Mồng 5 Tháng Năm Âm Lịch: Tìm Về Sự Tích Và Phong Tục Tết Đoan Ngọ

MỒNG 5 THÁNG NĂM ÂM LỊCH: TÌM VỀ SỰ TÍCH VÀ PHONG TỤC TẾT ĐOAN NGỌ

Tết Đoan Ngọ là 1 trong những ngày tết truyền thống tại một số nước Đông Á trong đó có Việt Nam, rơi vào ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch hàng năm. Vậy nguồn gốc và phong tục của nó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1392-mong-5-thang-nam-am-lich-tim-ve-su-tich-va-phong-tuc-tet-doan-ngo-1.jpg
Bánh gio, tượu nếp, hoa quả…là những món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. (Ảnh: Tuvidauso)

Tết Đoan Ngọ là gì ?

Theo sách “Phong Thổ ký” thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. “Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng Năm âm lịch. Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng Năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như Mặt trời vào lúc giữa trưa.

Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Và tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.

Người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan ngũ. Theo sách “Tuế thời lạp ký” thì Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng Năm. Ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người ta gọi ngày mồng 1 tháng Năm là Đoan Nhất, ngày mồng 2 là Đoan Nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 là Đoan Ngũ.

Sự tích Tết Đoan Ngọ

Thực ra ban đầu, ngày Đoan Ngọ chỉ là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thường xuất hiện, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh được mọi bệnh thời khí.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nhưng về sau để cho ngày này có một ý nghĩa, người ta liền lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên.

Sự tích Khuất Nguyên

Khuất Nguyên (340-278 TCN) là nhân vật lỗi lạc thời cổ đại Trung Hoa cả về cuộc đời, nhân cách và nghệ thuật thơ ca. Ông cũng là danh nhân văn hóa thế giới.

Ông là quan đại phu của nước Sở (tỉnh Hồ Nam). Xuất thân từ dòng dõi vương tộc nhưng đã sa sút từ đời cha, gần hàng thứ dân. Ông sớm được vua Sở trọng dụng, cân nhắc lên hàng lương đống của triều đình (chức Tả tư đồ, dưới Lệnh doãn - Tể tướng).

Về đối nội, Khuất Nguyên chủ trương cải cách xã hội bằng những biện pháp nhằm hạn chế đặc quyền của các đại quý tộc, chủ trương “cân nhắc người hiền, trao quyền cho người có tài năng”; đối ngoại, chủ trương liên Tề chống Tần. Khuất Nguyên bị đả kích kịch liệt vì điều đó mâu thuẫn với đường lối quyền lợi của các đại thần.

Thuở đó - thời Chiến quốc, tình trạng xâu xé nhau giữa 6 nước Tần, Sở, Tề, Ngụy, Hàn, Yên đã đi đến chỗ quyết định. Sở từ chỗ cường thịnh đi đến chỗ bại vong, nguy cơ bị Tần thôn tính. Sở Hoài Vương nghe theo lời xúc xiểm của nịnh thần gian tham nên đã dần dần bỏ rơi Khuất Nguyên, cách chức Tả tư đồ, thậm chí còn đày ông đi Hán Bắc (298 TCN).

Sau đó, ông được gọi về. Nước Sở khi này đang ở trong tình cảnh nguy ngập. Khuất Nguyên chỉ rõ địch - ta, thù - bạn, cùng phương cách cứu nước, do đó nước Sở tai qua nạn khỏi. Sau khi Sở Hoài Vương bỏ mạng ở đất Tần bởi tình nguyện làm con tin, Khoảnh Tương Vương lên nối ngôi. Tình hình chính trị nước Sở càng suy yếu.

Nghe lời xúi giục của Lệnh doãn Tử Lan, Ngận Thương, Tương Vương đã đày ông về Giang Nam. Ông qua hồ Động Đình, vượt vùng sông Nguyên, sông Tương, đến mãi tận sông Mịch La. Khi nước Sở bị Tần diệt đúng như lời tiên đoán của ông, tướng Tần là Bạch Khởi công phá kinh thành Sính của Sở. Khuất Nguyên uất ức buộc đá vào cổ dìm mình xuống sông Mịch La, mong lấy cái chết thức tỉnh triều đình và dân chúng. Đó là trưa (ngọ) ngày 5 tháng Năm âm lịch năm 278 TCN.

1392-mong-5-thang-nam-am-lich-tim-ve-su-tich-va-phong-tuc-tet-doan-ngo-2.jpg
Khuất Nguyên (340-278 TCN) là nhân vật lỗi lạc thời cổ đại Trung Hoa. (Ảnh: Wikipedia)

Về sau, để tưởng nhớ một vị đại thần và nhà thơ yêu nước trung trinh, hàng năm cứ vào ngày 5 tháng Năm âm lịch, toàn dân Trung Quốc tổ chức ăn tết đặt tên là Tết Đoan Ngọ để tưởng niệm Khuất Nguyên.

Ở tỉnh Hồ Nam, ngày này trở thành một ngày hội thật sự: trống dong cờ mở đua thuyền vang rộn cả một quãng sông Mịch La, nơi trước đây Khuất Nguyên trầm mình. Ở Việt Nam ngày đó ta cũng thờ cúng dưới cái tên Tết Đoan Ngọ, có nơi như miền Trung biến tướng thành Tết giết sâu bọ.

Tục lễ trong Tết Đoan Ngọ

Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta học theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:

  • Tục giết sâu bọ
  • Tục nhuộm móng chân móng tay
  • Tục đeo bùa túi
  • Tục tắm nước lá mùi
  • Tục khảo cây lấy quả
  • Tục hái thuốc vào giờ Ngọ
  • Tục treo ngải cứu để trừ tà.

Theo quan niệm xưa, trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho cơ thể. Tuy nhiên, diệt sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải lúc nào cũng giết chúng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần diệt chúng.

Diệt sâu bọ bằng gì?

Chính bằng những thức ăn, nhất là bằng rượu nếp và hoa quả.

Sáng sớm ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải diệt sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào, roi (mận) v.v …

Đối với trẻ con, người ta bôi cho chúng một ít thần sa, chu sa vào hai bên thái dương và vào bụng. Có khi người ta hòa với nước cho chúng uống. Người ta cắt nghĩa việc diệt sâu bọ như sau:

Sáng mồng 5 tháng Năm, sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong Đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy từ thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất diệt được sâu bọ.

Ngoài trái cây, người ta còn cho trẻ con bôi hoặc uống thần sa, chu sa, vì người ta tin rằng, lúc sâu bọ bị trái cây giết có sự phản ứng gây bất an cho trẻ con, nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước. Đó là tục lệ và ý kiến người xưa!

Ngày nay, hàng năm khi mồng 5 tháng Năm tới, ngoài việc cúng bái, vẫn còn người giết sâu bọ, vẫn ăn cơm rượu nếp (cơm rượu) vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây như xưa.

Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng Năm là “Tết giết sâu bọ” - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa.

Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa… bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Trẻ em giết sâu bọ khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.

Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng 5. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.

Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống.

Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú của nǎm ấy, như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh