Con Đường Thiền: Chương 6.1. Hiểu Thêm Về Thân Thể Và Tâm Trí

CON ĐƯỜNG THIỀN: CHƯƠNG 6.1. HIỂU THÊM VỀ THÂN THỂ VÀ TÂM TRÍ

Các bạn yêu dấu,

Có vài câu hỏi - thực tế thì có nhiều câu hỏi. Tôi sẽ cố đưa ra câu trả lời kết hợp cho tất cả câu hỏi. Tôi đã chia chúng thành các nhóm.

Câu hỏi thứ nhất là: Vị trí của tôn giáo trong thời đại khoa học là gì? Công dụng của tôn giáo trong đời sống xã hội và quốc gia?

Khoa học là dạng kiến thức tìm kiếm sức mạnh bên trong, tiềm ẩn trong vật chất. Tôn giáo là dạng kiến thức tìm kiếm sức mạnh bên trong, tiềm ẩn trong tâm thức. Không có xung đột giữa tôn giáo và khoa học; thực tế chúng bù trừ cho nhau.

Trong thời đại chỉ có khoa học thì sẽ có nhiều tiện ích hơn, nhưng lại sẽ ít có hạnh phúc hơn. Trong thời đại chỉ có tôn giáo vài người sẽ biết tới hạnh phúc, nhưng phần lớn, mọi người sẽ chịu đứng những thiếu thốn tiện nghi. Khoa học cung cấp tiện nghi, tôn giáo mang tới bình an. Nếu không có tiện nghi, rất ít người có thể biết tới bình an. Nếu không có bình an, thế thì nhiều người có thể giành được tiện nghi nhưng sẽ không biết làm sao để hưởng thụ chúng.

Cho tới bây giờ mọi nền văn minh mà con người tạo thành vẫn chưa hoàn thiện, phân mảnh. Văn hóa mà phương Đông tạo thành đào sâu một cách thuần túy tới tôn giáo. Nó không hứng thú với khoa học. Kết quả là, phương Đông bị đánh bại; nó trở nên bị bần cùng hóa và bị phá hủy. Văn hóa mà phương Tây tạo thành lại ở cực khác: nó dựa vào khoa học và không liên quan gì tới tôn giáo. Kết quả là, phương Tây đã chiến thắng và tích lũy giàu sang, của cái và tiện nghi nhưng nó đánh mất linh hồn của mình.

Văn hóa xuất hiện trong tương lai, nếu thực sự vì tiến hóa của loài người thì nó sẽ là cân bằng của khoa học và tôn giáo. Văn hóa này sẽ là tổng hợp của tôn giáo và khoa học. Nó sẽ không chỉ là tôn giáo hay khoa học: nó sẽ hoặc là tôn giáo mang tính khoa học hoặc khoa học mang tính tôn giáo.

Cho đến nay, cả hai thử nghiệm đều thất bại. Thử nghiệm phương Đông đã thất bại và thử nghiệm phương Tây cũng đã thất bại. Nhưng bây giờ chúng ta có cơ hội tạo ra thử nghiệm toàn cầu vốn không là của phương Đông hay phương Tây, ở đó cả tôn giáo và khoa học được tích hợp.

Vì thế tôi nói với bạn rằng không có xung đột giữa tôn giáo và khoa học, cũng như vậy không có xung đột giữa cơ thể và tâm hồn. Bất kỳ ai chỉ sống ở tầng của cơ thể sẽ đánh mất linh hồn, và ai cố gắng chỉ sống ở chiều tâm linh cũng sẽ không thể sống đúng bởi người đó sẽ mất đi liên lạc với cơ thể.

Cuộc sống con người là sự cân bằng, sự tích hợp của cơ thể và linh hồn, giống như vậy nền văn hóa hoàn chỉnh cũng là sự cân bằng, tích hợp giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học sẽ là cơ thể của nó, tôn giáo là linh hồn của nó.

Nhưng nếu ai đó định hỏi tôi rằng nếu chúng ta phải lựa chọn giữa tôn giáo và khoa học, chúng ta nên chọn gì? Thế thì tôi sẽ nói rằng chúng ta nên sẵn sàng chọn tôn giáo. Nếu người nào định hỏi tôi lựa chọn gì giữa khoa học và tôn giáo bởi chỉ được chọn một trong hai, tôi sẽ nói là sẵn sàng chọn tôn giáo. Sẽ tốt hơn khi nghèo và thiếu tiện nghi hơn là đánh mất linh hồn của con người.

Giá trị của tiện nghi là gì mà đáng giá cả bản thân ta? Và giá trị của giàu sang là gì mà tước đi khỏi ta thực thể của chính mình? Thực tế, chúng ta không là tiện nghi cũng không là giàu có.

Tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện ngắn, nó đã luôn là một trong nhưng câu chuyện hay của tôi.

Tôi nghe nói rằng ngày trước có vị vua Hy Lạp thấy ốm mệt. Ông ấy ốm tới nỗi bác sỹ nói ông ấy sẽ không sống được, không có hy vọng. Vì vậy quan cận thận và thần dân những người yêu quý ông ấy trở nên rất lo lắng và nóng lòng. Cũng ngay lúc đó có một fakir vào làng, và ai đó nói, “Mọi người nói nếu bạn vời vị fakir tới và ông ấy ban phúc cho, người ốm sẽ được chữa khỏi”.

Họ đi tới vời vị fakir và ông ấy tới. Giây phút ông ấy tới ông ấy nói với nhà vua, “Ông bị điên ư? Đây mà ông gọi là bệnh à? Nó không phải là bệnh. Có một phương pháp điều trị rất đơn giản cho nó”.

Nhà vua, người vốn nằm tại giường hàng tháng, ngồi dậy và nói, “Phương pháp điều trị gì? Tôi nghĩ tôi đã kết thúc rồi. Tôi không còn hy vọng hồi phục nào”.

Vị fakir nói, “Nó là phương pháp chữa trị rất rất dễ. Hãy mang tới đây áo của người vừa phát đạt và an bình trong làng, và nhà vua sẽ mặc chiếc áo này vào. Ông ấy sẽ trở nên mạnh khỏe và hồi phục”.

Các quan đại thần chạy đi… Có nhiều người phát đạt trong làng. Họ đi từ nhà này tới nhà khác nói, “Chúng tôi muốn chiếc áo của người vừa phát đạt vừa an bình”.

Và những người phát đạt nói, “Nhưng chúng tôi bất hạnh… Một chiếc áo ư! - chúng tôi có thể cho đi cuộc sống của mình, cần gì nói tới chiếc áo. Nếu nhà vua có thể được cứu sống, chúng tôi sẵn sàng cho đi mọi thứ. Nhưng áo của chúng tôi không tác dụng đâu bởi chúng tôi phát đạt đấy, nhưng chúng tôi không an bình”.

Họ đi tới từng người một trong làng. Họ tìm cả ngày, và tới tối họ đã mất hết hy vọng. Họ nhận ra rằng sẽ khó mà cứu được nhà vua - phương thuốc quá xa tầm tay. Vào buổi sáng họ đã nghĩ, “Phương thuốc sẽ rất dễ tìm”, nhưng tới tối họ nhận ra, “Phương thuốc là rất khó, thực tế, không thể tìm thấy được”. Họ tất cả đều là những người giàu có.

Tối họ trở lại, mệt mỏi và buồn rầu. Mặt trời đang lặn. Phía ngoài làng, ven sông và ngồi bên một tảng đá là một người đang thổi sáo. Âm thanh của nó thật du dương và nhiều làn sóng hân hoan trỗi dậy từ nó tới nỗi một vị quan cận thần nói, “Hãy cùng tới hỏi người cuối cùng này… có lẽ ông ấy an bình”.

Họ đi tới ông ấy và hỏi, “Âm thanh tiếng sáo của ông, bài hát của ông nghe đầy hân hoan và an bình tới nỗi chúng tôi muốn hỏi ông đôi điều. Nhà vua đang ốm và chúng tôi cần chiếc áo của người vừa an bình vừa phát đạt”.

Người đó nói, “Tôi sẵn sàng trao đi cuộc sống của mình, nhưng chỉ nhìn gần một chút… tôi không có áo”. Họ nhìn gần lại, trời thì tối - người đang chơi sáo không mặc quần áo.

Vì vậy nhà vua không thể được cứu bởi người bình an thì không thịnh vượng, và người thịnh vượng thì không có bình an.

Cũng như vậy, không thể cứu được thế giới bởi nền văn hóa kế thừa di sản của bình an thì không có thịnh vượng, và nền văn hóa thịnh vượng thì thậm chí không cả nghĩ về bình an. Nhà vua chết.

Loài người cũng sẽ chết. Phương thuốc mà loài người cần cũng giống như thứ mà nhà vua cần. Chúng ta cần áo và chúng ta cũng cần bình an. Tới nay, hệ tư tưởng của chúng ta chưa hoàn chỉnh. Tới nay chúng ta vẫn nghĩ về con người theo một cách rất không hoàn chỉnh, và chúng ta di chuyển thường xuyên tới các thái cực. Căn bệnh lớn nhất của tâm trí con người là xu hướng đi tới những thái cực.

Khổng Tử đang ngụ tại ngôi làng khi ai đó nói với ông ấy, “Có một người rất uyên bác và thông thái, ông có muốn gặp ông ấy không?”

Khổng Tử nói, “Trước tiên cho tôi hỏi bạn tại sao bạn gọi ông ấy là rất thông thái, và rồi tôi sẽ chắc chắn đi tới gặp ông ấy”.

Mọi người nói, “Ông ấy thông thái bởi trước khi làm bất kỳ việc gì ông ấy nghĩ ba lần - ba lần!” Khổng Tử nói, “Người này không thông thái; ba lần là hơi quá nhiều. Một là quá ít, hai là vừa đủ. Người thông minh ngừng lại ở giữa, người ngu dốt đi tới cực đoan”.

Điểm ngu dốt đầu tiên là nếu một người nghĩ bản thân mình chỉ là cơ thể. Điểm ngu dốt thứ hai, và cũng cùng mức độ như thế, là nếu một người nghĩ bản thân mình chỉ là linh hồn. Cá nhân con người là tổng hợp: văn hóa của con người cũng sẽ là tổng hợp.

Và đã tới lúc chúng ta học bài học của mình. Nghèo đói và thất bại lịch sử của Ấn Độ, và trạng thái bị chà đạp của tất cả các nước phương Đông không phải là không có lý do, và lý do là chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Và thực tế là các nước phương Tây đã trở nên nghèo từ bên trong cũng không phải là không có lý do: lý do là chủ nghĩa cực đoan khoa học. Tương lai sẽ tốt đẹp nếu khoa học và tôn giáo được tích hợp. Điều này thật rõ ràng: trong tích hợp của tôn giáo và khoa học, tôn giáo sẽ là trung tâm và khoa học là chu vi. Rõ ràng rằng với tích hợp của khoa học và tôn giáo, tôn giáo cần thiết là thông minh và khoa học đi theo. Cơ thể không thể là chủ; khoa học cũng không thể là chủ. Tôn giáo sẽ là chủ. Và sau đó chúng ta sẽ có thể tạo nên thế giới tốt hơn.

Vì vậy đừng hỏi về việc sử dụng tôn giáo trong thời đại khoa học. Tôn giáo vô cùng hữu dụng trong thời đại khoa học bởi khoa học là một cực, và là cực nguy hiểm. Tôn giáo sẽ trao cho nó sự cân bằng, và nó sẽ có thể cứu con người khỏi nguy hiểm của thái cực đó.

Đó là lý do tại sao thời khắc hồi sinh của tôn giáo trên toàn thế giới là rất gần trong tầm tay. Nó là rất tự nhiên - và nó hoàn toàn chắc chắc. Cần có sự hồi sinh của tôn giáo ở đây, nếu không khoa học sẽ chỉ dẫn tới chết chóc. Vì vậy hỏi có nhu cầu gì với tôn giáo trong thời đại khoa học là vô nghĩa: tôn giáo được cần tới nhiều nhất trong thời đại của khoa học. Liên quan tới điều này, cũng có câu hỏi về công dụng của tôn giáo trong đời sống xã hội và quốc gia. Tôi nghĩ rằng điều tôi vừa nói có lẽ cũng đã giải đáp cho câu hỏi này, bởi vài thứ hữu dụng cho cá nhân cũng chắc chắn sẽ hữu dụng cho quốc gia và xã hội nói chung. Sau cùng thì, quốc gia và xã hội là gì ngoại trừ một tập thể những cá nhân? Vì thế đừng mang ảo ảnh rằng quốc gia có thể sống mà không có tôn giáo.

Bất hạnh này đã xảy ra tại Ấn Độ. Chúng ta đã hiểu nhầm từ ngữ nhất định; chúng ta đã bắt đầu nói về trạng thái phi tôn giáo. Chúng ta hẳn nên nói tới trạng thái “phi giáo phái” nhưng chúng ta đã bắt đầu nói về trạng thái phi tôn giáo. Một điều là trạng thái phi giáo phái, và một điều hoàn toàn khác là trạng thái phi tôn giáo. Bất kỳ người thông minh nào cũng sẽ yêu thích trạng thái phi giáo phái, nhưng chỉ người ngu mới có thể yêu thích trạng thái phi tôn giáo.

Phi giáo phái có nghĩa rằng chúng ta không bận tâm tới Jaina giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Mohammed giáo. Điều này ngụ ý phi giáo phái. Nhưng phi tôn giáo ngụ ý rằng chúng ta không bận tâm tới sự thật, tới phi bạo lực, tới tình yêu hay từ bi. Không quốc gia nào có thể phi tôn giáo theo nghĩa đó. Và nếu là vậy, thì đấy là bất hạnh của nó. Quốc gia phải làm cho tôn giáo thành năng lượng sống của mình. Thế nhưng, chắc chắn cần đi tới phi giáo phái.

Người vô thần trên thế giới đã không gây hại tới tôn giáo nhiều, nhà khoa học trên thế giới không gây hại tới tôn giáo nhiều. Người gây hại tôn giáo nhiều nhất chính là những nhà lãnh đạo tôn giáo. Những người mà nhấn mạnh của họ vào tôn giáo thì ít mà vào việc là người Jaina nhiều hơn, nhấn mạnh của họ vào tôn giáo thì ít mà vào việc là người Mohammed nhiều hơn. Chính những người này đã tước đi thế giới của tôn giáo. Giáo phái vốn chỉ nên là bộ phận của tôn giáo đã được minh chứng là kẻ sát nhân của nó. Tôn giáo có giá trị to lớn, nhưng giáo phái không có giá trị. Càng có ít giáo phái và môn phái càng tốt.

Bất kỳ chủng tộc nào, quốc gia nào hay xã hội nào cũng sẽ không thể tiếp tục mà không có nền tảng của tôn giáo. Làm sao có thể? Liệu chúng ta có thể tiếp tục mà không có nền tảng của tình yêu không? Làm sao quốc gia có thể là quốc gia khi không có nền tảng của tình yêu hay sự thật? Hay quốc gia có thể là quốc gia khi không có nền tảng của vị tha, của phi chiếm hữu, của phi bạo lực và không sợ hãi không? Có những phẩm chất cơ bản của linh hồn. Không có chúng không có quốc gia, không có xã hội. Và nếu có những quốc gia đó, xã hội đó, thì bất kỳ ai với dù chỉ chút ít thông minh cũng sẽ thấy rằng nó là một đám đông của những người máy. Sẽ không thể gọi nó là một quốc gia.

Quốc gia được hình thành thông qua mối tương quan - quan hệ của tôi với bạn, và những quan hệ mà bạn có với hàng xóm của bạn. Tất những tương tác này cùng nhau trở thành một quốc gia. Những quan hệ này càng trở nên dựa vào sự thật, vào tình yêu, vào phi bạo lực và mộ đạo, thì sẽ càng có hương thơm trong cuộc sống của quốc gia, sẽ càng có ánh sáng trong cuộc sống của quốc gia và càng có ít bóng tối trong cuộc sống của quốc gia.

Vì vậy tôi nói, cuộc sống của quốc gia và xã hội chỉ có thể tồn tại nếu nó được hình thành trên nền tảng tôn giáo. Bạn nên cẩn thận cách bạn sử dụng khái niệm của chủ nghĩa thế tục; toàn bộ quốc gia nên cẩn thận. Dưới lớp vỏ của từ ngữ này có nguy hại lớn. Dưới lớp vỏ ngôn ngữ này bạn có lẽ tin rằng không cần tới tôn giáo. Nhưng tôn giáo là điều duy nhất nhân loại cần. Mọi thứ khác là thứ cấp và có thể được bỏ đi. Tôn giáo là cái gì đó không thể bỏ đi được.

Tôi nghĩ đều này sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi của mình.

Một bạn khác đã hỏi:

Chúng ta nên thiền về gì?

Nói chung thì, với mọi ý tưởng khắp nơi về thiền, bạn hiểu thiền ngụ ý là suy ngẫm về điều gì đó: bạn sẽ thiền về ai đó hay cái gì đó. Vậy nên cũng tự nhiên khi câu hỏi này nảy sinh, thiền về gì đây? - cầu nguyện tới ai đây? Dâng hiến của bạn chuyển tới ai đây? Yêu ai đây? Tôi đã nói với bạn sáng nay rằng có một loại tình yêu mà bạn sẽ hỏi bạn mình đang trong tình yêu với ai. Và có một loại tình yêu khác mà bạn sẽ hỏi liệu có tình yêu bên trong bạn hay không?Không có gì liên quan với nhau.

Có hai trạng thái tình yêu: một cái trong đó là mối quan hệ, và cái kia trong đó tình yêu là trạng thái. Trong tình yêu đầu tiên, nếu tôi nói với bạn rằng tôi cảm thấy tình yêu thế thì bạn sẽ hỏi, “Với ai?” Và nếu tôi nói với bạn rằng không phải là vấn đề người nào, tôi chỉ cảm thấy tình yêu, thế thì bạn sẽ thấy khó hiểu. Nhưng chính trạng thái thứ hai mới là cái phải được hiểu.

Chỉ người nào đơn giản yêu mà không cần phải là vì người nào có đó, mới thật sự yêu. Người mà yêu một người cụ thể đó họ sẽ làm gì với tất cả những người còn lại? - người đó sẽ đổ đầy thù ghét với những người khác. Và người mà thiền về một người cụ thể sẽ làm gì với những người còn lại? - người đó sẽ đổ đầy vô thức với những người khác.

Thiền tôi đang nói về không là thiền về cái gì: đúng hơn, nó là trạng thái của thiền. Vì vậy đây là điều tôi ngụ ý khi tôi nói với bạn về thiền như một trạng thái. Thiền không có nghĩa là nhớ về ai đó. Thiền có nghĩa là buông bỏ mọi thứ vốn có trong trí nhớ và đi tới trạng thái nơi chỉ có ý thức còn lại, nơi chỉ có tỉnh thức còn lại.

Nếu bạn thắp sáng ngọn đèn và di chuyển mọi vật thể xung quanh nó, ngọn đèn sẽ vẫn tiếp tục cho ánh sáng. Theo cùng cách như vậy, nếu bạn di chuyển mọi đối tượng từ tâm thức của bạn, mọi ý nghĩ, mọi tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra? - chỉ tâm thức là còn đó. Trạng thái tâm thức tinh khiết là thiền. Bạn không thiền về ai đó. Thiền là trạng thái ở đó chỉ tâm thức là còn lại.

Khi chỉ tâm thức là còn đó mà không có đối tượng, trạng thái đó được gọi là thiền. Tôi đang sử dụng từ thiền theo nghĩa này.

Điều bạn thực hành không là thiền theo nghĩa thật; nó chỉ là khái niệm. Nhưng thiền tự chính nó sẽ xảy ra thông qua điều này. Cố hiểu rằng điều bạn thực hành vào buổi tối, những bài tập liên quan tới luân xa, và vào buổi sáng, những bài tập liên quan tới hơi thở, tất cả là phương pháp rèn luyện, nó không là thiền. Thông qua kỷ luật này thời khắc khi hơi thở sẽ dường như biến mất sẽ tới. Thông qua kỷ luật này thời khắc cơ thể dường như biến mất và ý nghĩ cũng biến mất sẽ tới. Điều sẽ còn lại là gì khi mọi thứ đã biến mất? Điều mà còn lại đó chính là thiền. Khi mọi thứ biến mất, cái mà còn lại phía sau đó được gọi là thiền. Kỷ luật là vào gì đó; thiền là không vào bất kỳ cái gì cụ thể. Vì vậy điều bạn thực tế đang làm là thực hành những phương pháp rèn luyện về luân xa và hơi thở.

Bạn sẽ hỏi, “Sẽ tốt hơn không nếu chúng tôi thực hành một phương pháp rèn luyện sử dụng ý tưởng về Thượng đế? Sẽ tốt hơn không nếu chúng tôi thực hành một phương pháp rèn luyện với một vị thần?”

Điều đó sẽ là nguy hiểm. Nó nguy hiểm bởi trong khi bạn thực hành kỷ luật với vị thần, trạng thái mà tôi đang gọi là thiền sẽ không xảy ra. Thực hành phương pháp rèn luyện với vị thần, sẽ chỉ có vị thần và không gì khác. Và phương pháp rèn luyện cùng vị thần càng sâu sắc, vị thần sẽ ở đó càng nhiều và không gì khác cả.

Điều đã xảy ra với Ramakrishna. Anh ấy từng thiền về nữ thần Kali; đây là phương pháp rèn luyện của anh ấy. Sau đó, từ từ, từ từ đã xảy ra chuyện anh ấy bắt đầu tìm kiếm Kali bên trong bản thân. Nhắm mắt lại, thần trở nên sống động và anh ấy bắt đầu rất hân hoan, rất vui sướng. Nhưng một ngày nhà minh triết tới gặp anh ấy. Hiền nhân nói với anh ấy, “Điều cậu đang làm chỉ là tưởng tượng, không phải là gặp gỡ với Thượng đế”.

Và Ramakrishna nói, “Không phải là gặp gỡ với Thượng đế ư? Nhưng tôi thấy thần Kali thật sống động mà!” Hiền nhân đáp, “Nhìn thấy thần Kali sống động không là cuộc gặp với Thượng đế”.

Vài người thấy một vị thần Kali, vài người thấy một Jesus, vài người thấy Krishna - tất cả đều là bịa đặt của tâm trí. Thượng đế không có bất kỳ hình dạng hữu hình nào. Thiêng liêng không có khuôn mặt, tính cách, hình dạng. Lúc ý thức trở nên vô hình dạng, nó đi vào thiêng liêng.

Bạn không thình lình gặp thiêng liêng, bạn trở thành một với nó. Không có cuộc gặp bất ngờ mặt đối mặt nơi bạn đứng một bên và Thượng đế đứng bên kia. Thời khắc sẽ tới khi bạn hòa nhập với tồn tại vô hạn, giống như giọt nước rơi vào đại dương. Và kinh nghiệm của giây phút đó là kinh nghiệm của thiêng liêng. Bạn không bất chợt gặp hay thấy Thượng đế, bạn kinh nghiệm sự hòa nhập với tồn tại giống như giọt nước cảm thấy khi nó rơi vào đại dương.

Vì vậy hiền nhân nói với anh ta, “Đây là sai lầm. Nó chỉ là tưởng tượng”. Và ông ấy nói với Ramakrishna, “Bây giờ, theo cùng cách bạn đã tạo ra vị thần này trong bạn, hãy cắt nó thành hai mảnh đi. Nâng thanh gươm tưởng tượng lên và chém tan vị thần thành hai!” Ramakrishna nói, “Gươm ư? Tôi sẽ tìm thấy thanh gươm ở đâu?”

Hiền nhân nói, “Cách bạn tạo nên vị thần là tưởng tượng. Bạn cũng có thể tưởng tượng nên thanh gươm và cắt vị thần bằng nó. Để tưởng tượng phá hủy tưởng tượng. Khi vị thần đổ xuống không gì sẽ còn lại phía sau. Thế giới vốn đã biến mất, và giờ chỉ một vị thần còn lại - cũng để cho nó ra đi nốt. Và khi chỉ còn lại không gian trống không bạn sẽ bất chợt gặp thiêng liêng. Điều bạn đang nghĩ là thiêng liêng không phải là thiêng liêng. Nó là rào chắn cuối cùng với Thượng đế. Phá hủy cả nó đi!” Đã rất khó cho Ramakrishna. Anh ấy đã suy niệm dựa trên vị thần này hàng năm và nuôi dưỡng nó với nhiều tình yêu tới mức nó đã bắt đầu có vẻ như sống động. Sẽ rất khó để phá hủy nó. Anh ấy nhắm mắt lại lần nữa và lần nữa nhưng rồi quay lại nói, “Tôi không thể thực hiện hành động độc ác này được!” Nhưng hiền nhân nói, “Nếu bạn không thể làm điều này, bạn không thể trở thành một với thiêng liêng. Thế thì tình yêu của bạn với thiêng liêng là ít hơn tình yêu của bạn với vị thần. Bạn chưa sẵn sàng phá hủy vị thần vì lợi ích của thiêng liêng ư? Tình yêu của bạn với thiêng liêng là chưa đủ - bạn chưa sẵn sàng từ bỏ tượng thần vì nó!” Bạn cũng không có nhiều tình yêu với thiêng liêng. Bạn cũng đang gìn giữ những hình tượng giữa bạn và thiêng liêng - nắm giữ giáo phái, nắm giữ kinh sách tôn giáo - và bạn chưa sẵn sàng buông chúng.

Hiền nhân nói, “Bạn ngồi trong suy tưởng, và ta sẽ dùng mảnh kính cắt trán anh. Và khi anh cảm thấy ta cắt trán anh với mảnh kính, tập hợp chút can đảm và cắt bỏ Kali thành hai mảnh”.

Ramakrishna tìm thấy sự can đảm, và khi ông làm như thế tượng thần bị cắt thành hai mảnh. Khi ông trở lại ông ấy nói, “Hôm nay, lần đầu tiên, tôi đạt tới samadhi. Hôm nay, lần đầu tiên, tôi đi tới biết sự thật là gì. Lần đầu tiên tôi tự do khỏi tưởng tượng và tôi đã đi vào sự thật.

Vì vậy đây là lý do tại sao tôi đang không yêu cầu bạn tưởng tượng bất kỳ cái gì. Tôi không yêu cầu bạn tưởng tượng gì đó vốn sẽ là chướng ngại. Và vài điều tôi đã nói về luân xa và về hơi thở không là chướng ngại bởi bạn không trở nên mê đắm với chúng. Bạn không bị gắn liền với chúng: chúng chỉ là phương tiện thông qua đó bạn có thể đi vào bên trong. Chúng không thể trở thành chướng ngại.

Vì vậy tôi chỉ đang nói về việc sử dụng tưởng tượng theo cách mà cuối cùng nó không trở thành chướng ngại cho thiền của bạn. Đây là lý do tại sao tôi đã không yêu cầu bạn thiền về cái gì đó, tôi đơn giản yêu cầu bạn đi vào thiền. Tôi không yêu cầu bạn thực hiện thiền, tôi đề nghị bạn đi vào thiền.

Bạn không chuẩn bị thiền về cái gì đó. Bạn phải đạt tới thiền trong chính bản thân bạn. Nếu bạn nhớ tới điều này, nhiều điều sẽ trở nên rõ ràng.

Một người bạn đã hỏi:

Tại sao tâm linh bị áp đảo bởi thú vui trần tục, bất chấp bản chất cao hơn của nó?

Cho tới bây giờ, tâm linh vẫn không bị áp đảo. Cho tới ngày nay, tính tâm linh chưa từng bị áp đảo bởi thú vui trần tục. Bạn sẽ nói rằng tôi sai bởi mỗi ngày bạn hẳn đang cảm thấy bị chế ngự bên trong chính bạn. Nhưng tôi hỏi bạn, bạn có bất kỳ quan tâm tâm linh chân thực nào chưa? Điều bạn thật sự đang nói là cái trở nên bị áp đảo đó chưa tồn tại trong bạn; nó chỉ là ý tưởng bạn có về tâm linh, rằng bạn nghe nói từ đâu đó. Nếu ai đó nói với bạn rằng kim cương chiếu sáng ít là thạch anh, bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ nói rằng thế thì chúng không thể là kim cương thật; kim cương phải là ảo và thạch anh phải là thật. Vì vậy tất nhiên kim cương sẽ bị đánh bại và thạch anh sẽ thắng. Bởi nếu kim cương là thật, thế thì làm sao chúng có thể bị đánh bại bởi thạch anh?

Bạn hẳn nghĩ rằng trong cuộc sống phẩm chất tâm linh của bạn bị chế ngự bởi những thú vui trần tục. Nhưng những phẩm chất tâm linh đó ở đâu? Vì vậy bất kỳ cái gì bạn nghĩ là đang bị áp chế chỉ là tưởng tượng; phần khác đó chỉ là chưa hiện diện. Bạn hẳn liên tục nghĩ rằng thù ghét chiến thắng và tình yêu bị chế ngự. Nhưng tình yêu ở đâu? Bạn hẳn nghĩ rằng ham muốn tiền bạc chiến thắng và nó áp chế ham muốn biết thiêng liêng. Nhưng ham muốn biết thiêng liêng này ở đâu? Nếu nó thật sự ở đó, không ham muốn nào có thể áp đảo nó. Nếu nó thật sự ở đó, không ham muốn khác nào thậm chí có thể tồn tại. Câu hỏi rằng nó đang bị áp chế sẽ không nảy sinh.

Nếu ai đó định nói rằng có ánh sáng nhưng nó bị áp chế bởi bóng tối, bạn sẽ nói rằng người đó điên. Nếu có ánh sáng, thế thì bóng tối không thể đi vào. Cho tới bây giờ không có chiến tranh giữa ánh sáng và bóng tối. Cho tới bây giờ chưa bao giờ là xung đột giữa ánh sáng và bóng tối bởi giờ phút có ánh sáng, bóng tối không còn tồn tại. Đối thủ thậm chí không tồn tại, vì vậy chiến thắng không là vấn đề. Bóng tối có thể chiến thẳng chỉ khi ánh sáng không có chút nào, vì vậy nó chiến thắng chỉ trong sự vắng mặt của ánh sáng. Chỉ là không có câu hỏi về bóng tối trong sự hiện diện của ánh sáng bởi bóng tối biến mất rồi, nó đơn giản không ở đó.

Cái bạn đang gọi là “những thú vui trần tục” sẽ biến mất nếu thú vui tâm linh xảy ra trong bạn. Đây là lý do tại sao toàn bộ nỗ lực của tôi là đưa tới nhấn mạnh hơn nữa cho việc tạo nên sự thích thú tâm linh trong bạn hơn là nhấn mạnh việc từ bỏ thú vui trần tục của bạn. Nhấn mạnh của tôi là về phía thực.

Khi thú vui tâm linh đích thực nảy sinh trong bạn, thú vui trần tục của bạn trở nên yếu. Khi tình yêu nảy sinh trong ai đó, thù ghét biến mất từ bên trong người đó. Chưa bao giờ có xung đột giữa tình yêu và thù ghét; cho tới bây giờ chưa từng xảy ra.

Khi sự thật nảy sinh trong ai đó, dối trá biến mất từ bên trong người đó. Sự thật và giả dối chưa từng trong xung đột. Khi phi bạo lực nảy sinh trong ai đó, bạo lực của anh ta biến mất. Phi bạo lực và bạo lực chưa bao giờ trong xung đột. Không là câu hỏi về chiến bại… không có đến cả việc giao tranh. Bạo lực yếu tới mức giây phút phi bạo lực nổi lên, nó biến mất. Phi tâm linh là rất yếu, thế giới là yếu, rất yếu.

Đây là lý do tại sao ở Ấn Độ thế giới được mô tả như maya, ảo ảnh. Maya có nghĩa là cái gì đó vốn yếu tới mức bạn chỉ chạm vào nó chút ít và nó biến mất. Nó là phép màu. Giống như ai đó chỉ cho bạn cây xoài vốn mới vừa được làm cho đột ngột hiện ra, và rồi khi bạn tới gần nó hơn bạn thấy rằng nó không có đó. Hoặc trong đêm tối bạn thấy sợi dây đang lơ lửng và nhầm là con rắn; thế rồi khi bạn tới gần hơn bạn thấy rằng không có con rắn nào cả. Con rắn mà bạn thấy dưới hình sợi dây là ảo ảnh: nó có vẻ ở đó nhưng không phải vậy.

Đấy là lý do tại sao ở Ấn Độ thế giới được nói là ảo ảnh, bởi khi ai đó tới đủ gần, giây phút người đó thấy sự thật người đó sẽ thấy rằng không có thế giới, chính là như vậy. Điều bạn đang gọi là thế giới chưa bao giờ đụng độ sự thật.

Vì vậy, khi bạn cảm thấy rằng thú vui tâm linh của bạn đang bị đánh bại, hãy nhận biết một điều: những thú vui đó của bạn hẳn là ảo. Bạn hẳn đã biết tới nó qua việc đọc sách, chúng không bên trong bạn. Có nhiều người như vậy…

Một người đã tới tôi và hỏi, “Trong quá khứ tôi từng kinh nghiệm Thượng đế, nhưng tôi không còn như thế nữa!”

Tôi nói với anh ấy, “Nó hẳn chưa từng xảy ra. Liệu có thể nào bạn bắt đầu kinh nghiệm thiêng liêng và rồi bạn dừng lại không?”

Nhiều người tới tôi và nói, “Tôi từng kinh nghiệm thiền nhưng bây giờ tôi không thể nữa”.

Tôi nói với họ, “Nó chưa từng xảy ra giống thế, bởi không thể nào từng kinh nghiệm thiền và rồi mất nó được”.

Ghi nhớ điều này trong tâm trí: trong cuộc sống, trạng thái cao hơn có thể được chạm tới nhưng chúng chưa bao giờ bị mất đi. Bạn có thể chạm tới những trạng thái cao hơn nhưng bạn không thể mất chúng, không có cách nào mất chúng cả. Bạn có thể trở nên khôn ngoan, bạn có thể đạt tới hiểu biết, nhưng bạn không thể mất nó. Nó là không thể.

Nhưng điều xảy ra là với giáo dục và với điều kiện hóa, vài cảm giác gọi là tôn giáo nảy sinh trong bạn. Bạn tin rằng chúng là tôn giáo, chúng không là tôn giáo, chúng chỉ là quy định hóa. Có khác biệt giữa tính tôn giáo và điều kiện hóa. Từ thơ ấu trở đi, bạn đã được dạy rằng có linh hồn. Bạn học nó, bạn nhồi nhét nó, bạn ghi nhớ nó, nó trở thành một phần của hệ thống ký ức của bạn. Và về sau bạn vẫn tiếp tục nói rằng có linh hồn và bạn nghĩ bạn biết rằng có linh hồn.

Bạn không biết nó chút nào. Nó là ý tưởng mà bạn từng nghe nói đâu đó, điều sai lầm những người khác đã dạy bạn. Bạn không biết chút nào. Và rồi nếu cái được gọi là linh hồn này bị đánh bại bởi đam mê của bạn, bạn nói, “Linh hồn yếu tới mức nó bị đánh bại bởi những ham muốn của tôi”. Bạn không có linh hồn, bạn chỉ có ý tưởng. Và ý tưởng đó được tạo nên bởi xã hội, nó không là của bạn. Khi năng lượng của thú vui tâm linh thức tỉnh qua kinh nghiệm của chính bạn, thế thì thú vui trần tục biến mất. Chúng không còn có ảnh hưởng lên bạn.

Nhớ lấy điều này: nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang bị đánh bại, nhận ra rằng cái bạn đã tin tưởng là tôn giáo hẳn phải là cái bạn nghĩ là tôn giáo, không là kinh nghiệm về tôn giáo của chính bạn. Ai đó hẳn đã nói với bạn, chính bản thân bạn chưa kinh nghiệm nó. Bạn hẳn đã nghe tới nó từ bố mẹ bạn. Bạn có lẽ có nó từ truyền thống, nhưng nó chưa xảy ra trong bạn. Bạn nghĩ có ánh sáng nhưng chưa có - đó là lý do tại sao bóng tối chiến thắng. Khi có ánh sáng, hiện diện thực sự của nó đánh bại bóng tối. Ánh sáng không chiến đấu với bóng tối: hiện diện thật của nó, tồn tại thật của nó là thất bại của bóng tối.

Giữ điều này trong tâm trí bạn, và ném đi sự rỗng tuếch, cái gọi là thú vui tâm linh và cảm giác tôn giáo đã bị đánh bại. Biết chúng là rỗng tuếch, chúng không có ý nghĩa. Việc hiểu về cách tạo ra thú vui tâm linh đích thực sẽ tới với bạn chỉ khi bạn hiểu cách buông bỏ những thú vui giả.

Nhiều người trong các bạn tiếp tục mang theo gánh nặng của những điều tưởng tượng hoàn toàn, điều vốn không tồn tại. Như thể bạn là một trong những kẻ ăn xin vốn nghĩ bản thân mình là người giàu có, cái mà bạn không là. Tại sao khi bạn đặt tay mình vào túi của bạn và không tìm thấy ít tiền nào, bạn hỏi, “Đây là loại giàu có gì nhỉ?” Đây không là giàu có chút nào.

Những người ăn xin có trò tiêu khiển thú vị: mơ là giàu có - và mọi hành khất đều mơ trở nên giàu có. Vì vậy bạn càng trần tục, bạn sẽ càng mơ về việc trở nên tôn giáo.

Có nhiều cách để mơ. Đi tới đền vào buổi sáng, quyên góp đôi chút gì đó, thực hiện vài nghi lễ, thậm chí thỉnh thoảng đọc đôi chút từ kinh Gita, kinh Koran hoặc kinh Thánh, do đó ảo ảnh rằng bạn mộ đạo được tạo ra. Những hành động này tạo nên ảo ảnh rằng bạn mộ đạo. Và thế thì khi cái gọi là thú vui tôn giáo này bị đánh bại bởi những ham muốn trần tục, bạn trở nên rất buồn và đầy nuối tiếc, và bạn nghĩ, “Thú vui tâm linh mới yếu làm sao và thú vui trần tục mới mạnh mẽ làm sao”. Nhưng bạn không có chút thú vui tâm linh nào. Bạn đang lừa dối bản thân với việc nghĩ rằng bạn tôn giáo.

Vì thế bạn cần hiểu rằng thú vui tâm linh nào có thể bị đánh bại bởi ham muốn dục là giả. Đây là tiêu chuẩn: thú vui tâm linh nào có thể bị đánh bại bởi thú vui trần tục là giả. Cái ngày một thú vui được sinh ra trong bạn thế thì trước hiện diện của nó thú vui trần tục của bạn biến mất - thậm chí ở đó nếu bạn tìm kiếm chúng bạn cũng sẽ không thể tìm thấy được - ngày đó, cái gì đó sẽ thật sự xảy ra cho bạn. Bạn sẽ có thoáng nhìn về tính tôn giáo.

Nếu mặt trời mọc vào buổi sáng và bóng tối còn lại như nó là, thế thì hãy biết rằng bạn chỉ đang mơ rằng mặt trời đã mọc. Khi mặt trời mọc, bóng tối tự nó biến mất. Mặt trời chưa từng gặp bóng tối; mặt trời không biết rằng cái gì đó như bóng tối tồn tại. Và nó sẽ không bao giờ có thể biết tới.

Cho tới bây giờ linh hồn chưa từng biết rằng cái gì đó giống như ham muốn trần tục tồn tại. Khi linh hồn thức tỉnh, thế thì ham muốn không thể tìm thấy ở đâu cả. Hai cái chưa bao giờ gặp gỡ. Nhớ lấy tiêu chuẩn này; nó sẽ hữu ích

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh