Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm 11-20

TÌM HIỂU KINH HOA NGHIÊM: PHẨM 11-20

Phẩm XI. Phẩm Tịnh Hạnh: The Purifying practice.

Phẩm này được dịch nhiều lần từ thế kỷ thứ 3. Phẩm này nói lên sự diễn biến của tâm trạng và cái nhìn của các vị Bồ Tát. Nó nhấn mạnh rằng vạn vật có liên lạc mật thiết với nhau (The interconnectedness of all beings.) Phẩm này cũng thường bàn về đời sống tu trì (monistic life). It details an elaborate scheme of thought-cultivation in which consciousness of daily activities is directed to specific wishes for universal well-being and liberation. Thomas Clearly, p. 35).

Phẩm XII. Phẩm Hiền Thủ: Chief of Goodness.

Phẩm này đặt tên theo Bồ tát Hiền Thủ. Phẩm này khen lao lòng mong muốn giác ngộ, và sự chuyển hoá tâm linh của một con người tầm thường mà đã đạt tới phẩm vị Giác Ngộ của Bồ Tát, mà đời sống và hành động nay đã qui hướng về một mục đích là Giác Ngộ và Giải Thoát chúng sinh (Enlightenment and liberation of all being.) Lại cho rằng mục đích của đời sống là cốt đạt tới giác ngộ. (The inspiration of the genuine will for enlightenment is in a sense itself transcendence of the world, as universal enlightenment becomes the reason for being, and life itself is transformed into a vehicle of enlightenment.) Bậc giác ngộ có nhiều phương tiện dễ chuyển hoá thế gian.

Phẩm XIII. Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đỉnh: Ascent to the peak of Mount Sumeru.

Phẩm này đón mừng Phật lên thiên đàng của Indra (Shakra). Tu Di Sơn là một đỉnh núi chung quanh có 33 tầng trời.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Phẩm XIV. Phẩm Tu Di Sơn Đỉnh Thượng Kệ Tán: Eulogies on Mount Sumeru.

Phẩm này bàn về tướng Phật như là Chân Lý. Phật là tính không của muôn loài.

Thực tế qui ước là những thói quen suy tư và nhận định (Conventional reality is called a description consisting of habitual conceptions and views), cho nên con người giác ngộ phải biết nhìn qua thực tế qui ước (to see through, see beyond conventional reality in order to become enlightened.)

Mê lầm là chấp trước những cái nhìn có điều kiện. Delusion means conditioned views, means predispositions of ingrained mental habits.

Mua đá năng lượng:

The dependence of views on social, cultural, and psychological factors attests to their nonabsolutenesss,; the concern of Bud dhist philosophy and Meditation is to see through such conditionning and restore the minh to openess and flexibility. (Thomas Clearly, p. 36)

Phẩm XV. Phẩm Thập trụ: Ten Abodes.

Thập trụ là:

  1. Sơ phát tâm trụ: (the first abode is that of initial determination, setting the mind on omniscience, to broaden its horizons)
  2. Trị địa trụ: (Second is preparing the ground, or cultivation)
  3. Tu hành trụ: (The abode of practice) Dạy quán vô thường, không tịch vô ngã (Various aspects of emptiness, indefiniteless, nonabsoluteness)
  4. Sanh quý trụ: The abode of “noble birth”, tức là Sinh lại do giác ngộ. Dạy phải hiểu biết: hiện tượng, nhân duyên v.v..., hiểu biết lời Phật dạy, thực hành và thể hiện lời Phật dạy, và biết rằng Phật tính xưa nay là duy nhất. (knowledge, practice and realization of the teachings of Buddha of all times, with the awariness of the essence of Buđdahood which is equal in all times.)
  5. Cụ túc phương tiện trụ: The Abode of skill in means, đề cao sự hiểu biết và hoạt động để đạt đến giải thoát và vô chấp.
  6. Chánh tâm trụ: The abode of the correct state of Mind. Dạy tâm phải trì thủ, không chao động khi gặp bất trắc trong đời.
  7. Bất thối trụ: The abode of non-regression. Tâm không thoái khi gặp khó khăn, biết lẽ Âm Dưông tương thừa (principle of reconciliation of oppositions through relativity)
  8. Đồng chân trụ: The abode of youthful nature. Đề cao sự ung dung tự tại.
  9. Pháp vương tử trụ: the abode of prince of the teaching. Dạy về diễn đạt tư tưởng, và cách thức dạy dỗ.
  10. Quán đỉnh trụ: the stage of coronation or anointement. Dạy về sự hiểu biết rốt ráo, giải thoát và vào cảnh giới Phật.

Thập Địa trụ là những bước đường biết ta thành Phật. Sanh quí Trụ là Sinh Lại thành Phật. Đồng Chân Trụ là Ông Phật nhỏ, ung dung tự tại, Pháp vương tử trụ là đang được dạy cho cách làm Phật, Qúan Đỉnh trụ là khi đã được công nhận là Phật.

Phẩm XVI. Phẩm Phạm Hạnh: Religious Practices.

Đề cao Phạm Hạnh thanh tịnh, phá vỡ mọi chướng ngại, làm cho tâm được tự tại. (Book sixteen, entitled Religious Practice, describes detailed analytỉc investigations which eventually arrive at ungraspability, Systematically removing the mind from fixations, dismantling the structure of a formal religious world in order to embrace formless truth. Thomas Clearly, p. 37)

Phẩm XVII. Phẩm Sơ phát Tâm Công Đức: The Merit of the Initial Determination for Enlightenment

Nhấn mạnh phải đại giác, đại ngộ, nhấn mạnh mọi sự đều tương dung, tương thừa (mutual containment (kiềm chế lẫn nhau), mutual immanence, interdependence of definitions and the interrelation of elements and structural sets.)

Phẩm XVIII. Phẩm Minh Pháp: Claryfying methods.

Dạy phải biết tất cả những gì liên quan dến giác ngộ, đến Nhất Thiết chủng trí, vô tận tạng trí huệ, thông đạt pháp vô chướng ngại, dùng các pháp môn tuỳ nghi để giải thoát chúng sinh, nguyện cùng các bồ tát đồng một thể tính.

Phẩm XIX. Thăng Dạ Ma Thiên cung: Ascent to the Palace of Suyama Heaven.

Giống Phẩm XIII. Thăng Tu Di Sơn đỉnh.

Phẩm XX. Phẩm Dạ Ma Kệ Tán: Eulogies in the Palace of the Suyama Heaven.

Phật là Vũ trụ, bao hàm vạn hữu (The all-pervasiveness of Buddha; Buddha is not the body; only Reality is Buddha's body, conprehending all Things.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh