Chữa Mọi Bệnh Nhờ “Ăn Uống Cân Bằng Âm Dương”: Lời Nói Thêm

CHỮA MỌI BỆNH NHỜ “ĂN UỐNG CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG”: LỜI NÓI THÊM

– Ăn uống kiêng cữ như nói trên, ít người tuân thủ đúng được. Nhiều người nghe nói ăn hết bệnh, cũng ăn, nhưng chỉ vài ngày là không theo được rồi.

Vì sao vậy?

Vì con người sống trên trái đất này là sống theo “nghiệp thức” của mình, đó là nói theo luật của nhân quả, còn nói theo thực tế, mỗi con người phải sống với trình độ hiểu biết của mình. Nếu quá sự hiểu biết của mình, là mình không chịu, mà phải sống với ý muốn của mình. Đó là người bình thường.

Còn đặc biệt hơn: Người có kiến thức cao, hoặc có tài chánh hơn người, không chấp nhận ăn và kiêng cử như nói ở trên. Do đó, nhiều người lớn tuổi cứ vào bệnh viện cấp cứu hoài, mà không chịu tìm hiểu cách ăn uống của mình.

Người đi cấp cứu là bị như sau:

Trong thực phẩm mình ăn uống bị âm nhiều, khi vào bệnh viện cấp cứu. Trước tiên, bác sỹ cho nước biển vào tĩnh mạch, nước biển là nước cất pha dung dịch với muối, nên có vị mặn, để xua chất chua trong máu, tức làm cho chất chua trong máu loãng ra, người bệnh đào thải ra ngoài bằng đường tiểu, là người bệnh khỏe lại liền.

Chúng tôi đã từng chứng kiến, nhiều vị vừa khỏe, liền sai con, cháu ra ngoài mua sinh tố, nước yến hoặc nước ngọt uống vào!

Đồng nghĩa, bác sỹ vừa cứu mình hết bệnh, mình lại đem bệnh vào nữa, thật là khổ chồng thêm cái khổ!

Trong sách viết: Nếu tuân thủ ăn uống cho đúng, rất nhiều người bị bệnh ung thư, mà các cơ phận trong người còn nguyên, thì các tế bào bệnh sẽ trương nở trở lại, kết quả hết bệnh đến 98%. Còn người các cơ phận bị cắt bỏ bớt, cũng hết bệnh, nhưng chỉ chiếm từ 50 > 60% thôi.

Đi cầu:

Phân vàng, chặt là tốt. Phân có màu tối và nhão là bị Âm nhiều, nên chỉnh thức ăn Dương lên, để được quân bình. Nếu ăn rau xanh nhiều, phân bị sạm cũng không sao.

Đi tiểu:

Trung bình mỗi ngày đi tiểu 4 hay 5 lần là vừa, nếu nhiều hay ít hơn phải điều chỉnh nước uống.

Ăn mặn: Nước tiểu có màu vàng giống như màu bia, không cặn là tốt.

Ăn chay: Nước tiểu trong như nước suối là tốt.

Hơi thở:

Mỗi ngày phải hít thở thật sâu cho căn người vài lần, khi thở ra cũng phải ra cho thật sạch, không để không khí tồn động trong hóc phổi hay hóc tế bào quá lâu, vì quá lâu vùng đó bị ô nhiễm, sanh bệnh.

Đồ nhựa (polymer):

Tất cả thực phẩm dù nóng hay lạnh, không sử dụng đồ nhựa để bảo quản hay ăn uống.

Vì sao vậy?

Vì đồ nhựa được làm từ hóa chất, nên hóa chất hút vào thực phẩm, sử dụng lâu ngày sẽ sanh ra bệnh.

Cái lợi của ăn uống:

– Cái lợi của ăn uống này là không đau nhức. Ngủ rất ngon. Thân thể rất nhẹ nhàng thoải mái. Nếu người ăn mà được cân bằng Âm Dương người mình rất bình tỉnh, thơi thới, nhẹ nhàng, điềm đạm, không nóng nảy, không bộp chộp …

– Già rồi mà không tốn tiền thuốc. Không nhức mỏi, không đau nhức, không phiền hà đến người thân, nhất là ăn uống không tốn tiền nhiều, còn gì bằng.

(18) Nấu cơm gạo lứt:

Không nấu nồi cơm điện, vì điện từ bắn xuyên qua hạt cơm, làm người ăn lâu ngày bị đau nhức.

– Một lon gạo, hai lon nước.

(Thêm hoặc bớt nếu khô hoặc nhão).

– Vo gạo sạch.

– Nấu nước vừa sôi, bỏ 1/2 muỗng cà phê muối, đổ gạo vào quậy cho đều, đậy nắp lại, nấu tiếp khi sôi lại 15 giây, nhắc xuống, để 15 phút, bắt lên lại, cho lửa riu riu đến khi chín.

– Muốn cơm để lâu còn hơi ấm nên mua nồi ủ cơm, có thể để từ sáng đến chiều được.

Hấp cơm: Bằng cách hấp cách thủy, như chưng mấm vậy, cơm ăn rất ngon.

Gạo lứt rang:

  • Vo gạo 1 lít.
  • Nấu sôi.
  • Gạo vừa nở.
  • Vớt ra phơi khô.
  • Rang với 4 muỗn muối hột đã nghiền sẵn.
  • Gạo chín, dòn, đem ra rây lấy muối lại, bảo quản tốt, sử dụng lâu ngày.

Làm muối mè (mè vàng):

  • Lựa sạn, ngâm nước, đãi vỏ, vớt ra để ráo, bỏ vô chảo rang, chảo dày rất tốt.
  • Lửa càng nhỏ càng tốt.
  • Khi hạt mè vàng, hơi phồng lên, nổ lách tách và nứt độ 80% là được.
  • Nhắc chảo xuống, đổ vào hủ, lấy khăn lông trắng đậy lại, lấy nắp hủ đậy kín tiếp cho hơi ẩm rút vô khăn, hơi nóng làm chín đến ruột hạt mè, đến khi nào nguội.
  • Bỏ vào cối cùng với muối hột rang (phân lượng ghi sau) nghiền cho nát, không giã.
  • Muối mè chỉ sử dụng trong vòng 4 ngày.

Rang muối hột:

  • Muối hột rửa sơ cho sạch cát.
  • Bỏ vô chảo gang hoặc nhôm dày.
  • Đậy nắp kín, cho muối nổ, khi nào hết nổ là xong.
  • Đem ra để nguội nghiền cho nát, sử dụng lâu ngày.

Rửa rau:

  • Lặt rau xong.
  • Ngâm nước muối (không ngâm nước tím, vì nước tím có hóa chất).
  • Rửa nước sạch lại.
  • Ngâm nước muối lại 10 phút, không rửa nước lạnh lại, mới luộc hay chiên xào, v.v…

Nấu súp cốc loại:

  • Đổ ít dầu mè, hoặc dầu dừa (loại dùng cho nấu ăn, không khử tỏi).
  • Vừa hơi nóng, bỏ cốc loại vô, vừa xì bọt sôi, bỏ nhúm muối vô cho muối rút chất ngọt từ cốc loại ra, canh vừa ăn, xào cho ra nước độ 1 phút, châm ít nước vào, khi chín là xong.

Dù xào hay nấu canh, cũng dùng công thức trên. Nên mua sách dưỡng sinh về nghiên cứu thêm.

(19) Cách lấy chất ngọt trong rau củ để làm nước nêm thay đường:

  • Bắp trái, 1 trái, lột vỏ, rửa sạch, bẻ đôi.
  • Mướp, 1 trái, rửa sạch, xắt làm hai hay ba, bốn.
  • Bắp cải trắng, 10 bẹ, rửa sạch, xắt làm ba, làm tư.
  • Củ sắn, 1 củ, lột vỏ, rửa sạch, xắt từng lát mỏng.
  • Củ cải trắng, 1 củ, rửa sạch, xắt từng lát mỏng.

Tất cả bỏ vô nồi, đổ nước cao hơn các phần trên 30%, nấu cho rục. Để nguội, đổ vào chai thủy tinh, dùng làm nước nêm để thế đường.

Phân lượng muối và mè:

  • Tuổi từ 30 đến 40 : 25 muỗng mè, 1 muỗng muối.
  • Tuổi từ 41 đến 50 : 40 muỗng mè, 1 muỗng muối.
  • Tuổi từ 51 dến 60 : 50 muỗng mè, 1 muỗng muối.
  • Tuổi từ 61 trở lên: 60 muỗng mè, 1 muỗng muối.

Người trẻ, từ 30 đến 50 tuổi một ngày chỉ sử dụng tối đa 1,5 muỗng cà phê muối. Người từ 61 đến 70 tuổi, một ngày chỉ sử dụng 1 muỗng cà phê muối.

Tính tất cả các muối đã nêm vào thức ăn. Người cao tuổi hơn, càng ít muối càng tốt, nhưng phải có muối, nếu thiếu muối người già dễ bị xỉu.

Làm nước tương cốt:

  • 1 cái lu hay khạp.
  • 6 ký đậu nành (hấp cho mềm.).
  • 6 ký muối hột (muối có thể thêm hay bớt miễn là sao đo độ mặn đủ 2 độ là được), nấu sôi, lóng cặn, lọc lấy nước sạch, đổ vào lu hay khạp, vừa bằng với đậu nành).
  • Nước muối đo đúng 2 độ (mua độ kế ở chợ Kim Biên).
  • 1 ký bột mì (cây mì) rang cho vàng.
  • 1 bọc meo, trộn với bột mì để từ 1 ngày 1 đêm trở lên, canh màu meo chuyển đến màu lá mạ non sang màu xanh lông chim két là rắc vô khạp đựng đậu và nước muối, trộn đều (meo và bột mì đang ở màu vàng hay màu đỏ là còn độc, v.v…)
  • Để 5 ngày, châm nước muối thêm cho ngập đậu, gài nang tre cho đậu chìm sâu xuống 5 phân.
  • Phơi ngoài nắng, tối đậy nắp lu hơi hở, mưa đậy nắp kín, ban ngày dỡ ra.
  • Bốn tháng sau chắt lấy nước, đậu bỏ vào bao vải, vắt lấy hết nước cốt, tất cả đều lược lại cho sạch cặn, muốn thật kỹ, nấu lại vừa sôi, bỏ vào khạp khác, khạp nhơ rữa sạch và sát trùng kỹ bằng nước sôi, để chỗ hanh nắng, đậy nắp kín, băng keo giấy lại, mỗi tháng thăm chừng 1 lần, từ 6 tháng trở lên, nước tương bắt đầu keo dần lại, là ăn từ từ được, làm tương tỏi là lấy từ lúc nầy. Nước tương cốt này để càng lâu càng tốt, vì nó càng dương. Dưỡng sinh gọi là tương Tamari nguyên dương. Khi để lâu, để trong mát.

Súp bổ dưỡng ăn chay:

  • Đậu đỏ, 5 grs (nấu mềm chắt bỏ nước).
  • Đậu trắng, 5 grs (nấu mềm chắt nước).
  • Bí đỏ, 10 grs (xắt bỏ võ).
  • Phổ tai, 5 grs (xắt nhuyễn).
  • Hột sen, 5 grs.
  • Sâm Hà Nội, loại cứng, (xắt từng lát mỏng).

Sáu thứ trên nấu chung cho thật rục, nêm muối vừa ăn và chất ngọt của cốc loại, vừa đủ ngọt.

Đây là chất bổ dưỡng thật cao, dùng cho người ăn chay, bệnh mau hồi phục sức.

Súp bổ dưỡng ăn mặn:

  • Đậu đỏ, 5 grs (nấu mềm chắt bỏ nước).
  • Đậu trắng, 5 grs (nấu mềm chắt bỏ nước).
  • Bí đỏ, 10 grs (xắt bỏ võ).
  • Phổ tai, 5 grs (xắt nhuyễn).
  • Hột sen, 5 grs.
  • Thịt bò, 10 grs, (hoặc thịt gà, hay thịt tôm, loại tôm lớn, ướp mặn trước xắt từng lát mỏng, (không được sử dụng thịt heo, vì thịt heo cực âm).

Các thứ trên nấu cho thật rục, nêm muối vừa ăn, nêm chất ngọt vừa ngọt.

Đây là chất bổ dưỡng thật cao, dùng cho người bị bệnh, hồi sức nhanh, người trúng thực mau lấy lại sức, là thuốc bổ cho người già yếu.

Làm bột dinh dưỡng, thế sữa:

  • Đậu đỏ 1 ký, nấu vừa sôi, vớt ra phơi khô.
  • Đậu trắng 1 ký, nấu vừa sôi, vớt ra phơi khô.
  • Đậu xanh 1 ký, loại tróc võ, rửa sạch, phơi khô.
  • Đậu nành 3 ký, nấu vừa sôi, vớt ra phơi khô.
  • Hột sen 2 ký, rửa sạch, phơi khô.

Năm thứ trên, đem phơi nắng thật khô, đập thử mà nát mới đem rang hơi vàng, đừng cho khét, xay cho nhuyễn, bảo quản kỹ, sử dụng lâu ngày. Uống vào buổi sáng, thế sữa. Uống với đường mạch nha hoặc đường phèn hay mật ong thứ thiệt.

Cách nhìn rau, củ, đậu, để biết Âm Dương:

  • Màu càng đỏ càng Dương.
  • Màu càng xanh hoặc đen càng Âm.
  • Màu trắng cho là Quân Bình.
  • Nước nhiều là Âm.
  • Nước ít là Dương.
  • Thon cao là Dương.
  • Nở ngang là Âm.
  • Nấu hoặc luộc mà dai là Dương, còn bở là Âm.

Thực phẩm Âm Dương nhiều hay ít:

Thực phẩm và thức uống Âm nhiều:

  • Gừng, ớt, tiêu, nước chanh, me, càry, chao, giấm, gạo, kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê, đường cát, các loại cà, khoai tây, măng, giá, nấm, dưa leo, bắp chuối, khoai mì, môn tím.

Thực phẩm và thức uống Âm vừa:

  • Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ, khoai tím, bí đao, mướp ngọt, củ sắn, khoai lang, nếp, các loại gạo mạch, tương, đậu phụ, mẻ, tương cải, va ni, rau răm, nước trái cây, bia, đường thốt nốt, đường thô, đường trái cây.

Thực phẩm và thức uống Âm ít:

  • Bo bo, bắp, bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mỡ trắng, bơ, mè, tỏi, rau cần, rau húng, quế.

Thực phẩm và thức uống Dương nhiều:

  • Củ sắn dây, củ khoai mài, muối tự nhiên, trà rễ đinh lăng, nhân sâm, hạt dẻ.

Thực phẩm và thức uống Dương vừa:

  • Hạt kê, gạo, mì đen, diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách xon, rau má, củ cải trắng, củ sâm, củ cà rốt, cà phê thực dưỡng, trà củ sen.

Thực phẩm và thức uống Dương ít:

  • Bắp cải, bông cải, cải cay, cải ngọt, rau tần ô, rau câu chỉ, phổ tai, quế, hồi, hoắc hương, rau mùi, hành, kiệu, rau diếp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành, trà 3 năm trở lên, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc, mạch nha, chất ngọt hạt ngủ cốc, chất ngọt mật ong, chất ngọt rau củ.

Lưu ý:

  • Người già không răng, nấu cơm nhão, trộn muối mè, bỏ vào cối xay sinh tố, xay cho nát, ăn như cháo, khi ăn xong phải nhơi thêm 20 phút, cho nước bọt trộn đều với thức ăn, để thức ăn dễ tiêu.
  • Khi ăn uống lâu ngày, cơ thể rất sạch, muốn ăn những thức ăn kiêng cữ, nên ăn ra từ từ, nếu ăn ra vội nhiều quá cơ thể sẽ bị phản ứng, có khi rất dữ dội.
  • Chỉ cần cữ các thức ăn Âm như nêu trên:
  • Chỉ sử dụng dầu mè hay dầu dừa loại nấu ăn, trong các trường hợp chiên xào.
  • Cơ thể khó sanh bệnh. Đặc biệt hệ thống tim mạch không bị bệnh.
  • Nếu bị bệnh tiểu đường, phải ăn uống tuân thủ, cữ các thức ăn không sanh bệnh về đường máu và uống nước 1 trong 4 thứ như:
  1. Dây, lá hoặc trái khổ qua rừng là tốt nhất.
  2. Cây Bần Ổi vạt từng lát mỏng.
  3. Cây Dừa Cạn
  4. Dây Thìa Canh.

Tìm được loại nào, uống loại đó, để thay thế trà. Mỗi ngày từ 1 lít đến 1, 5 lít

Lưu ý về uống nước dây, lá hoặc trái khổ qua rừng và các thứ trên:

  • Ban đầu uống cho nước đậm đặt và uống thuốc theo toa bác sỹ, mua máy thử tiểu đường, khi ổn định, uống nước từ từ nhạt lại, thuốc uống từ từ giảm bớt, khi ổn định bỏ thuốc hẳn. Phần uống nước nói trên, phải uống ít nhất là 1 năm.

(20) Tự làm thầy:

  • Sau khi đọc và hiểu rõ cẩm nang ăn uống này mà làm theo, chính mình là thầy thuốc cho mình rồi vậy, tự lo sức khỏe và trị bệnh cho mình. Nếu ăn uống theo cẩm nang này mà còn bị bệnh là tại không kiêng cữ, tức không bỏ được thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức từ trước đến nay.

Hổ trợ bằng tinh thần, khi trị bệnh:

  1. Bệnh phổi: đừng lo.
  2. Bệnh thận: đừng sợ.
  3. Bệnh tim: đừng tức, đừng uất hận.
  4. Bệnh đường ruột: đừng suy nghĩ.
  5. Bệnh gan: đừng nóng nảy.
  6. Bệnh thần kinh: đừng tưởng tượng.
  7. Bệnh bao tử: đừng buồn.

Lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, bệnh gì khi ăn uống như trên rất mau hết bệnh.

Quan trọng nhất là phải ăn uống đúng theo thu nhập của chính mình, thu nhập cao phải ăn dinh dưỡng cao, thu nhập thấp phải ăn thu nhập thấp.

Kết luận:

Cẩm nang ăn uống này có các cái được như sau:

  1. Đây là bài học ăn, uống mà không trường nào dạy.
  2. Hợp với cách ăn uống để được quân bình Âm Dương và phù hợp với thiên nhiên.
  3. Tự mình làm thầy thuốc cho chính mình.
  4. Không bị bệnh.
  5. Không mất thời gian để nhờ người khác trị bệnh.
  6. Không tốn tiền nhiều.
  7. Rất hợp cho người có thu nhập thấp.
  8. Sống trên đời, thân không bệnh, tâm an vui, thử hỏi có gì bằng?

Kính mong quí vị cao tuổi cố gắng thực hành đúng, để không khổ vì bệnh tuổi già. Con cháu kính thương, là hạnh phúc nhất trên đời ./-

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh