Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm 21-30

TÌM HIỂU KINH HOA NGHIÊM: PHẨM 21-30

Phẩm XXI. Phẩm Thập Hạnh: Ten Practices.

  1. Hoan hỷ hạnh: The practice of giving joy.
  2. Nhiêu ích hạnh: Beneficial practice.
  3. Vô vi nghịch hạnh: The practice of non-opposition
  4. Vô khuất nhiễu hạnh: The practice of Indomitability.
  5. Vô si loạn: The practice of non-confusion.
  6. Thiện hiện hạnh: The practice of good manifestation.
  7. Vô trước hạnh: The practice of nonattachment.
  8. Nan đắc hạnh: The practice of that which is difficult to attain.
  9. Thiện pháp hạnh: the practice of go od teaching.
  10. Chân thiệt hạnh: the practice of truth.

These ten practices, though under different names, correspond to ten perfections, or ways of transcendence, upon which the path of enlightening beings is based: Giving, ethical conduct, forbearance, energy, concentration, wisdom, expedient, methodology, power, committement and knowledge. The accomplishment of these is based on the relativity-emptiness equation; the first six are especially based on emptiness within relative existence, while the last four are based on relative existence within emptiness. (Thomas Clearly, p. 38).

Phẩm XXII. Phẩm Vô Tận Tạng: The Inexhaustible Treasuries.

Bàn về 10 tạng:

  1. Tín tạng: treasury of faith
  2. Giới tạng: the treasury of ethics.
  3. Tàm tạng: The treasury of Shame
  4. Quý tạng: The Treasury of Conscience
  5. Văn tạng: The treasury of learning.
  6. Thí tạng: the treasury of giving.
  7. Huệ tạng: the treasury of Wisdom
  8. Niệm tạng: the treasury of recollection
  9. Trì tạng: The treasury of preservation
  10. Biện tạng: The Treasury of elocution.

The twenty second book, Ten Inexhaustible Treasury, deals with ten sources of the development and activity of enlighteninh beings: Faith, ethics, shame, conscience, learning, giving, wisdom, recollection, preservation of enlightening teaxchings, and elocution. (Thomas Clearly, p. 38).

Tín tạng bàn về đức tin, và lòng tin.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Giới tạng bàn về các phương pháp tu hành.

Tàm tạng dạy phải biết xấu hổ vì những lỗi lầm xưa.

Quí tạng dạy không được tiếp tục làm sai trái.

Văn tạng dạy mọi việc đều có can duyên và liên lạc với nhau. (specifics of interdependent origination of conditioned states. Thomas Clearly, p. 39)

Thí tạng dạy không được bám víu vào dĩ vãng hay tương lai, và dạy từ bi, hỉ xả.

Huệ Tạng dạy phải biết bản thể và hiện tượng, dạy phải biết vươn từ cái biết thông thường lên tới cái không tướng của vạn vật.

Niệm tạng dạy nhớ lại những giây phút giác ngộ, và những kinh nghiệm đã thâu lượm được.

Trì tạng là biết nhớ lời Phật dạy.

Biện tạng là biết đàng ăn nói, phô diễn.

Phẩm XXIII. Phẩm thăng Đâu Suất Thiên Cung: Ascent to the Palace of Tushita Heaven.

Phẩm này mô tả cõi trời «Đâu Suất» đẹp đẽ rộng rãi hơn các cõi trời khác. Tushita là cõi trời hạnh phúc và thoả mãn của vị Phật sắp giác ngộ. Sau đó có mô tả các đức tính của Phật

Phẩm XXIV. Đâu Suất kệ Tán: Eulogies in the Tushita Palace.

Bàn về sự hiểu biết và biết pháp thân phật là gì.

Pháp thân Phật như là Hư Không tràn ngập thế giời là Nhất Như vô phân biệt. Nếu ta coi Pháp thân phật là vô phân biệt thì dĩ nhiên coi phân biệt là còn sống trong mê vọng. Và như vậy có thể hiểu được Một là Tất cả, tất cả là một. Một nở ra là tất cả, tất cả co lại là một. Chúng ta nở ra là Toàn thế giới, thu lại là pháp thân, là Như lai.

Đấng tự tại (Quyển III, tr.110),

Chúng sinh và các pháp,

Rõ thấu đều vô ngại

Khắp hiện các sắc tượng,

Cùng khắp tất cả cõi

Muốn cầu Nhất Thiết Trí,

Chóng thành Vô Thượng giác

Phải dùng tâm tịnh diệu

Tu tập hạnh Bồ Đề (Xem Phẩm Đâu Suất kệ tán, tr, 110)

Thế đúng là:

Nhờ Phật Lực thấy Phật

Như dùng sức tinh tấn

Hay tột nguồn đáy biển

Trí lực cũng như vậy,

Thấy được vô lượng PHẬT. (tr. 113)

Thế là:

Như Lai lìa phân biệt

Rời thời gian, không gian, (tr. 121)

Chúng sinh vọng phân biệt.

Là Phật, là Thế giới

Người liễu đạt Pháp tánh.

Không Phật không thế giới (tr. 126)

Như vậy Phân biệt là chúng sinh, lìa phân biệt là giác ngộ.

Muốn được vậy phải xa lìa chấp trước, lòng phải vô ngại, tâm phải thanh tịnh.

Thế gian đã thanh tịnh

Khai thị các Phật Pháp (tr. 124)

Trọn xa lìa chấp trước

Vô ngại lòng hoan hỉ... (tr. 127)

Ngoài ra kinh còn dạy Phân thân thành chư Phật. Phân thân nhờ co giãn (Khuất, thân), đóng mở (Hạp tịch), nhờ hiểu về Bản Thể (Nhất) và Hiện Tượng (Vạn).

Ví như một tâm niệm,

Hay sanh các thứ tâm,

Như vậy một Phật Thân,

Khắp hiện tất cả Phật (tr. 113)

Trong tất cả quốc độ,

Khắt hiện vô lượng thân

Mà thân không chỗ ở,

Cũng chẳng trụ nơi pháp. (tr. 117)

Ví như trăng tròn sáng

Hiện khắp các dòng nước,

Bóng hình dầu vô lượng,

Mật trăng vẫn không hai. (tr. 119)

Tóm lại biết rõ tự tánh mình đó chính là Phật

Rõ biết Tự Tánh kia,

Đây thời nói là Phật (tr. 125)

Phẩm XXV. Phẩm Thập Hồi hướng: Ten Dedications: Tận tuỵ

Phẩm này dài nhất trong các Phẩm từ tr. 150- 504 q. 3 đến 25- 152 q. 4.

Thập Hồi Hướng là:

  1. Cứu Hộ tất cả chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng: Dedication to saving all sentient beings without any mental image of sentient beings.
  2. Bất Hoại hồi hướng: Indestructible Dedication.
  3. Đẳng Nhất thiết Chư Phật hồi hướng: Dedication equal to all Buddhas.,
  4. Chí nhất thiết xứ hồi hướng: Dedication reaching all places,
  5. Vô Tận Công Đức Tạng hồi hướng: Dedication of inexhaustible tresauries of virtue.
  6. Nhập nhất thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng: Dedication causing all roots of goodness to endure.
  7. Đẳng tuỳ thuận nhất thiết chúng sinh hồi hướng: Dedication equally adapting to all sentient beings
  8. Chân Như tướng hồi hướng: Dedication with the Character of true suchness.
  9. Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng: Unattached, unbound, liberated dedication
  10. Nhập Pháp Giới vô lượng hồi hướng: Boundless dedication equal to the cosmos.
  11. Bồ tát hạ quyết tâm che chở chúng sinh, giáo hoá chúng sinh, đưa họ đến giác ngộ hoàn toàn.

Bồ tát lập nguyện: (tr. 127)

Nguyện trở thành nhà, thành đuốc che chở chúng sinh cho họ hết mê lầm (tr. 137. 138)

Dạy cho họ được Nhất Thiết trí. (tr. 137)

Coi họ như người thân thuộc. Coi họ bình đẳng. (tr. 139)

Nên như biển cả tiêu trừ độc hại cho chúng sinh. (tr. 139)

Nên như mặt trời soi sáng chúng sinh, chẳng có chi che chướng làm cho mặt trời không thể dãi sáng. (140)

Giảng cho họ các pháp của chư phật (tr. 142)

Nguyện cho chúng sinh tất cả được giải thoát, được thanh tịnh rốt ráo, thành tựu nhất thiết chủng trí. (tr. 146)

Chung qui, là giúp họ thoát khổ và được nhất thiết trí. (tr. 146)

Nguyện chịu khổ thay chúng sinh (147)

Nguyện tuỳ nghi cứu độ chúng sinh khiến họ thoát sinh tử. (150)

Được trí vô ngại (150)

  1. Bất hoại hồi hướng.

Có đức tin bất hoại vào chư Phật, có đức tin bất hoại vào chúng sinh.

Họ đi tìm để học hỏi không hề xao nhãng “Cầu nhất thiết trí không hề thoái chuyển” (III, 169)

  1. Bồ tát đẳng nhất thiết Phật hồi hướng. (tr. 178)

An trụ nơi Tâm Kim Cang, nơi nhất Thiết Trí được bất thối chuyển (180) Thế là vào tới Trung Tâm hằng cửu của vũ trụ (Trung Dung), thế là an trụ nơi chỗ trụ của Bồ Tát (180), thế là đến bậc Nhất thiết Trí (tr. 183- 184).

Vào được Nhất Thiết Trí, trụ được nơi Trí Địa (184) là Tu Phật Đạo, là ra khỏi biển phiền não (185), là thoát cảnh ma là vào cảnh Phật, là dứt giống thế gian, là gieo giống Phật, là Trụ trong Tam Thế bình đẳng (tr. 186).

  1. Đại Bồ Tát Chí nhất Thiết xứ hồi hướng,

Nguyện năng lực của Thiện căn đến các chỗ (tr. 196).

  1. Đại Bồ Tát Vô Tận Công Đức Tạng hồi hướng.(q. 3, tr. 212).

Đại khái phẩm này nhấn mạnh phải bố thí công đức của mình, phải lập nguyện giúp chúng sinh. cho họ được hoàn toàn phát triển, giải thoát và giác ngộ (the basic orientation of dedication is the full development, liberation and enlightenment of all beings (Thomas Cleary, p. 39).

  1. Tùy thuận bình đẳng thiện căn Hồi Hướng. (tr.235)

Bồ tát lo bố thí chúng sinh: Thực phẩm, xe cộ, y phục, tràng hoa, các loại hương, giường ghế, nhà cửa, đèn đuốc, thuốc men, khí cụ báu, xe báu, ngựa giỏi, voi hay... tai mắt, mũi, lưỡi, da, thịt, gân xương, đầu, mặt, tay, chân, tạng phủ v.v...đều vui lòng thí xả (tr. 237). (tr. 257-457). Bố thí cái gì cũng lập đại nguyện (tr. 243).

Nguyện chúng sinh thắp đèn trí huệ soi khắp thế gian (tr. 285)

Nguyện chúng sinh dùng minh châu trí huệ cột trên đầu mình (tr. 293).

Nguyện chúng sinh dứt dòng sinh tử lên bờ trí huệ (tr. 295).

Nguyện chúng sinh lìa phân biệt trí mà vào nơi trí địa bình đẳng bất động. (tr. 296)

Nguyện đem thân không bền đổi lấy thân bền. (tr. 329)

Nguyện tất cả chúng sinh thường thích bố thí tất cả các sở hữu lòng không hối tiếc (tr. 345)

  1. Tùy thuận đẳng quán Nhất Thế chúng sinh hồi hướng. (tr. 457)

Dạy người tâm tự tại, có nhĩ căn vô ngại, có huệ nhãn thanh tịnh. (tr. 458)

Nguyện khắp bố thí cho cả mọi loài. (tr. 459)

Nguyện cho chúng sinh trí sáng suốt, bố thí trì giới đều thanh tịnh, tinh tấn tu hành chẳng bỏ trễ. (tr. 460)

Nguyện khắp chúng sinh đồng với Phật, biết các phân biệt là thế kiến, vào nơi chánh vị hết phân biệt. (tr. 463)

  1. Chân Như tướng hồi hướng. (tr. 463)

Đọan này rất quan trọng, dạy người phát Tâm Chân Như mà tu trì. (Xem tr. 478- 495)

Kể sơ lược Tính Chân Như.

1.- Chân Như không ngần mé. (tr. 478)

2.- Chân Như tánh là Chân Thiệt. (tr. 478)

3.- Chân Như không thối chuyển (tr. 478)

4.- Chân như là chỗ đi của chư phật. (tr. 479)

5.- Chân Như không Ai trắc lượng được. (tr. 479)

6.- Chân Như tràn đầy tất cả (tr. 479)

7.- Chân Như không có đối tượng. (tr. 479)

8.- Chân Như có thể tánh kiên cố (tr. 479)

9.- Chân như chảng bị phá hoại (tr. 479)

10.- Chân Như có thể tánh chói sáng (tr. 479)

11.- Chân Như ở khắp mọi nơi. (tr. 479)

12.- Chân Như tánh thường thanh tịnh (tr. 481)

13.- Chân Như thể tánh tich tịnh (tr. 482)

14.- Chân Như thể tánh vô trụ (tr. 483)

15.- Chân Như thể tánh bình đẳng (tr. 483)

16.- Chân Như đồng thể tánh với các pháp (chúng sinh). (tr. 484)

17.- Chân Như không có phân biệt (tr. 490)

18.- Chân Như là cảnh giới của chư Phật (tr. 492) v.v...

  1. Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng. (q.4, tr. 25)

Dạy Bồ tát phải có lòng tôn trọng đối với tất cả các thiện căn. (Q. 4, tr. 25)

Dùng tâm vô trước, vô phược giải thoát để thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp của Phổ Hiền. (tr. 27)

Dùng tâm này để thành tựu môn Đà La Ni hiểu rõ tất cả các Âm thanh. (tr. 27)

Được thân Phật thanh tịnh, tâm thanh tịnh, hiểu biết thanh tịnh, ở cảnh giới Phật (tr. 35)

Dùng tâm vô trước, vô phược giải thoát thành tựu nguyện trí lốn Phổ Hiển, ở trong một chỗ biết bất khả thuyết vô lượng chỗ. (Vỉ Phật thân là hư không, vào được hư không sẽ thấy mình ở khắp nơi, như chư Phật) (tr. 43- 44)

Dùng Tâm vô trước, vô phược, được trí rất vi tế biết vô lượng pháp giới. (tr. 59)

Như vậy Hạnh mình và hạnh Phật đều bình đẳng (tr. 79)

Như vậy là Đại Bồ Tát muốn chúng sinh thành tựu Nhứt thiết Trí. (tr. 89)

Nguyện chúng sinh thành những Pháp Sư chân chính. ( tr. 98)

Có bổn tính bình đẳng (tr. 102)

Biết được âm thanh diễn thuyết vô lương tất cả các Pháp. (tr. 111)

Có đưộc Pháp Thân thanh tịnh (tr. 113)

  1. Pháp giới vô lượng hồi hướng. (tr. 136- 152)

Mong chúng sinh thành tựu viên mãn vô lượng,vô biên hạnh nguyện Phổ Hiền.

Mong chúng sinh thành tựu đủ vô biên trí huệ rõ tất cả các pháp, trong mỗi niệm thấy tất cả Phật xuất thế. (136)

Mong chúng sinh được vô lượng thanh tịnh, xuất sanh trí nhãn vô biên tế của Phổ Hiền Bồ Tát, có Vô Ngại nhĩ thức nghe và ghi nhận vô lượng Phật Pháp. (tr. 137)

Mong chúng sinh thành tựu diệu Pháp Thân (tr. 144)

«Bao nhiêu tịnh trí của Như Lai,

Nguyện cho chúng sinh đều tron đủ.» (tr. 145)

Mong chúng sinh thường tu hạnh Phổ Hiền (tr. 150)

Phổ Hiền là hiệu của Phật tử (tr. 152)

Phẩm này rất hay.

Phẩm XXVI. Thập địa. (Q. 4 tr. 153) hay Đại thừa Bồ tát thập địa.

Thập Địa là: Hoan Hỉ Địa, Ly Cấu Địa, Phát Quang Địa, Diệm Huệ Địa, Nan Thắng Địa, Hiện Tiền Địa, Viễn Hành Địa, Bất Động Địa, Thiện Huệ Địa, Pháp Vân Địa.

Hoan hỉ Địa: A Nan! Vì thiện nam tử đối với quả vị đại giác ngộ, đã được thông đạt, giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới Phật, gọi là Hoan Hỉ Địa.

Ly Cấu Địa: Tâm tánh chúng sinh vào chỗ đồng một cảnh giới Phật, và tánh đồng ấy cũng dứt tuyệt, gọi là Ly Cấu Địa. Lúc ấy Bồ tát có đủ giới hạnh thanh tịnh, rời khỏi sự cấu nhiễm của phiền não, nên gọi là Ly Cấu Địa.

Phát quang địa: Hết sức thanh tịnh nên sinh ra sáng suốt, gọi là Pháp Quang Địa. Ở địa vị này, ánh sáng trí tuệ của cái bổn giác khai phát, bắt đầu chiếu ra.

Diệm huệ Địa: Hết sức sáng suốt, thì giác tánh viên mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.

Nan Thắng Địa: Tất cả cái đồng, cái khác đều không thể đến, gọi là Nan Thắng Địa. Cũng còn gọi là Cực Nan Thắng địa, Lúc này Bồ Tát tu Thiền định rất sâu, hiển minh được chân lý, và chứng được Pháp thân thanh tịnh.

Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa. Lúc này, Chân Như tịnh tính hiển hiện ra, cái Trí Tuệ tối thắng hiển hiện ra.

Viễn hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa. Bồ tát quán thông lẽ Vô Tướng, không còn như hàng Thanh Văn, Duyên Giác chỉ biết lẽ Hữu Tướng. Vào Vô Tướng tức là nhập Vô Vi.

Bất động địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa, Kinh Niết Bàn cho rằng Bồ Tát trụ trĩbg Bất Động Địa sẻ Bất Động, bất đọa, Bất thối, bất tán.

Bất Động là không vị động tâm vì sắc, thanh, hương vị súc; Bất Đọa là không bị sa đọa vào Địa Ngục, Súc Sanh, Ngạ quỉ; Bất Thối là không còn bị thối lui xuống hành Thanh Văn, Duyên Giác; Bất Tán là không bị tán lạc bởi dị kiến, tà phong, tà mạng

Thiện huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa. Bồ tát được Tứ Vô Ngại Trí: Pháp vô ngại trí (biết hết các pháp), Nghĩa vô nghĩa trí (biết ngĩa lý các Pháp), Từ Vô Ngại trí (hiểu biết các ngôn từ), Lạc thuyết Vô Ngại trí (hiểu biết căn tính chúng sinh, vui thuyết không bị chướng ngại). Đắc Tứ Vô Ngại là đắc Cháng Huệ.

Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa. Bồ tát ở địa vị này, trí huệ dường như mây lành, đổ mưa cam lô xuống khắp cả.

(Xin đọc về Thập địa trong PHẬT HỌC Từ Đỉển Đoàn trong Còn.)

Phẩm này mô tả 10 giai đoạn giác ngộ. Phẩm này rất quan trọng vì trong Kinh tạng Hán Văn đã được dịch và in riêng thành 1 quyển riêng biệt 5, 6 lần, Sanskrit cũng có bản in riêng.

Phẩm này cũng bàn đến phương pháp giáo dục của chư Phật: (Đốn, Tiệm, Rõ, Ẩn) Mật Viên Tịnh Diệu (Sudden and Gradual, Explicit, Implicit) bàn đến các trình độ tiến hóa của người tu học: người tu học muốn trở nên tuyệt hảo (the practitioner aspire to be the best of beings) (Thomas Cleary, tr. 76) Sách cho thấy: Một là Tất cả, Tất cả là một (Showing the «All in one, One in All” vision of the realm of reality) (Thomas Cleary, tr. 47).

Sách đề cao Lục Tướng (The six Characteristics): Totality (Tổng Tướng) distinction, (Biệt Tướng) sameness (Đồng tướng), difference (Dị Tướng), formation (Thành tướng) and desintegration (Hoại Tướng).

1.- Hoan Hỉ Địa. (tr. 151-215) (Pramudita, joy at having overcome the former difficulties and now entering on the path to Buddhahood. A Dictionary of Chinese terms, p. 47)

Bồ tát phát tâm như vậy liền vượt khỏi hạng phàm phu, vào ngôi nhà Bồ Tát, sinh vào nhà Như Lai... (tr. 178)

Bồ tát an trụ những pháp như vậy gọi là trụ bậc «Bồ tát Hoan Hỉ Địa» vì đã tương ưng với Chân Như Bất Động. (tr. 179), thoát mọi sự kinh sợ. (tr. 181) an trụ trong nhất thiết chủng trí. (tr. 187), thành tựu các Phật Pháp, cứu nhiếp các quần sinh (tr. 206), vào chỗ đi của chư Phật, sinh tại nhà Như Lai, đồng bình đẳng với Phật. (tr. 207), thống lãnh Diêm Phù Đề, Giáo hóa tất cả chúng. (tr. 213).

Sơ Địa là lập nguyện lớn. (tr. 474)

2.- Ly Cấu địa. (Đất lìa bợn nhơ) (tr. 215-240) (Vimala, freedom from all possible defilement, the stage of purity, A Dictionary of Chinese terms, p. 47)

Bồ Tát trụ Ly Cấu Địa thời tự tánh xa rời tất cả sát sanh, chẳng chứa dao gậy, có tàm có quý, đầy đủ lòng nhân thứ. Với tất cả chúng sinh có mạng sống thời thương, sinh lòng từ, làm lợi ích. (tr. 217). Không trộm cắp (tr. 217), không tà dâm (tr. 218) không vọng ngữ (tr. 218) v.v... theo đúng tính bản nhiên tự tại (tr. 217, 218, 219, 220, 221, 224, 225, 226), tránh Thập ác (Killing, stealing, adultery, lying, double-tongue, coarse language, filthy language, covetousness, anger, perverted views. A Dictionary of Chinese terms, p. 47)

Hoa Nghiêm kinh (q. 4, tr. 224, 226)

3.- Phát quang Địa. (tr. 240- 261) (Prabhakari, Stage of further enlightement, A Dictionary of Chinese terms, p. 47)

Nhận định rằng các pháp hữu.vi đều là vô thường là khổ, là bất tịnh (tr. 240- 241, tr. 256) cho nên Bồ tát nhàm chán nó, mà hướng về Phật trí tuệ. (tr. 241) hay Như Lai trí vô ngại (tr. 257)

Pháp hữu vi là công việc của con người, nó liên quan đến tiểu trí, đến luân hồi.

Pháp vô vi là pháp của Phật, của Bồ Tát. Nó liên quan đến Nhất thiết chủng trí, đến Niết Bàn. (Tịch Diệt) (tr. 242- 244), đến Phật pháp, đến chánh pháp.

Bồ tát có thể hi sinh tài vật, thân thể để mà cầu Phật pháp này. (tr. 245- 246).

Gạt bỏ tạp niệm, gạt bỏ sắc tướng, nhập vô biên thức, trụ thức vô biên xứ. (tr. 248), đi vào hư không (tr. 249), có Thiên Nhĩ (tr. 250), thiên nhãn (tr. 252), thấy được chư Phật (tr. 252).

4.- Diệm tuệ địa (Arcismati, of glowing wisdom) (tr. 261- 278)

Hết sức sáng suốt, giác tánh viên mãn.

Vào nhà Như Lai (tr. 282)

Tâm giới thanh tịnh, lìa cấu trược thế gian, đầy đủ minh đoán, đầy đủ hỉ lạc (tr. 289)

Cùng tột thanh tịnh như hư không (tr. 277).

  1. Nan thắng địa. (Sudurjaya, mastery of utmost or final difficulties) (tr. 278- 300)

Tu tứ diệu đế (tr. 280)

Giúp chúng sinh xa lìa khổ não, khiến được thanh tịnh, chứng nhập Niết Bàn. (tr. 285)

Vì chúng sinh học đủ các môn học thế gian (289) (297)

  1. Hiện tiền địa (Abhimukhi: the open way of wisdom above definitions of impurity and purity). Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa. (tr. 301- 326)

Giải thích Thập Nhi Nhân Duyên, và cho đó là do tâm tạo. (tr. 320- 321)

Mười hai nhân duyên cũng nương tâm,

Sanh tử đều do tâm làm ra,

Tâm nếu diệt dứt, sinh tử hết (tr. 320)

Vòng 12 nhân duyên sở dĩ có là vì chúng sinh không nhìn thấy thế giới bất biến, mà chỉ nhìn thấy hiện tương biến thiên. chẳng biết Chân Đế, chỉ biết Tục đế,nên gọi là Vô Minh (tr. 321), nên bị sinh diệt.

không biết Chân Đế (Chân đế là cái gì Chân Thường hằng cửu. Chân đế là Niết Bàn. A Dictionary of Buddhist terms, p. 425) nên gọi là Vô Minh. (tr. 321)

Tục Ngã, hay Giả Ngã là the popular idea of the ego or soul, i.e. the empirical or false ego, (Giả Ngã) composed of the five skandhas (Ngũ Uẩn). This is to be distinguished from the true ego (Chân Ngã) or Thực Ngã the Metaphysical substratum from which all empirical elements have been eliminated. (A Dictionary of Chinese Buddhist terms, p. 296)

  1. Viễn hành địa. (Duramgama, proceding afar, getting above the idea of self in order to save others) Viễn hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa. (tr. 326- 355)

Vào viễn hành địa là vào được Chân Như Môn, vào được cõi Niết Bàn. Muốn vậy phải xa rời được Tục Đế, xa rời Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) (tr. 327), LÌA BỎ Luân Hồi, lìa bỏ thế giới nhiễm hạnh, vào đựơc thế giới tịnh hạnh của Chư Phật (tr. 335). Nơi đây như là có 2 thế giới: Một tạp nhiễm, 1 thanh tịnh. Rất khó vượt qua (tr. 334- 335).

Như vậy ngưồi giác ngộ sẽ lìa bỏ phiền não và sẽ siêu trên phiền não. (tr. 335)

TâM họ sẽ thâm tịnh, vắng lặng (tr. 337), bỏ hết nghiệp đạo bất thiện, và tu mọi thiện nghiệp. (tr. 337), có đầy đủ tự trí lực vượt trên hàng nhị thừa. (tr. 340- 341)

Vì vào được Chân Như môn, nên nhìn thấy Chư Bồ Tát và chư Phật (tr. 347- 353).

  1. Bất động địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa, (Acala: attainement of calm imperturbedness) (Immovable) (tr. 356- 387)

Nhập Vô Sai biệt (tr. 356), lìa chấp trước (tr. 356), tránh tranh luận (tr. 356), chẳng còn hiện khởi tâm bồ tát, tâm Phật, tâm bồ đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian. (tr. 358), vào các pháp vô sanh, vô phân biệt (tr. 360), xa rời tất cả thân tưởng sai biệt, trụ nơi bình đẳng (tr. 368), có pháp thân, hư không thân. Bất Động Địa có nhiều tên khác như Bất thối Chuyển, Nan đắc địa, Đồng Chân Địa, Sanh Địa, Thành Địa vv... (tr. 374).

Bất động Địa có trí huệ rộng lớn đồng hư không (380). bình đẳng vô phân biệt (tr. 380), tâm như hư không đến 10 phương (tr. 386)

9.- Thiện huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa. Bồ tát được Tứ Vô Ngại Trí: Pháp vô ngại trí (biết hết các pháp), Nghĩa vô ngại trí (biết nghĩa lý các Pháp), Từ Vô Ngại trí (hiểu biết các ngôn từ), Lạc thuyết Vô Ngại trí (hiểu biết căn tính chúng sinh, vui thuyết không bị chướng ngại). Đắc Tứ Vô Ngại là đắc Chánh Huệ. (tr. 387- 420)

Có Tứ Vô Ngại biện (tr. 395), nên Bồ Tát khéo thuyết pháp dạy dỗ chúng sinh.

  1. Pháp vân địa. ( tr. 418- 475)

Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa. Bồ tát ở địa vị này, trí huệ dường như mây lành, đổ mưa cam lồ xuống khắp cả.

Bồ Tát ở địa vị này được Phật quán đỉnh. (tr. 470)

(Xin đọc về Thập địa trong PHẬT HỌC Từ Đỉển Đoàn trong Còn.)

Phẩm XXVII. Phẩm Thập Định: The Ten Concentrations. (Q. 5, tr. 25- 212)

Nhờ Nhập Định con người có thể vào ra được các cõi, vì vạn vật đều dung thông, tương nhiếp với nhau. một có trong tất cả, tất cả có trong một (everything interreflecting, the one and the many interpenetratring.)

Thập Định là:

1- Phổ Quang Đại Tam Muội The Great concentration of Universal Light. (tr. 43, tr. 51)

2- Diệu quang Đại Tam Muội: The Great Concebtration of subtle light. (tr. 43, tr. 55)

3- Thứ đệ Biến Vãng Chư Phật Quốc Độ Đại Tam Muội:The Great Concentration of successive journeying to the buđdha-lands. (tr. 43, tr. 66)

4- Thanh Tịnh Thâm Tâm hành Đại Tam Muội: The Great Concentration of the action of the pure profound mind. (tr. 43, tr. 72)

5- Tri quá khứ trang nghiêm Đại Tam Muội: The great Concentration of knowledge of the stores of Adornments of the past. (tr. 43, tr. 75)

6- Trí quang minh tạng đại Tam Muội: The Great Concentration of the treasury of light of knowledge. (tr. 43, tr. 86)

7- Liễu tri nhất thiết thế giới Phật trang nghiêm Đại Tam Muội: The Great Concentration of knowledge of the adornments of the Buddhas of all worlds. (tr. 43, tr.104)

8- Chúng Sinh Sai biệt Thân Đại Tam Muội: The great Concentration of the differentiated bodies of sentient beings. (tr. 43, tr. 123)

9- Pháp Giới Tự Tại Đại Tam Muội: The Great Concentration of freedom in the elemental cosmos. (tr. 43, tr. 151)

10- Vô ngại luân Đặi Tam Muội: The great concentration of the unimpeded wheel. (tr. 43, tr. 212)

Nhữing Bậc vào được 10 Đại Tam Muội này là Phật là Như Lai, là Nhất Thiết Trí, Nhất Thiết Pháp Tự Tại (Q. 5, tr. 44)

Các Ngài nhập vào Hư Không (tr. 64) (tr. 155) vào vô cùng tận, nơi Vô Phân Biệt (Tr. 95)

Các Ngài nhập Chân Như nên gọi là Như Lai (tr. 113)

Phẩm XXVIII: Thập Thông: the ten Superknowledges. (tr. 213- 239)

Mô tả các quan năng cao hơn sinh ra do định Tâm. Các trạng thái này chỉ có những bậc toàn giác mới đạt dược.

Thập Thông là:

1- Tha Tâm Trí thông biết được các thứ tâm của chúng sinh. Knowledge of others’ minds (tr. 213)

2- Vô Ngại Thiên Nhã Trí thần Thông (Superknowledge of the unobstructed pure celestial eye) biết hết mọi chúng sinh. (tr. 216)

3- Túc trụ trí thần thông biệt kiếp quá khứ của đại Bộ Tát (the spiritual faculty of knowing past lives) (tr. 219)

4- Trí thần Thông biết các kiếp vị lai của Bồ tát (tr. 221) The power of knowing the Ages of the entire future.

5- Trí thần thông Thiên Nhĩ Thanh Tịnh Vô Ngại The Superknowledge of the unobstructed pure celestial ear (tr. 222)

6- Trí thần thông trụ vô thể tánh vô động tác Superknowledge of going to all Buddha-lands while dwelling in insubstantiality, witout motion or action, (tr. 225)

7- Trí thần thông khéo phân biệt tất cả ngôn từ của đại Bồ tát. (tr. 227) The power of understanding all language.

8- Trí thần thông hiện vô số sắc thân (tr. 231) Superknowledge of countless form bodies, diligently cultivated and perfected for the purpose of liberating all beings.

9- Nhất thiết pháp trí thần thông (tr. 235) Knowledge of all phenomena

10- Nhất thiết pháp diệt tận tam muội trí thần thông (tr. 238) Superlo wledge of concentration on the extinction of all things.

Phẩm XXVIX. Phẩm Thập Nhẫn: Ten Acceptances.

Cho rằng Các hiện tượng thế gian và siêu xuất thế gian đều hiện hữu. Tuyệt Đối nằm sẵn trong tương đối. Các hiện tượng siêu linh và thế gian đều hư ảo.

Thập Nhẫn là

1- Âm Thanh Nhẫn Acceptance of the Voice of the Teaching (tr. 241- 242.)

2- Thuận Nhẫn Conformative Acceptance. (tr. 241- 242)

3- Vô Sanh Pháp Nhẫn Acceptance of the of the nonoriginating of all things. (tr. 241- 243) Không còn sinh tử (243)

4- Như Huyễn Nhẫn Acceptance of illusoriness (241- 243)

5- Như Diệm Nhẫn Acceptance of being miragelike. (tr. 241- 247)

6- Như Mộng Nhẫn Acceptance of being Dreamlike (tr. 241- 248)

7- Như Hưởng Nhẫn Acceptamce of being echolike. (tr. 241- 249)

8- Như Ảnh Nhẫn Acceptance of being like a reflection. (241- 251)

9- Như Hóa Nhẫn Acceptance of being phantomlike (tr. 241- 258)

10- Không Nhẫn Acceptance of being space like (tr. 241- 259)

Phải thấy được Bản Thể là Không, hiện Tượng là Huyễn thì mới hiểu được pháp thân Như Lai. (tr. 264-265) Pháp Thân Như Lai là thân Hu Không vô biên tế (tr. 265).

Phẩm XXX. PHẨM A Tăng Kỳ: The Incalculable.

A Tăng Kỳ nghĩa là Vô Số.

Bàn về Sự Vô Lượng Hạn của các con số. Vì mọi sự đều là những chuỗi thời gian, nên mỗi sát na là một vũ trụ mới. Mỗi niệm là một vũ trụ mới, Hơn nữa chúng sinh đểu liên lạc với nhau, nên cái nọ soi rọi vào cái kia đến vô cùng tận. Phầm này bàn về sự vô cùng tận của các cấp số 2.

Trước Hết mỗi Lạc Xoa là 100.000.

Một Câu Chi là 1.000. 000

Một A giu Da là 10.000.000

Một Na Do Tha là 100.000 triệu

Một Căn yết La là 1000 tỉ

Một Tần Bà La là 100.000 tỉ v’v.

... Chí lần Chí là Một A Tăng Kỳ

Theo Thomas Clearly, thì một A Tăng Kỳ là 101, 493, 292, 610, 318, 652, 755, 325, 638, 410, 240. (Xem Thomas Clearly, The Flower Ornament Scripture, p. 891)

Nhưng trên A Tăng Kỳ còn nhiều con số khủng khiếp khác (Kinh Hoa Nghiêm, Tập 5, tr. 297). Con số to nhất mà Phật nói là Bất khả Thuyết Bất khả Thuyết Chuyển (Hoa Nghiêm. (Xem Thêm Dictionary of Buddhist Terms, nơi chủ Lạc Xoa tr. 308, và A Tăng Kỳ tr. 285)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

TỦ SÁCH TINH HOA:

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh