Con Đường Thiền: Chương 6.2. Hiểu Thêm Về Thân Thể Và Tâm Trí

CON ĐƯỜNG THIỀN: CHƯƠNG 6.2. HIỂU THÊM VỀ THÂN THỂ VÀ TÂM TRÍ

Một người bạn đã hỏi:

Khổ hạnh có là cần thiết trong thiền không?

Điều tôi đang diễn tả với bạn - thanh lọc cơ thể, thanh lọc ý nghĩ, thanh lọc cảm xúc; tính không của cơ thể, tính không của tâm trí, tính không của cảm xúc - đây là khổ hạnh.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Và mọi người nghĩ khổ hạnh là gì? Nếu ai đó đang đứng dưới mặt trời, họ nghĩ rằng người đó đang tu tập khổ hạnh. Nếu ai đó nằm trên nệm gai, họ nghĩ rằng người đó đang tu tập khổ hạnh. Nếu ai đó đang ngồi trong cơn đói, điều đó nghĩa là người đó đang tu tập khổ hạnh. Ý tưởng của chúng ta về khổ hạnh là rất duy vật, rất thể xác. Khổ hạnh, với hầu hết mọi người, có nghĩa là hà khắc với cơ thể. Nếu ai đó đang làm tổn thương cơ thể mình, thế thì người đó đang thực hành khổ hạnh. Thực tế, khổ hạnh không liên quan gì tới việc làm tổn thương cơ thể. Khổ hạnh là gì đó hoàn toàn duy nhất; là gì đó khá khác biệt.

Nếu ai đó đang nhịn ăn bạn nghĩ người đó đang thực hành khổ hạnh - nhưng người đó chỉ đang chết đói. Và tôi sẽ thậm chí đi xa tới mức nói rằng người đó đang không nhịn ăn, người đó chỉ đang chịu đựng cơn đói. Chịu đựng cơn đói, không ăn gì, là một điều; nhịn ăn là gì đó hoàn toàn khác.

Một upvaas, người nhịn ăn, có nghĩa là sống trong hiện diện của thiêng liêng. Nó có nghĩa là ở gần linh hồn ai đó. Nó có nghĩa là gần với linh hồn. Và chịu đựng cơn đói nghĩa là gì? Chịu đựng cơn đói có nghĩa ở gần với cơ thể. Đây là hai điều tuyệt đối đối lập.

Một người đói ở gần cơ thể hơn với linh hồn. Trong khi đó, người ăn no thì ít gần với cơ thể hơn. Người đói luôn nghĩ về cơn đói, dạ dày và cơ thể người đó. Dòng suy nghĩ của người này bận bịu với cơ thể. Mối bận tâm của người đó là với cơ thể và với thức ăn.

Nếu đói là một phẩm hạnh, nghèo khó sẽ trở thành cái gì đó để tự hào. Nếu đói là gì đó tâm linh, những nước nghèo sẽ tâm linh. Nhưng bạn có biết rằng không nước nghèo nào có thể tâm linh không? Ít nhật nó chưa từng xảy ra cho tới bây giờ. Một đất nước chỉ có thể trở nên tôn giáo khi nó giàu có.

Bạn nhớ những ngày quá khứ khi các nước phương Đông là tôn giáo, khi Ấn Độ là tôn giáo, nhưng đó là những ngày thật sự thịnh vượng, thật sự hạnh phúc và thật sự sung túc. Mahavira và Phật là con vua; toàn bộ hai mươi tư vị tu khổ hạnh chứng ngộ Jaina là con vua. Điều này không là ngẫu nhiên. Tại sao chưa bao giờ có vị tu khổ hạnh chứng ngộ được sinh ra trong gia đình nghèo? Có lý do cho nó: khổ hạnh luôn bắt đầu giữa sung túc. Người nghèo thì gần với cơ thể hơn. Người giàu bắt đầu trở nên tự do khỏi cơ thể, theo nghĩa này những nhu cầu mang tính thể xác của người đó đã được hoàn thành và lần đầu tiên người đó trở nên ý thức về nhu cầu mới vốn là của linh hồn.

Đây là lý do tại sao tôi không ủng hộ bạn nhịn đói, hoặc khiến ai đó khác đi tới nhịn đói, hoặc gọi nghèo khổ là tính tâm linh. Những người nói điều này là đang mang ảo ảnh và họ cũng đang lừa dối những người khác. Họ chỉ đang ủng hộ cho nghèo khó và nhận lấy những đường đi sai để cảm thấy được bằng lòng. Ở trong cơn đói không có giá trị, tinh thực có giá trị. Vâng, có thể trong trạng thái tịnh thực bạn quên mất thức ăn và cứ tiếp tục mà không có nó, nhưng đó lại là chuyện hoàn toàn khác. Mahavira đang thực hành khổ hạnh. Ông không giữ mình đói, ông tịnh thực. Thông qua tịnh thực ông tiếp tục cố thử chạm tới gần hơn linh hồn. Trong một vài thời khắc khi ông ấy ở gần hơn với thượng đế, thế thì ông ấy sẽ quên mất sự hiện diện của cơ thể. Những thời khắc đó có thể được kéo dài và một hoặc hai ngày, thậm chí cả tháng có thể trôi qua.

Người ta nói về Mahavira rằng trong mười hai năm tu khổ hạnh, ông ấy chỉ ăn ba trăm năm mươi ngày. Một hoặc hai tháng trôi qua lúc ông ấy không ăn. Bạn có nghĩ rằng nếu ông ấy đã đói, hai tháng có đơn giản trôi qua không? Người đói sẽ chết. Nhưng Mahavira không chết bởi ông ấy không nhận biết về cơ thể mình suốt thời gian đó. Có nhiều thân mật, gần gũi với linh hồn tới mức ông ấy không nhận biết rằng cơ thể cũng có đó.

Và nó là một bí ẩn kỳ diệu… nếu bạn trở nên không nhận biết về sự hiện diện của cơ thể, nó bắt đầu vận hành theo hệ thống khác hoàn toàn và nó không còn cần thức ăn nữa. Bây giờ nó là một thực tế khoa học rằng nếu bạn trở nên hoàn toàn không nhận biết về cơ thể bạn, nó sẽ bắt đầu vận hành theo hệ thống khác hoàn toàn và nó sẽ không cần nhiều thức ăn. Và người nào càng đi vào thế giới tâm linh, sẽ càng trở nên có thể cho người đó tiếp nhận năng lượng tinh tế, rất tinh tế từ thức ăn vốn không thể đối với người bình thường. Vì vậy khi Mahavira tịnh thực, chỉ bởi vì ông ấy gần với linh hồn tới mức ông ấy quên đi tất cả về thức ăn. Đây là cách nó có thể xảy ra.

Một lần có người mộ đạo cạnh tôi, và người đó nói với tôi, “tôi nhịn ăn hôm nay”.

Tôi nói, “Bạn phải ngụ ý bạn đang nhịn đói, mà không là tịnh thực!” Ông ấy nói, “Có khác biệt gì giữa nhịn đói và tịnh thực?”

Tôi nói, khi bạn nhịn đói, bạn ngừng ăn thức ăn và bạn bắt đầu suy ngẫm về thức ăn. Tịnh thực ngụ ý rằng bạn không còn bận tâm tới thức ăn; bạn đang trong giao tiếp với linh hồn và thức ăn bị quên lãng”.

Tịnh thực là khổ hạnh thật. Và nhịn đói là gây tổn thương cho cơ thể, đè nén cơ thể. Người có bản ngã nhịn đói; người phi bản ngã tịnh thực. Nhịn đói đáp ứng bản ngã, rằng “tôi đã không ăn nhiều ngày rồi!” Bạn thấy tự hào và vui sướng khắp xung quanh bạn. Tin tức rằng bạn rất tôn giáo lan truyền khắp nơi. Thậm chí một vết thương nhỏ cho cơ thể cũng đáp ứng lớn lao bản ngã, vì thế người có cái tôi lớn đồng ý làm điều này.

Tôi đang nói với bạn một cách rõ ràng rằng đây là mối bận tâm của bản ngã. Đây không là lợi ích và bận tâm tôn giáo. Người tôn giáo dứt khoát tịnh thực, nhưng họ không nhịn đói. Tịnh thực có nghĩa rằng ai đó hoàn toàn bị thú hút vào nỗ lực tới gần với linh hồn. Và khi ai đó bắt đầu đi tới gần hơn với linh hồn, xảy ra chuyện thức ăn hoàn toàn bị quên lãng. Và tôi nói với bạn điều này một cách dứt khoát rằng nó đúng trong mọi thứ, không chỉ trong chuyện này mà trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Hôm qua tôi đã nói với bạn về dục và tình yêu… hay có lẽ về gì đó khác. Người bận rộn đè nén dục sẽ dường như rất tôn giáo với bạn, nhưng thực tế người đó không là tôn giáo chút nào. Người tôn giáo là người bị thu hút vào phát triển của tình yêu, vì bằng cách yêu thương nhiều hơn dục tự nó sẽ biến mất. Khi bạn tới gần hơn với thiêng liêng sẽ có nhiều thay đổi trong cơ thể. Cách bạn nhìn cơ thể sẽ khác đi, nó sẽ thay đổi.

Khổ hạnh là khoa học thông qua đó người ta quên đi rằng “Tôi là cơ thể” và đi tới biết rằng “Tôi là linh hồn”. Khổ hạnh là chuyện về kỹ xảo. Khổ hạnh là một kỹ xảo. Một cây cầu, con đường qua đó người ta quên rằng mình là cơ thể, và nhận biết hé rạng nơi người đó rằng mình là linh hồn.

Nhưng những dạng khổ hạnh giả sẽ tiếp tục khắp thế giới và chúng đã tạo nên nhiều nguy hiểm. Chúng thỏa mãn bản ngã của vài kẻ bản ngã nhất nhưng gây nên tổn hại lớn cho hiểu biết của số đông, bởi rồi thì số đông tin rằng đây là khổ hạnh thật, rằng đây là thiền thật, rằng đây là yoga thật. Nhưng chúng không là thiền cũng không là yoga.

Và tôi sẽ nói với bạn vài điều nữa: người nào quan tâm tới đè nén cơ thể theo cách này đơn giản là loạn thần kinh. Ngoài ra, người nào vui thích gây tổn thương cơ thể họ cũng giống những người vui thích gây đau đớn lên cơ thể người khác. Khác biệt duy nhất là niềm vui họ kinh nghiệm sẽ được kinh nghiệm thông qua cách gây ra đau đớn lên cơ thể người khác thay vì theo cách gây tổn thương lên chính cơ thể họ. Đây là những người bạo lực. Đây là khổ dâm, nó là bạo lực lên bản thân.

Và tôi cũng nhắc bạn rằng có hai loại bản năng trong con người: một bản năng là sống, bản năng tồn tại; và bạn có lẽ không nhận thức rằng có bản năng khác trong con người là chết, bản năng chết. Nếu không có bản năng chết ở con người, không thể có nhiều vụ tử tự đến thế trên toàn thế giới. Bản năng chết tiềm ẩn hiện hữu trong tất cả mọi người - bởi vậy cả hai bản năng đều có đó trong bạn.

Bản năng chết có thể kích động một người tự giết chính mình. Người đó bắt đầu thích thú nó, phấn khởi vì nó. Vài người tự tử trong một lần và vài người tự tử rất từ từ, theo từng phần. Những ai thực hiện nó rất từ từ, bạn nói họ đang thực hành khổ hạnh, và những ai thực hiện nó trong một lần được nói là đã tự tử. Những người nào thực hiện nó từ từ dường như đang thực hành khổ hạnh!

Khổ hạnh không là tự tử. Khổ hạnh không có gì làm với cái chết, nó liên quan tới cuộc sống vô tận. Khổ hạnh không quan tâm tới cái chết mà là đạt tới một cuộc sống toàn bộ hơn nữa.

Vì vậy tầm nhìn của tôi về khổ hạnh bao gồm ba chìa khóa mà tôi đã nói với bạn, và tôi sẽ trao đổi thêm về ba chìa khóa nữa sau. Sáu chìa khóa này lý giải khổ hạnh là gì theo tầm nhìn của tôi. Người nào đi vào sáu lời kinh này là đang thực hành khổ hạnh. Bạn từng tự hỏi liệu có thật là khổ hạnh không khi ai đó chạy trốn và bỏ lại vợ con phía sau chưa? Người ta gọi điều này là khổ hạnh… họ sẽ thậm chí gọi người đấy là sannyasin! Thế nhưng có thể người đấy chạy trốn và bỏ lại người vợ đằng sau mà vẫn nghĩ về cô ấy. Khổ hạnh là khi người vợ vẫn đang ngồi cạnh bạn đấy và bạn không bị sao lãng bởi cô ấy. Chạy trốn và vẫn tiếp tục nghĩ về cô ấy không là khổ hạnh.

Và nhớ cho, người nào chạy trốn và bỏ rơi các thứ phía sau sẽ vẫn tiếp tục nghĩ về những thứ đó. Với họ không thể không làm như thế, bởi nếu họ là dạng người không làm thế họ sẽ không thể nghĩ về chúng ngay cả khi chúng vẫn còn ở đấy cùng họ.

Để tôi cũng nói với bạn điều này nữa: Khi những thứ vẫn đang hiện diện bạn không nghĩ về chúng, thế nhưng khi chúng không còn đó nữa bạn bắt đầu nghĩ về chúng. Bạn tự mình từng kinh nghiệm điều này chưa? Bạn không nghĩ về điều đang ở trước bạn, bạn nghĩ về điều không có đó. Nếu người bạn yêu ở gần bạn, bạn quên mất họ; khi họ ở xa bạn bắt đầu nhớ họ. Họ càng ở xa, bạn càng nhớ họ da diết. Bạn không có khái niệm gì những cái gọi là sannyasin này chịu đựng nhiều bao nhiêu.

Nếu tất cả những người tôn giáo trên thế giới này trung thực, thế thì ảo tưởng này của thế giới tôn giáo hiện tại của họ sẽ biến mất. Và nếu họ sẵn sàng phơi bày một cách thật sự rối loạn bên trong của họ, điều đang xảy ra trong họ và sự đau đớn cực độ về thể xác hoặc tinh thần họ đang trải qua, niềm khao khát họ đang chịu đựng, ham muốn đang mang đến cho họ đau đớn và quỷ dữ vốn dường như đang dày vò họ - nếu họ nói cho bạn tất cả điều này, bạn sẽ nhận ra rằng địa ngục là ở ngay đây trên trái đất này. Tôi đang nói điều này với bạn với sự đảm bảo: địa ngục không thể ở bất kỳ đâu khác thế giới này. Cuộc sống con người là địa ngục nếu người đó chưa chuyển đổi ham muốn của mình mà chạy trốn khỏi chúng.

Khổ hạnh không có nghĩa là chạy trốn khỏi cái gì, nó là biến đổi. Khổ hạnh không là từ bỏ mà là biến đổi. Khổ hạnh không là hy sinh, nó là chuyển hóa đúng - và bất kỳ cái gì xảy ra trong sự chuyển hóa đó đều đúng. Và bất kỳ cái gì xảy ra bằng cách chạy trốn, bởi từ bỏ, đều không đúng. Sẽ rất hữu dụng nếu bạn có thể hiểu điều này.

Hàng nghìn người đang đau khổ. Họ chỉ có một niềm vui: là thỏa mãn bản ngã. Cũng chỉ vài người này có thể thỏa mãn, không phải tất cả. Bản ngã của những ai rất thông minh, vì vài lý do, được thỏa mãn dễ dàng hơn. Phần còn lại chỉ khốn khổ và tiếp tục hy vọng rằng một ngày họ sẽ tới thiên đường, rằng họ sẽ được cứu với khỏi đi tới địa ngục và có lẽ kinh nghiệm niết bàn. Lòng tham dính kết với bạn cũng dính kết với họ. Và tham cho bạn khả năng chịu đựng nhiều đau khổ. Ngay cả người bình thường trong tham lam có thể chịu đựng nhiều đau khổ hơn. Người bình thường nào tham tiền trải qua nhiều đau đớn để tích lũy tiền, và người nào tham đi tới thiên đường cũng chịu đựng nhiều đau đớn.

Khi mọi người mang Jesu đi đóng đinh, một trong những môn đồ hỏi, “Chúng tôi đã từ bỏ mọi thứ cho ngài: hãy nói cho chúng tôi, chúng tôi sẽ được đối xử như thế nào ở vương quốc của Thượng đế?” Ông ấy hỏi, “Chúng tôi đã từ bỏ mọi thứ cho ngài, nơi của chúng tôi ở vương quốc của Thượng đế sẽ là gì?”

Jesu hẳn đã nhìn ông ta với lòng thương hại lớn lao và có lẽ vì thương hại hoặc một cách đùa bỡn, tôi không biết tại sao ông ấy nói nó, ông ấy đáp, “Cũng sẽ là một nơi gần bên Thượng đế cho ông”.

Người đàn ông trở nên hạnh phúc. Ông ấy nói, “Thế thì được rồi”.

Bây giờ bạn sẽ nói rằng người đàn ông này đã từ bỏ? Thật khó để tìm thấy người nào tham lam hơn người hỏi, “Tôi đã từ bỏ tất cả, bây giờ tôi sẽ nhận lại cái gì?” Ai đó đang nghĩ sẽ nhận lại gì đó là chưa từ bỏ chút nào. Đây là lý do tại sao tất cả cuộc nói chuyện về khổ hạnh này - tất cả mọi người đang nói về khổ hạnh - cũng đưa đến cho bạn cám dỗ thực hành một hạnh khổ hạnh cụ thể, để bạn sẽ nhận được một phần thưởng cụ thể.

Khổ hạnh được thực hiện với ham muốn nhận lại gì đó là giả, bởi đấy không là khổ hạnh chút nào, nó là một dạng của tham lam. Đây là lý do tại sao tất cả dạng tồn tại của khổ hạnh hứa hẹn với bạn đổi lại gì đó. Họ nói với bạn rằng những ai thực hành khổ hạnh này hoặc khổ hạnh kia trong quá khứ đã đạt được cái này hoặc cái nọ. Đây tất cả là những dạng của tham lam.

Khổ hạnh duy nhất là cố gắng biết tự thân. Không phải là bạn sẽ nhận được nơi nào đó ở thiên đường thông qua điều này hoặc điều kia - nhưng bạn sẽ kinh nghiệm vui sướng lớn lao. Không biết tới tự thân của bản thân là không biết tới tự thân cuộc sống, và không biết tự thận của chính mình… Không thể nào có việc mong muốn biết tự thân lại không nảy sinh trong ai đó dù người đó chỉ có chút ít thông minh. Người đó sẽ kiên quyết biết mình là ai và tiếp tục trở nên thân thuộc với năng lượng cuộc sống trong mình.

Khổ hạnh là con đường đi tới biết về sự thật cuộc sống. Khổ hạnh không là đè nén cơ thể. Nhưng, có thể nhiều điều đang diễn ra cho thiền nhân đối với bạn dường như là đè nén cơ thể, mặc dù người đó đang không làm như vậy chút nào.

Bạn từng thấy tượng của Mahavira chưa? Khi bạn thấy bức tượng của ông ấy, bạn có cảm thấy rằng người đàn ông này đè nén cơ thể không? Bạn từng nhìn thấy cơ thể nào khác giống thế không? Và thế thì bạn từng nhìn những vị thánh đi theo Mahavira chưa? Giờ phút bạn nhìn họ bạn biết rằng họ đã đè nén cơ thể họ. Nguồn sinh lực của họ tất cả đều khô kiệt. Cơ thể họ buồn và uể oải, và trạng thái ý thức của họ cũng uể oải. Họ chỉ di chuyển dưới ảnh hưởng của lòng tham: “Hân hoan, an bình mà bạn có thể thấy trong tượng của Mahavira ở đâu?”

Đây là đôi điều nghĩ tới. Mahavira trút bỏ quần áo. Bạn nghĩ ông ấy trút bỏ quần áo bởi ông ấy nghĩ rằng quần áo nên được từ bỏ. Không, ông ấy đơn giản đi tới biết niềm vui sướng của việc ở trần truồng. Tôi muốn nói với bạn một cách rất rõ ràng rằng Mahavira không trút bỏ quần áo vì có đôi chút vui sướng trong việc từ bỏ chúng, ông ấy trút bỏ chúng bởi niềm vui của việc ở trần truồng. Trần truồng là hân hoan với ông ấy tới nỗi mặc quần áo trở nên phiền hà. Ông ấy thấy thật nhiều hân hoan bởi việc ở trần truồng tới mức quần áo trở nên phiền hà, vì thế ông ấy quẳng chúng đi.

Khi một nhà sư đi theo ông ấy buông bỏ quần áo của mình, người ấy không cảm thấy chút vui thích nào trong nó. Thực tế, khó cho ông ấy trút bỏ quần áo. Và bằng cách đi qua khó khăn đó ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang thực hành khổ hạnh. Khi người đó buông bỏ quần áo người đó nghĩ, “Tôi đang thực hành khổ hạnh”.

Với Mahavira đây không là khổ hạnh, nó là hành động của niềm vui. Và nếu ai đó theo Mahavira mà không hiểu ông ấy, không hiểu linh hồn ông ấy, người đó sẽ chỉ trút bỏ quần áo, và bởi trút quần áo sẽ khó khăn cho người đó, nên người đó gọi đây là một khổ hạnh.

Khổ hạnh không đau đớn. Không thể có niềm vui nào lớn hơn khổ hạnh. Nhưng những ai thực hành nó duy nhất trên bề mặt sẽ cảm thấy rằng nó khó khăn và đau khổ. Và đổi lấy việc đi qua nhiều đau đớn vậy họ sẽ hy sinh bản ngã của họ trên trái đất và sẽ hy sinh lòng tham của họ cho một thế giới khác. Tôi không gọi cái này là khổ hạnh. Khổ hạnh là quá trình đi vào trong bản thân mình với sự trợ giúp của tâm trí và cơ thể. Và để đi vào trong tự thân là khó khăn và gian khổ - cần quyết tâm rất lớn.

Nghĩ về điều này đi. Nếu tôi liên tục đứng dưới mưa và mặt trời gay gắt: có khổ hạnh trong điều này hơn trước thực tế rằng khi ai đó lạm dụng tôi, tôi không trở nên tức giận không? Có khổ hạnh trong việc nằm trên giường gai hơn trước thực tế rằng khi ai đó dùng đá đánh tôi, ngay cả ý nghĩ đến việc dùng đá đánh lại người đó cũng không nảy sinh trong trái tim tôi không? Cái nào chứa đựng nhiều khổ hạnh hơn? Bất cứ ai trong rạp xiếc cũng có thể nằm trên giường gai; đứng dưới mặt trời nóng chỉ là chuyện thực tập, và sau khi thực tập vài ngày nó chẳng còn đáng kể gì. Nó rất đơn giản, nó hoàn toàn đơn giản. Hãy còn trần truồng là chuyện của thực hành. Thực tế, tất cả những người nguyên thủy trên thế giới đều sống trần truồng. Nhưng chúng ta không gọi đó là khổ hạnh, và chúng ta không đi tới họ và quỳ xuống chân họ như thể họ đang làm điều gì đó tuyệt vời. Chúng ta biết rằng nó là phong tục của họ. Nó rất tự nhiên với họ, nó không khó khăn với họ.

Khổ hạnh không có nghĩa rằng bạn chỉ tiếp tục thực hành gì đó. Nhưng một trăm người thì có tới chín mươi chín người đang làm điều này. Bạn sẽ hiếm khi ngang qua ai đó mà khổ hạnh của người đó là hoa trái niềm vui của người này - và khổ hạnh chỉ là thực khi nó là hoa trái của niềm vui. Nhưng khi nó phục vụ cho đau khổ nó không là gì hơn một dạng khổ dâm - nó không là tôn giáo, nó là loạn thần kinh.

Và nếu hiểu biết tăng trưởng trong thế giới, chúng ta sẽ gửi người được gọi là tôn giáo này tới bệnh viện tâm thần, không phải là thánh đường. Thời điểm mà ai đó nhận thấy hài lòng từ việc gây tổn thương chính cơ thể mình cần được điều trị là không xa lắm. Và người nào chỉ hưởng thụ vui thú của cơ thể người đó cũng ốm yếu, cũng y như người nhận lấy niềm vui từ việc gây nên đau đớn cho cơ thể, những người này cũng ốm yếu nhưng ở thái cực khác. Nếu ai thấy vui sướng chỉ từ việc dùng cơ thể mình để vui đùa, nó là ốm yếu. Nó là ốm yếu của những ai luôn tìm kiếm thú vui thể xác. Và nếu ai đó vui thích gây tổn thương cơ thể, điều này nữa cũng là ốm yếu - nó là ốm yếu của người tu khổ hạnh vốn đè nén mọi ham muốn thể xác của mình.

Người nào sử dụng cơ thể của mình đúng sẽ trở nên tự do khỏi ốm yếu. Người đó không đồng nhất với cơ thể mình, không đắm chìm cũng không đè nén. Cơ thể đơn giản là công cụ. Chỉ người nào không đè nén cơ thể cũng không đắm chìm trong nó, người mà niềm vui hay đau khổ không phụ thuộc vào cơ thể, người mà niềm vui không phụ thuộc vào cơ thể mà là linh hồn -chỉ người như vậy mới di chuyển tới tôn giáo.

Có hai loại người vốn có niềm vui phụ thuộc vào cơ thể: một loại kinh nghiệm niềm vui qua việc ăn quá nhiều, và loại kia thì kinh nghiệm niềm vui qua việc không ăn. Nhưng cả hai đang nhận lấy vui sướng từ việc hành hạ cơ thể - nếu họ kinh nghiệm bất kỳ vui sướng nào, nó gắn chặt với cơ thể. Đây là lý do tại sao tôi gọi cả hai, loại người đắm chìm và loại người tôn giáo này là duy vật: bản thân họ chỉ bận tâm tới cơ thể. Bởi tôn giáo nếu là cái gì đó chỉ gắn liền với cơ thể thì sẽ rất gây hại. Phẩm chất tinh thần của tôn giáo cần được thiết lập lại.

Một câu hỏi nữa về chủ đề này:

Có khác biết gì giữa rag, ham muốn; virag, chối bỏ ham muốn; và veetrag, vượt thoát khỏi ham muốn.

Rag có nghĩa gắn kết vào gì đó, virag có nghĩa đi chống lại gắn kết, và veetrag có nghĩa vượt thoát gắn kết.

Nếu bạn cố hiểu điều tôi đang nói ngay lúc này, thế thì rag là gắn kết vào cái gì đó và virag là phủ nhận gắn kết đó. Nếu một người tích lũy tiền nó là rag, và nếu một người từ bỏ tiền và trốn chạy, đấy là virag. Nhưng tiêu điểm trong cả hai trường hợp đều là tiền. Người nào đang tích lũy là nghĩ về tiền, và người nào đang từ bỏ nó thì phía sau đó cũng là nghĩ về tiền. Một là tìm kiếm vui thú từ việc tích lũy thật nhiều - người đó có rất nhiều và cái tôi của người đó được thỏa mãn bởi việc nghĩ về nó - trong khi người khác thì hy sinh bản ngã của mình bằng cách nghĩ về thực tế rằng mình đã từ bỏ rất nhiều.

Bạn sẽ ngạc nhiên… người có tiền sẽ giữ tài khoản xem họ có bao nhiêu tiền, nhưng người từ bỏ tiền cũng giữ một tài khoản xem họ đã từ bỏ bao nhiêu tiền. Thầy tu và người tôn giáo có danh sách xem họ đã thực hiện bao nhiêu lần nhịn ăn! Họ giữ dấu vết những loại nhịn ăn khác nhau mà họ đã thực hiện. Nếu có bảng thống kê về từ bỏ, cũng giống vậy cũng có bảng thống kê về ham muốn. Rag giữ một bản, và virag cũng giữ một bản, bởi điểm tập trung của họ là như nhau; họ đều đang nắm giữ cùng một thứ.

Veetrag, vượt thoát khỏi gắn kết, không giống như virag, phủ nhận gắn kết. Veetrag là tự do khỏi cả gắn kết và phụ nhận gắn kết. Veetrag là trạng thái tâm thức khi không có cả gắn kết lẫn không-gắn kết. Người đó là trung lập. Người đó có tiền nhưng người đó không bận tâm.

Kabir có người con trai, Kamaal. Kabir lúc đó đang có thói quen của virag, phủ nhận gắn kết. Ông ấy không thích cách của Kamaal, bởi nếu ai đó tặng gì đó cho Kamaal anh ta sẽ giữ lấy nó. Kabir nói với anh ta nhiều lần, “Đừng chấp nhận quà tặng từ bất kỳ ai. Chúng ta không cần tiền chút nào”.

Nhưng Kamaal sẽ nói, “Nếu tiền là vô dụng, thế thì cần gì phải nói ngay đến cả từ không? Nếu tiền là vô dụng, thế thì chúng ta không cần hỏi xin nó bởi nó là vô dụng. Nhưng nếu ai đó tới đây để tự mình gỡ bỏ gánh nặng, thì tại sao lại nói không với anh ta? Sau rốt, nó là vô dụng cơ mà”.

Kabir không thích điều này. Ông ấy nói, “Ta muốn con ở riêng”.

Virag của ông ấy, phủ nhận với gắn kết, đang bị đảo lộn bởi nó. Vì thế ông ấy nói với Kamaal ra ở riêng, và Kamaal bắt đầu sống trong một lều riêng.

Vua Kashi có lần tới thăm Kabir. Ông ấy nói, “Ta không thấy Kamaal quanh đây”.

Kabir nói, “Tôi không thích cách của nó, cư xử của nó là nông cạn. Tôi đã sống riêng khỏi nó. Nó sống riêng”.

Vua hỏi, “Lý do là gì vậy?”

Kabir nói, “Nó tham tiền. Ai đó dâng cúng gì đó và nó nhận lấy.

Vua đi tới gặp Kamaal và, cúi xuống, đặt một viên kim cương rất giá trị dưới chân anh ta. Kamaal nói, “Ngài mang gì tới vậy? Chỉ một viên đá ư!” Vua nghĩ, “Nhưng Kabir nói rằng Kamaal gắn kết với tiền bạc, và anh ta nói rằng mình chỉ mang tới một viên đá!” Vì vậy ông ấy nhặt nó lên và bắt đầu đặt nó lại vào túi mình.

Kamaal nói, “Nếu nó là một viên đá, thế thì đừng bận tâm mang lại gánh nặng theo mình; nếu không thì ngài sẽ vẫn đang nghĩ rằng nó là kim cương”.

Vua nghĩ, “Có gì đó gian lận diễn ra đây”. Nhưng ông ấy nói, “Thế tôi nên đặt nó ở đâu?”

Kamaal trả lời, “Nếu ngài hỏi đặt nó ở đâu, thế thì ngài không xem nó chỉ là hòn đá. Và ngài đang hỏi đặt nó ở đâu, vì vậy ngài không nghĩ nó chỉ là hòn đá. Đơn giản quẳng nó đi! Giữ nó để làm gì?”

Vua đặt nó vào một góc trong lớp mái rơm của căn lều. Rồi ông rời đi mà nghĩ, “Đây là lừa dối! Khi ta quay lưng nó sẽ biến mất cho coi”.

Sau sáu tháng ông ấy quay lại và nói, “Cách đây một thời gian tôi đã tặng ngài cái gì đó”.

Kamaal nói, “Nhiều người tặng vật phẩm. Và chỉ nếu tôi có hứng thú với những thứ đó tôi mới bận tâm giữ chúng hay trả lại chúng. Nhưng tôi không có hứng thú với những món quà đó, vì vậy sao tôi cần theo dõi chúng làm gì? Vâng, ngài hẳn đã tặng tôi gì đó. Bởi ngài đang nói vậy, ngài hẳn đã mang tới một món quà”.

Vua nói, “Quà của tôi rất không rẻ, nó rất có giá trị. Viên đá mà tôi đã tặng ngài đâu?”

Kamaal nói, “Điều đấy rất khó. Ngài đã đặt nó ở đâu?”

Vua đi tới và nhìn vào góc nơi ông ấy đã nhét nó vào, và viên đá vẫn ở đó. Ông ấy ngạc nhiên! Điều này đã mở mắt ông ấy.

Người đàn ông Kamaal này là duy nhất: với anh ta nó chỉ là một hòn đá. Đây là điều mà tôi gọi là veetrag, vượt thoát khỏi gắn kết. Nó không là virag, phủ nhận gắn kết. Đây là vượt thoát gắn kết.

Rag là mối bận tâm bám chặt cái gì đó, và virag là quan tâm tới từ bỏ cùng điều đó. Veetrag có nghĩ là nó đã không còn chút ý nghĩa nào. Veetrag, vượt thoát khỏi ham muốn, là mục tiêu.

Những ai đạt tới điều đó biết tới hân hoant tối thượng bởi tất cả gắn kết của họ với bên ngoài biến mất.

Và bây giờ, câu hỏi cuối cùng:

Thiền là không thể nếu không có điều mà thầy gọi là nền tảng cho thiền: thanh lọc của cơ thể, thanh lọc của ý nghĩ và thanh lọc của cảm xúc?

Không, không có chúng thiền vẫn là có thể, nhưng nó chỉ có thể với rất ít người. Nếu bạn đi vào thiền với toàn bộ quyết tâm, thế thì ngay cả không có thanh lọc bất kỳ cái nào trong những cái này bạn vẫn có thể đi vào thiền bởi giây phút bạn đi vào, tất cả những cái đó sẽ trở nên tinh khiết. Nhưng nếu nó không dễ dàng cho bạn để có được nhiều quyết tâm thế - sẽ rất khó có nhiều quyết tâm như vậy - thế thì bạn sẽ phải thanh lọc chúng từng cái một.

Bạn sẽ không đạt tới trạng thái thiền bằng cách khiến chúng tinh khiết, nhưng bạn sẽ đạt tới quyết tâm lớn hơn bằng cách làm chúng tinh khiết. Bằng cách thanh lọc chúng, năng lượng vốn đã bị lãng phí qua uế tạp sẽ được giữ lại, và năng lượng đó sẽ được chuyển hóa thành quyết tâm. Sau đó bạn sẽ đi vào thiền. Thanh lọc ba mảng này hữu ích, nhưng không cần thiết.

Thanh lọc ba mảng này là thiết yếu với những ai thấy không thể đi vào thiền một cách trực tiếp, và những ai mà không có nó sẽ không thể đi vào thiền được. Nhưng chúng chắc chắn là không cần thiết bởi nếu có quyết tâm toàn bộ, dù chỉ trong chốc lát, bạn có thể đi vào thiền. Dù chỉ chốc lát, nếu ai đó tập hợp năng lượng toàn bộ và thực hiện cú nhảy, thế thì không có gì có thể ngăn cản người đó, không uế tạp nào có thể ngăn cản người đó. Nhưng chỉ rất ít người có đủ diễm phúc tập hợp năng lượng nhiều đến vậy; chỉ rất ít người có đủ diễm phúc để tập hợp can đảm nhiều đến thế.

Chỉ loại người mà tôi sắp nói với bạn trong câu chuyện đây mới có thể tập hợp can đảm nhiều đến thế.

Trước đây có người đàn ông nghĩ rằng thế giới phải kết thúc ở đâu đó, vì thế ông ta bắt đầu lên đường để tìm nơi mà thế giới kết thúc. Ông ấy đi qua hàng nghìn dặm, và tiếp tục hỏi mọi người, “Tôi phải tìm nơi mà thế giới kết thúc”.

Cuối cùng ông ấy đi tới một ngôi đền nơi có dấu hiệu trên đó viết rằng: Nơi đây Chấm dứt Thế giới. Ông ấy trở nên rất sợ hãi… dấu hiệu đã xuất hiện; xa hơn chút nữa và rồi thế giới sẽ kết thúc. Và dưới dấu hiệu điều này được viết: Không Đi Xa Hơn Nữa. Nhưng ông ấy muốn thấy kết thúc của thế giới, vì thế ông ấy tiếp tục.

Chỉ là quãng ngắn từ đó tới nơi thế giới đi tới kết thúc. Có một đường kẻ ngắn và dưới nó là một vực thẳm vô tận. Ông ấy mới chỉ nhìn một cái thôi và ông ấy đã sợ chết khiếp. Ông ấy chạy ngược lại; ông ấy không thể dù chỉ nhìn lại phía sau mình bởi một vực thẳm đến vậy. Vực thẳm mà không quá sâu cũng là đáng sợ rồi, nhưng chúng còn có đáy; vực thẳm này thì vô tận - nó là kết thúc của thế giới. Vực thẳm này là kết thúc và không có gì vượt qua vực thẳm này. Trong sợ hãi người này chạy vào trong đền và nói với thầy tu, “Điểm cuối cùng này rất nguy hiểm”.

Vị thầy tu đáp, “Nếu anh nhảy, anh hẳn sẽ thấy kết thúc của thế giới là khởi đầu của sự sùng đạo”. Ông ấy nói, “Nếu anh nhảy vào vực thẳm đó anh hẳn sẽ tìm thấy thiêng liêng”.

Nhưng để tập hợp đủ can đảm nhảy vào vực thẳm, nếu bạn không vốn có nó, vài chuẩn bị cho thiền là cần thiết. Chỉ người nào sẵn sàng nhảy vào vực thẳm là không cần tới chuẩn bị. Và làm sao có thể có chút chuẩn bị nào? Có thể không có chuẩn bị, và đây là lý do tại sao tôi đã gọi những chuẩn bị này là kỷ luật bên ngoài. Chúng là phương tiện bên ngoài và chúng sẽ giúp bạn vươn tới một điểm. Bất kỳ ai có can đảm có thể nhảy vào một cách trực tiếp, và bất kỳ ai không có can đảm có thể sử dụng những bước này, nhớ lấy điều này.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh