Hướng Dẫn Thăng Thiên Toàn Tập: Chương 14. Câu Chuyện Chưa Kể Về Chúa Jesus

HƯỚNG DẪN THĂNG THIÊN TOÀN TẬP: CHƯƠNG 14. CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ CHÚA JESUS

Không gì thực sự có thể bị đe dọa. Không có gì không thực có thể tồn tại. Đó là sự bình an của Thượng Đế.

Trích trong “Một khóa học diệu kỳ - A Course in Miracles”

163-huong-dan-thang-thien-toan-tap-lam-the-nao-de-dat-duoc-thang-thien-trong-kiep-song-nay-chuong-14-cau-chuyen-chua-ke-ve-chua-jesus-1.jpg

Mục đích của chương này là để chia sẻ với bạn một số thông tin cực kỳ hấp dẫn mà đa số mọi người không biết về cuộc đời của chúa Jesus. Những thông tin này không phải xuất phát từ tôi mà nó tới từ các nghiên cứu chuyên sâu của tôi về tài liệu của Edgar Cayce, sách của bà Alice Bailey, sách “Phúc âm Aquarian của Chúa Jesus - the Aquarian Gospel of Jesus the Christ”, các bản thảo bị thất lạc gần đây đã được tìm thấy ở Tây Tạng, Ấn Độ và dãy núi Hymalaya, qua dẫn kênh với đức DK (Djwhal Khul). Đây là một niềm vui lớn lao với tôi để mang lại cho bạn những câu chuyện chưa được kể về chúa Jesus.

163-huong-dan-thang-thien-toan-tap-lam-the-nao-de-dat-duoc-thang-thien-trong-kiep-song-nay-chuong-14-cau-chuyen-chua-ke-ve-chua-jesus-2.jpg

Câu chuyện bắt đầu từ rất lâu trước khi ông có một kiếp sống dưới tên gọi Jesus. Edgar Cayce và Djwhal Khul đã liệt kê những kiếp trước của anh ấy. Theo Edgar Cayce, kiếp trước của Chúa Jesus là Amilius, Adam, Melchizedek, Enoch, Zend, Ur, Asapha, Jeshua, Joseph và Joshua. DK đã thêm vào 2 cuộc đời nữa sau kiếp sống của anh ấy là Jesus: đó là Appolonius của xứ Tyanna và một hóa thân trong một thân thể người Syria mà anh ấy đã thăng lên trong thế kỷ này.

Djwhal Khul đã xác nhận danh sách những kiếp sống trước đây của chúa Jesus được đưa ra bởi Cayce. Amilius là người được sinh ra đầu tiên của Cha, người đã đi vào vùng đất của người Atlantis và cho phép chính anh ấy được dẫn dắt đi vào con đường của sự ích kỷ. Sau đó anh ấy tới dưới tên gọi là Adam và Eva. Sau đó anh ấy tới dưới tên gọi Melchizedek, Thầy tu của Salem. Sau đó anh ấy lại tới dưới tên gọi Zend là cha của Zoroaster, là Đấng Lâm Phàm vĩ đại của Ba Tư giáo. Trong nghiên cứu của tôi, tôi phát hiện ra rằng Zoroaster là một trong những hóa thân của Đức Phật. Sau đó ngài đến như là Enoch, “người đi với Đức Chúa Trời - man who walked with God.” Sau đó ngài đến như là Asapha.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

163-huong-dan-thang-thien-toan-tap-lam-the-nao-de-dat-duoc-thang-thien-trong-kiep-song-nay-chuong-14-cau-chuyen-chua-ke-ve-chua-jesus-3.jpg

Zoroaster

Anh ấy cũng là Jehoshua, người đã lý luận với những người trở về sau khi bị giam giữ trong những ngày khi Nehemiah, Ezra, và Zerubbabel là những nhân tố nỗ lực tái lập sự thờ phụng Thượng Đế. Jehoshua cũng là người đã viết ra bản phiên dịch các cuốn sách được viết ra cho tới thời điểm đó. Jesus cũng là Joseph trong Cựu Ước, là người mặc áo khoác nhiều màu sắc, và là người bị ném vào mương bởi những người anh em đố kỵ với mình, và sau đó trở thành người giải thích các giấc mơ cho Pharaoh. Sau đó anh ấy tới dưới tên gọi Joshua, là người phát ngôn cho Moses và người đã dẫn người Do Thái đến vùng đất hứa.

Trong kiếp sống của anh ấy là Chúa Cứu Thế Jesus (Jesus the Christ), anh ấy đã đạt được cuộc điểm đạo thứ tư của mình tại thời điểm đóng đinh. Trong ba năm cuối của kiếp đó anh ấy đã được phủ bóng bởi đức Christ - đức Di Lặc. Chúa Cứu Thế (The Christ) không ai khác đó chính là đức Di Lặc (Maitreya), người đứng đầu Thánh Đoàn và Những Người Anh Em Trắng Cao Cả. Đức Di Lặc là người nắm giữ vị trí ‘Chúa Cứu Thế - The Christ’, là một nhiệm vụ hay chức vụ trong chính phủ tâm linh của Hành Tinh. Đức Di Lặc là bậc thầy và giáo viên của đức Jesus.

Trong 3 năm cuối của cuộc đời Jesus, họ chia sẻ cùng một cơ thể vật lý. Đức Di Lặc là người đã thăng thiên lên tại thời điểm đóng đinh chứ không phải là Jesus. Đức Jesus đã có được cuộc điểm đạo thứ 4 của mình và đã khiến cho anh ấy trở thành một Chân Sư và cũng là sự thoát ra khỏi vòng luân hồi và không cần thiết phải tái sinh nữa.

Chúa Jesus tái sinh 9 năm sau đó, theo DK nói trong sách của bà Alice Bailey, là Appollonius của xứ Tyanna và đạt tới cuộc điểm đạo thứ 5 của mình trong kiếp sống đó. Appollonius là một linh hồn vô cùng vĩ đại, và nhiều người thực sự nhầm lẫn ông với Jesus bởi vì những gì họ dạy rất giống nhau và bởi vì họ sống ở khoảng thời gian khá gần nhau.

Trong hóa thân cuối cùng của Chúa Jesus trong thân thể người Syria, anh ấy đã thăng thiên. Anh ấy đi vào cơ thể đó khoảng 350 năm trước đây và thăng lên vào thế giới tinh thần trong thế kỷ này, theo như lời DK.

Djwhal Khul cũng nói một điều hấp dẫn khác về Jesus. Trong khi trên thập tự giá, tại một thời điểm Chúa Jesus đã nói, “Cha ơi, tại sao cha lại bỏ rơi con - Father, why hast thou forsaken me?” Cá nhân tôi luôn luôn bị bối rối bởi câu nói đó. Nó không giống như lời phát biểu của một vị thầy. DK đã nói trong sách của Alice Bailey, rằng anh ấy đã nói điều đó bởi vì anh ấy đang trải qua cuộc điểm đạo thứ 4 mà công việc phải thực hiện với cơ thể linh hồn (soul body) hay cơ thể căn nguyên-nhân quả được đốt cháy, và linh hồn trở lại với chân thần hay tinh thần. Điều mà Jesus đã trải nghiệm đó là linh hồn của anh ấy hay cái tôi cao hơn đang rời khỏi, đó là một trải nghiệm kỳ lạ với anh ấy bởi vì linh hồn của anh ấy đã là người thầy của anh ấy trong tất cả các kiếp hóa thân của mình. Anh ấy không nhận ra trong khoảnh khắc đó người thầy của anh ấy trở thành chân thần hay Cái Tôi Hiện Diện hùng mạnh (mighty I Am Presence). Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó anh ấy đã trải qua sự lạc mất linh hồn của mình cho tới khi anh ấy tái kết nối lại với tinh thần (spirit). Anh ấy đã nhận ra điều đó ngay sau đó khi anh ấy nói “Cha, tha thứ cho họ vì họ không biết những gì họ làm.” Cha ở đây chính là chân thần (monad) hay tinh thần (spirit).

Một khía cạnh khá thú vị khác đó là Jesus được sinh ra từ sự thu thai trinh nguyên (the immaculate conception), theo Djwhal và Cayce, và Đức Trinh Nữ Maria cũng vậy. Edgar Cayce nói rằng Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Jesus là từ cùng một linh hồn, hay là điều mà Cayce gọi là linh hồn sinh đôi (twin souls). Theo Djwhal Khul, Jesus đã đi vào sự hóa thân của mình là Jesus ở cấp độ điểm đạo thứ 3.

Khi xem lại kiếp sống trước đó của Jesus, thật thú vị khi thấy cách họ chỉ ra sự tương quan giữa hai tôn giáo chính của hành tinh này. Khá thường xuyên khi người Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo đã cạnh tranh với nhau, mỗi người của của tôn giáo này đều cố gắng nói tôn giáo của mình mới là “đúng”. Sự vô lý của điều này có thể được nhìn thấy trong thực tế rằng cùng một linh hồn đã tham gia cả hai vai diễn. Chúa Jesus là một giáo sĩ Do Thái. Ông cũng là Joshua, người đã dẫn dắt người Do Thái đến miền đất hứa. Ông cũng là Joseph trong Cựu Ước. Ông là người hướng dẫn và là người thầy của Abraham, người khởi đầu tôn giáo Do Thái như Melchizedek.

Một kết nối hấp dẫn hơn nữa giữa tôn giáo Do Thái và Kitô giáo đó là trong thực tế, ‘John the Baptist’ cũng là Elijah trong kiếp sống trước của mình, và Elijah lại là một trong những nhà tiên tri vĩ đại của người Do Thái.

Điều này thậm chí còn thú vị hơn nữa khi trong thực tế ông Joseph, chồng của Đức Trinh Nữ Maria, không ai khác chính là đức Saint Germain. Ba người đàn ông thông thái đến thăm Jesus Christ không ai khác chính là Djwhal Khul, Kuthumi và El Morya. Người đệ tử duy nhất đã thăng lên, theo DK, chính là John the Beloved (đức Kuthumi). Một khía cạnh thú vị khác đó là Abraham cũng chính là Chân Sư Thăng Thiên El Morya, ngài là Cung chủ (Chohan) của cung/tia đầu tiên.

Cộng đồng Essenes

163-huong-dan-thang-thien-toan-tap-lam-the-nao-de-dat-duoc-thang-thien-trong-kiep-song-nay-chuong-14-cau-chuyen-chua-ke-ve-chua-jesus-4.jpg

Phần hấp dẫn tiếp theo trong câu chuyện này đó là tầm quan trọng của cộng đồng Essenes với cuộc đời Jesus. Cộng đồng đó rất quan trọng trong sự xuất hiện của đấng cứu thế (Messiah), theo Cayce. Kỳ lạ thay, cộng đồng Essenes không được đề cập tới trong Kinh Thánh. Chỉ tới khi phát hiện ra cuộn giấy cổ ở Biển Chết vào năm 1947, trong các hang động ở Qumran, từ đó sự quan tâm rộng rãi và hứng thú về Essenes bắt đầu lan rộng.

Các cuộn giấy là các văn bản tôn giáo của cộng đồng Essenes. Theo Cayce thì tại đó là một nhóm hay cộng đồng Essenes. Nhóm đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của Chúa Jesus là nhóm trên núi Carmel, nơi đó là trường học đã khai sinh ra các nhà tiên tri được thiết lập trong thời của Elijah. Cộng đồng Essenes là nơi các sinh viên học về chiêm tinh học, thần số học, khoa tướng số và sự luân hồi. Những niềm tin này xung đột trực tiếp với niềm tin của người Sadducees và họ đã mang lại sự áp bức cho cộng đồng Essenes.

Một trong những đặc điểm chính của cộng đồng Essenes, phân biệt họ với các giáo phái khác, là “sự mong chờ” của họ về Đấng Cứu Thế (Messiah). Đó là lý do chính cho sự tồn tại của nhóm. Theo Edgar Cayce, cái tên Essenes thực sự có nghĩa là sự mong chờ (expectancy).

Đó là niềm tin của cộng đồng Essenes mà qua đó họ tuân thủ nghiêm ngặt quy luật tâm linh để thanh tẩy cơ thể của chính họ, để đấng Cứu Thế có thể hạ phàm xuống Trái Đất và nhập vào cơ thể vật lý. (Jesus Christ, dĩ nhiên chính là Đấng Cứu Thế mà họ đã tìm kiếm. Tuy nhiên, người Do Thái truyền thống đã không hiểu điều này.)

Jesus đã mang tới sự sắp đặt tâm linh cho thời đại Song Ngư. Người Do Thái, ở một cấp độ mở rộng hơn, họ được sắp đặt để tuân theo các luật lệ mà được đưa ra bởi Moses. Nhưng sau đó Jesus đã mang tới những kiến thức là tình yêu còn vĩ đại hơn luật lệ.

Sự chuẩn bị của cộng đồng Essenes đã đi vào một giai đoạn mới khi họ chọn 12 cô gái đi tới ngôi đền ở núi Carmel để chuẩn bị cho những cô gái này trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế Messiah. Mary là một trong những cô gái đó. Họ được đào tạo các bài tập về thể chất và tâm trí liên quan tới trinh tiết, sự tinh khiết, tình yêu, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng. Chế độ ăn uống đặc biệt đã được trao cho những đứa trẻ này cùng với sự đào tạo toàn thể về đời sống tâm linh.

Người đứng đầu giáo phái Essenes vào thời điểm này, theo Cayce, là một người phụ nữ với cái tên “Judy.” Thật phi thường khi một người phụ nữ làm người đứng đầu giáo phái này trong thời đại gia trưởng như vậy. Judy là một nhà tiên tri, nhà tâm linh và giảng viên tâm linh. Cô ấy đã được đào tạo không chỉ với Do Thái Giáo bí truyền, mà còn cả với các giáo lý của Ấn Độ, Ai Cập và vùng đất Ba Tư. Cô cũng là một nhà chữa lành và là người ghi lại các giáo lý. Chính Judy đã đề nghị với Jesus sau này trong cuộc đời của mình anh ấy nên du hành tới Ai Cập, Ấn Độ và Ba Tư để được đào tạo và nghiên cứu thêm nữa.

Mary chỉ mới bốn tuổi khi cô vào đền thờ. Theo Cayce, cô được Tổng lãnh thiên thần Gabriel chọn khi 12 tuổi hay 13 tuổi. Mary sau đó được tách ra khỏi những đứa trẻ khác để chuẩn bị và huấn luyện thêm. Thời kỳ đó trong cuộc đời của Đức Mary kéo dài bốn năm. Theo Cayce, một người chồng đã được chọn cho Mary, ngay cả trước khi có thông báo của thiên thần rằng cô ấy là người mẹ được chọn của Đấng Cứu Thế Messiah.

Cayce nói rằng cuộc hôn nhân thực sự đã không diễn ra cho đến một thời gian về sau khi bà đã thụ thai đứa trẻ thần thánh. Joseph, chồng cô (Saint Germain), đã rất bối rối khi phát hiện ra Mary đã có con vào thời điểm đám cưới. Việc lựa chọn Mary làm cô dâu của anh ấy không phải là lựa chọn bởi riêng anh ấy; tại thời điểm đó các gia đình Do Thái là người sắp xếp các cuộc hôn nhân. Sự lựa chọn cho cuộc hôn nhân này thực sự được thực hiện bởi các linh mục, và mặc dù Joseph không thích sự lựa chọn Mary làm vợ của ông (ông 36 tuổi và Mary chỉ mới 16 tuổi), tuy nhiên anh ấy đã thay đổi ý định của mình khi được thông báo trong giấc mơ và sau đó là giọng nói trực tiếp từ ý chí của Thiêng Liêng. Chính Tổng lãnh thiên thần Gabriel đã đến gặp Joseph và thuyết phục anh ta.

Sự ra đời của Chúa Jesus và sự huấn luyện ban đầu của anh ấy được ghi lại trong Kinh Thánh nên tôi không cần phải tập trung vào chúng. Nơi mà tôi muốn tập trung vào là thời gian từ tuổi 12 tới 30 tuổi mà đã không được nói tới trong Kinh Thánh.

Những năm chưa được biết tới về cuộc đời của Jesus

Theo Cayce, Jesus đã trở thành một bậc thầy pháp luật Do Thái Giáo trước 12 tuổi. Từ 12 tuổi tới 15 hoặc 16 tuổi, ông được dạy dỗ từ những lời tiên tri bởi Judy trong ngôi nhà của cô ấy ở núi Carmel. Sau đó anh ấy được gửi tới Ai Cập, sau đó tới Ấn Độ trong 3 năm, sau đó tới Ba Tư để được đào tạo thêm nữa. Từ Ba Tư anh ấy được gọi trở về sau cái chết của Joseph. Sau đó anh ấy trở lại Ai Cập để hoàn thành sự chuẩn bị cho anh ấy trở thành một vị thầy.

Những giáo lý anh ấy tiếp thu được ở Ấn Độ là “những việc thanh lọc liên quan tới sự chuẩn bị sức mạnh thể chất cũng như tinh thần của con người. Trong chuyến du hành tới Ba Tư, là sự hợp nhất các mãnh lực liên quan tới những giáo lý của Zu và Ra ở Ai Cập”.

Theo Cayce, Jesus đã được khai sinh dưới tên gọi là Jeshua, “Jesus” thực sự là cái tên gọi theo tiếng Hy Lạp. Cả hai tên gọi này đều mang nghĩa là Jehoshua, có nghĩa là Sự Cứu Giúp của Jehovah hay Đấng Cứu Thế. John the Baptist đã xuất hiện cùng với Jesus trong giai đoạn anh ấy ở Ai Cập. Họ đã ở Heliopolis, Ai Cập để đạt được chức thầy tu, và đã vượt qua các bài kiểm tra ở đó. Trong cuốn sách “The Aquarian Gospel of Jesus the Christ” của Levi, đã ghi lại bảy cấp điểm đạo mà Jesus đã đạt được. Đại Kim Tự Tháp Giza đã được xây dựng như là một Đền Thờ của Sự Điểm Đạo (Temple of Initiation) bởi Những Người Anh Em Trắng Cao Cả (the Great White Brotherhood). Jesus đã đạt được sự điểm đạo cuối cùng của mình trong kim tự tháp này. Trong kinh thánh nó được đề cập tới là ba ngày và ba đêm trong ngôi mộ. Theo cuốn sách “The Aquarian Gospel of Jesus the Christ”, Jesus đã theo học tôn giáo Brahmic và Vedas ở Ấn Độ. Ông cũng dành thời gian ở Nepal, Tây Tạng, Syria và Hy Lạp. Ở Ấn Độ, Cayce nói, ông theo học một vị thầy tâm linh tên là Kahjian. Ở Ba Tư, ông theo học Juner. Ở Ai Cập, ông theo học Zar.

Từ kênh dẫn của Cayce, Levi và Djwhal Khul đều ghi lại hành trình 18 năm của Chúa Jesus ở Phương Đông. Tuy nhiên, điều hấp dẫn là trong thế kỷ này các tài liệu cổ đại đã được phát hiện ở Ấn Độ và Tây Tạng đều chứng minh rằng Chúa Jesus đã thực sự đến đó. Vào cuối năm 1800 Nicholas Notovitch, một nhà báo người Nga du hành tới Tây Tạng đã được một Lạt ma nói cho biết rằng tại kho lưu trữ ở Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, rằng có hàng nghìn cuộn giấy cổ đại nói về cuộc đời của nhà tiên tri Jesus. (Ở phương Đông họ gọi ông là nhà tiên tri Issa). Notovitch đi đến một tu viện vĩ đại ở Himis, tu viện lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Ladakh, nơi ông tìm thấy những tài liệu này. Năm 1894, anh ấy công bố đoạn thơ xác thực điều này trong một bản phiên dịch của anh ấy. Trong những tài liệu này, chúng ta có thể tìm thấy những mô tả về cuộc đời của Đức Phật Issa, người đã giao giảng giáo lý thiêng liêng ở Ấn Độ và tới những đứa trẻ ở Israel.

Bản phiên dịch đó nói về việc Jesus đã trở thành một đệ tử của Brahmin như thế nào, sống ở đó 3 năm với các tu sĩ phật giáo, và nghiên cứu kinh phật. Nó cũng nói về ông đã du hành tới Nepal và Hymalaya như thế nào, và sau đó tới Ba Tư nơi ông nghiên cứu các học thuyết của Zarathustra hay Zoroaster.

Năm 1922, Swami Abhedananda cũng đến Himis, Tây Tạng và xác nhận câu chuyện của Notovitch. Swami Abhedananda, với sự giúp đỡ của một Lạt ma, đã dịch những câu thơ tương tự mà sau này ông xuất bản cùng với bản tiếng Anh của Notovitch.

Năm 1925, Nicholas Roerich đến thăm Himis. Ông đã xuất bản các tác phẩm mà ông đã khám phá tại tu viện và những nơi khác song song với các bản báo cáo của Notovitch và Swami Abhedananda. Ông cũng thông báo việc tìm thấy trong suốt hành trình của mình với nhiều bản báo cáo khác nhau, cả truyền miệng lẫn văn bản, về cuộc hành trình của Jesus trên khắp Phương Đông. Ông đã xuất bản chúng trong một cuốn sách có tên là “Altai-Himalaya, Heart of Asia and Himalaya”.

Trong năm 1939, không có hiểu biết nào trước đây về huyền thoại Issa, Elisabeth Caspari đã được người trông giữ thư viện ở Himis nói cho cô ấy biết, “Những cuốn sách nói về chúa Jesus của bạn có ở đây”.

Các kênh dẫn và bằng chứng thực tế đã nói lên việc Jesus đã du hành tới Phương Đông và được đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy ở đây là chiếm áp đảo. Một điều cũng thú vị đó là các hoạt động của chúa Jesus từ 12 tuổi tới 30 tuổi đẹp đẽ như vậy đã bị loại bỏ ra khỏi Kinh Thánh.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng Kinh Thánh không được viết ra bởi Thượng Đế như một số người cố gắng để nói với bạn. Kinh Thánh được viết bởi con người; rất nhiều tài liệu trong đó là sự giải thích của con người về Thượng Đế, không phải là sự tiết lộ trực tiếp của Thượng Đế. Có rất nhiều thứ được viết ra với cảm hứng trong đó, do đó cần phải đọc nó với trí phân biện.

Điểm mấu chốt thứ hai trong khía cạnh này là thực tế của lịch sử: vào năm 553 sau Công nguyên tại Hội đồng thứ hai của thành phố Constantinople, một quyết định đã được ban hành đó là loại bỏ tất cả sự đề cập tới luân hồi ra khỏi Kinh Thánh. Họ không thích khái niệm này.

Ý nghĩa của điều này là khá rõ ràng. Không chỉ là cách giải thích của con người trong Kinh Thánh về Thượng Đế, mà còn là chuyện con người không thích điều gì họ sẽ loại bỏ nó đi. Trong quan điểm cá nhân của tôi, nó cũng là chuyện đã xảy ra với các bản ghi chép đã bị loại bỏ đi về 18 năm trong cuộc đời của Jesus mà không được nói tới trong Kinh Thánh. Tôi không nghĩ rằng các nhà thờ cấp cao hơn hài lòng với ý tưởng một người được biết tới rộng rãi như Jesus lại là một người theo học Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hỏa Giáo (Zoroastrianism), và các trường bí truyền ở Ai Cập.

Có một thông tin còn vượt xa hơn nữa tới với tôi từ những tài liệu của Cayce. Đó là Jesus còn có ba anh chị em khác nữa. Đây là những gì mà Tâm Trí Vũ Trụ (Universal Mind) đã nói qua Edgar Cayce. Jesus được sinh ra từ sự thụ thai trinh nguyên, nhưng sau khi Mary và Joseph đã thực sự kết hôn, họ đã có thêm ba đứa con nữa, theo Cayce - hai cậu bé và một cô gái. Tên của hai bé trai là James và Jude, nhưng tôi đã không thể tìm ra tên của bé gái.

Sau khi được chọn là một trong mười hai thiếu nữ, Mary đã không được phép uống rượu hoặc đồ uống lên men và phải ăn kiêng nghiêm ngặt. Khi cô ấy được chọn bởi Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel trong khi đi trên các bậc thang dẫn tới ngôi đền, đã xuất hiện sấm sét trên bầu trời, theo Edgar Cayce. Ngôi đền Essenes mà tôi nói ở đây cũng là một trường học và một trong những điều chính họ dạy đó là khả năng dẫn kênh. Judy, người đứng đầu của Essenes, đã dạy Jesus tiên tri học, chiêm tinh học, và du hành linh hồn, bởi vì những việc này là Judy khá thành thạo.

Cayce nói rằng ba người đàn ông thông thái tượng trưng cho ba giai đoạn trải nghiệm của con người trong vật chất. Vàng đại diện cho ‘vật chất- material’, trầm hương đại diện cho ‘sự thanh khiết-ethereal’ và ‘dầu thơm myrrh’, đại diện cho năng lực chữa lành - tương ứng với thân thể, tâm trí và linh hồn. Ba người đàn ông thông thái cũng phục vụ như là sự động viên cần thiết cho Mary và Joseph.

Theo những điều mà Edager Cayce đọc được từ Tâm Trí Vũ Trụ, Jesus được sinh ra vào lúc nửa đêm. Cộng đồng Essenes với khả năng của họ về dẫn kênh và tiên tri, đã có hiểu biết đầy đủ về sự xuất hiện của Jesus và đó là lý do chính để họ đã tham ngay từ đầu. Một điểm thú vị cuối cùng mà DK nói với tôi đó là Mary đã thăng thiên lên vào thời điểm kết thúc cuộc sống của cô ấy trên Trái Đất.

Thông tin thú vị khác

Trong nghiên cứu tiếp sau đó của tôi, một vài thông tin hoàn toàn thú vị khác đã đến với tôi. Điểm đầu tiên đó là Enoch là một trong những kiếp trước của chúa Jesus, theo Djwhal Khul. Enoch đạt được thăng thiên của mình và trong kiếp sống đó đã được phủ bóng bởi một sinh mệnh hiện đang ngồi ở một vị trí trong Hội Đồng Thiên Hà (Galactic Council), tên là Melchizedek. Điều thú vị đó là trong kiếp sống sau đó Jesus đã lấy tên gọi là Melchizedek.

Thông tin thú vị thứ hai là từ Brian Grattan và nó đã được xác nhận bởi Vywamus. Sau khi Đức Di Lặc phục sinh cơ thể của Jesus, anh ấy đã sống trên Trái Đất 31 năm nữa. Trong thời gian đó anh ấy đã đi tới Ấn Độ và cũng dịch chuyển tức thời tới Mỹ (teleported to America).

Một phần thông tin thú vị khác là trong cuộc đời quá khứ Mohammed, người sáng lập ra đức tin Hồi Giáo, là đệ tử của Bartholomew. Trong suốt cuộc đời ông là Mohammed, Tổng lãnh thiên thần Gabriel và Chúa Jesus là hai trong số những vị thầy chính trong cõi giới tinh thần của anh ấy. Trong kiếp sống sau đó anh ấy đạt được cuộc điểm đạo thứ 5 khi là một yogi ở Ấn Độ. Anh ấy đã trở lại một lần nữa là Patrick Henry, một trong những người yêu nước vĩ đại của Cách mạng Mỹ. Tôi không nghĩ thế giới Ả Rập theo trào lưu chính thống sẽ quá hạnh phúc khi biết được thông tin bí truyền vô cùng thú vị này.

Đức Di Lặc - Maitreya, Đấng Christ Hành Tinh, sinh mệnh tiến hóa cao nhất của chuỗi Trái Đất của chúng ta. Krishna, kiếp sống trước của đức Di Lặc, đã tới để dạy cho nhân loại đi tới cuộc điểm đạo thứ 2. Nếu tôi không lầm, tôi nghĩ ngài đã đạt được cuộc điểm đạo thứ 5 của mình trong kiếp sống đó.

Đức Jesus sử dụng tên gọi là Sananda trên cõi giới bên trong, như rất nhiều người dã dẫn kênh với người ngoài Trái Đất của Ashtar Command và những người khác đã cho biết như vậy. Tôi cũng đã được xác nhận điều này từ Vywamus.

Thánh St. Peter cũng là kiếp sống trước của Brian Grattan, tác giả của cuốn sách “The Rider on the White Horse” và cuốn “Mahatma I & II”. Brian Grattan hiện đang sống trên hành tinh này và đang làm một số công việc đáng kinh ngạc.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh