Đạo Đức Kinh: Chương 13. Yếm Sỉ

ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 13. YẾM SỈ

Hán văn:

寵 辱 若 驚. (貴) 大 患 若身. 何 謂 寵 辱 若 驚. 寵 為 (上, 辱 為) 下. 得 之 若 驚, 失 之 若 驚. 何 謂 (貴) 大 患 若 身. 吾 所 以 有 大 患 者, 為 吾 有 身. 及 吾 無 身, 吾 有 何 患? 故 貴以 身 為 天 下, 若 可 寄 天 下. 愛 以 身 為 天 下, 若 可 托 天 下.

Phiên âm:

  1. Sủng nhụcnhược[1] kinh. (Quí) [2] đại hoạn nhược* thân.
  2. Hà vị sủng nhụcnhược*kinh. Sủng vi (thượng, nhục vi) hạ. [3] Đắc chi nhược* kinh, Thất chi nhược* kinh.
  3. Hà vị (quí)[4]đại hoạn nhược* thân. Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?
  4. Cố quí dĩ thân vi thiên hạ,nhược[5] khả ký thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ, nhược* khả thác thiên hạ.

Dịch xuôi:

  1. Vinh, nhục cũng làm lo âu. Sở dĩ hoạn nạn là vì có thân.
  2. Tại sao vinh, nhục đều làm lo âu? Vinh là ở ngôi cao, nhục là ở địa vị thấp. Được cũng lo, mất cũng lo. Vì thế nên nói: Vinh nhục đều lo.
  3. Tại sao nói: «Hoạn nạn là vì có thân?» Ta sở dĩ phải lo âu nhiều, chính vì ta có thân. Nếu không có thân, ta đâu có lo !
  4. Cho nên ai quí thiên hạ hơn thân mình, thì có thể đem thiên hạ giao phó cho, ai yêu thiên hạ hơn thân mình, thì có thể gửi gắm thiên hạ cho họ được.[6]

Dịch thơ:

  1. Vinh hay nhục lo âu cũng rứa,

Ta lo âu vì có tấm thân.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

  1. Nhục vinh là mối bận tâm,

Lên voi xuống chó cũng ngần ấy lo.

  1. Luôn sợ hãi là do thân thể,

Không thân này hồ dễ âu lo.

  1. Xin đem thiên hạ hiến cho,

Ai vì thiên hạ, chẳng tơ tưởng mình.

BÌNH GIẢNG

Hai chương trên, Lão tử khuyên ta: (1) Phải sống hư tâm, khinh khoát. (2) Phải biết tiết dục, đừng mê mải chạy theo những thú vui giác quan.

Trong chương này, Lão tử tiếp tục khuyên ta: Đừng nên bận tâm vì công danh trần tục cũng như nên vươn lên khỏi đời sống phàm tục của tiểu ngã.

  1. Không nên bận tâm vì công danh trần tục

Lão tử cho rằng công danh chỉ làm khổ con người.

Vinh cũng lo, cũng khổ.

Nhục cũng lo cũng khổ.

Cái vinh nhục đầy lo âu ấy, chỉ có những người đã qua cầu mới hay.

Vinh nhục ở đời như là những đợt sóng cồn kế tiếp nhau trên bể hoạn.

Câu Tiễn đương là vua nước Việt, bỗng thua trận, bị Phù Sai bắt, cùng với vợ, về nước Ngô chăn ngựa.

Sở Chiêu Vương, đang làm vua nước Sở, bị vua Hạp Lư nước Ngô, cùng Tôn Võ và Ngũ Tử Tư tấn công, phải bỏ kinh đô, xuống thuyền mà chạy. Bỗng gặp bọn thảo khấu. Tùy tùng nói đây là Sở Chiêu Vương xin đừng xâm phạm. Bọn thảo khấu trả lời: «Ta chỉ biết có của, chứ không biết có chúa.» Nói đoạn đánh người, cướp của đốt thuyền. Vua, tôi phải bỏ thuyền lên bờ mà chạy. Sau gặp thuyền của quân đại phu Lâm Doãn Vĩ cũng đi lánh nạn. Vua tôi xin cho lên thuyền. Lâm Doãn Vĩ đáp: «Ta chở chúa mất nước đi làm gì?» Rồi đi luôn không ghé.

Napoléon trước kia ở cung vàng, điện ngọc, mà khi bị đi đày ra Sainte Hélène cũng chĩ nằm trên một giường sắt nhà binh cũ, dùng một cái chậu rửa mặt cũ, đặt trên một cái giá gỗ cũ, như một người nghèo nhà quê.

Nhiều vua chúa Trung Đông xưa bị vua nước địch bắt được, phải khom lưng làm ghế, để vua địch bước lên, mỗi khi lên ngựa.

Bacon nói: «Người trên làm đày tớ đến ba lần: đày tớ cho vua, đày tớ cho danh vọng, đày tớ cho công việc, vì thế họ mất hết tự do; bản thân mất tự do; hoạt động mất tự do; giờ giấc mất tự do. Thật là kỳ dị: người có quyền cai trị người khác, lại không cai trị nổi mình.» [7]

Young nói: «Địa vị cao không mang lại hạnh phúc, mà mang lại rắc rối. Không ai nghĩ rằng người trên khổ, chỉ có người trên mới thấy điều đó.» [8]

Ugo Foscolo nói: «Danh vọng của những người lớn, một phần là do sự liều lĩnh, hai phần là do may mắn, còn một phần nữa là do tội ác của họ.» [9]

Cung Oán Ngâm Khúc viết:

«Mùi phú quí dử làng xa mã,

Bả vinh hoa lừa gã công khanh.

Giấc Nam Kha khéo bất bình,

Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.»

Chính vì thế mà Lão tử khuyên ta đừng nên bận tâm đến vinh nhục bên ngoài.

  1. Phải vươn lên khỏi đời sống phàm tục của tiểu ngã

Lão tử cũng khuyên chúng ta không nên bám víu vào thân tâm bên ngoài, vì nó cũng chỉ phù du tạm bợ như những cái gì hữu hình, hữu tướng, vì nó chính là nguồn gốc của mọi sự khổ đau, phiền trước của con người.

Người tu đạo phải biết vươn lên trên những giới hạn hình hài sắc tướng của tiểu ngã để tiến lên đến bình diện vô biên tế của Đại Ngã, bình diện của tự do và hạnh phúc trường tồn. [10]

Như vậy Lão tử đã chỉ cho ta thấy nguồn gốc lo âu sầu khổ chính là cái phàm thân của ta, là cái tiểu ngã của ta. Thế tức là ngài dạy ta: muốn thoát khổ phải đi đến chỗ vô kỷ, vô ngã.

Khổng tử đã đạt tới vô ngã. [11]

Phật giáo chủ trương diệt ngã.

Như vậy Phật, Lão, Khổng đều chủ trương rằng cái phàm thân là giả tướng, cái chân tâm, chân ngã mới là con người đích thực, là «Chân nhân».

Huyền học Âu Châu cũng đề cập hai con người:

- Một con người phù phiếm, phàm tục mà các nhà huyền học đều lo rũ bỏ. [12]

- Một con người siêu việt, mà các nhà huyền học đều muốn thực hiện. [13]

  1. Không cầu danh tranh lợi

Lão tử kết luận rằng chỉ những người không cầu danh, tranh lợi, chỉ những người thoát được ra ngoài vòng phàm thân, phàm tâm, mới là những người xứng đáng cầm đầu thiên hạ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh