Con Đường Thiền: Chương 3.2. Tìm Ra Giá Trị Cuộc Sống

CON ĐƯỜNG THIỀN: CHƯƠNG 3.2. TÌM RA GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG

Một người bạn đã hỏi:

Mục đích cuối cùng hay mục tiêu của thầy là gì?

Ông ấy đã hỏi tôi mục tiêu của tôi là gì. Tôi không có bất kỳ mục tiêu nào. Và sẽ là tốt để hiểu tại sao tôi không có mục tiêu, không mục đích.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Có hai loại hành động trong cuộc sống. Một loại hành động được thúc đẩy bởi ham muốn, có mục đích đằng sau nó. Thế thì có một loại hành động khác được thúc đẩy bởi tình yêu, bởi lòng trắc ẩn - không có mục tiêu phía sau nó. Nếu bạn hỏi một bà mẹ, “Mục tiêu phía sau yêu thương bà trao cho con mình là gì?” Bà ấy sẽ nói gì? Bà ấy sẽ nói, “Tôi không biết về mục tiêu. Tôi chỉ yêu, và có niềm vui trong việc chỉ yêu thương”. Không phải là bạn yêu hôm nay và sẽ nhận được vui sướng ngày mai. Tình yêu của bạn tự thân nó là niềm vui.

Nhưng cũng có loại hành động được thúc đẩy bởi ham muốn. Ngay bây giờ tôi đang nói với bạn. Tôi có thể nói bởi tôi sẽ nhận được gì đó từ nó. Phần thưởng có thể dưới dạng tiền bạc, danh tiếng, tôn trọng, uy tín - nó có thể ở dưới bất kỳ dạng nào. Tôi có thể nói bởi tôi sẽ nhận được gì đó trở lại; thế thì nó sẽ được thúc đẩy bởi ham muốn.

Mua đá năng lượng:

Nhưng tôi đang nói chỉ bởi tôi không thể ngừng bản thân mình nói được. Cái gì đó đã xảy ra bên trong và nó muốn được chia sẻ. Việc nói của tôi giống như hoa nở và đang lan tỏa hương thơm khắp xung quanh. Nếu bạn hỏi hoa, “Mục tiêu là gì?”… Không có mục tiêu phía sau nó.

Vài hành động nảy sinh từ ham muốn; thế thì có mục tiêu phía sau nó. Có vài hành động được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn; thế thì không có mục tiêu ẩn sau chúng. Đây là lý do tại sao khi một hành động nảy sinh từ ham muốn nó tạo ra ràng buộc.

Nhưng hành động nảy sinh từ lòng trắc ẩn không tạo nên bất kỳ ràng buộc nào. Hành động nào có mục tiêu sẽ tạo nên ràng buộc và hành động nào không có mục tiêu sẽ không tạo nên ràng buộc.

Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bạn không thể làm gì sai trừ phi bạn có mục tiêu. Nó là điều lạ lùng: luôn có mục tiêu trong tội ác; không có mục tiêu khi bạn làm một hành động tốt. Và nếu có mục tiêu trong hành động tốt, nó phải là tội ác được ngụy trang. Luôn có mục tiêu trong tội ác. Không có mục tiêu sẽ không có tội ác. Ngay cả khi có mục tiêu thì cũng khó phạm tội, vì vậy không có mục tiêu sẽ là không thể. Tôi không thể giết bạn mà không có lý do - bởi tôi sẽ giết bạn sao? Tội ác không thể tồn tại không có lý do. Bởi tội ác không thể mắc phải thông qua lòng trắc ẩn, tội ác luôn luôn được đổ đẩy với ham muốn, và ham muốn luôn luôn ngụ ý mục tiêu. Sẽ có mong đợi cái gì đó trở lại. Nhưng có thể hành động mà không có bất kỳ mong đợi nào.

Sau khi Mahavira trở nên chứng ngộ ông ấy tiếp tục làm việc thêm khoảng bốn chục năm nữa. Tại sao ông ấy làm vậy? Ông ấy đã làm việc quá nhiều năm rồi, vậy tại sao ông ấy không dừng lại? Bởi nhiều năm ông ấy đã luôn trong di chuyển; ông ấy rất hay hoạt động: ông ấy sẽ ăn, đi đây đi đó, nói chuyện, giảng bài. Bốn mươi tới bốn mươi lăm năm ông ấy làm việc liên tục rồi. Ông ấy chưa thỏa mãn ư? Sau khi Phật trở nên chứng ngộ ông ấy cũng tiếp tục làm việc bốn mươi năm nữa. Tại sao ông ấy không dừng lại? - bởi trong hành động này đã không có mục tiêu. Phật và Mahavira đều không có bất kỳ mục tiêu nào, nó đơn giản là vì lòng trắc ẩn của họ.

Tôi thường tự hỏi tại sao tôi tiếp tục nói với các bạn. Mục đích sau nó là gì? Tôi không tìm thấy mục đích ngay cả khi tôi tìm kiếm dù chỉ một, ngoại trừ rằng tôi có thể thấy gì đó và với tôi có nhu cầu nói về nó. Thực tế, chỉ có người vẫn có đôi chút bạo lực trong mình mới có thể tiếp tục im lặng về nó.

Tại sao đây sẽ là bạo lực?… Sáng nay tôi đã kể với bạn một câu chuyện: nếu tôi thấy con rắn trong tay bạn và không nói gì tôi bắt đầu bước đi trên đường nghĩ rằng nó chẳng liên quan gì tới tôi, sẽ chỉ có thể nếu có bạo lực, tàn nhẫn trong tôi. Nếu không thì tôi sẽ nói với bạn, “Nó là con rắn! Ném nó đi!”. Và nếu ai đó hỏi tôi, “Tại sao ông nói rằng nó là con rắn, để ném nó đi ư? Tại sao việc đó lại làm phiền tới ông chứ?” Tôi sẽ trả lời, “Nó không phiền hà tới tôi chút nào, ngoại trừ rằng tâm thức bên trong của tôi không thể giữ im lặng trong tình huống như thế này”.

Động lực không vì bất kỳ điều bên ngoài nào, bởi không có mục tiêu sau nó. Động lực xuất phát từ tâm thức bên trong nơi không có mong đợi. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng bất kỳ khi nào có mục tiêu bạn được thúc đẩy từ bên ngoài, và khi không có mục tiêu động lực của bạn tới từ sâu bên trong. Vậy thì, nếu có bất kỳ cái gì hấp dẫn bạn thì đó là mục tiêu. Có những thứ lôi kéo chúng ta từ bên trong, nhưng thế thì đó là không có mục tiêu.

Yêu và trắc ẩn luôn không có mục tiêu, ham muốn và mong muốn luôn định hướng theo mục tiêu. Đây là lý do tại sao sẽ tốt hơn khi nói rằng ham muốn lôi kéo, lôi kéo từ bên ngoài. Nếu tôi buộc một sợi dây xung quanh bạn và kéo bạn, đây là kéo. Ham muốn kéo bạn như thể nếu bạn bị buộc với sợi dây và đang bị kéo bởi nó vậy. Đấy là lý do tại sao kinh sách tôn giáo gọi người có ham muốn là một pashu. Từ pashu có nghĩa là động vật bị buộc cùng sợi dây, rằng nó bị buộc vào gì đó khác và đang bị kéo bởi nó. Nhưng trong kinh sách từ pashu không có nghĩa động vật; pashu được sử dụng để chỉ người bị buộc bởi sợi dây và đang bị kéo đi bởi nó. Chừng nào bạn bị kéo bởi một mục tiêu thế thì có ham muốn, và chừng nào điều đó tồn tại bạn bị buộc với sợi dây giống như động vật. Bạn không tự do. Tự do là đối lập với pashu, với bị ràng buộc và kéo lê dọc theo. Tự do có nghĩa không bị kéo lê dọc theo dưới bất kỳ dạng ràng buộc nào, mà là di chuyển từ dòng chảy tới từ chính tự thân mình.

Tôi không có bất kỳ mục tiêu nào. Đây là lý do tại sao nếu tôi chết lúc này tôi không muốn cảm thấy dù chỉ một giây rằng tôi đã để lại gì đó chưa được làm. Nếu tôi chết ngay lúc này, đang ngồi đây, tôi không nghĩ dù chỉ một giây rằng điều tôi phải nói đã bị để lại chưa được nói vì không có động lực sau nó, nó không là câu hỏi của việc hoàn thành gì đó. Chừng nào tôi còn sống công việc vẫn đang được thực hiện, và khi tôi chết công việc kết thúc. Bởi không có động lực sau nó không gì bị để lại chưa hoàn thành.

Tôi không có động lực, chỉ có nguồn cảm hứng từ bên trong. Có ép buộc bên trong và bất kể cái gì xảy ra, đều xảy ra bởi chính nó. Ở Ấn Độ chúng tôi nói rằng người như vậy đã hiến bản thân mình cho tồn tại. Bây giờ mọi hành động của người này sẽ là ước nguyện của Thượng đế: người ấy không có động lực của chính mình. Cũng đúng để nói rằng mọi hành động của người này đều là ước nguyện của Thượng đế, bởi người đó đã dâng cuộc sống của mình tới tối thượng. Bây giờ tất cả những gì xảy ra đều là trách nhiệm của tối thượng, bản thân người này không chịu trách nhiệm.

Bạn đã hỏi một câu hỏi đúng. Tôi muốn nói rằng cuộc sống nên tự do khỏi ham muốn và đau khổ. Tạo ra cuộc sống trong đó không có động lực và nguồn cảm hứng sẽ hòa trộn trong chính bạn. Làm cuộc sống của bạn như là bạn không có ham muốn đạt được bất kỳ cái gì ngoại trừ bạn có ham muốn trao đi. Điều tôi gọi là yêu nghĩa là bạn không hỏi xin nó, bạn chỉ trao nó đi. Và không có mục tiêu trong yêu ngoại trừ trao tặng. Điều tôi gọi là yêu tôi cũng gọi là lòng trắc ẩn. Vì vậy bạn có thể nói rằng không có mục tiêu ngoại trừ yêu thương. Và yêu thương không có mục tiêu bởi yêu tự nó là mục tiêu rồi.

Một câu hỏi cuối về giận dữ:

Khi một người trở nên giận dữ nó tạo ra kết quả ngược lại và tác động lên toàn bộ cơ thể. Trong trạng thái này, khối chắn nào có thể xảy ra trong cơ thể?

Sáng nay khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi đã nói rằng giận dữ chỉ là một ví dụ. Mọi cảm xúc là năng lượng, và nếu những năng lượng này không được sử dụng một cách sáng tạo chúng sẽ làm xáo trộn phần nào đó của cơ thể bạn, phần nào đó của tâm trí bạn. Năng lượng phải được sử dụng. Năng lượng bên trong không được sử dụng sẽ tạo nên khối chắn nào đó. Những khối chắn này sẽ trở nên bệnh tật, giống như khối u. Bạn có hiểu không? Không chỉ với giận dữ - nếu trong tôi có tình yêu để trao đi và tôi không thể trao tình yêu đó cho ai, nó có thể tạo ra khối chắn trong tôi. Nếu có giận dữ trong tôi và tôi không thể biểu lộ nó, nó có thể tạo nên khối chắn trong tôi. Nếu có sợ hãi bên trong và tôi không thể biểu lộ nó, sợ hãi có thể trở thành một khối chắn. Mọi trạng thái cảm xúc tạo ra năng lượng bên trong và năng lượng này cần được giải phóng.

Giải phóng này có thể là hai dạng. Một là thông qua tiêu cực. Ví dụ, ai đó tức giận, và thế rồi cách tiêu cực với người này sẽ là đi và ném vài hòn đá vào ai đó, đập ai đó bằng gậy hoặc tấn công người ta bằng lời nói. Cách này là tiêu cực, bởi năng lượng của người này được sử dụng hết nhưng người đó không tạo nên lợi ích gì từ nó. Hoa trái duy nhất người này gặt hái sẽ là khi người mà người này tấn công bằng lời nói sẽ trả đũa với phản hồi gấp hai. Người mà người này đã ném đá vào cũng sẽ tức giận. Người đó cũng giống như người đầu tiên: Người đó cũng sẽ sử dụng cách thức tiêu cực để biểu lộ giận dữ của mình. Người đó cũng sẽ cầm gậy lên.

Nếu bạn ném một hòn đá vào ai đó thế thì họ sẽ ném hòn đá to hơn trở lại bạn. Nếu giận dữ được sử dụng theo cách tiêu cực thế thì nó sẽ tạo ra nhiều giận dữ hơn và năng lượng sẽ bị lãng phí. Giận dữ lần nữa sẽ được tạo ra, và bởi thói quen tiêu cực nhiều giận dữ hơn sẽ lại được tích tụ. Năng lượng lần nữa sẽ bị lãng phí và lần nữa bởi phản ứng của người khác sẽ lại có giận dữ. Sẽ có một lượng giận dữ không giới hạn trong đó giận dữ sẽ chỉ bị lãng phí, và nó không bao giờ dừng.

Giận dữ sẽ dừng lại chỉ nếu bạn sử dụng nó theo cách tích cực, theo cách sáng tạo. Đấy là lý do tại sao Mahavira đã nói, “Người nào thù hận sẽ nhận lại thù hận. Ai bày tỏ giận dữ sẽ nhận lại giận dữ. Ai có ý nghĩ ma quỷ sẽ nhận lại cũng ý nghĩ đó. Không có điểm dừng cho nó, và cuối cùng năng lượng sẽ chỉ bị lãng phí.

Giả sử bạn tức giận - tôi đáp lại tức giận; lần nữa tôi tức giận với bạn và lần nữa trong phản ứng bạn giận dữ với tôi. Điều gì sẽ là kết quả của tất cả điều này? Mỗi lần tôi tức giận nó sẽ làm suy yếu tôi và nó sẽ sử dụng hết năng lượng của tôi. Đây là lý do tại sao xã hội tạo nên một thông lệ không bộc lộ giận dữ. Đây là lý do tại sao xã hội không khuyến khích bạn bộc lộ giận dữ của bạn với người khác. Đây là một luật lệ tốt, và bởi giận dữ này không được bày tỏ và nó sẽ không tăng lên nhiều lần. Nhưng năng lượng đó sẽ vẫn ở đây trong tôi. Thế thì điều gì sẽ xảy ra với nó? Bạn đã từng quan sát mắt của động vật nào đó chưa? Ngay cả động vật dữ tợn nhất cũng có đôi mắt ôn hòa hơn của chúng ta. Đôi mắt của động vật hoang dã mượt mà hơn mắt của con người. Tại sao lại vậy? - chính bởi không có năng lượng bị kìm nén trong chúng. Khi động vật tức giận nó sẽ bộc lộ tức giận: nó rống lên, nó thét lên, tấn công, và nó xả bỏ cơn giận dữ. Nó không bị văn minh hóa. Bất kể thúc đẩy nó gặp là gì đều sẽ được biểu lộ.

Lý do cho sự mềm mại mà bạn thấy trong mắt của trẻ thơ là gì? Chúng biểu lộ bất kỳ cái gì chúng cảm thấy; năng lượng của chúng không tạo nên bất kỳ khối chắn nào. Khi chúng giận dữ chúng bộc lộ giận dữ của chúng, khi chúng ghen tức chúng bộc lộ nó, khi chúng muốn chộp món đồ chơi từ đứa trẻ khác chúng làm vậy. Không có kìm nén trong cuộc sống của trẻ em - đấy là lý do tại sao chúng ngây thơ như vậy.

Có kìm nén trong cuộc sống của chúng ta và đấy là nơi rắc rối bắt đầu. Khối chắn năng lượng phản chiếu như rắc rối bên trong - cái gì đó xảy ra bên trong nhưng bạn lại thể hiện gì đó khác bên ngoài. Thế thì năng lượng không được giải phóng sẽ đi đâu? Nó sẽ trở thành một khối chắn năng lượng.

Điều tôi ngụ ý về khối chắn năng lượng là nó kẹt trong tâm trí hoặc cơ thể của bạn giống như một nút thắt. Nó cũng giống như trong dòng sông khi một phần nước bắt đầu đóng băng và những tảng băng trôi nổi trên sông. Khi những tảng băng bắt đầu ngày một lớn dần lên, thì dòng chảy của sông cũng bị trở ngại ngày một nhiều hơn. Nếu tất cả nước đều đóng băng dòng sông sẽ ngừng trôi chảy toàn bộ. Và bạn cũng giống như dòng sông bị nghẽn tắc bởi băng trôi trong nó. Cần phải làm tan băng này.

Những khối năng lượng này giống như nhưng khối băng trôi trong dòng đời bạn. Những thôi thúc bị kìm nén của căm ghét, của giận dữ và của dục trở nên giống như những khối băng lớn trong bạn. Bây giờ chúng sẽ không để dòng chảy cuộc sống tiếp diễn. Cuộc sống của một số người trở nên hoàn toàn đóng băng, không còn chút dòng chảy nào. Chắc chắn cần làm tan băng, và để làm tan băng cần sử dụng phương pháp tích cực. Tôi đã giải thích hai cách tích cực để thực hiện việc này: một là buông trôi những thôi thúc bị tắc nghẽn cũ và cách kia là sử dụng thôi thúc mới một cách sáng tạo.

Nếu bạn nhìn đứa trẻ nhỏ chúng có nhiều đam mê thế, nhiều năng lượng thế bên trong chúng. Nếu bạn để chúng lại trong nhà chúng sẽ sờ cái này và đập cái kia, làm vỡ cái này và nghiền nát cái kia. Và bạn nói với chúng, “Đừng làm thế này, đừng làm thế kia”. Bạn bảo chúng không được làm gì đó nhưng bạn không bảo chúng làm gì thay vào đó. Và bạn không biết đứa trẻ làm gì khi nó đập vỡ cốc thủy tinh. Năng lượng bên trong nó cần lối ra nào đó. Bây giờ không có cách nào khác, vì thế nó vớ được cốc thủy tinh và bằng cách đập cốc thủy tinh năng lượng của nó tìm được lối ra, nó được giải phóng. Nhưng thế thì bạn bảo nó, “Đừng đập cốc”, và nó ngừng đập cốc. Nó đi ra ngoài, và bây giờ nó muốn ngắt hoa. Bạn nói, “Đừng chạm vào hoa”. Nó thậm chí không thể chạm vào hoa! Nó đi vào trong và cầm tới cuốn sách và bạn nói, “Đừng làm hỏng sách”. Bạn đã bảo nó những gì không được nhưng bạn đã không bảo nó những gì được làm. Vì thế những khối chắn bắt đầu ở đứa trẻ đó và bây giờ chúng sẽ bắt đầu tạo nên nhiều vướng mắc hơn, và một ngày sẽ chỉ có những khối chắn này. Sẽ chỉ có ‘không được làm cái này, không được làm cái kia’ trong đứa trẻ. Nó sẽ không hiểu điều nó nên làm.

Điều tôi ngụ ý về cách sáng tạo là đứa trẻ nên được bảo làm cái gì. Nếu nó đập cốc có nghĩa là nó có năng lượng và nó muốn làm gì đó. Bạn đã nói đừng làm điều này; sẽ tốt hơn nếu bạn đưa cho nó vài manh mối và nói, “Làm cốc thủy tinh đi. Làm cốc thủy tinh giống như cái này đi”. Đây sẽ là việc sử dụng năng lượng một cách sáng tạo của nó. Bạn có hiểu tôi không? Khi nó đi tới ngắt hoa bạn có thể đưa cho nó vài tờ giấy và nói, “Tạo ra hoa giống như cái này này”. Đây sẽ là một cách sử dụng năng lượng sáng tạo của nó. Nó đang xé sách hoặc vừa mới nhấc cuốn sách lên: bạn nên cho nó vài thứ gì đó khác để làm nhờ đó nó có thể sử dụng năng lượng của mình.

Giáo dục ngày nay hoàn toàn không sáng tạo, đây là lý do tại sao cuộc sống của trẻ bị phá hủy ngay từ lúc đầu. Chúng ta tất cả đều là những đứa trẻ bị phá hủy - khác biệt duy nhất là chúng ta là người lớn. Nếu không thì chúng ta tất cả đều là trẻ em bị phá hủy: ngay từ thời thơ ấu mọi thứ đã đi sai và rồi tới toàn bộ cuộc sống của chúng ta chúng ta tiếp tục làm những điều sai lầm.

Như tôi đã nói, sáng tạo có nghĩa bất kỳ khi nào năng lượng xuất hiện nó nên được sử dụng theo cách sáng tạo để cái gì đó nảy ra từ nó và không gì bị hủy hoại. Năng lượng mà ai đó sử dụng để luôn chỉ trích mọi người có thể được sử dụng để viết thành bài ca. Và bạn có biết không? - chính những người không thể viết nên bài ca và không thể viết ra bài thơ mới trở thành người chỉ trích. Nó là cùng một năng lượng. Người chỉ trích cũng có cùng năng lượng để viết ra bài ca hoặc tạo nên bài thơ, nhưng họ không sử dụng nó theo cách sáng tạo. Tất cả những gì họ làm là chỉ trích người khác: ai đang viết gì đó xấu xa và rồi ai đang làm cái gì đó. Đây là việc sử dụng mang tính hủy diệt. Thế giới có thể trở thành nơi tốt đẹp hơn nếu chúng ta sử dụng năng lượng của mình, mọi năng lượng bên trong chúng ta, theo một cách sáng tạo.

Và nhớ rằng năng lượng không bao giờ là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng của giận dữ cũng không là tốt hay xấu, tất cả phụ thuộc vào cách nó được sử dụng như thế nào. Đừng nghĩ rằng năng lượng của giận dữ là xấu; năng lượng không thể là tốt hay xấu. Ngay cả năng lượng nguyên tử cũng không là tốt hay xấu: với nó toàn thể thế giới có thể bị phá hủy và toàn thể thế giới có thể được tạo nên. Tất cả năng lượng là trung tính, không năng lượng nào là tốt hay xấu. Nếu được sử dụng vì những mục đích phá hủy nó trở nên xấu, nếu được sử dụng một cách sáng tạo nó trở nên tốt.

Vì vậy bạn nên thay đổi cách bạn sử dụng năng lượng của giận dữ, của ham muốn, của dục, của thù ghét, và sử dụng nó theo cách sáng tạo. Cũng như khi ai đó mang theo phân nó bốc mùi kinh khủng, nó thối, nhưng người làm vườn sử dụng nó vào mảnh vườn của mình, tưới nước cho nó và gieo hạt giống. Qua những hạt giống này phân trở thành cây. Và mùi thối của phân chuyển qua mao mạch cây và chuyển đổi thành hương thơm của hoa. Cùng cái bẩn, cùng phân đã từng bốc mùi thối thì nay trở thành hoa và cho mùi hương ngọt ngào. Đây là biến đổi của năng lượng. Đây là chuyển hóa của năng lượng.

Mọi thứ về bạn từng cho ra mùi thối có thể chuyển thành cái gì đó mùi ngọt ngào - cùng điều đó - bởi cái gì ngửi thối thì cũng có thể cho mùi ngọt ngào. Vì thế đừng cảm thấy tội lỗi nếu có giận dữ trong bạn - đây là năng lượng và bạn may mắn khi có nó. Và đừng nghĩ rằng bạn quá ham muốn dục - đây chỉ là năng lượng và bạn may mắn rằng nó ở đó. Sẽ thật vô phúc nếu bạn không có bản năng dục, nó sẽ là vô phúc nếu bạn không thể giận dữ, nếu bạn bất lực. Thế thì bạn vô dụng bởi sẽ không có năng lượng trong bạn chút nào để có thể được sử dụng. Vì vậy bạn may mắn đấy khi có năng lượng này. Biết ơn với mọi năng lượng trong bạn đi. Bây giờ tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó như thế nào.

Mọi người vĩ đại trên thế giới này đều rất nhiều dục tính. Sẽ thật lạ nếu họ không ham muốn dục, bởi nếu không như vậy họ đã không thể trở nên vĩ đại.

Bạn biết về Gandhi - ông ấy rất nhiều dục tính. Và vào ngày cha ông ấy mất… các bác sỹ đã nói với ông ấy rằng cha ông ấy sẽ không qua khỏi, nhưng ngay cả lúc đó ông ấy cũng không thể ở bên cha - khi cha ông ấy mất ông ấy đang ngủ với vợ mình. Các bác sỹ đã nói với ông ấy rằng cha ông ấy sẽ không qua khỏi đêm nay và rằng ông ấy nên ở bên giường cha suốt đêm nay; hiển nhiên rằng cha ông ấy sẽ không qua khỏi đêm đó. Gandhi rất hối hận về việc này: “Mình là loại người gì vậy?” Nhưng ông ấy hẳn nên biết ơn dục tính của mình bởi cũng cùng dục tính đó đã khiến ông ấy trở nên tịnh thân - cùng năng lượng đó! Nếu ông ấy đã ngồi bên cha mình tối đó, thì rõ ràng rằng những Gandhi sẽ không được sinh ra trong thế giới này. Dưới cùng hoàn cảnh hầu hết chúng ta sẽ vẫn ở bên cha mình không chỉ một đêm, mà đến cả hai đêm - nhưng sẽ không có những Gandhis. Cái đã như là mùi thối với ông ta đêm đó sau này trở thành hương thơm của cuộc đời ông ấy.

Vì thế đừng phủ nhận bất kỳ năng lượng nào. Đừng phủ nhận bất kỳ năng lượng nảy sinh trong bạn. Xem nó như lời chúc phúc và thử chuyển hóa nó. Mọi năng lượng có thể được thay đổi và có thể được chuyển hóa. Và điều với bạn dường như là xấu có thể được chuyển hóa thành cái gì đó thơm ngát, cái gì đó đẹp.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh