Đạo Đức Kinh: Chương 8. Dị Tính

ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 8. DỊ TÍNH

Hán văn:

上 善 若 水. 水 善 利 萬 物 而 不 爭, 居 眾 人 之 所 惡, 故 几 於 道. 居 善 地, 心 善 淵, 與 善 仁, 言 善 信, 政 善 治, 事 善 能, 動 善 時. 夫 唯 不 爭, 故 無 尤.

Phiên âm:

Thượng thiện nhược thủy.

Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ [2] ư Đạo.

Cư thiện [3] địa, tâm thiện uyên, dữ [4] thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phù duy bất tranh, cố vô vưu. [5]

Dịch xuôi:

Bậc trọn lành giống như nước.

Nước khéo làm ích cho muôn loài mà không tranh giành, ở chỗ mọi người đều ghét, cho nên gần Đạo.

Ở thì lựa nơi chốn; tâm hồn thời thâm trầm sâu sắc; giao tiếp với người một mực nhân ái; nói năng thành tín; lâm chính thời trị bình; làm việc thời có khả năng; hoạt động cư xử hợp thời.

Chính vì không tranh, nên không ai chê trách oán thán.

Dịch thơ:

  1. Người trọn hảo giống in làn nước,
  2. Nuôi muôn loài chẳng chút cạnh tranh.

Ở nơi nhân thế rẻ khinh,

Nên cùng Đạo cả mặc tình thảnh thơi.

  1. Người trọn hảo, chọn nơi ăn ở,

Lòng trong veo, cố giữ đức nhân.

Những là thành tín nói năng,

Ra tài bình trị chúng dân trong ngoài.

Mọi công việc an bài khéo léo,

Lại hành vi mềm dẻo hợp thời.

  1. Vì không tranh chấp với ai,

Một đời thanh thản, ai người trách ta.

BÌNH GIẢNG

Có nhiều cách bình giảng chương này:

  1. Vương Bật, Hà Thượng công, Tống Long Uyên toàn đề cập các đức tính của nước.
  2. James Legge và Duyvendak cho rằng chương này nói về sự trọn hảo.
  3. Có nhiều tác giả khác như Nghiêm Toản, Nguyễn Duy Cần áp dụng chương này vào «bậc trọn hảo», vào thánh nhân. Tôi cũng chủ trương như vậy.

Ở chương này, Lão tử khuyên các bậc thánh nhân phải bắt chước nước. Nước bao giờ cũng chảy chỗ trũng, chỗ thấp, làm ơn ích cho muôn loài muôn vật.

Bậc thánh nhân cũng phải như vậy: phải sống cuộc đời khiêm cung, từ tốn, quên mình vì người, không tự cao tự đại có như thế mới gần Đạo gần Trời. [6]

Ngoài ra thánh nhân phải:

(1) Chọn nơi ăn chốn ở, vì chỗ ăn ở ảnh hưởng rất nhiều đến toàn thể con người. (2) Phải sống thâm trầm, không phù phiếm, xốc nổi.

Tham Đồng Khế 參 同 契 của Ngụy Bá Dương 魏 伯 陽 có câu: «Chân nhân tiềm thâm uyên, phù du thủ qui trung.» 真 人潛 深 淵,浮 游 守 規 中 và giải rằng đó là luôn giữ được Nguyên thần ở Nê hoàn.[7]

  1. Giao tiếp với người bằng một lòng nhân ái.
  2. Nói lời thành tín.
  3. Nếu cầm quyền chính, sẽ đem bình trị lại cho thiên hạ.
  4. Khi làm công việc, tỏ ra có khả năng.
  5. Hoạt động uyển chuyển theo thời. Chẳng những thế thánh nhân sẽ không tranh chấp với ai.

Cát Trường Canh toát lược chương này như sau: «Nước bỏ chỗ cao, mà chảy xuống chỗ thấp - ngày đêm, nước làm việc chẳng ngừng. Trên trời, nước làm mưa, làm sương. Dưới đất, nước sinh sông, sinh lạch. Đâu đâu nước cũng thấm nhuần, tắm gội. Nước làm ích cho mọi loài. Nước luôn tuân phục, không kháng cự. Đắp đê ngăn thời nước ngừng; mở cửa cống cho thoát thời nước chảy. Nước cũng đổi hình thù vuông tròn tùy theo bình chứa. Con người thường có khuynh hướng khác hẳn. Con người luôn ưa lợi lộc, luôn luôn vị kỷ. Vì thế con người phải bắt chước làm nước. Kẻ nào hạ mình để phục vụ người, sẽ được mọi người thương mến, và không bị ai chống đối.» [8]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh