.

Một khi ta bắt đầu thám hiểm phần bên trong của vũ trụ thì một thời đại mới về nghiên cứu và khám phá khoa học sẽ nổi lên. Khoa học hiện đại sẽ mở rộng các quan sát hiện tại về vật chất và thực tại vượt ra ngoài tất cả các khái niệm hiện thời. Khoa học sẽ bắt đầu thám hiểm nguồn gốc vô hình của năng lượng và vật chất vật lí.

Khi chúng ta tiến hoá, chúng ta sẽ bắt đầu lập sơ đồ vũ trụ vô hình giống như các nhà thiên văn hiện nay lập sơ đồ vũ trụ thấy được. Việc thám hiểm nội địa của vũ trụ là một cố gắng hết sức lớn lao vượt xa bên ngoài các khái niệm trí tuệ hiện tại của chúng ta về thời gian, không gian và năng lượng. Việc thám hiểm các chiều vô hình là một nhiệm vụ mà tất cả chúng ta cuối cùng sẽ phải đương đầu, vì đó là quyền tập ấm của chúng ta và định mệnh của chúng ta là thám hiểm bên ngoài phương tiện sinh học nguyên thuỷ của mình và chứng nghiệm vẻ lộng lẫy của ngôi nhà thực sự của chúng ta bên trong vũ trụ đa chiều.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh