Tôi Phải Học Thiền Ở Đâu Và Như Thế Nào?

TÔI PHẢI HỌC THIỀN Ở ĐÂU VÀ NHƯ THẾ NÀO?

- Hiện nay có nhiều nơi dạy thiền nhưng tên gọi này đã bị sử dụng bừa bãi và sai lạc rất nhiều. Có lẽ ông cũng thấy, hầu hết các trung tâm dạy thiền ngày nay đều bị thương mại hóa bởi những người tự xưng là Thiền sư (Zen Master), Tổ sư (Guru), Đạo sư (Swami) hay Thánh nhân (Bhagwan). Họ dạy chỉ với mục đích được nổi danh hay để kiếm tiền mà thôi.

- Nếu thế tôi phải làm gì?

- Trước khi đi xa hơn, chúng ta hãy tránh sử dụng từ thiền trong lúc này. Thiền là từ của Phật giáo nói về phương pháp quán xét nội tâm. Các tôn giáo khác cũng có những phương pháp tương tự nhưng mục đích lại khác hẳn. Phương pháp của Ấn giáo chú trọng vào việc hòa hợp Tiểu Ngã vào Đại Ngã. Phương pháp của Thiên Chúa giáo, hay mặc niệm, chú trọng vào việc quay về với Thượng Đế. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp của các pháp sư hay phù thủy nhằm vào việc luyện thần thông hay để cho vong linh nhập vào sai khiến. Do đó, khi bắt đầu, ông phải cẩn thận và chỉ nên coi đó là một phương pháp tĩnh tâm để đầu óc yên lặng, không căng thẳng, để điều khiển tư tưởng và cảm xúc trước khi đi xa hơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

- Vậy tôi phải bắt đầu như thế nào?

- Nếu ông biết tư tưởng và cảm xúc thường được biểu lộ qua một vài cử chỉ này nọ thì một vài tư thế cũng có khuynh hướng tạo ra những trạng thái và cảm xúc tương ứng. Nhờ biết áp dụng những tư thế này mà thân thể của ông được điều hòa, rồi ông mới có thể đi xa hơn. Phần lớn người phương Tây có thân hình cứng nhắc, chưa quen ngồi xuống đất nên ông có thể bắt đầu bằng việc ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối một cách tự nhiên. Hai chân khép lại. Vấn đề chính là thoải mái, không cố gắng hay gò bó. Giữ thẳng thân người, đừng cúi khòm xuống, để luồng sinh khí chạy đều trong cột sống.

- Tôi thấy những người tập thiền đều ngồi, vậy thì có gì khác giữa việc ngồi trên ghế và ngồi dưới đất không?

- Khi mới tập, tư thế không quan trọng cho đến khi ông có thể làm chủ được thể xác. Dĩ nhiên, ông có thể ngồi xếp bằng theo các tư thế như bán già hay kiết già. Đối với người Á Đông, ngồi xếp bằng là một động tác tự nhiên nhưng không tiện cho phương Tây. Nếu bắt buộc phải ngồi theo một tư thế nhất định ngay lúc mới tập, điều đó sẽ tạo ra những khó khăn không cần thiết. Ông nên nhớ thể xác thoải mái thì ông mới có thể điều chỉnh hơi thở một cách tự nhiên. Khi đã làm chủ được hơi thở, ông có thể thay đổi tư thế để ngồi cho vững vàng. Khi mới tập ai cũng thấy đau chân, đau tay vì chưa quen ngồi, do đó tôi khuyên ông nên bắt đầu một cách từ từ, không vội vàng, hấp tấp.

- Vợ tôi được dạy phải ngồi thiền khoảng 15 phút trước khi bắt đầu các động tác hay tư thế Yoga.

- (bật cười) Một số nơi dạy Yoga thường thêm thắt vào một vài thứ rồi gọi là thiền hay khí công để tạo vẻ huyền bí mà thôi. Ông nên nhớ các tư thế lúc đầu chỉ giúp cho ông có thể thở nhẹ và sâu. Thật ra khi thân thể thoải mái, điều hòa thì hơi thở mới sâu và nhịp nhàng được. Nếu tiếp tục như thế, đến một lúc nào đó, hơi thở sẽ trở nên êm nhẹ và dần dần lắng sâu.

(đột nhiên nghiêm giọng) Nhiều người mới tập được dạy phải hít thở thật sâu, dồn hơi xuống bụng như các ca sĩ luyện giọng. Việc này thật tai hại vì người ta chỉ chú trọng đến hơi thở mà quên rằng tĩnh tâm là để cho đầu óc thoải mái chứ không phải cố gắng qua cách hít thở làm cho phổi và tim hoạt động bất bình thường. Nhiều người luyện tập hít thở mà quên rằng đây là việc kiểm soát tư tưởng chứ đâu phải là một môn thể thao. Có người dạy phải dồn hơi vào các huyệt đạo, đưa nó đi theo hệ thống kinh lạc trong thân thể để đạt được một điều gì đó. Đây là lối luyện tập của một số phù thủy, rất nguy hiểm vì có thể gây rối loạn thần kinh. Nhiều người được dạy phải hướng đôi mắt lên cao và giữ mắt trong tư thế đó để khiến cho thị giác tê liệt như bị thôi miên và đi đến trạng thái xuất thần, phát sinh các hiện tượng kỳ lạ hay bị các vong linh nhập vào dìu dắt. Đây là điều phải tuyệt đối tránh vì tĩnh tâm là để cho đầu óc thoải mái, loại bỏ các tư tưởng không cần thiết chứ không phải để đạt đến một điều gì hết.

Phương pháp tĩnh tâm giúp cho thân thể và đầu óc thoải mái trước khi bắt đầu tập trung tư tưởng để đi xa hơn. Nếu quan tâm đến các tư thế, rồi thấy đau chân, mỏi tay thì làm sao làm chủ được tư tưởng? Việc luyện tập không được vội vàng, hấp tấp mà phải để cho mọi sự đến một cách tự nhiên. Nên nhớ, tĩnh tâm là sự phát triển trí thức, đạo đức và tâm linh để làm chủ tư tưởng và cảm xúc. Đó không phải là sự phát triển một khả năng thần thông để đạt đến một cái gì đó. Đừng lẫn lộn việc tĩnh tâm với việc tu luyện một phép thần thông nào đấy hay mong muốn đạt được thứ gì đó. Sự cố gắng lúc đầu chỉ để tập một thói quen tích cực nhằm đạt đến sự bình an, loại bỏ những tư tưởng lộn xộn trong đầu óc. Khi những tư tưởng lộn xộn đã được loại bỏ và tâm đã an, thì mọi việc sẽ khác.

Điều quan trọng nhất là phải duy trì thời gian tập luyện. Một khi đã chọn ra thời điểm cụ thể để tĩnh tâm thì cần phải tuân giữ vì ông cần có thói quen, nếu không sẽ khó đi xa được. Ông nên tập vào sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu mọc vì đây là lúc những luồng từ điện trong thiên nhiên rất mạnh. Không nên tập sau bữa ăn hay trong đêm khuya vì có những ảnh hưởng bất lợi. Ông có thể bắt đầu tập trong khoảng 15 phút rồi tăng lên 30 phút, sau đó có thể tăng lên 45 phút hay nhiều hơn nữa. Đôi khi tập lâu, cơ thể căng thẳng, mệt mỏi thì ông có thể đứng dậy đi bộ thong thả khoảng 15 phút cho thân thể điều hòa trở lại.

Khi tập được một thời gian, khi thân thể hoàn toàn thoải mái, hơi thở được điều hòa, nhẹ nhàng thì ông hãy để cho tư tưởng tập trung vào một điều gì đó tốt đẹp để tránh tư tưởng chạy lăng xăng hay bị xáo trộn bởi công việc hàng ngày. Đây là một việc rất khó vì đầu óc của ông quen suy nghĩ đủ mọi thứ rồi.

Ông nên nhớ phương pháp tĩnh tâm này đòi hỏi một sự nỗ lực chứ không phải là một cảm giác mơ màng, nửa mê nửa tỉnh. Ông có thể hình dung người thực tập phương pháp này giống như con hải âu bay trên biển vậy. Con hải âu dang rộng đôi cánh, lướt theo làn gió trên mặt nước. Bề ngoài trông như bất động nhưng thật ra nó phải cố gắng rất nhiều để đương đầu với những luồng gió mạnh, phải luôn luôn điều chỉnh đôi cánh theo sự thay đổi của luồng gió, do đó nó ý thức từng giây từng phút để không bị gió thổi bay xuống biển.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh