Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm: Phi Lộ

TÌM HIỂU KINH HOA NGHIÊM: PHI LỘ

Kinh Hoa Nghiêm bàn về Giải Thoát chúng sinh. Nó chuyển từ cá nhân đến Bản tính Như Lai trong vũ trụ, Phật kiếp này cũng là Phật kiếp sau, và bàn về sự Giải Thoát, và nhũng người đã được giải thoát.

Kinh này có lẽ được dịch vào đầu thế kỷ 2, và tiếp tục được phiên dịch như vậy trong vòng ngót nghìn năm. Trong khoảng thời gian này có chừng 30 bản dịch.

Bản dịch phổ thông nhất là

  1. Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh(大 方廣 佛華 嚴 經) Đường Vu Điền Quốc Tam Tạng Sa Môn Thật Xoa Nan Đà dịch. (tr. 359- 429)

Bộ Hoa Nghiêm này ngoài bốn quyển gồm 39 phẩm như trong bộ Kinh Hoa Nghiêm của Thích Trí Tịnh, tức là của Đường Vu Điền quốc Tam Tạng Sa Môn dịch, còn có 2 quyền Phổ Hiền Hạnh Nguyện do Đường Kế Tân Tam Tạng Bát Nhã phụng chiếu dịch (唐 罽 賓 國 三 藏 般 若奉 詔 譯) (tr. 652- 710) Bộ Hoa Nghiêm sau dày hơn bộ trước chừng 1500 trang.

Phẩm I. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm: The Wonderful Adornments of the Leaders of the World.

Bàn về Giác Ngộ toàn diện, và các đẳng cấp giác Ngộ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phật nơi đây là Chân lý, và những người giác ngộ Chân Lý. Tất cả các nhân vật nói tới trong chương này chỉ là những khía cạnh của sụ giác ngộ toàn diện, và chủ trương ai cũng có thể đi đến giác ngộ, đó là đề tài chính của Phật giáo.

Phẩm này mô tả sự huân tập của chư Phật và các Bồ tát tại nước Ma kiệt Đề:

Như có:

10 thế giới vi trần số Đại Bồ Tát cùng với đứcNhư Lai và đức Vairocana. (Hoa Nghiêm Kinh, Thích Trí Tịnh, q. 1, tr. 24- 27)

- Vô số Chấp Kim Cang Thần (thunderbolt-bearing spirits) (Sđd, tr. 27)

-Vô số Thân chúng thần (multiple- body spirits) (Sđd, tr. 28)

- Vô số Túc Hành Thần (Footstep following Spirits) (Sđd, tr. 29)

- Vô số Đạo tràng Thần (Sanctuary Spirits) (Sđd, tr. 29)

-Vô Số Chủ Thành Thần (City Spirits) (Sđd, tr. 30)

- Vô Số Chủ địa Thần (earth Spirits) (Sđd,. tr. 31)

- Vô Số Chủ Sơn Thần (moutain Spirits) (Sđd, tr. 32)

- Vô số Chủ Lâm Thần (Forest Spirits) (Sđd, tr. 32)

- Vô Số Chủ Dược Thần (Herb Spirits) (Sđd, tr. 33)

- Vô số Chủ Giá thần (crop Spirits) (SĐD, tr. 33)

- Vô số Chủ Hà thần (River Spirits) (Sđd, tr. 34)

- Vô số Chủ Hải Thần (Ocean Spirits) (Sđd, tr. 35)

- Vô số Chủ Thủy Thần (Water Spirits) (Sđd, tr. 35)

- Vô số chủ Hỏa Thần (fire Spirits) (SĐD, tr. 36)

- Vô Số Chủ Phong Thần (Wind Spirits) (Sđd, tr. 36)

- Vô số Chủ Không Thần (Space Spirits) (Sđd, tr. 37)

- Vô số Chủ Phương Thần (Direction Spirits) (Sđd, tr. 38)

- Vô số Chủ Dạ Thần (Night Spirits) (Sđd, tr. 38)

- Vô số Chủ Chú Thần (Day Spirits) (Sđd, tr. 39)

- Vô Số Atula vương (titan Kings) (Sđd, tr. 40)

- Vô số Ca Lâu Na vương (kinnara Kings) (Sđd, tr. 40)

- Vô số Khẩn Na La vương (garuda kings) (Sđd, tr. 41)

- Vô số Ma Hầu La Già Vương (Mahoraga kings) (Sđd,. tr. 42)

- Vô lượng Dạ Xoa Vương (yaksha kings) (Sđd, tr. 42)

- Vô lượng Đại long vương (Naga Kings) (Sđd, tr. 43)

- Vô lượng Cưu Bàn Trà Vương (Kumbanda kings) (Sđd, tr. 43)

- Vô lượng Càn Thác Bà Vương (Gandharva Kings) (Sđd, tr. 44)

- Vô lượng Nguyệt Thiên Tử (Moon Deities) (Sđd, tr. 45)

- Vô Lượng Nhật Thiên Tử (Son Deities) (Sđd, tr. 46)

- Vô lượng Đao lợi Thiên Vương (kings of the thirty three Heaven) (Sđd, tr. 46)

- Vô lượng Dạ Ma Thiên Vương (King of the Suyama heaven) (Sđd, tr. 47)

- Vô Lượng Đâu Suất Thiên Vương (kings of the Tushita heavens) (Sđd, tr. 48)

- Vô lượng Hóa Lạc Thiên Vương (Kings of the heavens of enjoyment of emanations) (Sđd, tr. 49)

- Vô số Tha Hóa tự tại Thiên Vương (kings of the heavens of free enjoyment of others’ Emanation) (Sđd, tr. 50)

- Vô số Đại Phạm Thiên Vương (Kings of the great Brahma heavens) (Sđd, tr. 50)

- Vô lượng Quang Âm Thiên Vương (kings of the heavens in which light is used for sound) (Sđd, tr. 51)

- Vô lượng Biến Tịnh Thiên Vương (kings of the heavenbs of universal purity) (Sđd, tr. 52)

-Vô lượng Quảng Quả Thiên Vương (kings of the heavens of vast results) (Sđd, tr. 53)

- Vô Số Đại Tự Tại Thiên Vương (kings of the heavens of great Freedom) (sdđ tr. 54)

Đọc phẩm đầu này, tôi tự hỏi:

- Làm sao đức Phật tổ chức được một cuộc vân tập rộng lớn qui mô như vậy.

Ngài di chuyển bằng cách nào.

Ngài phát thanh ra sao.

Và ngay sau đó tôi đọc báo Nguyệt San Giác Ngộ, số 63, tháng 6, 2001, tr. 8.

Trong đó Hòa Thượng Thích Thanh Từ bàn về Ngài Vô Ngôn Thông, học trò Bách Trượng, và nói ngài đã giác ngộ khi đọc câu: «Tâm địa nhược Không, tuệ nhật tự chiếu». Nghĩa là đất tâm nếu trống không, thì mặt trời trí tuệ tự sáng. Tôi mới hiểu rằng Phật đã đi đến chỗ Không Tâm, tới Hư Vô, đã di chuyển trong Hư Vô, và di chuyển bằng Thân Ánh Sáng. (Thích Thanh Từ, Nói chuyện về Thiền Tông tại trường Đại Học Khoa Học và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh, Nguyệt San Giác Ngộ, số 63, tháng 6- 2001, tr.8)

Vả lại, «Pháp giới của Phật vốn vô ngại, mà chính do vô minh, phân biệt của con người làm ra ngăn ngại. Pháp giới ấy vốn trùng trùng duyên khởi mà con người làm ra thành cá nhân và sự vật hạn cuộc, và cũng từ đó mà trùng trùng khổ đau» ... «Mà phải là một tâm thức «viên dung vô ngại” của Đạo Phật mới có thể nhìn thấy «Tất cả là một, Một là tất cả» để tỏa sáng một lòng đại bi không chướng ngại tỏa khắp» (Xem Vũ trụ quan Hoa Nghiêm và thế giới hiện đại, của Nguyễn thế Đăng, Nguyệt San Giác Ngộ, 6-001, tr. 22)

Tôi sẽ dùng lời lẽ trong chương 1 Kinh Hoa Nghiêm, để chứng minh những điều trên:

1-. Đức Phật di chuyển trong Hư Không, Thân phật như Hư Không.

«Như Lai pháp thân bất tư nghì,

Như bóng phân thân khắp Pháp Giới. (Sđd, tr. 94)

«Thế gian chung tính không biết được,

Vô biên vô tận đồng hư không(Sđd, tr. 137)

«Phật trí như không vô cùng tận,

Quang minh soi sáng khắp 10 phương.» (Sđd,. tr. 151)

«Thân Phật như Hư Không,

Vô sanh vô sở thủ,

Vô tính vô khả đắc.» (Sđd, tr. 163- 164)

«Như Lai thanh tịnh đồng Hư Không,

Vô tướng, vô hình 10 phương khắp» (Sđd, tr 176)

2-. Đức Phật di chuyển bằng thân ánh sáng.

«Thân Phật thanh tịnh thường tịch diệt,

Quang minh chói sáng khắp thế gian

Không tướng, không hành không hình bóng

Ví như mây nổi giữa không gian. (Sđd, tr. 79)

«Phật phóng quang minh khắp thế gian,

Chiếu sáng 10 phương các Quốc độ» (Sđd, tr. 113)

«Như Phật thủa xưa đã tu hành,

Trong lưới quang minh đều diễn thuyết.

Thập phương cảnh giới vô cùng tận

Vô đẳng vô biên đều sai khác,

Phật lực vô ngại phóng đại quang

Tất cả quốc độ đều sáng rõ. (Sđd,. tr.239)

3-. Không gian Hoa Nghiêm là không gian vô ngại.

«Rõ biết Pháp tánh là vô ngại

Hiện khắp mười phương vô lượng cõi.» (Thích Trí Tịnh, Kinh Hoa nhhiêm, phẩm I, tr. 68)

«Phật Pháp rộng lớn không ngần mé

Tất cả quốc đô hiện vào trong.» (Sđd, tr. 74)

Như Lai chân thân vốn không hai,

Tùy hình thế gian khắp ứng hiện. (Sđd, tr. 101)

- Mọi người đều có thể giải thoát:

«Rõ biết Pháp tánh là Vô Ngại,

Hiện khắp mười phương vô lượng cõi,

Nơi cành giới Phật chẳng nghĩ bàn

Khíến chúng đồng quy biển giải thoát(Sđd, tr. 68)

«Như lai tự tại hiện ra đời,

Tất cả quần sinh đều giaó hóa. (Sđd, tr. 159)

«Nên Phật xuấthiện khắt thế gian,

Cứu chúng sinh tận vị lai tế.» (Sđd, tr. 262)

Phẩm II. Phẩm Như Lai hiện tướng: Appearance of the Buddha

Phật Tính có sẵn trong chúng sinh, nhưng mỗi người quan niệm nó một khác. Vì thế phật có nhiều Pháp Môn, tương ứng với trình độ từng người. Như vậy là chúng ta phải biết quyền biến (Skill in means). Nguyên lý quyền biến (Principle of Adaptation) là một nguyên lý căn bản và phổ quát đề hiểu Đạo Phật.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh