NẺO VÀO THIỀN HỌC - THÍCH NHẤT HẠNH PDF

Thắp sáng hiện hữu

Tôi vào thiền viện hồi mười sáu tuổi. Sau một tuần lễ làm quen với nếp sống trong tu viện, tôi đến gặp vị Thượng tọa có trách nhiệm về tôi và cầu người chỉ dạy đạo Thiền. Thầy trao cho tôi một cuốn sách chữ nho và bảo tôi học thuộc lòng. Tôi cám ơn thầy, nhận tập sách và trở về phòng. Cuốn sách gồm có ba phần như sau:

- Phần 1:- Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu.

- Phần 2:- Sa Di Luật Nghi Yếu Lược.

- Phần 3:- Quy Sơn Ðại Viện Thiền Sư Cảnh Sách.

Suốt cuốn sách tôi không tìm thấy một chương nhỏ nói về triết lý thiền.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ba phần của cuốn sách đều nói về vấn đề thực hành. Phần thứ nhất dạy cách nhiếp tâm giữ ý; phần thứ hai dạy về luật nghi và cách sinh hoạt trong tu viện; phần thứ ba là một bài văn sách tấn, khuyến khích sự siêng năng tu học và tu hành.

Không phải chỉ những người trong lứa tuổi của tôi mới phải bắt đầu bằng cuốn sách ấy. Những người lớn tuổi hơn, dù là ba hay bốn mươi tuổi, đều phải bắt đầu bằng cuốn sách ấy.

Trước khi vào tu viện, tôi đã được làm quen với cái học mới của Tây phương đưa qua. Tôi có cảm tưởng là cái học trong tu viện quá lỗi thời. Trước hết là chuyện phải học thuộc lòng cả một cuốn sách. Thứ hai là chuyện bắt người ta thực hành mà không cho người ta biết qua lý thuyết. Tôi than phiền điều đó với một người bạn đồng tu. Bạn tôi đã ở tu viện trước tôi tới hai năm. Anh ấy nói: "Phương pháp của tu viện là vậy. Nếu muốn học thiền, phải theo phương pháp ấy".

Phần đầu của cuốn sách "Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu" gồm có những công thức tư tưởng dùng để đưa người hành giả vào chánh niệm (một trong tám nguyên tắc của Bát chánh đạo). Mỗi hành vi thường nhật cần được một tư tưởng chánh niệm đi kèm theo. Ví dụ khi tôi múc nước rửa tay, tôi phải làm phát khởi tư tưởng này trong trí:

- Khi lấy nước rửa tay, tôi nguyện cho tất cả mọi người đều có được những bàn tay trong sạch có thể cầm giữ lấy giáo pháp của Phật.

Dĩ thủy quán chưởng,

Ðương nguyện chúng sanh.

Ðắc thanh tịnh thủ,

Thọ trì Phật pháp.

Và khi tôi ngồi ngay ngắn ở thiền sàn chẳng hạn, tôi phải làm phát khởi tư tưởng này:

- Khi tôi ngồi ngay ngắn trang nghiêm, tôi nguyện cho tất cả mọi người được ngồi trên tòa giác ngộ, trong tâm không vướng một chút nào vọng tưởng.

Chánh thân đoan tọa,

Ðương nguyện chúng sanh.

Tọa bồ đề tòa,

Tâm vô sở trước.

Dù cho lúc vào nhà vệ sinh, tôi cũng phát khởi trong ý tôi tư tưởng sau đây:

- Khi đi đại tiểu tiện, tôi nguyện cho tất cả chúng sanh tống khứ ra khỏi bản thân mình tất cả những tham sân si và mọi lỗi lầm khác.

Ðại tiểu tiện thời,

Ðương nguyện chúng sanh.

Khí tham, sân, si,

Quyên trừ tội pháp.

"Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu" gồm toàn những công thức tư tưởng như thế, mỗi tư tưởng đi theo với một hành động. Cố nhiên số tư tưởng trình bày trong sách có hạn, cho nêm một người hành giả thông minh cần tạo ra những tư tưởng khác nữa để áp dụng trong mọi trường hợp. Những tư tưởng đề nghị trong "Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu" chỉ là những kiểu mẫu; người hành giả có thể dựa theo đó để tạo ra những tư tưởng khác thích hợp với mình, và có thể sửa đổi hoặc thay thế những tư tưởng ấy cho thích hợp với mình hơn. Ví dụ tôi đang cầm ống điện thoại lên, tôi muốn có một tư tưởng giúp tôi an trú trong chánh niệm. Tư tưởng này không thể tìm trong cuốn "Tỳ Ni Nhật dụng Thiết Yếu", vốn được viết ra từ hồi loài người chưa phát minh điện thoại. Vậy tôi có thể làm phát sinh một tư tưởng như sau:

- Khi cầm ống điện thoại lên, tôi nguyện cho tất cả chúng sanh dẹp tan mọi hiềm nghi, thành kiến để có thể thông cảm với nhau một cách mau chóng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh