Đối Thoại Với Thượng Đế Quyển 1: Chương 8
Đối Thoại Với Thượng Đế Quyển 1: Chương 8 Đối Thoại Với Thượng Đế Quyển 1: Chương 8

ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ QUYỂN 1: CHƯƠNG 8

Khi nào con học đủ về giao tiếp để có thể có những giao tiếp êm đẹp? Có cách nào để vui sướng trong giao tiếp không?

Có phải những giao tiếp cứ luôn luôn phải là những thách thức không?

Các con chẳng có gì để học trong giao tiếp cả. Các con chỉ cần trưng ra những điều các con đã biết rồi. Có một cách để vui sướng trong giao tiếp, đó là dùng giao tiếp cho mục đích hữu ý của nó chớ không phải cho mục đích mà các con đã vẽ ra. Giao tiếp luôn luôn là một thách thức, luôn luôn đòi các con sáng tạo, tỏ lộ và kinh nghiệm những diện cao hơn, cao hơn nữa của bản thân, những nhãn quan, nhãn quan lớn hơn nữa về bản thân và những sao bản huy hoàng nhất của bản thân.

Chỉ có giao tiếp với những người khác, nơi khác và với những biến cố khác thì các con mới có thể được coi là hiện hữu trong vũ trụ.

Hãy nhớ rằng, nếu không có gì khác, các con không hiện hữu. Các con chỉ hiện hữu trong liên hệ với một vật khác không hiện hữu. Đó là tình trạng hiện hữu nơi thế giới tương đối ngược lại với thế giới tuyệt đối nơi đây Ta trú ngụ.

Một khi các con hiểu rõ và đi sâu vào vấn đề này các con sẽ ca tụng tất cả những kinh nghiệm, những gặp gỡ con người và nhất là những giao tiếp cá nhân vì các con sẽ thấy rằng qua giao tiếp con người được xây dựng trong ý nghĩa cao đep nhất.

Giao tiếp được sử dụng để xây dựng Các con Thực Sự Là Ai. Vậy hãy hoan nghênh tất cả những giao tiếp và dùng những giao tiếp hiện hữu này để biết được Các con Là Ai? Bây giờ, Ta hiểu câu hỏi của con liên hệ tới giao tiếp cá nhân theo kiểu lãng mạn, yêu đương. Ta sẽ cắt nghĩa kỹ càng những giao tiếp yêu đương thường gây rắc rối cho các con.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Khi giao tiếp yêu đương của con người thất bại (thật ra giao tiếp không bao giờ thất bại ngoại trừ theo ý nghĩa giới hạn của con người rằng chúng không đưa đến những kết quả như mong muốn) vì chúng đã được xây dựng trên một động cơ sai lầm.

Phần lớn con người đi vào giao tiếp với con mắt soi mói coi họ có thể rút tỉa gì được từ giao tiếp chớ không phải coi họ có cống hiến được gì. Mục đích của giao tiếp là đưa ra bản ngã con người của mình chớ không phải phần nào của người khác để các con chiếm giữ. Mục đích duy nhất trong giao tiếp đối với tất cả những gì của đời sống: Đó là hiện hữu và quyết định Các con Thực Sự Là Ai?

Thực tế nhị khi nói rằng các con chả là gì cho tới lúc người đặc biệt kia xuất hiện. Điều đó gây sức ép mãnh liệt trên người kia buộc họ trở thành đủ thứ mà họ không phải là. Không muốn bỏ rơi các con, họ cố gắng hết sức khó khăn để trở thành những thứ đó nhưng cho đến khi không thể kham nổi nữa. Họ không thể nào hoàn tất cái hình ảnh mà các con đã vẽ ra cho họ. Họ không kham nổi những vai trò các con đặt cho họ. Từ đó, họ sinh ra buồn bực, tức giận, nóng nảy v.v... Sau cùng để tự cứu vãn cuộc giao tiếp, họ bắt đầu đòi lại bản thân thực của họ, hành động thích hợp hơn với Họ Thực Sự Là Ai?

Chính vào lúc này, các con nói rằng họ đã thực sự thay đổi. Thật lãng mạn khi người đặc biệt kia đi vào đời sống các con, các con cảm thấy trọn vẹn. Tuy vậy, mục đích của giao tiếp không phải là có một người kia ngõ hầu làm cho các con trọn vẹn mà có người kia để các con có thể chia sẻ sự trọn vẹn của các con. Đây là sự mâu thuẫn trong mọi giao tiếp giữa con người. Các con không cần một người đặc biệt nào để có thể kinh nghiệm đầy đủ Các con Là Ai? nhưng nếu không có người kia, các con chẳng là gì cả.

Mua đá năng lượng:

Đó vừa là cái bí mật, vừa là cái kỳ diệu, vừa là cái thất vọng, vừa là cái vui sướng của kinh nghiệm con người. Nó đòi hỏi sự hiểu thấu thâm sâu và ý chí trọn vẹn để sống trong cái mâu thuẫn đó theo một cách có ý nghĩa. Ta quan sát rằng rất ít người làm được.

Phần lớn các con đi vào giao tiếp đầy những năng lực dục tính sau những năm tháng mòn mỏi chờ đợi. Đến khi từ 40 tuổi đến 60 tuổi các con đã buông bỏ giấc mộng lớn nhất, gạt qua một bên hy vọng cao nhất và tự sắp xếp mình cho một mong đợi thấp hơn, nhỏ bé hơn.

Vấn đề thật căn bản và đơn giản nhưng vẫn bị hiểu lầm: Giấc mộng lớn nhất, ý niệm cao nhất và hy vọng quý báu nhất đã liên hệ đến người đặc biệt kia chớ không phải vươn tới cái yêu quí Bản Ngã của các con. Kết quả của giao tiếp đã ảnh hưởng chuyện người kia sống theo những ý niệm của các con tốt đẹp ra sao và các con sống theo những ý niệm của người kia tốt đẹp như thế nào. Thực ra, kết quả chân thật độc nhất ảnh hưởng tới các con sống theo những ý niệm của các con tốt đẹp ra sao. Những giao tiếp rất thiêng liêng vì giúp cho đời sống có dịp để sáng tạo và sản xuất ra kinh nghiệm về ý niệm cao nhất của các con về Bản Thân.

Những giao tiếp bị thất bại khi các con coi chúng để sáng tạo và sản xuất kinh nghiệm về ý niệm cao nhất của các con về người khác.

Hãy để cho mỗi người trong giao tiếp tự lo về Bản Thân đang hiện hữu ra sao, đang hành xử như thế nào, Bản Thân đang muốn gì, đang tìm gì, đang chờ gì, đang sáng tạo gì, đang kinh nghiệm gì, và tất cả những người tham dự trong mọi giao tiếp sẽ phục vụ mục đích nào để Bản Thân tiến tới ý niệm tốt đẹp nhất một cách huy hoàng.

Hãy để mỗi người trong giao tiếp chỉ lo cho Bản Thân mình thôi chớ không cần lo cho người kia. Có lẽ đây là một quan niệm kỳ lạ vì trong khi giao tiếp chỉ nên lo cho người kia. Nhưng Ta nói thật điều này: Sự tập trung, ám ảnh, chú tâm của các con vào người kia khiến cho giao tiếp bị thất bại.

Người kia đang hiện hữu ra sao? Đang có gì? Đang nghĩ gi? Đang mong chờ gì? Điều này không quan trọng. Quan trọng các con đang hiện hữu ra sao trong giao tiếp với tất cả cái đó. Người yêu thương nhất chính là người lấy Bản Thân làm trung tâm.

Đó là một giáo lý cấp tiến.

Không! Nghĩ cho kỹ: Nếu các con không thể yêu bản thân thì các con không thể yêu người khác. Phần lớn con người lầm lẫn khi đi tìm tình yêu Bản Thân qua tình yêu người khác. Trong tiềm thức, họ nghĩ rằng: Mình có thể chỉ yêu thương những người khác và họ sẽ yêu mình. Như thế, mình sẽ dễ thương và Mình có thể yêu mình. Cũng có những người khác tự ghét mình hoài vì họ cảm thấy chẳng có ai yêu họ. Đây cũng là căn bệnh thời đại. Thực tế có nhiều người yêu họ nhưng chưa đủ, chính họ phải tự yêu thương Bản Thân họ. Những người này họ không tin các con. Họ nghĩ rằng các con đang tìm cách kiếm chác, lợi dụng họ. Làm sao các con có thể yêu họ với bản thân họ thực sự như vậy. Chắc các con muốn lợi dụng gì đây? Chính vì không tin các con yêu họ nên họ đòi hỏi các con phải chứng minh lòng yêu thương của các con.

Từ đó, họ đòi hỏi các con bắt đầu sửa đổi cách cư xử của các con. Sau đó, tới thời điểm họ tin các con yêu thương họ, họ bắt đầu suy nghĩ, lo lắng xem giữ được tình yêu này bao lâu. Để giữ gìn tình yêu này, họ bắt đầu thay đổi cách cư xử của họ đối với các con. Như vậy hai người thực sự mất Bản Thân trong giao tiếp. Hai người đi vào giao tiếp với hy vọng sẽ tự tìm thấy mình nhưng thay vì tìm được Bản Thân lại mất nó. Sự mất Bản Ngã trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra những đổ vỡ trong sự hợp đôi này. Hai người kết hợp với nhau tưởng rằng tổng số sẽ lớn hơn nhưng kết quả lại nhỏ hơn. Hai người cảm thấy mình kém hơn khi còn độc thân. Kém khả năng, kém kích thích, kém năng lực, kém quyến rũ, kém vui vẻ, kém hài lòng v.v...Như vậy, họ đã bỏ đi phần lớn Bản Thân của họ là ai để có thể tiếp tục hiện hữu trong giao tiếp. Mục đích của giao tiếp không phải như thế nhưng đa số các con lại làm như vậy.

Tại sao? Tại sao?

Bởi vì con người đã mất liên hệ với mục đích của giao tiếp. Khi các con không còn nhìn nhau như những linh hồn cùng đi một hành trình linh thiêng thì các con không thể thấy được mục đích, thấy được lý do tiềm ẩn trong mọi giao tiếp. Linh hồn đã nhập vào thân thể và thân thể đã tới đời sống trong mục đích tiến hóa. Các con đang tiến hóa và đang trưởng thành. Và các con đang dùng những giao tiếp của các con với vạn vật để các con quyết định các con trở thành gì.

Đó là công việc các con tới đây để làm. Đó là cái vui sáng tạo cái Ngã, biết cái Ngã một cách ý thức các con mong trở thành. Đó là ý nghĩa của tự ý thức. Các con đã đưa cái Ngã của các con tới thế giới tương đối ngõ hầu các con có thể có những dụng cụ dùng để biết và kinh nghiệm Các con Thực Sự Là Ai. Các con Là Ai là người mà chính các con sáng tạo ra để giao tiếp với tất cả những gì còn lại. Những giao tiếp cá nhân rất linh thiêng và quan trọng vì qua đó nảy sinh rất nhiều sự kiện trong cuộc đời.

Trước hết các con phải học cách tôn vinh, quý mến và yêu thương Bản Ngã. Trước tiên, các con phải nhìn nhận Bản Ngã là quí báu trước khi các con có thể nhìn nhận người khác là quí báu. Phải nhìn nhận Bản Ngã là linh thiêng trước khi các con có thể nhìn nhận người khác là linh thiêng. Phải biết Bản Ngã là thánh thể trước khi nhìn nhận thánh thể nơi người khác.

Các vị chân sư của Ta đều tới cùng thông điệp: Không phải là “Ta thiêng liêng hơn các con mà là “các con cũng thiêng liêng như Ta”. Thông điệp và Chân Lý này khiến các con khó chấp nhận. Tại sao các con không yêu thương người khác một cách chân thật vì các con chưa bao giờ yêu thương mình một cách chân thật.

Như vậy, từ bây giờ cho đến sau này hãy đặt Bản Ngã làm trung tâm. Hãy quan sát có gì vào bất kỳ lúc nào chớ đừng quan sát coi người khác đang làm gì. Sự cứu rỗi của các con không nằm trong hành động của người khác nhưng ở trong tái hành động của các con.

Xin cho con biết rõ hơn, có những hành động của những người khác không ảnh hưởng tới Bản Ngã của chúng con chẳng nói làm gì. Nhưng có những hành động động chạm làm tổn thương đến chúng con, chúng con phải làm gi?

Tốt lắm, cứ nói “hãy né tránh sang một bên”, coi như chẳng có gì. Nói thì dễ nhưng thực hành thật là khó. Sẽ có một ngày các con không bị như vậy nữa. Đó là ngày các con nhận thức được cái ý nghĩa chân thật của những giao tiếp.

Thật ra, các con đã quên là các con tái hành động theo lối các con. Nhưng như vậy cũng tốt. Đó là một phần tiến triển của linh hồn khi đi vào giao tiếp. Đối với những đau khổ và tổn thương trong giao tiếp các con cần: Thứ nhất thành thật thừa nhận mình và người kia đang cảm thấy ra sao một cách chính xác. Đa số các con sợ làm điều đó vì các con nghĩ rằng như vậy là xấu, hẹp hòi.

Điều quan trọng duy nhất các con có thể làm: Các con phải tôn trọng cảm xúc của các con vì tôn trọng cảm xúc là tôn trọng mình và các con yêu thương người hàng xóm như thương yêu chính bản thân mình. Làm sao các con có thể hy vọng hiểu được và tôn trọng những cảm xúc của một người khác khi các con không thể tôn trọng những cảm xúc trong nội tâm mình.

Câu hỏi đầu tiên trong tiến trình giao tiếp với ai là: Hiện nay ta là ai và muốn trở thành ai trong mối giao tiếp với người đó. Thường thường các con không nhớ lại các con là ai và không biết các con muốn trở thành ai cho tới khi các con đã thử nhiều lối thử hiện. Đó là lý do tại sao việc tôn trọng những cảm xúc của mình lại quan trọng đến như vậy. Nếu các cảm xúc đầu tiên là một cảm xúc tiêu cực thì chỉ cần biết có cảm xúc, đó thường là tất cả việc cần thiết phải làm để bước né sang bên cạnh nó.

Chỉ khi nào các con tức giận, bối rối, hoảng hốt cái cảm xúc muốn trả miếng thì lúc đó các con có thể buông thả những cảm xúc đầu tiên này, coi như không phải cái mà các con muốn thể hiện. Vị chân sư là người đã sống qua những kinh nghiệm như vậy, đủ để biết trước những sự chọn lựa kế tiếp của vị ấy là gì. Vị ấy không cần phải thử gì khác nữa. Vị ấy đã mặc những quần áo ấy rồi và biết rằng chúng không vừa, chúng không phải là “của vị ấy”. Vì đời sống vị chân sư là tự dành cho sự thành tựu trung kiên của Bản Ngã như tự biết mình muốn thể hiện ra sao, những cảm xúc không ăn khớp kia sẽ không bao giờ được nuôi dưỡng. Đó là lý do tại sao những vị chân sư bất động trước những biến cố mà những người khác có thể coi là tai họa. Vị chân sư hân hoan trưóc tai họa vì vị ấy biết rằng từ hạt giống của tai họa (và tất cả những kinh nghiệm), Bản Ngã sẽ tăng trưởng. Và mục đích đời sống vị chân sư luôn luôn tăng trưởng. Bởi vì một khi con người đã hoàn thành đầy đủ Bản Ngã, không còn gì khác để làm là thực hiện hơn thế nữa. Chính ở mức này mà con người chuyển từ công tác của linh hồn qua công tác của Thượng Đế và chính đây là chuyện Ta làm.

Để đáp ứng với những mục tiêu của cuộc thảo luận này, Ta giả định rằng các con vẫn đứng ở mức hoạt động của linh hồn, vẫn còn tìm cách thực hiện thành hiện thực Các con Thật Sự Là Ai? Đời sống Ta sẽ cho các con vô số những dịp sáng tạo (hãy nhớ rằng đời sống không phải là một tiến trình phát giác nhưng là một tiến trình sáng tạo). Các con có thể sáng tạo các con là ai lập đi lập lại hoài. Quả thật các con làm việc sáng tạo mỗi ngày. Tuy nhiên, theo như sự vật xuất hiện, các con không bao giờ vẫn cứ đạt được cùng giải đáp. Giả thiết rằng có một kinh nghiệm bên ngoài giống in hệt, các con có thể chọn kiên nhẫn, yêu thương và thân thiện vào ngày đầu trong giao tiếp với kinh nghiệm đó nhưng vào ngày thứ hai các con có thể chọn giận dữ, xấu xa và buồn rầu. Vì chân sư là người luôn luôn tiến tới cùng một đáp số và giải đáp luôn luôn là một chọn lựa cao nhất. Trong chuyện này, có thể nói ngay trước được thái độ của vị chân sư. Ngược lại hoàn toàn không thể nói được thái độ của người học viên. Có thể nói một người tiến bộ ra sao trên con đường tới vị sư bằng cách ghi nhận rằng:

Có thể nói trước người đó có chọn lựa cao nhất để đáp ứng hoặc phản ứng với bất kỳ trường hợp nào. Đương nhiên vấn đề được mở ra là thế nào là chọn lựa cao nhất. Đây là vấn đề những nhà thần học đã thảo luận từ tạo thiên lập địa. Nếu quả thật đó là vấn đề dấn thân của các con thì các con đã đi trên con đường dẫn tới vị sư. Ngược lại, phần lớn con người không chọn lựa cao nhất mà chọn lựa thế nào có lợi nhất, thế nào ít bị thiệt thòi nhất. Khi được sống theo quan điểm thiệt ít nhất và lợi nhiều nhất thì các ích lợi chân thật của đời sống đã bị tước bỏ. Dịp đã bị mất đi, cơ hội đã lỡ. Bởi lẽ đời sống như thế chỉ là sống trong sợ hãi, ngang trái, nói lên lời dối trá vể các con. Thật ra, các con không phải là sợ hãi, các con là tình yêu thương. Tình yêu thương không cần tới bảo vệ và không thể bị mất. Tuy nhiên, các con sẽ không bao giờ biết điều đó trong kinh nghiệm của mình nếu các con cứ luôn luôn trả lời câu hỏi thứ hai chớ không trả lời câu hỏi thứ nhất. Bởi lẽ chỉ có người nào nghĩ có lợi hay có gì thiệt thì mới trả lời câu hỏi thứ hai. Và chỉ có người nào nhìn đời sống theo một lối khác, nhìn bản ngã như một hiện thực cao hơn, hiểu rằng thắng hay thua không phải là một trắc nghiệm mà chỉ là yêu thương hay không yêu thương chỉ có người đó hỏi câu hỏi thứ nhất.

Có thế ví như: những người chọn lựa có lợi nhất để ý đến thân thể của mình, còn những người chọn lựa với ý niệm cao nhất để ý đến linh hồn của mình. Tất cả các con có tai hãy lắng nghe, Ta nói cho các con biết: Vào những thời điểm gay cấn nhất trong giao tiếp của con người chỉ có một câu hỏi độc nhất: Tình yêu sẽ làm gì bây giờ.

Không có câu hỏi liên hệ nào khác, không có câu hỏi nào có ý nghĩa, không có câu hỏi nào có quan trọng gì đối với linh hồn của các con. Hành động dưới sự bảo trợ của tình yêu dễ bị hiểu lầm đưa tới sự bất bình, nóng giận trong đời sống làm cho các con dễ bị lạc đường. Qua bao thời đại, các con được dạy rằng: Hành động dưới sự bảo trợ của tình yêu phát xuất từ sự chọn lựa những hành động làm sao để có thể tạo ra điều kiện tốt nhất cho người kia nhưng theo Ta sự chọn lựa cao nhất là chọn cái sẽ tạo ra điều tốt nhất cho các con. Chân lý này dễ bị hiểu lầm. Bí mật được sáng tỏ đôi chút khi người ta quyết định cái gì là cái tốt nhất mà người ta có thể làm cho bản thân. Và khi cái chọn lựa tuyệt đối cao nhất đã xong thì cái bí mật tan rã, cái vòng tự nó khép kín và cái tốt nhất cho các con trở thành cái tốt nhất cho người kia. Có thể cần đến cả cuộc đời để hiểu biết điều này và nhiều cuộc đời nữa để thực hiện vì chân lý này còn xoay quanh một chân lý khác còn lớn hơn nũa:

Điều mà các con làm cho bản thân, các con cũng làm cho người kia. Điều mà các con làm cho người kia cũng chính là làm cho bản thân vì các con và người kia là một. Và như vậy chẳng có ai khác ngoài các con. Tất cả các vị sư đã đi qua hành tinh đều dạy điều đó: “ Verily, verily, I say unto you. In as much as you have done it unto one of the least of my brethren yet have done it unto me”. (Tạm dịch: “Thật thế, thật thế, các con đã làm điều gì cho những người bé nhỏ nhất của Ta là các con đã làm việc đó cho Ta”.)

Đây là chân lý to lớn có tính chất thực hành trong mọi thời gian. Trong giao tiếp, điều quan trọng phải nhớ chân lý này nếu không có nó giao tiếp sẽ rất khó khăn. Hãy trở lại chuyện áp dụng thực tế chân lý này. Thông thường, những người sùng đạo, có tâm địa và địa vị tốt đã làm những điều mà họ nghĩ là tốt nhất cho người kia trong giao tiếp. Chuyện đáng buồn, phần lớn trong nhiều trường hợp những điều đó đã tạo ra sự lạm dụng liên tục bởi người kia thành ra đưa đến đổ vỡ trong giao tiếp. Sau khi có đổ vỡ trong giao tiếp những người tìm cách làm điều phải kiểm chứng lại hành động của mình, họ sẽ trở nên bực bội, oán giận và mất niềm tin đối với Thượng Đế vì làm sao một Thượng Đế công minh lại có thể đòi hỏi những thống khổ, sự mất vui và sự hy sinh không bao giờ dứt như vậy? Ngay cả khi nhân danh Thượng Đế? Câu trả lời là: Không! Thượng Đế không đòi hỏi như vậy. Thương Đế chỉ đòi hỏi rằng các con tự gom mình vào trong những người mà các con thương yêu. Thượng Đế còn khuyên các con xa hơn nữa: Nên đặt mình lên trước hết. Khi nói như vậy, Ta hiểu có người nhạo báng chân lý này vì cho rằng như thế là ích kỷ nhưng Ta nói cho các con biết: Tự đặt các con lên trước hết trong cái ý nghĩa cao cả nhất không bao giờ đưa tới một hành động phản Thượng Đế tính. Tuy nhiên, khi các con đã nhúng tay vào một hành động phản Thượng Đế tính do hậu quả chọn lựa điều tốt nhất cho các con, sự sai lầm không nằm ở chỗ các con không tự đặt mình lên trước hết mà là vì các con hiểu sai lầm điều tốt nhất của các con.

Tất nhiên, qui định điều tốt nhất cho các con cũng đòi hỏi các con hiểu rõ các con đang cố gắng làm gì? Đây là bước quan trọng phần lớn con người không biết mình đang làm gì? Mục đích các con trong đời sống là gì? Chưa có câu trả lời, cái tốt nhất trong bất kỳ trường hợp nào vẫn là một bí mật.

Trên thực tế, điều tốt nhất trong những hoàn cảnh các con bị lạm dụng là chấm dứt sự lạm dụng. Và như thế, tốt cho cả hai bởi vì chính người lạm dụng cũng bị lạm dụng khi việc lạm dụng được tiếp tục. Nếu không chấm dứt tình trạng lạm dụng này, vô tình chúng ta làm hại người lạm dụng. Bởi lẽ nếu người lạm dụng nhận thấy rằng sự lạm dụng có thể chấp nhận được họ sẽ học được những gì? Còn nếu hắn nhận thấy là sự lạm dụng của hắn sẽ không được chấp nhận nữa thì hắn sẽ phát giác được gì? Vậy thì đối xử với những người khác bằng tình thương yêu không nhất thiết có nghĩa là để cho họ cứ làm theo ước muốn của họ. Những cha mẹ đã sớm học được điều đó. Không thể để cho bọn độc tài cứ sinh sản ra nhiều mà phải ngừng bọn đó lại trong những hành vi độc đoán của chúng. Tình yêu thương bản thân và tình thương yêu kẻ độc tài đòi hỏi như vậy. Đó là câu trả lời cho các câu hỏi của các con : Nếu chỉ có yêu thương thì làm sao con người có thể biện minh cho chiến tranh? Đôi khi con người phải tiến tới chiến tranh để có thể nêu cao cái mệnh đề vể con người thực sự là gì: Là con người kinh tởm chiến tranh. Có những khi các con phải bỏ cái Các con Là Ai để có thể là các con là ai. Nhiều vị Chân Sư đã dạy rằng: Các con không thể có tất cả cho đến khi các con chấp nhận buông bỏ tất cả. Như vậy để có thể “có” bản thân là một người hòa bình, có khi các con phải bỏ cái ý niệm về bản thân: Bản thân là một người không bao giờ tiến tới chiến tranh. Lịch sử đã kêu gọi con người có quyết định như vậy. Như thế cũng đúng với những giao tiếp có tính cách cá nhân và riêng tư nhất. Đời sống có thể đã hơn một lần kêu gọi các con chứng minh Các con Là Ai bằng cách trưng ra một diện của cái không phải là các con. Trong quan hệ giao tiếp không phải nếu ta bị tổn thương thì phải làm gì cho tổn thương lại.

Phải hiểu là: Nếu để cho kẻ kia tiếp tục gây tổn hại có thể không phải là một hành động thương yêu nhất đối với bản thân ta hoặc đối với kẻ kia. Điều này sẽ làm tổn thương những lý thuyết hòa bình nói rằng tình thương yêu cao cả nhất không cho phép trả đũa bằng sức mạnh đối với điều mà các con cho là “ác”. Cuộc thảo luận tới đây xoay qua diện thần bí vì không thể nào khai phá mệnh đề này lại bỏ lơ từ ngữ “ác” và những phê phán giá trị do nó gây ra. Thực tế chẳng có gì là ác mà chỉ là những hiện tượng và những kinh nghiệm khách quan. Mục đích chính trong cuộc đời đòi hỏi các con phải chọn lựa điều tốt xấu trong các hiện tượng xảy ra trong cuộc đời. Nếu không có sự chọn lựa các con không thể biết được hoặc tạo ra Bản Ngã của các con.

Bằng cái mà các con gọi là ác, các con xác định chính mình với cái mà các con gọi là tốt. Các con hiện sinh trong thế giới tương đối, trong đó một vật chỉ có thể hiện hữu trong cái liên hệ với một vật khác. Mục đích của cả hai để cung cấp một trường kinh nghiệm trong đó các con tìm thấy bản thân, tự xác định chính mình và nếu các con chọn lựa tái tạo không ngừng các con là ai. Chọn lựa để giống Thượng Đế không có nghĩa là chọn lựa để thành một “tử vì đạo”. Chắc chắn không có nghĩa là các con chọn lựa để là một nạn nhân. Trên con đường tiến tới Thượng Đế, vị Chân Sư hiểu rằng tất cả những khả năng làm tổn thương, làm hại và làm mất mát đã bị loại đi hết, có thể là tốt mà nhận thức rằng tổn thương, làm hại và mất mát là một phần của kinh nghiệm và quyết định các con là ai trong giao tiếp với điều đó.

Phải, những điều mà người khác nghĩ, nói và làm sẽ đôi khi làm tổn thương các con cho tới khi họ không làm vậy nữa. Quan trọng là các con cảm nhận về một vật ra sao? Hãy nói lên sự thật của các con rất từ tốn nhưng đầy đủ và trọn vẹn.

Hãy sống sự thật các con một cách hòa nhã nhưng hoàn toàn kiên định. Hãy thay đổi sự thật các con một cách dễ dàng và nhanh chóng khi kinh nghiệm mang đến một ánh sáng mới cho các con. Đừng né sang một bên và làm cho nó chẳng có ý nghĩa gì khi các con bị tổn thương trong một giao tiếp. Nếu các con hiện nay đang làm tổn thương ai khác thì cũng là quá trễ để làm cho nó không còn ý nghĩa gì.

Công việc của các con bây giờ là quyết định cho nó có ý nghĩa gì và chứng minh quyết định này. Bởi vì khi làm như vậy, các con chọn lựa và trở thành cái mà các con tìm cách trở thành.

Vậy con không cần phải là một người vợ đau khổ bao lâu nay hay một người chồng nhỏ bé hoặc nạn nhân của những giao tiếp để làm cho những giao tiếp này thành thiêng liêng để làm cho Thượng Đế vui lòng về con?

Hẳn nhiên là không.

Và con cũng khỏi cần phải kiên nhẫn chịu đựng những tấn công vào phẩm giá của con, những tổn hại danh dự của con, những vết thương nơi tim con để có thể nói rằng con đã dâng hiến cái quí nhất của con trong giao tiếp, con đã làm tròn bổn phận hay đã “hoàn tất nhiệm vụ” trước mắt của Thượng Đế và của con người?

Chẳng một giây phút nào.

Vậy con phải hứa hẹn ra sao trong giao tiếp, con phải giữ những giao ước gì? Giao tiếp đưa đến bổn phận gì? Con phải tìm những chỉ dẫn gì?

Câu trả lời làm cho các con ngạc nhiên: Các con chẳng có bổn phận gì trong giao tiếp cũng như trong tất cả đời sống.

Không có bổn phận?

Không có bổn phận, không có ràng buộc bởi luật lệ nào. Các con cũng chẳng bị trừng phạt vì một xâm phạm nào bởi vì không có gì được coi là “tấn công dưới mắt Thượng Đế”

Con đã có nghe điều này rồi: Cái thứ tôn giáo “không có luật lệ gì hết”. Đó là hỗn loạn tâm linh. Con không biết hành xử thế nào?

Không có cách nào không hành xử được nếu việc của các con là tự tạo Bản Ngã.

Điều con cứ thắc mắc:

Nếu Thượng Đế muốn con trở thành gì đó sao chẳng tạo con ra theo cái đó? Tại sao lại có những đấu tranh này để con vượt qua cái con hiện là để trở thành cái mà Thượng Đế muốn con là?

Đây là câu hỏi thích đáng và rất hay vì đa số các tôn giáo cho rằng Ta tạo ra các con nhỏ hơn là Ta hiện hữu để cho các con có dịp trở thành như Ta đây. Họ đã chống lại chiều hướng tự nhiên mà Ta đã trao cho các con. Trong những cái gọi là chiều hướng tự nhiên này có chiều hướng phạm tội. Các con đã được giảng dạy rằng các con sinh ra trong tội lỗi, các con sẽ chết trong tội lỗi, rằng phạm tội là bản chất của các con.

Có những tôn giáo còn dạy rằng: Các con không thể làm gì được trong chuyện này. Hành động của các con chẳng có liên hệ và có ý nghĩa gì cả. Nghĩ rằng các con có thể lên trời bằng hành động của các con là kiêu ngạo. Chỉ có một con đường lên trời “cứu rỗi” nhờ vào ân sủng trung gian con của Thượng Đế chớ không nhờ vào sự cố gắng của các con. Khi hiểu đã được cứu rỗi, các con chẳng thèm làm gì cả. không cố gắng chọn lựa trong đời sống để cải thiện bản thân, không có gì ảnh hưởng và tác động được các con.

Các con không có khả năng tự làm cho mình xứng đáng vì các con nghĩ rằng mình không xứng đáng và các con được tạo ra như vậy.

Tại sao? Chỉ có Trời biết! Có thể ổng đã có sai lầm. Có thể ổng làm không đúng phép. Có thể ổng mong ổng có dịp làm lại tất cả một lần nữa.

Đấy! Tất cả là như vậy đấy.

Phải làm sao đây? Ngài đang đưa con ra mà chế nhạo.

Không! Các con đang đưa Ta ra mà chế nhạo. Các con nói rằng: Ta, Thượng Đế đã làm những vật bất toàn cố hữu rồi đòi hỏi những vật đó phải toàn hảo, nếu không sẽ phải chịu địa ngục.

Rồi các con nói rằng: Vào mấy ngàn năm trước trong kinh nghiệm trần gian, các con nói rằng con Ta rất hoàn hảo đã cứu các con khỏi cái bất toàn của Ta, cái bất toàn Ta đã trao cho các con. Nói cách khác, con của Thượng Đế đã cứu các con khỏi cái mà Cha hắn đã làm. Đó là cách mà phấn lớn các con nói rằng Ta đã gây ra.

Giờ thì ai chế nhạo ai?

Đây là lần thứ hai trong cuốn sách này Ngài có vẻ như đưa ra chân lý tấn công vào chính diện giáo lý Cơ Đốc Chính Thông Giáo.

Thật là lạ! Các con đã lựa chọn chữ “tấn công”. Ta chỉ đặt vấn đề. Nhân tiện đây Ta nói luôn toàn bộ bản chất giao tiếp giữa Thượng Đế và con người. Vấn đề đặt ra ở đây bởi vì chúng ta đã thảo luận về bổn phận trong giao tiếp cũng như trong chính đời sống. Các con không thể tin là có giao tiếp mà không có bổn phận vì các con không thể chấp nhận các con thật sự là ai và là gì. Các con gọi đời sống hoàn toàn tự do là “hỗn loạn, hỗn loạn tâm linh”. Ta gọi đó là lời hứa vĩ đại của Thượng Đế. Chỉ có trong lời hứa vĩ đại này mà kế hoạch của Thượng Đế mới có thể hoàn thành. Các con không có bổn phận trong giao tiếp, các con chỉ có những dịp.

Dịp chớ không phải là bổn phận, đây là nền tảng của mọi tôn giáo, căn bản của mọi tâm linh. Các con còn nhìn theo lối nào khác thì các con còn lạc đề. Giao tiếp giữa các con với vạn vật đã được tạo ra như một dụng cụ toàn hảo cho công việc của linh hồn. Đó là lý do tại sao tất cả những giao tiếp giữa con người lại là thánh địa. Đó là lý do tại sao tất cả những giao tiếp cá nhân lại rất thiêng liêng. Trong điểm này nhiều giáo hội đã đúng khi cho rằng hôn nhân là một nghi lễ linh thiêng không phải vì những bổn phận thiêng liêng mà vì cái dịp vô cùng lớn lao của nó.

Không bao giờ làm một gì trong giao tiếp với ý niệm bổn phận. Hãy làm bất kỳ điều gì do ý niệm về cái dịp huy hoàng mà giao tiếp của các con dành cho các con. Quyền quyết định và quyền hiện hữu như các con thật sự là ai?

Con đã nghe điều đó nhưng trong những giao tiếp của con, con cứ phải bỏ cuộc hoài hoài khi tình trạng trở thành gây cấn. Kết quả là con đã có cả một chuỗi những giao tiếp. Khi còn trẻ, con nghĩ rằng con chỉ có một giao tiếp thôi. Con hình như không biết cách thế nào để giữ một giao tiếp lâu dài. Ngài có nghĩ rằng có một ngày con sẽ học được không? Con phải làm gì để cho việc đó xảy ra?

Tuy nhiên, trong những cuộc giao tiếp kéo dài tạo ra những dịp đáng chú ý cho sự tăng trưởng chung, cho sự biểu lộ chung, cho sự thành tựu chung và điều này có phần thưởng riêng của nó. Người làm như cứ bám giữ vào một giao tiếp có nghĩa rằng đó là một thành công?

Hãy cố gắng đừng có lẫn lộn giữa một việc trường kỳ và một việc kết thúc mỹ mãn. Hãy nhớ rằng: Việc của các con trên hành tinh này không phải là coi xem các con có thể giữ một giao tiếp được bao lâu mà chính là quyết định kinh nghiệm các người thật sự là ai? Đây không phải lý lẽ để bênh vực cho những giao tiếp ngắn ngủi và cũng chẳng có yêu cầu nào cho những cuộc giao tiếp kéo dài.

Con biết! Con biết! Con vẫn nghe chuyện này nhưng làm sao để con tới được đó?

Trước hết, hãy chắc chắn rằng các con tiến tới một giao tiếp do những lý do chính đáng.

Phần lớn các con đi vào giao tiếp với những lý do “không chính đáng” như để chấm dứt tình trạng cô đơn, để lấp một chỗ trống, để đem tình yêu thương đến cho họ hoặc một người cho họ thương yêu. Những lý do này còn thuộc loại khá. Những người khác giao tiếp để cứu vãn cái con của họ, để phục hồi sau một cuộc giao tiếp trước hoặc để giảm cái chán chường của họ.

Như vậy, sẽ không có gì thay đổi sâu xa trong chuyện này nên giao tiếp cũng sẽ chẳng thay đổi gì. Con không đi vào giao tiếp vì một lý do gì cả?

Ta nghĩ rằng các con chẳng biết tại sao các con lại đi vào những giao tiếp đó, cũng chẳng có mục đích gì cả. Ta nghĩ rằng các con đã đi vào giao tiếp bởi vì các con đã “yêu” sao?

Đúng! Chính xác như vậy.

Và Ta nghĩ rằng các con đã không ngừng lại để coi tại sao các con lại yêu. Các con đã đáp ứng theo cái gì? Các nhu cầu đã được thỏa mãn chưa? Với phần lớn con người thì tình yêu là một đáp ứng cho nhu cấu hoàn thành.

Ai ai cũng có những nhu cầu. Người này cần cái này, người kia cần cái kia. Cả hai người nhìn thấy nơi nhau một dịp để nhu cầu đó hoàn thành. Do vậy, hai người đồng ý ngầm trong cuộc đổi chác.

Con sẽ đổi cho bạn cái con có nếu bạn cho con cái bạn có. Đó là dịch vụ kinh doanh nhưng các con không nói thật về vụ này. Các con không nói: Con đổi chác với bạn nhưng các con nói: Con yêu bạn lắm. Và rồi cái thất vọng bắt đầu.

Ngài đã nêu điểm đó trước đây rồi.

Phải! Các con đã làm chuyện đó trước đây rồi, không phải một lần mà nhiều lần. Đôi lúc, cuốn sách này hình như đi vòng tròn, cứ quay đi quay lại một điểm đó. Đại loại giống như cuộc đời vậy.

Ngài nói đúng vào tim đen chúng con rồi.

Tiến trình đây là các con đã đặt câu hỏi và Ta chỉ có trả lời. Nếu người cứ hỏi một câu theo ba kiểu thì Ta bó buộc trả lời câu hỏi đó.

Có lẽ con cứ hy vọng rằng Ngài sẽ có một câu trả lời khác.

Ngài đã tiểu thuyết hóa quá xá khi con hỏi Ngài về giao tiếp. Có gì là xấu khi té lộn vào tình yêu mà chẳng nghĩ ngợi gì cả.

Chẳng có gì là xấu cả. Cứ nhào vào tình yêu theo lối đó với bao nhiêu người cũng được.

Nhưng nếu người định tạo giao tiếp lâu dài cả cuộc đời với họ, có lẽ người cần thêm đôi chút suy nghĩ. Mặt khác, nếu các con tìm thấy vui thú trong những cuộc giao tiếp như nước chảy vậy hoặc tệ hơn, cứ nán lại trong một giao tiếp vì các con nghĩ rằng: “Mình phải làm như vậy” rồi sống một cuộc sống với tuyệt vọng âm thầm.

Nếu các con thấy vui thú trong việc tiếp tục những khuôn khổ như vậy thì hãy cứ thẳng tiến lên làm chuyện các con đang làm.

Oke! Oke! Con hiểu rồi. Ngài quả thật là tàn nhẫn đấy!

Đó là cái đặc sắc của Chân Lý. Chân lý là tàn nhẫn. Nó không để cho các con yên đâu. Nó cứ tiếp tục luồn lõi các con từ mọi phía, trưng ra cho các con thấy cái thực tế là như vậy. Điều đó có thể làm cho các con bực mình.

Được rồi! Như vậy trường hợp con muốn tìm được những dụng cụ cho một giao tiếp lâu dài và Ngài nói rằng đi vào những giao tiếp với mục đích là một trong những dụng cụ.

Đúng! Hãy chắc chắn rằng các con và người bạn đời kia cùng đồng ý về một mục đích. Nếu hai người đều đồng lòng ở mức ý thức rằng mục đích của cuộc giao tiếp là tạo ra một nhịp, chớ không phải bổn phận ngang trái, một dịp để tăng trưởng, để biểu lộ đầy đủ Bản Ngã, để tạo đời sống hai người lên khả năng cao nhất, để sửa tất cả những tư tưởng sai lầm, hay để sửa chữa cái ý niệm nhỏ bé về mình và để tối hậu hợp nhất với Thượng Đế qua sự hợp nhất hai linh hồn. Nếu hai người lập lời nguyền đó thay vì lập những lời nguyện mà các con đã lập thì cuộc giao tiếp đã bắt đầu với một bước rất tốt. Cuộc giao tiếp đã khởi đi bằng bước chân đúng. Đó là một khởi đầu rất tốt. Tuy vậy, vẫn không có bảo đảm là sẽ thành đạt. Nếu các con muốn có bảo đảm trong cuộc sống thì các con không muốn sống vì các con không muốn có những buổi diễn tập cho một kịch bản đã được viết sẵn rồi. Đời sống, do bản chất nó không thể có bảo đảm, nếu không thì toàn bộ mục đích của nó bị phá ngang.

Oke! Được rồi! Con hiểu rồi.

Con đã đưa giao tiếp của con đi với bước khởi đầu rất tốt và con làm sao để tiến tới sau đó?

Hãy biết và hãy hiểu rằng sẽ có những thử thách và có những thời gian rắc rối khó khăn nhưng đừng tìm cách tránh né. Hãy chào mừng chúng với lòng biết ơn. Hãy coi chúng như những món quà tốt đẹp của Thượng Đế, những dịp vinh quang để thực hiện điều các con tự nguyện làm khi đi vào giao tiếp đời sống. Hãy hết sức cố gắng đừng nên nhìn một người nào là kẻ thù, ngay cả là một vấn đề. Hãy thay đổi cái kỹ thuật nhìn mọi vấn đề là những dịp.

Con biết! Con biết! Những dịp để hiện hữu và quyết định Các con Thật Sự Là Ai?

Đúng! Các con đã thấy rồi, các con đã thấy rồi!

Có vẻ như là một đời sống thật buồn tẻ đối với con?

Đó là vì các con đã để tầm nhìn quá thấp.

Hãy mở rộng chân trời của các con. Hãy đi sâu vào nhãn giới của các con. Hãy nhìn thêm nữa, nhiều hơn là các con tưởng có thể nhìn. Hãy nhìn thêm nơi bạn đồng hành của các con nữa. Các con sẽ không bao giờ làm hại cho cuộc giao tiếp của các con, cũng không làm hại cho ai, do cái nhìn người khác nhiều hơn là họ muốn trưng ra.

Bản Ngã của người khác có rất nhiều nhưng họ sợ không dám trưng ra cho các con. Nếu người kia nhận thấy các con nhìn thấy nhiều hơn nơi họ, họ sẽ cảm thấy an lòng để trưng ra cho các con những cái mà các con tất nhiên đã nhìn thấy rồi.

Người ta có chiều hướng sống theo những điều mà người ta mong chờ người kia.

Na ná như vậy. Ta không ưa chữ “mong chờ”ở đây. Những mong chờ làm đổ vỡ trong giao tiếp. Chúng ta hãy nói rằng: Người ta có chiều hướng nhìn thấy nơi bản thân họ như chúng ta nhìn thấy nơi họ. Cái nhìn chúng ta càng rộng lớn họ càng muốn tiến tới và trưng ra cái phần của họ mà chúng ta đã trưng ra cho họ. Đó chẳng phải là cách mà những giao tiếp thật sự tốt đẹp diễn tiến sao? Đó chẳng phải là cái phần của tiến trình sửa chữa sao? Cái tiến trình dựa vào đó chúng ta cho phép người ta ‘buông bỏ” tất cả những tư tưởng sai lầm mà họ đã có về bản thân họ? Đó chẳng phải là việc Ta đang làm đây trong cuốn sách này cho các con sao?

Phải!

Và đó chính là công việc của Thượng Đế, công việc của linh hồn là làm cho các người thức tỉnh. Công việc của Thượng Đế là làm cho tất cả mọi người thức tỉnh.

Chúng con làm việc đó bằng cách nhìn những người khác như họ là ai? bằng cách nhắc cho họ “họ là ai”.

Điều này các con có thể làm theo hai cách bằng cách nhắc với họ, “họ là ai” ( rất khó vì họ sẽ không tin các con ) và bằng cách nhớ lại “các con là ai” ( dễ hơn nhiều vì các con không cần tới tin tưởng của họ mà chỉ cần tin tưởng của chính các con ).

Cứ bền lòng chứng minh như vậy, sẽ nhắc lại cho những người khác họ là ai? bởi lẽ họ sẽ thấy nơi các con.

Nhiều Chân Sư đã được gửi tới địa cầu để chứng minh chân lý vĩnh cửu. Những vị khác Joan the Paptiat đã được gửi tới như những người mang thông điệp, nói những lời sáng ngời về chân lý của Thượng Đế không thể nhầm lẫn được. Những người đặc biệt mang thông điệp này đã có cái nội quán lạ thường và quyền năng rất đặc biệt để nhận thấy chân lý vĩnh cửu cũng như có khả năng truyền thông những chân lý này bằng những cách đơn giản thực tế cho thế nhân có thể hiểu được. Con cũng là một người mang thông điệp như vậy.

Con?

Phải. Con có tin không? Quả thật là khó có thể chấp nhận nổi.

Con muốn nói tất cả chúng con đều đặc biệt?

Tất cả các con đều đặc biệt.

Thật ra, trong nội tâm con đã cảm nhận được Thượng Đế chọn lựa trong công tác lạ thường.

Con đã cố gắng thanh lọc tư tưởng, lời nói và hành động để tăng trưởng Bản Ngã. Con đã mất cả cuộc đời để đi tìm chân lý này.

Ta biết các con đã tranh đấu thế nào.

Xin lỗi đã làm Ngài buồn, nhiều khi con chẳng thắng lợi gì nhiều.

Vậy mà mỗi khi liên lạc với Thượng Đế, các con đã bỏ rơi cái Bản Ngã của mình. Biết bao nhiêu đêm các con đã cầu xin Thượng Đế cho có được sáng suốt, khai thông nội quán không phải để các con giàu có, nhiều danh vọng mà để đạt cái thanh tịnh thâm sâu của sự khao khát muốn biết.

Vâng.

Và các con đã hứa với Ta, hứa tới hứa lui rằng: Nếu các con mà biết được Bản Ngã, sẽ dành phần còn lại tất cả cuộc đời chia sẻ chân lý vĩnh cửu này cho người khác. Không phải để được vinh quang nhưng do ước ao sâu xa trong trái tim mong chấm dứt những đau đớn, buồn phiền, khổ não cho người khác. Đồng thời, ước ao mang lại những vui vẻ, hoan lạc, làm lành với người khác. Các con cũng ước ao nói với mọi người họ là bạn đồng hành với Thượng Đế, điều mà các con đã luôn luôn kinh nghiệm.

Vâng.

Vì thế, Ta đã chọn các con là người mang thông điệp của Ta. Con và nhiều người khác vì hiện nay trong thời gian kề cận đây, thế giới sẽ cần nhiều tiếng kèn kêu gọi. Thế giới sẽ cần nhiều người nói lên chân lý mà hàng triệu người đang chờ mong. Thế giới sẽ cần nhiều trái tim cùng nối lại với nhau trong công tác của linh hồn và để sửa soạn trong công tác của Thượng Đế. Thực lòng các con có chối cãi rằng các con không biết điều đó không?

Không.

Các con có thể thực lòng chối cãi rằng đó không phải là lý do các con tới không?

Không.

Vậy thì các con có sẵn sàng với cuốn sách này, quyết định và tuyên bố cái chân lý vĩnh cửu của các con, thông báo và nói rõ ràng vinh quang của Ta không?

Con có phải gồm tất cả mấy câu vừa trao đổi đây trong cuốn sách này không?

Các con tưởng rằng Ta muốn các con là người mang thông điệp trong bí mật à?

Con cho là không.

Cần có nhiều can đảm để thông báo rằng mình là một người của Thượng Đế. Các con không hiểu thế giới sẽ sẵn sàng chấp nhận các con thật sự là một gì khác, nhưng là một người của Thượng Đế? Một người thật sự mang thông điệp của Thượng Đế? Tất cả những người mang thông điệp của Ta đã bị làm cho nhục nhã, đau lòng và chẳng có chút vinh quang gì. Các con có sẵn sàng không? Lòng các con có đau khổ không khi các con nói thực tế về Ta? Các con có sẵn sàng chịu đựng những chế nhạo từ những người đồng loại không?

Các con đã sửa soạn chưa để không màng đến vinh quang của địa cầu và nhận cái vinh quang lớn hơn của một linh hồn đã hoàn toàn thức tỉnh?

Ngài làm cho những chuyện này đột nhiên có vẻ thực nặng nề Thượng Đế ạ.

Các con muốn là Ta nói chuyện khôi hài về việc này sao?

Dạ! Ngài có thể làm cho nhẹ nhàng đi đôi chút.

Hay! Ta hoàn toàn đồng ý về chuyện Giác Ngộ! Tại sao chúng ta lại không chấm dứt chương này bằng một chuyện khôi hài.

Hay đấy! Ngài có chuyện nào không?

Không! Nhưng người có.

Hãy kể truyện cô gái vẽ bức tranh đi.

Ồ! Phải đó.

Hôm đó, một bà mẹ đi vào nhà bếp thấy cô con gái nhỏ ngồi đó với những viết chì la liệt khắp mặt bàn để tập trung vào một bức họa cô ấy đang vẽ tự do.

Bà mẹ hỏi: Con gái cưng của má, con đang bận rộn gì đó?

Bé gái xinh đẹp trả lời với đôi mắt sáng rực rỡ: Con đang vẽ một bức họa của Thượng Đế má ạ.

Có ý giúp con gái, bà má nói:

Ồ! Cưng của má thực là quý hóa quá, nhưng này con, con có biết rằng không có ai đã thực sự biết rõ Thượng Đế ra sao cả không?

Cô con gái nói giọng như chim hót: Tốt nhưng hãy để cho con vẽ xong cái đã.

Đây là một chuyện khôi hài thật hay.

Các con có biết cái chỗ hay nhất là gì không?

Cô bé kia không lúc nào nghi ngờ là cô ấy biết chính xác cách vẽ Ta.

Phải.

Bây giờ Ta kể cho các con truyện này để chấm dứt chương này.

Ngày xưa có một người bỏ ra nhiều giờ trong tuần để viết một cuốn sách. Anh viết liên tục ngày đêm nhất là khi bắt kịp cảm hứng mới.

Thế rồi, một hôm có người hỏi: Anh đang làm gì vậy?

Anh ta trả lời: Tôi đang viết về một cuộc nói chuyện dài với Thượng Đế. Người bạn nói: Quý hóa quá! Nhưng này anh có biết không?

Chẳng có ai biết chắc chắn Thượng Đế sẽ nói điều gì cả.

Anh kia cười trả lời: Tốt! nhưng nếu anh hãy để cho tôi viết xong cái đã.

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=dfB7jAvAPlo

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh